1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh

81 255 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 466,5 KB

Nội dung

Khoá luận tốt nghiệp Khoa kế toán - kiểm toán LỜI NÓI ĐẦU 1- Tính cấp thiết của đề tài: Cùng với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước. Các Ngân hàng Thương mại đã đóng góp một vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn tín dụng, tiết giảm chi phí lưu thông xã hội tăng cường chế độ hạch toán kinh tế đối với các đơn vị kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại. Nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển thì thương mại quốc tế là chiếc cầu nối giúp các quốc gia mở rộng được quan hệ đối ngoại. Lịch sử đã chứng minh rằng không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự tách biệt với thế giới bên ngoài. Chính vì vậy xu hướng quốc tế hoá nền kinh tế thế giới đã, đang và sẽ mở ra cho nhân loại nhiều cửa giao lưu đầy triển vọng. Với hàng loạt các chính sách mở cửa của nhiều quốc gia thì hoạt động thương mại quốc tế ngày càng mở rộng. Sự giao lưu hàng hoá - tiền tệ được diễn ra ở nhiều cấp độ kinh tế khác nhau ở cả những thể chế xã hội, pháp luật riêng biệt. Các mối quan hệ kinh tế - xã hội đan xen nhau ngày càng trở nên đa dạng phong phú nhưng cũng kéo theo không Ýt những phức tạp trong quá trình trao đổi hàng hoá vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia. Chính vì vậy hoạt động thanh toán quốc tế luôn phải nhanh nhạy nắm bắt được sự phát triển không ngừng của thương mại quốc tế Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh bắt đầu thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế từ năm 1998. Đây là nghiệp vụ hứa hẹn nhiều cơ hội kinh doanh, nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ, nơi mà thị trường chủ yếu là địa bàn nông thôn, đời sống kinh tế còn khó khăn lạc hậu, hoạt động thanh toán quốc tế còn tương đối mới mẻ với Ngân hàng. Thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán quốc tế. Thời gian hoạt động nghiệp vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng tuy chưa dài nhưng cũng đạt được những kết quả khả quan, nâng cao được vị thế, khả năng NguyễnThị Phương Líp 26H 1 Khoá luận tốt nghiệp Khoa kế toán - kiểm toán cạnh tranh, giúp các doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng hoạt động thương mại vượt ra khỏi phạm vi của một quốc gia một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động vẫn còn nhiều bất cập và gặp không Ýt khó khăn trong tiến trình hội nhập. Xuất phát từ tình hình thực tiễn tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh, là một cán bộ làm việc tại Ngân hàng, cùng với sự giúp đỡ của Tiến sĩ Hà Thị Sáu, các thầy cô giáo và đồng nghiệp tôi lựa chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm hoàn thiện và mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh" để viết khoá luận tốt nghiệp. 2 - Kết cấu của khoá luận: Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khoá luận gồm ba chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh Chương 3: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Do thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên khoá luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô giáo và bạn đọc để khoá luận tốt nghiệp hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! NguyễnThị Phương Líp 26H 2 Khoá luận tốt nghiệp Khoa kế toán - kiểm toán Chương 1 Những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế 1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1.1- Khái quát về quá trình phát triển của thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế ra đời và phát triển dựa trên nhu cầu của thương mại quốc tế đã xuất hiện từ lâu nhưng nó thực sự phát triển kể từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời và từ đó đến nay đã trở thành một bộ phận không thể tách rời khỏi nền kinh tế thế giới. Sự chuyên môn hoá sản xuất giữa các quốc gia và các khu vực dưa trên cơ sở lợi thế so sánh đã làm cho hàng hoá đuợc sản xuất nhiều hơn, chi phí sản xuất Ýt hơn, chất lượng hàng hoá được nâng cao. Các quốc gia ngày càng có nhu cầu trao đổi hàng hoá, dịch vụ làm cho quan hệ kinh tế quốc tế được mở rộng. Hàng năm, một khối lượng lớn hàng hoá, dịch vụ được giao lưu trao đổi trên thế giới, tồn tại đồng thời có quan hệ mật thiết với quá trình trao đổi giao lưu hàng hoá là sự lưu chuyển tiền tệ nhằm thanh toán cho các hàng hoá dịch vụ nhập khẩu. Bên cạnh đó, sự di chuyển các nguồn vốn từ quốc gia này sang quốc gia khác phục vụ cho các mục đích cấp tín dụng quốc tế, viện trợ, chuyển tiền kiều hối và các mục đích phi mậu dịch khác cũng kéo theo sự lưu chuyển tiền tệ nhằm thanh toán giữa các quốc gia khác nhau gọi là thanh toán quốc tế. Do đó, phát triển thanh toán quốc tế là một đòi hỏi khách quan cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế. Yêu cầu đặt ra đối với thanh toán quốc tế là phải có những phương thức thanh toán mới, hiện đại, phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới.Thanh toán quốc tế đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển với nhiều phương thức hình thức, phương tiện khác nhau, với sự chính xác an toàn nhanh chóng tiện lợi chi phí rẻ và ngày càng phong phú hiện đại. Thanh toán quốc tế trong thời kỳ tiền NguyễnThị Phương Líp 26H 3 Khoá luận tốt nghiệp Khoa kế toán - kiểm toán vàng được thực hiện chủ yếu bằng tiền, vàng, bạc và kim loại quý với tốc độ chậm, rủi ro cao,chi phí lớn, phương thức thanh toán còn chưa đa dạng, hình thức đơn giản, người mua và người bán trao đổi trực tiếp cho nhau không có trung gian thanh toán. Trong thời kỳ tiền giấy thanh toán quốc tế đã phát triển với hình thức phong phú đa dạng, nhiều phương thức mới có tính hiệu quả cao, phương tiện thanh toán không chỉ có tiền giấy, mà còn có nhiều loại giấy tờ khác cũng được sử dụng, còn gọi là các giấy tờ có giá(thương phiếu, hối phiếu ),lúc này đã xuất hiện các trung gian thanh toán. Hiện nay, với sự tác động mạnh mẽ của các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại, phương tiện thanh toán đã phát triển mạnh với nhiều loại tiền hiện đại: tiền chuyển khoản, tiền điện tử, phương thức thanh toán được cải tiến với sự hỗ trợ của máy móc thiết bị và công nghệ hiện đại. Thanh toán quốc tế trong thời đại công nghệ thông tin đã có thể xoá bỏ khoảng cách về địa lý thanh toán được ở mọi nơi, thực hiện theo thời gian thực (sử lý trực tuyến).Thanh toán quốc tế ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của thương mại quốc tế góp phần thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển mạnh mẽ. 1.1.2- Khái niệm thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức hay cá nhân nước này với tổ chức cá nhân nước khác hoặc giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước có liên quan. Khác với thanh toán nội địa, thanh toán quốc tế thường gắn liền với việc trao đổi giữa đồng tiền của quốc gia này với đồng tiền của quốc gia khác. Khi ký kết hợp đồng thương mại quốc tế các bên tham gia phải đàm phán và thống nhất về tiền tệ sử dụng trong giao dịch. Đồng tiền được lựa chọn có thể là đồng tiền của một nước thứ ba, các bên phải lựa chọn phương tiện thanh toán cho phù hợp có thể là: séc, hối phiếu, lệnh phiếu, hay thẻ thanh toán… Lựa NguyễnThị Phương Líp 26H 4 Khoá luận tốt nghiệp Khoa kế toán - kiểm toán chọn phương thức thanh toán cũng là vấn đề các bên tham gia phải bàn bạc. Mỗi phương thức thanh toán khác nhau có thể có những điều kiện và các ưu nhược điểm khác nhau nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của các bên tham gia. Các phương thức thanh toán phổ biến trong thanh toán quốc tế hiện nay là: chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. 1.1.3 - Vai trò của hoạt động thanh toán quốc tế: 1.1.3.1- Đối với kinh tế đối ngoại: Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ, là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu thụ thông qua việc chi trả lẫn nhau trong trao đổi quốc tế. Thanh toán quốc tế góp phần chủ yếu giải quyết mối quan hệ hàng hoá- tiền tệ, duy trì qui trình sản xuất được liên tục và đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hoá. Giúp cho hoạt động ngoại thương thực hiện tốt chức năng của mình, gián tiếp mở rộng lưu thông hàng hoá ra nước ngoài, cải thiện cán cân thanh toán. Thanh toán quốc tế phản ánh sự vận động độc lập tương đối của giá trị hàng hoá và tư bản trong quá trình lưu chuyển giữa các quốc gia. Nếu thanh toán quốc tế được thực hiện nhanh chóng, chính xác, đúng luật sẽ giảm được thời gian chu chuyển vốn, thúc đẩy nhanh chóng tốc độ lưu chuyển hàng hoá, giảm thiểu được rủi ro do sự biến động của tỷ giá, tăng khả năng thanh toán… nếu việc thanh toán đạt được những yêu cầu của khách hàng sẽ tạo được sự tin cậy giữa các bên tham gia thanh toán, góp phần mở rộng củng cố mối quan hệ trên thị trường quốc tế. Thông qua thanh toán quốc tế tình hình xuất nhập khẩu của một nước được ghi chép, phản ánh lại trong cán cân mậu dịch của nước đó. Dựa vào tình trạng của cán cân mậu dịch nhà nước có thể biết được cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu và tình hình ngoại thương đang nhập siêu hay xuất siêu, trên cơ sở đó có những chính sách ngoại thương phù hợp với từng thời kỳ. Đồng thời, NguyễnThị Phương Líp 26H 5 Khoá luận tốt nghiệp Khoa kế toán - kiểm toán qua việc theo dõi hoạt động thanh toán quốc tế, nhà nước có cơ sở chỉnh sửa những điểm bất hợp lý trong hệ thống pháp luật hay chính sách có liên quan đến thanh toán quốc tế cho phù hợp. 1.1.3.2 Đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại: Hoạt động thanh toán quốc tế giúp các Ngân hàng thương mại thu hút thêm nhiều khách hàng có nhu cầu thanh toán vượt ra khỏi biên giới của một nước, tạo ưu thế cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó thanh toán quốc tế còn tạo điều kiện cho Ngân hàng hoàn thiện và đa dạng hoá các dịch vụ kinh doanh như kinh doanh ngoại tệ, nghiệp vụ bảo lãnh và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, tạo niềm tin cho khách hàng, trên cơ sở đó nâng cao uy tín của Ngân hàng. Do đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế mà các Ngân hàng thương mại đã đẩy mạnh được hoạt độnh tín dụng quốc tế, tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng cường được nguồn vốn huy động do tạm thời tận dụng được nguồn vốn của khách hàng ký quĩ khi tham gia thanh toán quốc tế. Hoạt động thanh toán quốc tế giúp các Ngân hàng thương mại nâng cao được uy tín, ưu thế của mình trên thương trường quốc tế. Từ đó khai thác được nguồn vốn tài trợ của các Ngân hàng nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng được nhu cầu tín dụng trong nước. Thu được các khoản phí dịch vụ thanh toán như phí thanh toán L/C, nhờ thu, phí chuyển tiền kiều hối, phí bảo lãnh… góp phần không nhỏ vào doanh thu và lợi nhuận của Ngân hàng. 1.1.3.3 Đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu: Tất cả các doanh nghiệp có tham gia xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của hợp đồng ngoại thương, nó khép lại một chu trình mua bán hàng hoá dịch vụ. Đây là một nghiệp vụ phức tạp, Èn chứa nhiều rủi ro ngoài dự kiến, bởi vậy, ngay cảc khi hai bên mua bán thống nhất mức giá, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán nhưng rủi ro vẫn có thể sảy ra do những nguyên nhân khách quan hoặc những yếu tố bất khả kháng. Do đó yêu NguyễnThị Phương Líp 26H 6 Khoá luận tốt nghiệp Khoa kế toán - kiểm toán cầu đặt ra cho thanh toán quốc tế là phải đảm bảo an toàn cho các hợp đồng xuất nhập khẩu, thu tiền hoặc nhận hàng đầy đủ, đúng hợp đồng, tạo lợi nhuận trong kinh doanh. Thông qua hoạt động thanh toán quốc tế với các bạn hàng nước ngoài, các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu có điều kiện nắm bắt các thông tin về thị trường, hiểu biết thêm về đối tác. Trên cơ sở đó cân đối về tiềm lực đề ra các chiến lược kinh doanh thích hợp, ngăn ngừa được rủi ro. Khi thương mại quốc tế phát triển, đòi hỏi thanh toán quốc tế cũng phải đổi mới để phù hợp với nó. Chính vì thế, nghiên cứu thanh toán quốc tế và các vấn đề có liên quan như tiền tệ, thuế suất, tỷ giá… luôn là sự quan tâm của các nhà kinh tế , các Ngân hàng và cả các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. 1.2-CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.2.1- Những văn bản pháp lý làm cơ sở cho thanh toán quốc tế: Để tạo điều kiện thực hiện tốt nghiệp vụ thanh toán quốc tế, cơ sở pháp lý được đề ra nhằm bảo vệ quyền lợi và giải quyết những vấn đề tranh chấp giữa các bên trong quan hệ thanh toán quốc tế, các quốc gia cùng với các tổ chức quốc tế đã ký kết các hiệp định, thoả ước có liên quan. Đây chính là những cơ sở mang tính pháp lý quốc tế quan trọng, điều chỉnh các quan hệ thanh toán quốc tế. 1.2.1.1 Qui tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (The Uniform Customs & Practice for Documentary Credit - UCPDC - viết tắt UCP) UCP là văn kiện tập hợp tất cả những qui tắc và định nghĩa thống nhất quốc tế, được hầu hết các quốc gia công nhận (hơn 165 quốc gia). UCP phân định rõ ràng, cụ thể về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của tất cả các bên tham gia vào giao dịch tín dụng chứng từ. Cần lưu ý rằng, UCP là văn bản mang tính chất qui phạm tuỳ ý, có nghĩa là khi áp dụng nó thì các bên tham gia phải thoả thuận và ghi vào hợp đồng. Một khi ngân hàng phát hành đã nêu rõ trong tín dụng thư được phát hành "là tham chiếu theo UCP …"(Subject to UCP…) thì toàn bộ giao dịch tín NguyễnThị Phương Líp 26H 7 Khoá luận tốt nghiệp Khoa kế toán - kiểm toán dụng chứng từ sẽ phải tuân thủ theo những qui định trong UCP. Đương nhiên, các bên có thể thoả thuận khác, miễn sao phải có dẫn chiếu. Hiện nay ở Việt Nam, tất cả các Ngân hàng thương mại được phép hoạt động nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại, khi tiến hành các giao dịch thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, đều cam kết tuân thủ thực hiện văn bản UCP hiện hành. 1.2.1.2 Qui tắc thống nhất về nhờ thu (Uniform Rules for Collection - URC). Để phù hợp với sự phát triển của thương mại quốc tế theo hướng mở rộng và đa dạng hoá. Thuận lợi cho việc thực hiện thống nhất, các nguyên tắc thực hành nghiệp vụ nhờ thu trong thương mại quốc tế. Phòng thương mại Quốc tế (ICC) đã soạn thảo và Ên hành văn bản "Qui tắc thống nhất về nhờ thu" (URC). URC qui định những vấn đề có tính nguyên tắc về khái niệm, hình thức và cơ cấu nhờ thu, về quyền lợi nghĩa vụ và trách nhiệm của Ngân hàng và các bên có liên quan về chi phí và những chứng từ nhờ thu. 1.2.1.3 Các nguồn luật điều chỉnh quan hệ thanh toán hối phiếu: Hối phiếu là một loại phương tiện thanh toán rất thông dụng trong hoạt động thương mại guốc gia và quốc tế. Trong phạm vi quốc gia, mỗi nước đều sử dụng nguồn luật riêng của mình. Còn trên phạm vi quốc tế hiện nay một số điều ước quốc tế và luật quốc gia về hối phiếu cũng được Ngân hàng và các bên tham gia hoạt động thương mại quốc tế sử dụng tham chiếu, cụ thể: + Luật thống nhất về hối phiếu (Uniform Law for Bill of Exchange- ULB) Công ước Geneve 1930. + Công ước liên hợp quốc tế về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế (International bill of Exchange and International Promisorry Note-UN convention 1980) NguyễnThị Phương Líp 26H 8 Khoá luận tốt nghiệp Khoa kế toán - kiểm toán + Thoả ước giữa các Ngân hàng của các nước: Đây là những thoả ước thống nhất giữa các Ngân hàng về những vấn đề liên quan đến tiền tệ, tín dụng, thanh toán … 1.2.2 Những văn bản pháp lý có liên quan đến thanh toán quốc tế: - Các điều kiện thương mại quốc tế INCOTERMS (International commercial terms) là văn bản tập hợp tất cả những quy tắc thống nhất quốc tế dùng để giải thích những điều kiện thương mại thông dụng nhất trong thương mại quốc tế. - Hợp đồng thương mại quốc tế là văn bản thoả thuận có hiệu lực pháp lý giữa các bên xuất nhập khẩu thuộc các quốc gia khác nhau, trong đó quy định bên xuất khẩu xuất khẩu có trách nhiệm giao hàng, chuyển quyền sở hữu đối với hàng hoá cùng với các chứng từ có liên quan và nhận tiền thanh toán, bên nhập khẩu nhập khẩu có nghĩa vụ thanh toán tiền hàng và nhận hàng. Đối với Việt Nam, trong quan hệ ngoại thương ngoài việc thực hiện những quy định chung mang tính chất quốc tế, các chủ thể tham gia còn phải tuân thủ luật pháp, chế độ quản lý trong nước nh: * Chế độ quản lý ngoại thương: là chế độ quy định tư cách pháp nhân của các tổ chức XNK được quyền tham gia quan hệ mua bán, thanh toán với nước ngoài. Căn cứ để xác định một chủ thể có tư cách pháp nhân trong thương mại quốc tế là giấy phép xuất nhập khẩu do Bộ thương mại cấp. * Chế độ quản lý ngoại hối: Đây là cơ sở pháp lý quan trọng chi phối các quan hệ về tiền tệ, tín dụng, thanh toán của Việt Nam với các nước khác. Giấy phép ngoại hối do Ngân hàng Nhà nước cấp cũng là một phương tiện quan trọng trong quản lý ngoại thương. 1.3- CÁC ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ Do sự cách biệt về địa lý giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu, do sự biến động về tỷ giá tiền tệ trong điều kiện lạm phát đang trở thành hiện tượng phổ biến ở các quốc gia hiện nay. Sự biến động về lãi suất năng lực tài chính của các chủ thể tham gia các quan hệ thương mại quốc tế có thể buộc họ NguyễnThị Phương Líp 26H 9 Khoá luận tốt nghiệp Khoa kế toán - kiểm toán phải đối phó với các rủi ro ảnh hưởng đến lợi Ých các bên. Từ đó, các chủ thể phải quan tâm đến các điều kiện thanh toán. Có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi cho các bên tham gia thanh toán quốc tế. Một khi các điều kiện đó được xác định trong hợp đồng kinh doanh ngoại thương. Những điều kiện đó bao gồm: 1.3.1 Điều kiện về tiền tệ Trong thanh toán quốc tế, điều kiện tiền tệ là quy định thống nhất để sử dụng một đơn vị tiền tệ nào đó. Tính toán và thanh toán trong hợp đồng xuất nhập khẩu đồng thời qui định phương thức xử lý khi có biến động về giá trị của đồng tiền đó. Đồng tiền tính toán là đồng tiền được các bên liên quan chấp nhận là đơn vị tiền tệ, dùng để tính toán biểu hiện giá cả hàng hoá và xác định tổng giá trị hợp đồng ngoại thương. Đồng tiền tính toán chủ yếu do hai bên xuất nhập khẩu lựa chọn khi chọn đồng tiền tính toán thường chọn đồng tiền có sức mua ổn định trên thị trường quốc tế. 1.3.2 Điều kiện đảm bảo hối đoái Đây là điều kiện nhằm đảm bảo giá trị thực tế của các khoản thu nhập tiền tệ của hợp đồng ngoại thương, hạn chế tối đa những tổn thất gây ra do rủi ro tiền tệ. Thông thường trong thanh toán quốc tế người ta sử dụng một số hình thức đảm bảo điều kiện thanh toán như: đảm bảo bằng vàng, đảm bảo bằng một đơn vị tiền tệ hoặc đảm bảo bằng hợp đồng mua bán ngoại tệ có kỳ hạn(FORWARD). 1.3.3 Điều kiện về thời gian thanh toán Điều kiện về thời gian thanh toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với tất cả người xuất khẩu và người nhập khẩu vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ luân chuyển vốn, tới khả năng hạn chế rủi ro về các yếu tố nh lãi suất, tỷ giá hối đoái… Điều kiện về thời gian thanh toán thường được thoả thuận theo mét trong ba cách; trả tiền trước, trả tiền ngay, trả tiền sau. NguyễnThị Phương Líp 26H 10 [...]... hng li 1.4.2.2 Quy trỡnh thanh toỏn L/C: NguynTh Phng phục vụ Ngân hàng ngời nhập khẩu 26H (NH phát hành) 14 Ngân hàng phục Lớp vụ ngời xuất khẩu (Ngân hàng thông báo) Khoỏ lun tt nghip toỏn Khoa k toỏn - kim (3) (6) (7) (2) (8) (9) Ngời nhập khẩu (Ngời yêu cầu mở L/C) (4) (1) (5) (7) Ngời xuất khẩu (Ngời thụ hởng) (2) (1) Nh xut khu v nh nhp khu ký kt hp ng thng mi, vi iu khon thanh toỏn theo phng thc... hng s x lý cỏc chng t ny khi thanh toỏn cỏc nghip v c quy nh thc hin theo iu kin NguynTh Phng 26H 11 Lớp Khoỏ lun tt nghip toỏn Khoa k toỏn - kim thanh toỏn ca th tớn dng chng t (L/C), nh thu(Collection)chng t trong thanh toỏn quc t gm mt s loi ch yu di õy: 1.4.1-Phng thc thanh toỏn chuyn tin (Remittance/ Tranfer) 1.4.1.1 - Khỏi nim: Thanh toỏn chuyn tin l mt phng thc thanh toỏn, trong ú khỏch hng... c chp nhn (d/a) hoc gi li hi phiu li cho n khi hn thanh toỏn (Ngõn hng nhn nh thu ghi chỳ rừ iu kin ny trờn hi phiu gi chng t u thỏc thu) 1.4.3.3 Thi hn thanh toỏn: Vic nh thi hn thanh toỏn phi c tho thun theo ỳng quy nh ca hp ng mua bỏn Thanh toỏn ngay cú ngha l b chng t ny sau khi c giao cho nh nhp khu s c nh nhp khu thanh toỏn mt s quc gia vic thanh toỏn bng ngoi t hp phỏp ch c cho phộp khi hng... KINH T X HI TNH BC NINH Bc Ninh l mt tnh thuc ng bng Bc b Din tớch t nhiờn ton tnh l 804,8 km2 Dõn s 973,59 ngi Bc Ninh cú 9 huyn, th, khu cụng nghip: Gia Bỡnh, Lng Ti, Tiờn Du, T Sn, Yờn Phong, Qu Vừ, Thun Thnh, Th xó Bc Ninh v Khu cụng nghip Tiờn Sn Vi 112 xó, 6 phng, 7 th trn Bc Ninh l tnh cú v trớ thun li nm sỏt Th ụ H Ni v nm gn trong tam giỏc kinh t H Ni - Hi Phũng - Qung Ninh Vi h thng giao... hi phiu thỡ Ngõn hng c u nhim thu phi thanh toỏn tr giỏ hoỏ n cho Ngõn hng nhn nh thu B chng t vn thuc quyn s hu ca nh xut khu cho n khi thc hin thanh toỏn hoc ký chp nhn Nhng ch dn trong cỏc mu u thỏc thu phi rừ rng d hiu, nú phi qui nh nu giao chng t i thanh toỏn (d/p) thỡ ngi mua phi c phộp thanh toỏn bng bn t hay khụng mt s quc gia, do vic tỡm mua ngoi t thanh toỏn cho Ngõn hng nhn nh thu cú... chuyn tin - Ngõn hng tr tin (Paying Bank): L Ngõn hng trc tip tr tin cho ngi th hng Thng l Ngõn hng i lý hay chi nhỏnh ca Ngõn hng chuyn tin v nc ngi th hng S phng thc thanh toỏn chuyn tin Ngân hàng chuyển tiền NGNHNH bank) (Remiting Ngân hàng trả tiền (Paying bank) (3) (2) (2) Nguời chuyển tiền (Remitter) NguynTh Phng 26H (4) (1) 12 (4) Ngời thụ hởng (Benificary) Lớp Khoỏ lun tt nghip toỏn Khoa k toỏn... lp b chng t thanh toỏn theo quy nh ca th tớn dng, thụng qua Ngõn hng thụng bỏo, xut trỡnh b chng t cho ngõn hng phỏt hnh yờu cu c thanh toỏn tin (Nh xut khu cng cú th xut trỡnh b chng t thanh toỏn cho mt Ngõn NguynTh Phng 26H 15 Lớp Khoỏ lun tt nghip toỏn Khoa k toỏn - kim hng c ch nh thanh toỏn - hoc chp nhn chit khu - c xỏc nh trong th tớn dng) (7) Ngõn hng phỏt hnh kim tra b chng t thanh toỏn ,nu... Tnh Bc Ninh l mt chi nhỏnh ca NHNo & PTNT Vit Nam c thnh lp cựng vi thi gian tỏi lp tnh Bc Ninh (01/01/1997) Khi mi thnh lp, tr s lm vic phi chung vi NHNO & PTNT Th xó Bc Ninh, c s vt cht thiu thn, trang thit b lc hu hn so vi cỏc Ngõn hng thng mi khỏc trờn a bn, i ng cỏn b c iu ng t cỏc huyn v cũn nhiu b ng Nm 2000 NHNo & PTNT tnh Bc Ninh ó cú tr s lm vic úng ti 37 ng Nguyn ng o - Th xó Bc Ninh -... Nụng thụn tnh Bc Ninh ó to c NguynTh Phng 26H 34 Lớp Khoỏ lun tt nghip toỏn Khoa k toỏn - kim nhng chuyn bin ỏng k trong cụng tỏc cho vay iu ú th hin s c gng n lc ca Ban Giỏm c v cỏn b nhõn viờn trong chi nhỏnh 2.2.2.3 V cụng tỏc thanh toỏn: * Dch v thanh toỏn: Ngõn hng khụng ngng i mi vi nhiu sn phm dch v a dng, phong phỳ, thc hin tin hc hoỏ cụng ngh thanh toỏn, i ng cỏn b lm cụng tỏc thanh toỏn cú tinh... tho Vic t chc thanh toỏn nhanh chúng, thun tin, chớnh xỏc, an ton ó to c uy tớn i vi khỏch hng, thu hỳt c ngy cng nhiu khỏch hng n giao dch nh chuyn tin in t 26.445 mún, s tin 5.038.114 triu ng, thanh toỏn bự tr giy 12.705 mún, s tin 3.080.756 triu ng, chuyn tin kiu hi 5674 mún, s tin 7 triu USD , lm dch v thanh toỏn Western Union, thanh toỏn quc t qua mng SWIFT 178 mún, s tin 37 triu USD .Thanh toỏn khụng . Những vấn đề lý luận cơ bản về thanh toán quốc tế Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh Chương 3: Một số giải pháp,. cơ bản về thanh toán quốc tế 1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 1.1.1- Khái quát về quá trình phát triển của thanh toán quốc tế Thanh toán quốc tế ra đời và phát triển dựa. pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện, mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Ninh. Do thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu

Ngày đăng: 14/11/2014, 22:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ phương thức thanh toán chuyển tiền - thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh
Sơ đồ ph ương thức thanh toán chuyển tiền (Trang 12)
Bảng 2.2:        TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẾN 31/12/2003 - thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh
Bảng 2.2 TỔNG HỢP HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẾN 31/12/2003 (Trang 33)
Bảng 2.3:             TỔNG HỢP DỊCH VỤ BẢO LÃNH NĂM 2003                                                                                                     Đơn vị: triệu đồng - thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bắc ninh
Bảng 2.3 TỔNG HỢP DỊCH VỤ BẢO LÃNH NĂM 2003 Đơn vị: triệu đồng (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w