thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại nhno & ptnt hà nội

78 233 0
thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại nhno & ptnt hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ. 1.1/ Khái niệm, đặc điểm của thanh toán quốc tế. 1.1.1/ Khái niệm thanh toán quốc tế. Trên thế giới, trong thời đại ngày nay, mỗi quốc gia độc lập thương xuyên phải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp trên mọi lĩnh vực : kinh tế, chính trị, xã hội, ngoại giao, văn hoá, khoa học kỹ thuật, hợp tác đầu tư…, trong đó quan hệ kinh tế thường chiếm vị trí quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệ quốc tế khác. Trong quá trình tiến hành các hoạt động nêu trên tất yếu nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này, với tổ chức hay cá nhân nước khác, hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua mối quan hệ giữa các định chế tài chính – ngân hàng có liên quan. Xu hướng không ngừng mở rộng các hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư, tài chính quốc tế,… đòi hỏi mối quan hệ thanh toán quốc tế giữa các quốc gia cũng phải được mở rộng, hoàn thiện để có hiệu quả hơn. Khác với hoạt động nội địa, trong quan hệ thanh toán quốc tế không chỉ đòi hỏi cac chủ thể tuân thủ những qui định pháp lý quốc gia mà còn phải tuân thủ những quy định pháp lý, các hiệp định, hiệp ước quốc tế, cũng như tập quán và thông lệ ở mỗi nước có quan hệ đối tác. 1 Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp 1.1.2/ Đặc điểm của thanh toán quốc tế. 1.1.2.1/ Những văn bản pháp lý làm cơ sở cho thanh toán quốc tế. Nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt các nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế, tránh những bất đồng giữa các bên trong mối quan hệ thanh toán quốc tế các quốc gia cùng với các tổ chức quốc tế và giữa các quốc gia với nhau đã tiến hành việc ký kết những hiệp định, thoả ước có liên quan. Đây chính là những văn kiện mang tính pháp lý quốc tế quan trọng, điều chỉnh mối quan hệ thanh toán.  Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ (UNIFORM CUSTOMS AND PRATICE FOR DOCUMENTARY CREDITS – UCPDC - GỌI TẮT LÀ UCP ). Nhằm thực hiện việc chuyển hoá các quy tắc chi phối hoạt động nghiệp vụ tín dụng chứng từ tới những chủ thể sử dụng phương thức thanh toán này; tổ chức Phòng thương mại Quốc tế ICC ( International Chamber of Commerce ) đã soạn thảo một văn kiện rất chi tiết, cụ thể và khá hoàn chỉnh về các quy tắc chuẩn mức, để thống nhất thực hành về nghiệp vụ tín dụng chứng từ trên phạm vi quóc tế. Văn bản này mang tên là “ Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ ” ( Uniform Customs and practice for documentary credit – UCPDC - thường được gọi là UCP ). Bản quy tắc UCP đầu tiên được soạn thảo năm 1933 và được hội nghị ICC lần thứ 7 tại Viene thông qua, được ấn hành và có hiệu lực cùng năm 1933. Sau đó, bản quy tắc đã được chính ICC chỉnh sửa bổ sung hoàn chỉnh thêm qua các thời kỳ 1951, 1962, 1974, 1983 và lần chỉnh sửa gần đây nhất là năm 1993, với số ấn phẩm UCP No 500 ( có hiệu lực từ 1-1-1994 ). UCP là văn kiện tập hợp toàn bộ những quy tắc và định nghĩa thống nhất quốc tế, được hầu hết các quốc gia ( hơn 165 quốc gia ) công nhận. UCP phân định rõ ràng, cụ thể quyền lợi, nghĩa vụ, và trách nhiệm của tất cả bên tham gia vào giao dịch tín dụng chứng từ. UCP là văn bản mang tính chất quy phạm tuỳ ý, có nghĩa là khi sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, nếu muốn áp dụng nó, thì các bên tham gia phải thoả thuận và ghi vào hợp đồng. Một khi ngân hàng phát hành đã nêu rõ trong tín dụng thư được phát hành là : “ 2 Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp tham chiếu theo UCP …” ( Subject to UCP …), thì toàn bộ giao dịch tín dụng chứng từ đó sẽ phải được tuân thủ theo những quy định trong UCP. Đương nhiên, các bên cũng có thể thoả thuận khác, miễn sao có dẫn chiếu.  Quy tắc thống nhất về nhờ thu ( UNIFORM RULES FOR COLLECTIONS – URC ). Với mục đích tạo điều kiện thuận tiện cho việc thực hiện thống nhất các nguyên tắc thực hành nghiệp vụ nhờ thu trong thương mại quốc tế trên phạm vi thế giới, tổ chức Phòng thương mại Quốc tế ICC đã soạn thảo và ấn hành văn bản mang tên “ Quy tắc thống nhất về nhờ thu ” ( Uniform Rules for collections – URC ). Cho đến nay, bản quy tắc này đã được hơn 60 quốc gia trên thế giới tuân thủ thực hiện trong giao dịch nghiệp vụ nhờ thu. Bản URC đầu tiên ra đời và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1979, với tên gọi URC 1979 Revision – ICC Publication No.322. Do sự phát triển nhanh chóng của thương mại quốc tế theo hướng mở rộng đa dạng và đa phương hoá, một số nội dung quy định trong URC No.322 trở nên không còn phù hợp nữa. Phòng thương mại quốc tế đã tiến hành nghiên cứu, chỉnh sửa, cập nhật hoá cho phù hợp tình hình thực tiễn. Hiện tại, ấn phẩm của ICC thay thế cho URC No.322 là văn bản mang tên : UNIFORM RULES FOR COLLECTION ICC PUBLICATION No.522 1995 REVISION, IN FORCE ON JAN. 01, 1996 Bản quy tắc URC No.522 thể hiện những nét mới về thủ tục, kỹ thuật nghiệp vụ nhờ thu, về luật lệ và quy chế của các quốc gia cũng như quốc tế từ 1979. Trên cơ sở đó, gạt bỏ những vấn đề gây trở ngại, hạn chế và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện phương thức thanh toán nhờ thu. Văn bản URC No.522 quy định những vấn đề có tính nguyên tắc về khái niệm, hình thức và cơ câu của nhờ thu, về quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm của ngân hàng vag các bên có liên quan, về chi phí và chứng từ nhờ thu.  Các nguồn luật điều chỉnh quan hệ thanh toán hối phiếu. 3 Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp Hối phiếu là một loại phương tiện thanh toán rất thông dụng trong hoạt động thương mại quốc gia và quốc tế. Trong phạm vi quốc gia, mỗi nước đều sử dụng nguồn luật riêng của mình. Còn trên phạm vi quốc tế, hiện nay một số điều ước quốc tế và luật quốc gia về hối phiếu quan trọng được ngân hàng và các bên tham gia hoạt động thương mại quốc tế sử dụng tham chiếu. Cụ thể gồm có :  Công ước Geneve 1930 - Luật thống nhất về hối phiếu ( Uniform Law for Bill of Exchange – ULB).  Hệ thống luật của các nước thuộc khối Anglo-Saxon, dựa trên cơ sở luật hối phiếu của Anh quốc ( Bill of Exchange Act 1882 ).  Công ước liên hợp quốc tế về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International Bill of Exchange and Int ernational Prom issory Note – UN convention 1980 ).  Nguồn luật điều chỉnh quan hệ thanh toán séc. Séc được coi là phương tiện thanh toán khá phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Các quốc gia sử dụng séc làm phương tiện thanh toán quốc tế đều áp dụng những quy định có liên quan tới việc lưu thông séc trong công ước Geneve 1931 (Geneve conventions for check 1931). Công ước này được các nước Tây Âu thoả thuận và ký kết tại Geneve năm 1931. Nội dung chủ yếu đề cập tới những quy định thống nhất về : hình thức, nội dung, tính chất, việc phát hành và lưu thông séc, quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan tới séc. 1.1.2.2/ Những văn bản pháp lý có liên quan đến thanh toán quốc tế.  Các điều kiện thương mại quốc tế( International commercial terms – INCOTERMS ). Incoterms là văn bản tập hợp toàn bộ những quy tắc thống nhất quốc tế, dùng để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong ngoại thương. Các điều kiện thương mại áp dụng trong một hợp đồng xuất nhập khẩu được coi là một trong những nội dung quan trọng, nó phân định rõ ràng quyền hạn cũng như trách nhiệm các bên mua – bán trong việc phân chia chi phí và rủi ro, vận chuyển, bốc dỡ, bảo hiểm, hàng hoá từ người bán sang người mua, cũng như việc thúc đẩy xuất nhập khẩu. 4 Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp Incoterms được Phòng thương mại Quốc tế biên soạn và ấn hành lần đầu tiên vào năm 1936, nhằm đưa ra những quy tắc quốc tế để giải thích các điều kiện thương mại. Sau đó, bản quy tắc này đã được sửa và bổ sung vào những năm tiếp theo : 1953, 1967, 1976, 1980, 1990, và gần đây nhất là năm 2000; nhằm mục đích làm cho Incoterms ngày càng phù hợp hơn với những điều kiện thực tiễn thương mại quốc tế hiện đại ngày nay. Incoterms 2000 - ấn phẩm của ICC No.560 – bao gồm 13 điều kiện thương mại quốc tế thông dụng hiện nay, được chia thành 4 nhóm căn bản. Nhóm điều kiện đầu tiên đề cập đến việc người bán chỉ có trách nhiệm giao hàng cho người mua tại cơ sở của người bán - điều kiện loại “ E ” ( Ex works : giao hàng tại xưởng ). Nhóm điều kiện thứ hai là điều kiện loại “ F ”, trong đó người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận tải do người mua chỉ định; Nhóm điều kiện “ F ” bao gồm FCA : giao hàng cho người vận tải đầu tiên; FAS : giao dọc mạn tàu; FOB : giao lên boong tàu. Nhóm thứ ba là nhóm điều kiện “ C ”, người bán phải hợp đồng thuê phương tiện vận chuyển, nhưng không chịu thêm rủi ro về tổn thất, mất hàng hoặc các chi phí phụ trội do các sự kiện phát sinh sau khi giao hàng và khởi hành; Nhóm điều kiện này gồm : CFR : tiền hàng + cước vận chuyển + phí bảo hiểm. Thứ tư là nhóm điều kiện “ D ”, trong đó người bán chịu mọi chi phí và rủi ro để chuyển hàng hoá đến địa điểm quy định; Nhóm này gồm DAF, DES, DDU, DDP. 5 Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp Bảng tóm tắt cách phân loại các điều kiện giao hàng : Nhóm Đặc điểm Nhóm E Giao tại nơi khởi hành. EXW ( Ex Works ): giao tại xưởng ( tên xưởng, nhà máy, … ). Nhóm F Người bán không trả chi phí vận chuyển. FCA ( Free Carrier ) : giao cho người chuyên chở ( tên nơi giao hàng người chuyên chở ). FAS ( Free Alongside Ship ) : giao dọc mạn tàu ( tên cảng giao hàng cho người chuyên chở ). FOB ( Free On Board ) : giao lên boong tàu (tên cảng giao hàng). Nhóm C Người bán trả chi phí vận chuyển chặng đường chính. CFR ( Cost and Freight ) = tiền hàng + cước vận chuyển ( tên cảng đến ). CIF ( Cost, Insurance and Freight ) = tiền hàng + cước phí vận chuyển + phí bảo hiểm ( tên cảng đến ). CPT ( Carriage Paid to ) = tiền hàng + cước trả tới nơi đến quy định ( tên nơi đến quy định ). CIP ( Carriage and Insurance Paid to ) = tiền hàng + cước trả tới nơi đến quy định + phí bảo hiểm ( tên nơi đến quy định ). Nhóm D Người bán giao tại nơi đến quy định. DAF ( Delivered at Frontier ) : giao tại biên giới ( tên địa điểm giao hàng ). DES ( Delivered Exship ) : giao tại tàu ở cảng đến (tên cảng đến). DEQ ( Delivered Ex Quay ) : giao tại cầu cảng đến (tên cảng đến). DDU ( Delivered Duty Unpaid ) : giao tại nơi đến quy định nhưng 6 Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp chưa trả thuế nhập khẩu ( tên nơi đến quy định ). DDP ( Delivered Duty Paid ) : giao tại nơi đến và hoàn thành thủ tục hải quan nhập khẩu ( tên nơi đến quy định ).  Hợp đồng thương mại quốc tế. Hợp đồng thương mại quốc tế hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, hợp đồng ngoại thương, … là một văn bản thoả thuận có hiệu lực pháp lý giữa các bên mua bán thuộc các quốc gia khác nhau, trong đó quy định bên bán có trách nhiệm giao hàng, chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá cùng với các chừng từ liên quan và nhận tiền thanh toán, còn bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng. Điều khoản thanh toán trong nội dung hợp đồng xuất nhập khẩu thường được các bên mua bán thoả thuận trên cơ sở tham chiếu các điều kiện thương mại quốc tế Incoterms 2000. Nội dung chủ yếu của hợp đồng xuất nhập khẩu thường bao gồm những yếu tố sau : tên hàng; số lượng; quy cách - chất lượng; bao bì; bảo lãnh; bảo hiểm; giá cả; thời hạn, địa điểm giao hàng; phương thức thanh toán; vi phạm hợp đồng; trọng tài; trường hợp bất khả kháng. Nguồn luật thông thường chi phối điều chỉnh hợp đồng xuất nhập khẩu bao gồm luật lệ, điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và luật quốc gia.  Công ước Lahay 1964 về mua bán quố tế những động sản hữu hình.  Công ước Viên của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế ( Vienna Convention on contracts of International sales of goods – CISG ) được công bố năm 1990. Hiện nay công ước này được sử dụng như nguồn luật chủ yếu khá phổ biến. 1.1.2.3/ Các điều kiện thanh toán quốc tế quy định trong hợp đồng ngoại thương. 1.1.2.3.1/ Điều kiện về tiền tệ. Điều kiện về tiền tệ có nghĩa là việc quy định thống nhất sử dụng đơn vị tiền tệ nào để tính toán và thanh toán trong hợp đồng xuất nhập khẩu, đồng thời quy định phương thức xử lý khi có sự biến động về giá trị của đồng tiền đó xảy ra. 7 Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp  Phân biệt loại tiền sử dụng trong hợp đồng.  Nếu căn cứ vào hình thái tồn tại của tiền tệ, có thể phân biệt hai dạng : Tiền mặt : bao gồm tiền giấy và tiền kim loại của từng quốc gia. Trong thanh toán quốc tế, tiền mặt ít được sử dụng phổ biến. Tiền ghi sổ hoặc tiền chuyển khoản ( Credit currency ) : có thể coi đây là một dạng tiền vô hình tồn tại dưới những con số ghi trên các tài khoản, sổ sách kế toán tại ngân hàng. Dạng tiền này chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng khối lượng thanh toán chung.  Nếu căn cứ vào mục đích sử dụng công cụ tiền tệ trong thanh toán, có thể phân biệt hai loại : Tiền tệ tính toán ( Account currency ) : là đơn vị tiền tệ dùng để tính toán, biểu hiện giá cả hàng hoá và tính toán tổng giá trị hợp đồng xuất nhập khẩu. Tiền tệ thanh toán ( Payments currency ) : là đơn vị tiền tệ được dùng để thanh toán công nợ, thanh toán giá trị hợp đồng xuất nhập khẩu.  Nếu căn cứ vào phạm vi sử dụng của tiền tệ, có thể phân biệt 3 loại tiền như sau: Tiền tệ thế giới ( World currency ) : cho đến nay, thuật ngữ này dùng để chỉ vai trò của vàng tiền tệ. Chưa có một đồng tiền quốc gia nào có thể đóng vai trò tiền tệ thế giới thay cho vàng. Tiền tệ quốc tế ( International currency ) : đó là đơn vị tiền tệ được hình thành trên cơ sở các hiệp định của các khối, các tổ chức kinh tế - tài chính quốc tế như SDR ( Special Drawing Right - quyền rút vốn đặc biệt ) của Quỹ tiền tệ quốc tế ( IMF ), EURO (đơn vị tiền tệ của khối cộng đồng kinh tế Châu Âu – EU ). Tiền tệ quốc gia ( National money ) : đó là đơn vị tiền tệ riêng của mỗi nước như : VND, USD, GBP, JPY …  Điều kiện đảm bảo hối đoái. Nhằm đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập tiền tệ từ hợp đồng ngoại thương, hạn chế tối đa những tổn thất gây ra bởi sự biến động thường xuyên 8 Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp của tỷ giá hối đoái trên thị trường, người ta có thể thoả thuận với nhau những điều kiện đảm bảo hối đoái trong hợp đồng.  Đảm bảo hối đoái theo một đơn vị tiền tệ. Theo phương pháp này, người ta lựa chọn một đơn vị tiền tệ tương đối ổn định, từ đó xác định quan hệ tỷ giá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị của đơn vị tiền tệ thanh toán. Có thể xảy ra 2 trường hợp : Trường hợp 1 : trong hợp đồng thoả thuận đồng tiền tính toán và thanh toán cùng sử dụng chung một đơn vị tiền tệ; đồng thời xác định tỷ giá giữa đồng tiền đó với một đồng tiền khác (đồng tiền quốc gia hoặc đồng tiền quốc tế như : SDR, EURO, …). Khi đến hạn trả tiền, nếu tỷ giá đó có sự thay đổi, thì giá cả hàng hoá và tổng giá trị hợp đồng thương mại cũng phải được điều chỉnh một cách tương ứng. Trường hợp 2 : trong hợp đồng quy định dùng đồng tiền tính toán và thanh toán là 2 đơn vị tiền tệ khác nhau. Khi thanh toán tiền, căn cứ vào tỷ giá giữa đồng tiền tính toán và đồng tiền thanh toán để xác định số tiền cần phải trả.  Đảm bảo hối đoái theo một “ rổ tiền tệ ”. Đảm bảo hối đoái theo một đơn vị tiền tệ, dù là đơn vị tiền tệ của một quốc gia hay quốc tế, nhìn chung đều có mức độ hạn chế nhất định về tính chính xác của nó. Để tăng thêm mức độ chính xác của điều kiện đảm bảo hối đoái, người ta không chỉ dựa vào một đơn vị tiền tệ mà dựa vào một số đơn vị tiền tệ các quốc gia ( tức là một “ rổ tiền tệ ” ) để tính toán. Khi áp dụng phương pháp này, các bên phải thoả thuận số lượng và số loại đơn vị tiền tệ được đưa vào “ rổ tiền tệ ” và phương pháp xác định tỷ giá của các ngoại tệ đó so với đồng tiền được đảm bảo, vào lúc ký kết hợp đồng và lúc thanh toán. Từ đó tiến hành điều chỉnh lại tổng giá trị của hợp đồng thương mại đã ký kết. Cách 1 : Tổng trị giá hợp đồng thương mại được điều chỉnh căn cứ vào mức bình quân tỷ lệ biến động của tỷ giá hối đoái cả “ rổ tiền tệ ”. Cách 2 : Tổng trị giá hợp đồng được điều chỉnh căn cứ vào tỷ lệ biến động của bình quân tỷ giá hối đoái của cả “ rổ tiền tệ ” tại thời điểm thanh toán so với lúc ký kết hợp đồng. 9 Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp Ngoài 2 phương pháp trên, người ta cũng có thể sử dụng điều kiện đảm bảo vàng. Tuy nhiên phương pháp này trong thực tế ngày nay rất ít được sử dụng. 1.1.2.3.2/ Điều kiện về địa điểm thanh toán. Điều kiện về địa điểm thanh toán có nghĩa là việc quy định nghĩa vụ thanh toán tiền trong hợp đồng thương mại quốc tế sẽ thực hiện ở đâu ? Về phương diện lý thuyết, việc thanh toán trị giá hợp đồng có thể diễn ra ở nước người xuất khẩu, nước người nhập khẩu hoặc một nước thứ 3. Tuy nhiên tròn thực tế việc quy định địa điểm thanh toán chủ yếu phụ thuộc tương quan “ thế và lực ” giữa 2 bên trong quan hệ hợo đồng. Chẳng hạn vpí một lô hàng nào đó trên thị trường quốc tế tại thời điểm đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương, có sự tương quan cung > cầu, thì điều kiện địa điểm thanh toán rất có thể do bên mua quy định. Đương nhiên cũng cần phải xem xét nhiều yếu tố, nhiều mặt quan hệ khác nữa mới có thể khẳng định được. 1.1.2.3.3/ Điều kiện về thời gian thanh toán. Điều kiện về thời gian thanh toán chỉ rõ thời hạn người nhập khẩu phải trả tiền cho người xuất khẩu theo quy định trong hợp đồng xuất nhập khẩu. Điều kiện về thời gian thanh toán có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ luân chuyển vốn, tới khả năng hạn chế rủi ro về các yếu tố như lãi suất, tỷ giá hối đoái,… Vì vậy trong thực tế đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương vấn đề này cũng là một nội dung không dễ dàng đi tới sự thống nhất ngày giữa hai bên. Điều kiện về thời gian thanh toán thường được thoả thuận theo một trong ba cách thức sau đây :  Trả tiền trước. Theo quy định này bên nhập khẩu sẽ phải trao cho bên xuất khẩu một phần hoặc toàn bộ số tiền hàng theo giá trị hợp đồng ngay sau khi ký kết hợp đồng, hoặc sau khi người xuất khẩu chấp nhận đơn đặt hàng của người nhập khẩu nhưng còn chưa trao hàng. Điều kiện trả tiền trước tạo cơ hội cho bên xuất khẩu trên 2 phương diện : Thứ nhất, thông qua hành vi này bên xuất khẩu đã nhận được một khoản tín dụng thương mại do bên nhập khẩu cung ứng. 10 [...]... thanh toán tiền hàng, dịch vụ; đồng thời cũng có thể sử dụng để rút tiền mặt tại các máy, quầy tự động của NH  Các loại thẻ thanh toán Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp 24 - Thẻ rút tiền tự động ( ATM ) - Thẻ thanh toán ngay ( Payment card ) - Thẻ thanh toán hoãn hiệu ( Credit card ) - Thẻ quốc tế ( Master card, American Exprress, …) 1.3/ Các phương thức thanh toán chủ yếu trong thương mại quốc. .. từ thanh toán Sau khi hoàn thành nghĩa vụ xuất chuyển hàng hoá của mình, bên bán lập bộ chứng từ thanh toán yêu cầu bên mua thanh toán tiền ngay Việc chuyển giao Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp 12 bộ chứng từ cho bên mua có thể được thực hiện trực tiếp thông qua đường bưu điện, qua thuyền trưởng hoặc qua hệ thống ngân hàng quốc tế Bên mua trả tiền cho bên bán ngay sau khi nhận xong hàng tại. .. đi 2.Lập chứng từ chuyển tiền đi 3 Thực hiện các bút toán kế toán thích hợp 4 Thực hiện thanh toán bồi hoàn cho ngân hàng thanh toán Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp 27 Chuyển tiền đến 1 Kiểm tra tính xác thực của chỉ thị chuyển tiền 2 Kiểm tra tính hoàn chỉnh của chỉ thị chuyển tiền và cách thức bồi hoàn của ngân hàng chuyển tiền 3 Thực hiện các bút toán kế toán thích hợp  Hình thức chuyển tiền... Giao hàng tại xưởng (EXW )  Giao dọc mạn tàu ( FAS )  Giao tại biên giới ( DAF )  Giao cho người chuyên chở ( FCA ) Bên mua thanh toán tiền cho bên bán ngay sau khi bên bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng trên phương tiện vận tải nơi giao hàng quy định Giao hàng trên phương tiện vận tải được sử dụng phổ biến nhất là “ giao hàng trên tàu ” ( FOB ) tại cảng bốc hàng được quy định Bên mua thanh toán. .. Thành Khoá luận tốt nghiệp 28 Là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức điện mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán thông qua Telex hoặc mạng liên lạc viễn thông như SWIFT 1.3.2/ Phương thức thanh toán nhờ thu ( Collection of Payment )  Khái niệm Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành... tín dụng, nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã mở thì giao hàng, nếu không thì đề nghị ngân hàng phát hành tu chỉnh lại cho phù hợp nội dung hợp đồng rồi tiến hành giao hàng ( 6 ) Sau khi chuyển giao hàng hoá, người XK lập bộ chứng từ thanh toán theo quy định của thư tín dụng, thông qua NH thông báo, xuất trình cho NH phát hành để yêu cầu được thanh toán tiền Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp... cho NH 1.4/ Vai trò của thanh toán quốc tế 1.4.1/ Đối với nền kinh tế TTQT là hoạt động tất yếu của một nền kinh tế phát triển vì nó giải quyết được nhu cầu chi trả thanh toán giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, nó còn giúp phân bổ nguồn lực trên phạm vi quốc tế một cách có hiệu quả TTQT tạo ra sự liên tục trong quá trình sản xuất, đẩy nhanh quá trình lưu thông và tiêu thụ hàng hoá TTQT được coi... tiến hành quá trình giao dịch giữa các ngân hàng có liên quan, trong quá trình thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền, phương thức thanh toán chuyển tiền, có thể được phân biệt bằng hai hình thức chủ yếu sau : Chuyển tiền thư ( Mail transfer – M/T ) Là hình thức chuyển tiền trong đó lệnh thanh toán của ngân hàng chuyển tiền được thể hiện trong nội dung một bức thư mà ngân hàng này gửi cho ngân hàng thanh toán. .. cùng quan trọng trong hợp đồng ngoại thương Lựa chọn phương thức thanh toán nào sao cho thích hợp với từng thương vụ, với mối quan hệ giữa các bên là một yếu tố góp phần hạn chế rủi ro trong thanh toán, trong thương mại quốc tế Nguyễn Ngọc Thành Khoá luận tốt nghiệp 13 Các phương thức thanh toán quốc tế sử dụng trong quan hệ thương mại quốc tế bao gồm : Phương thức ghi sổ ( mở tài khoản ) Phương thức... trọng không thể thiếu trong một chu trình hoạt động thương mại vì nó giải quyết được mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ Nếu không có TTQT thì hoạt động kinh tế đối ngoại không thể tồn tại và phát triển được TTQT còn tăng cường mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, để thực hiện nghiệp vụ này, các ngân hàng thiết lập hệ thống các ngân hàng đại lý với các ngân hàng nước ngoài trên cơ sở hợp tác và tương . các quốc gia khác nhau. Từ đó nảy sinh nhu cầu thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế. Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ tiền tệ, nảy sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế. các hoạt động thương mại quốc tế, hoạt động đầu tư, tài chính quốc tế, … đòi hỏi mối quan hệ thanh toán quốc tế giữa các quốc gia cũng phải được mở rộng, hoàn thiện để có hiệu quả hơn. Khác với hoạt động. làm cơ sở cho thanh toán quốc tế. Nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt các nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế, tránh những bất đồng giữa các bên trong mối quan hệ thanh toán quốc tế các quốc gia cùng

Ngày đăng: 14/11/2014, 22:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan