1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập cơ sở ngành tài chính ngân hàng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện duy tiên

50 632 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 98,59 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘIKHOA QUẢN LÝ KINH DOANH BÁO CÁO THỰC TẬP Cơ sở ngành Tài chính ngân hàng Đơn vị thực tập : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH

BÁO CÁO THỰC TẬP

Cơ sở ngành Tài chính ngân hàng

Đơn vị thực tập : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi

nhánh huyện Duy Tiên

Họ và tên sinh viên : PHẠM VĨNH PHÚ

Lớp : ĐH TCNH2 – K5

Giáo viên hướng dẫn : Thạc sĩ NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

HÀ NỘI – 2013

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Là sinh viên lớp : Tài chính ngân hàng 2 – K5 Mã số sinh viên : 0541270111

Có thực tập tại ngân hàng chúng tôi trong khoảng thời gian từ ngày 20/5 đến ngày 15/6, trong khoảng thời gian thực tập tại ngân hàng, anh Phú đã chấp hành tốt các quy định của ngân hàng và thể hiện tin thần làm việc nghiêm túc, chăm chỉ và chịu khó họchỏi

……,ngày…… tháng…… Năm 2013

Xác nhận của cơ sở thực tập

( Ký tên và đóng dấu của đại diện cơ sở thực tập)

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoa Quản lý kinh doanh Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

PHIẾU NHẬN XÉT

VỀ CHUYÊN MÔN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN

Họ và tên : PHẠM VĨNH PHÚ Mã số sinh viên : 0541270111

Lớp : Tài chính ngân hàng 2 Ngành : Tài chính ngân hàng

Địa điểm thực tập : Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện

Duy Tiên Giáo viên hướng dẫn : Thạc sĩ NGUYỄN THỊ HẢI YẾN Đánh giá chung của giáo viên hướng dẫn :

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

……… … , ngày …… tháng …… năm 2013

Giáo viên hướng dẫn

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Tên đầy đủ

NHTM : Ngân hàng thương mại NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn TCTD : Tổ chức tín dụng

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang

Bảng 1.1: Kết quả tài chính giai đoạn 2010-2012 14

Bảng 2.1 : Cơ cấu nguồn vốn theo tiền tệ qua các năm từ 2010-2012 16

Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn năm 2010-2012 17

Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động phân theo hình thức huy động 19

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng của NH giai đoạn 2010-2012 21

Bảng 2.5: Chi phí huy động vốn giai đoạn 2010-2012 23

Bảng 2.6: Tình hình dư nợ theo thời gian cho vay của NH từ năm 2010-2012 24

Bảng 2.7: Nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 của giai đoạn 2010-2012 26

Bảng 2.8: Mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn của NH giai đoạn 2010-2012 28

Bảng 2.9: Lãi suất bình quân đầu vào – đầu ra giai đoạn 2010-2012 30

Trang 6

MỤC LỤC Trang

PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ NHNN&PTNT HUYỆN DUY TIÊN ………8 1.1 Hoàn cảnh kinh tế xã hội và môi trường hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT huyện Duy Tiên……… 8 1.2 Khái quát hoạt động của NHNN&PTNT huyện Duy Tiên……… 9

1.2.1.Quá trình hình thành và phát triển của NHNN&PTNT huyện Duy Tiên…… 9

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy của NHNN & PTNT huyện Duy Tiên……… 10 1.2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên…….10

1.2.3 Kết quả tài chính trong gian đoạn 2010-2012……… 14 PHẦN 2: THỰC TRẠNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN DUY TIÊN……….………… 16 2.1 Huy động vốn ………… ……… 16 2.1.1 Tình hình huy động vốn tại ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên……… 16

2.1.2 Chi phí huy động vốn của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên……… 22

2.2 Hoạt động sử dụng vốn………24 2.2.1 Hoạt động tín dụng………24 2.2.2 Tình hình nợ xấu……… 25 2.2.3 Phân tích mối quan hệ giữa tổng nguồn vốn huy động và việc sử dung vốn của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên……….27 2.3 Các dịch vụ khác……… 32 2.4 Các yếu tố cạnh tranh của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên……… 37

PHẦN 3 : ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN 38

3.1 Nhận xét và đánh giá một số hoạt động của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy

Tiên 38 3.2 Giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động tại ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên……… 39

Trang 7

3.2.1 Đề xuất đối với Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam……… 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 49

LỜI MỞ ĐẦU

Ngân hàng là một trong những tổ chức trung gian tài chính quan trọng nhất của nềnkinh tế Các ngân hàng thương mại (NHTM) vốn là những kênh huy động vốn rất hiệuquả của nền kinh tế Huy động vốn để cho vay từ đó tạo ra tiền Đây chính là chứcnăng cơ bản của các NHTM một định chế tiền gửi lớn nhất trong các trung gian tàichính

Với vai trò là trung gian tài chính, NHTM đã đẩy mạnh công tác huy động vốn đầu

tư phát triển sản xuất, tạo điều kiện thực hiện các dự án đầu tư hoặc danh mục tiêudùng, giúp cỗ máy kinh tế được vận hành trơn tru và liên tục Để có thể tồn tại và pháthuy được vai trò của mình trong việc định hướng và phát triển nền kinh tế, các Ngânhàng Thương mại của Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức nhưng đồng thờicũng có nhiều cơ hội để vươn lên và phát triển

AGRIBANK là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ CBNV,

màng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Tính đến tháng 3/2007, vị thế dẫn đầucủa AGRIBANK vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện: Tổng nguồn vốnđạt gần 540.378 tỷ đồng, Tổng dư nợ đạt gần 480.453 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu theo chuẩnmực mới, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế là 1,9% AGRIBANK hiện có hơn 2200 chinhánh và điểm giao dịch được bố chí rộng khắp trên toàn quốc với gần 40.000 cán bộnhân viên

Qua quá trình thực tập trực tiếp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônhuyện Duy Tiên và phân tích tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn tại ngân hàngNN&PTNT huyện Duy Tiên, em đã học hỏi được nhiều điều để hoàn thành bài báocáo này Do trình độ còn hạn chế, cùng với kiến thức thực tế chưa có nhiều nên khôngthể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình hoàn thành báo cáo Em rất mong nhậnđược sự nhận xét và đóng góp ý kiến để bản thân rút kinh nghiệm

Một lần nữa, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới ngân hàng NN&PTNT huyệnDuy Tiên, ban lãnh đạo đã tạo điều kiện cho em có được đợt thực tập bổ ích và quýbáu Em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Hải Yến - trường Đại Học CôngNghiệp đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và hoàn thành bài báo cáo này

Trang 8

Em xin chân thành cảm ơn!

PHẦN 1 : TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN DUY TIÊN

1.1 Hoàn cảnh kinh tế xã hội và môi trường hoạt động kinh doanh của NHNN & PTNT huyện Duy Tiên

Huyện Duy Tiên nằm ở phía Bắc tỉnh Hà Nam, là cửa ngõ phíaNam thủ đô Hà Nội Huyện Duy Tiên cách thành phố Phủ Lý 20 km,

có diện tích tự nhiên 13.765,80 ha bằng 16,01% diện tích tự nhiêncủa tỉnh Có 19 xã, 2 thị trấn, dân số trên 13 vạn người Trên địa bànhuyện có nhiều tuyến giao thông quan trọng, cả đường sắt, đường

bộ, đường thuỷ chạy qua thuận lợi cho giao thương và phát triển kinhtế

Kinh tế huyện Duy Tiên đã đạt được những thành tựu quantrọng: kinh tế tăng trưởng với tốc độ khá cao; cơ cấu kinh tế chuyểndịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọngnông nghiệp; kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư, nhiều dự ánquan trọng đã và đang được xây dựng Quá trình đổi mới theo hướng

đa dạng hóa các hình thức sản xuất, kinh doanh làm cho hoạt độngkinh tế trong mỗi ngành, mỗi lĩnh vực trở nên sôi động, các loại hìnhdoanh nghiệp luôn phát triển trên tất cả các lĩnh vực : công nghiệp –nông, lâm, ngư nghiệp và thương mại, dịch vụ Đến nay trên địa bàn

có trên 250 doanh nghiệp đang hoạt động đóng góp một phần khôngnhỏ vào tăng trưởng kinh tế trên địa bàn

Trong quá trình xây dựng và phát triển, hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngânhàng NN&PTNT huyện Duy Tiên không ngừng tăng trưởng Chi nhánh ngày càng mởrộng thị phần, chiếm ưu thế trong hoạt động Ngân hàng Hiệu quả kinh doanh được thể

Trang 9

hiện rõ rệt, làm tốt nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, đời sống cán bộ công nhân viênngày càng được cải thiện.

Là chi nhánh thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam, được sự lãnh đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh,chi nhánh ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên đã thực hiện tốt nhiệm vụ kinhdoanh của ngành và phục vụ công cuộc đổi mới phát triển kinh tế xã hội của Đảng vànhà nước, của Đảng bộ và nhân dân huyện Duy Tiên nói riêng và toàn tỉnh Hà Namnói chung, đơn vị đã thực sự trở thành người bạn đồng hành tin cậy của nông dân gópphần xóa đói giảm nghèo, phục vụ tăng trưởng kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh thôngqua việc đầu tư vốn cho các thành phần kinh tế, đặc biệt là cho nông nghiệp nông thôn

và bà con nông dân

1.2 Khái quát hoạt động của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên

1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của NH NN&PTNT huyện Duy Tiên

Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Duy Tiên làmột đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam Được thành lập và đi vào hoạt động vào ngày 26/3/1998.Trước đây là một chi nhánh trực thuộc NHNN tỉnh Hà Nam Ninh, sau đó trực thuộcNHNN tỉnh Nam Hà và đến năm 1997 đến nay là một chi nhánh thuộcNHNN&PTNT tỉnh Hà Nam

Ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên là chi nhánh ngân hàng quốc doanhlớn nhất trên địa bàn huyện có hoạt động rộng khắp với chức năng kinh doanh tiền

tệ, tín dụng trên mặt trận nông nghiệp và nông thôn và các thành phần kinh tế kháctrong huyện Ngân hàng NN&PTNT đã và đang giữ vai trò chủ đạo trên thị trườngtài chính, tín dụng ở nông thôn

Từ một chi nhánh có nhiều khó khăn khi mới thành lập như: thiếu vốn, chiphí kinh doanh cao, cơ sở vật chất, kĩ thuật lạc hậu… Nhưng nhờ kiên trì khắc phụckhó khăn, quyết tâm đổi mới cùng với sự giúp đỡ của các cấp ủy đảng, chính quyềnđịa phương, sự quan tâm của ngân hàng NN&PTNT tỉnh Hà Nam, chi nhánh huyện

Trang 10

Duy Tiên không những đã khẳng định được mình mà còn vươn lên trong cơ chế thìtrường thực sự là chi nhánh làm ăn có hiệu quả cao.

Nhờ hoạt động hiệu quả, uy tín của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên

ngày càng được nâng cao và trở thành người bạn không thể thiếu của nhân dân.

1.2.2 Chức năng nhiệm vụ và cơ cấu bộ máy của ngân hàng NN & PTNT huyện Duy Tiên

1.2.2.1 Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên

Ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên là đại diện pháp nhân của ngân hàngNN&PTNT Việt Nam với chức năng nhiệm vụ kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụNgân hàng trên địa bàn toàn huyện Khách hàng có quan hệ chủ yếu với Ngân hàng là

hộ nông dân, hộ kinh doanh dịch vụ và cán bộ công nhân viên chức đủ mọi thành phầnkinh tế, do đó vai trò của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên với việc phát triểnkinh tế thể hiện trên các mặt sau :

Thứ nhất: Góp phần khai thác triệt để và sử dụng có hiệu quả tiềm năng kinh tếcủa huyện như: Đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động trong nông nghiệp nông thôn.Thứ hai: Góp phần tích tụ và tập trung vốn sản xuất thúc đẩy sự phát triển nôngnghiệp nông thôn, phát triển sản xuất hàng hóa

Thứ ba: Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn,

mở rộng công nghiệp, chế biến dịch vụ nông nghiệp, khôi phục mở rộng ngành nghềtruyền thống, giải quyết việc làm cho người lao động

Thứ tư: Góp phần xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn Việc xây dựng kết cấu

hạ tầng đòi hỏi phải có vốn đầu tư và đầu tư đúng hướng, trọng tâm và thích đáng Cónhư vậy mới tạo điều kiện về kỹ thuật, công nghệ để phát triển nông thôn huyện DuyTiên cũng như toàn tỉnh Hà Nam

1.2.2.2 Cơ cấu bộ máy của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên

Trang 11

Đến ngày 31/12/2012 tổng số cán bộ của chi nhánh là 41 cán bộ Trong đó sốcán bộ có trình độ đại học và trên đại học: 21 người chiếm 51% tổng số cán bộ, sốcán bộ có trình độ tin học cơ bản: 35 người, chiếm 85% tổng số cán bộ.

Chi nhánh có ban giám đốc gồm 3 phòng: phòng kế hoạch kinh doanh, phòng kếtoán ngân quỹ, phòng hành chính nhân sự và một chi nhánh trực thuộc ( ngân hàngNN&PTNT chi nhánh Đống Văn)

Sơ đồ cơ cấu, bộ máy của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên như sau :

* Các phòng nghiệp vụ:

* Phòng kế toán ngân quỹ :

- Phòng kế toán ngân quỹ được tổ chức thành các bộ phận giao dịch với

khách hàng như: bộ phận kế toán tổng hợp, bộ phận thông tin điện toán, bộphân ngân quỹ, bộ phận giao dịch trực tiếp với khách hàng

- Tổ chức tốt các nghiệp vụ thanh toán, tài chính, hoạch toán kế toán theo

nguyên tắc chung và theo quy định cùa ngành ngân hàng

- Tổ chức hạch toán, phân tích tổng hợp các loại tài khoản như: tài khoản

nguồn vốn, tài khoản sử dụng vốn, tài khoản thanh toán,… hạch toán theo

ĐỒNG VĂN

Trang 12

chế độ báo cáo sổ sách, theo dõi tiền gửi, tiền vay của khách hàng, thu phícác dịch vụ…

- Tổ chức thanh toán điện tử trong cùng hệ thống, thanh toán các khoản bù trừ

với các ngân hàng khác hệ thống trên cùng địa bàn

- Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo luật định.

- Thực hiện các nghiệp vụ chi tiêu tiền mặt, vận chuyển tiền và quản lý an

toàn kho quỹ, định mức tồn quỹ theo quy định của hệ thống ngân hàng vàquy định của pháp luật

- Thực hiện các báo cáo chuyên đề cũng như các báo cáo thường kì.

- Thực hiện các nghiệp vụ khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng giao phó.

* Phòng hành chính nhân sự :

- Đảm nhận các nhiệm vụ hành chính và các nhiệm vụ tổ chức tuyển mộ, đào

tạo cán bộ công nhân viên cho chi nhánh đáp ứng các nhu cầu về nhân lực

- Các nhiệm vụ hành chính bao gồm: Xây dựng công tác tháng, quý, năm,

lưu trữ các văn bản pháp luật, văn bản định chế liên quan đến ngân hàng,trực tiếp quản lý các con dấu, thực hiện các công tác hành chính, vă thư, lưutrữ, lễ tân,… chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ công nhân viên,nhiệm vụ tổ chức, đào tạo, xây dựng chiến lược tuyển dụng nhân viên…

- Thực hiện các báo cáo chuyên đề định kỳ.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh ngân hàng giao cho.

* Phòng kế hoạch kinh doanh :

- Thực hiện nghiệp vụ tổng hợp, phân tích các số liệu về nguồn vốn và sử

dụng nguồn vốn

- Nghiên cứu đề xuất chiến lược khách hàng, chiên lược huy động vốn.

- Căn cứ vào các văn bản pháp chế, các quy định, sự chỉ đạo của NHNN0 &

PTNT VIỆT NAM, các mục tiêu cụ thể của Chi nhánh đề xây dựng các kếhoạch về nguồn vốn và các kế hoạch kinh doanh cụ thể, cung cấp các số liệucần thiết liên quan đến nghiệp vụ của ngân hàng

- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hòa vốn kinh doanh đối với các

chi nhánh trên địa bàn

Trang 13

- Thực hiện các báo cáo chuyên đề định kỳ.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh ngân hàng giao.

* Phòng thẩm định :

- Thực hiện tiếp nhận các hồ sơ vay từ phòng tín dụng chuyển sang, nghiên

cứu, phân tích các yếu tố liên quan đến tài chính, rủi ro,… và đưa ra các kếtluận, có cho vay hay không cho vay Từ đó phòng tín dụng có cơ sở đưa racác kết luận về quyết định cho vay, hạn mức cho vay, mức cho vay, thời hạn

và lãi suất cho khoản vay

- Thẩm định các dự án cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc có tài sản đảm

bảo một phần Giúp giám đốc xử lý thông tin báo cáo tài chính, rủi ro trong

và ngoài chi nhánh

- Thực hiện báo cáo các chuyên đề cũng như các báo cáo thường kì.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh Ngân hàng giao.

* Phòng Tổ chức cán bộ - Đào tạo:

- Cân đối kết quả lao động, sản xuất với ban lãnh đạo, bổ xung lao động, đáp

ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, quản lý nhân sự và hồ

sơ của cán bộ công nhân viên, là đầu mối giao tiếp với khách hàng, chăm lođời sống vật chất cho cán bộ công nhân viên

* Phòng Vi tính:

- Phụ trách cài đặt các phầm mềm phát sinh, hướng dẫn và tập huấn tin học

cho các Ngân hàng cơ sở

* Tổ Kiểm tra, kiểm toán nội bộ:

- Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh kiểm tra độ chính xác của các

báo cáo tài chính, bản cân đối kế toán, giải quyết đơn thư khiếu nại liênquan đến hoạt động của ngân hàng và các nghiệp vụ khác

* Tổ Nghiệp vụ thẻ:

- Dịch vụ thẻ Success là một tiện ích thanh toán có thể nói là thuận lợi văn

minh và hiện đại Với dịch vụ này bạn có thể tra cứu thông tin về ngân hàng,

Trang 14

tiêu dùng trước, chi trả sau, thực hiện thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ tạiđơn vị chấp nhận thẻ trên toàn quốc Đặc biệt được rút tiền ở bất kỳ nơi nào

có đặt máy ATM của NHNN & PTNT Việt nam

1.2.3 Kết quả tài chính trong giai đoạn 2010 - 2012:

Công tác tài chính đã làm được trong những năm qua của ngân hàng NN&PTNThuyện Duy Tiên đã được cán bộ công nhân viên nỗ lực hoàn thành theo chỉ tiêu đề ra

Bảng 1.1: Kết quả tài chính giai đoạn 2010-2012

3 Chênh lệch thu trừ chi 9.098 9.137 +39 0,42 27.448 +18.331 200,4

( Nguồn: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên)

Giai đoạn 2009-2010 được đánh giá là năm khó khăn nhất trong vòng 20 năm qua

kể từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường Tình trạng suy thoái chung của nền kinh

tế thế giới và VN nói chung đã ảnh hưởng không nhỏ đếm hoạt động kinh doanh, nênnăm 2010 NH NN&PTNT huyện Duy Tiên có mức tổng thu thấp nhất trong số 3 năm.Năm 2011, hoạt động tài chính có bước tăng nhẹ khi tổng thu tăng lên 38.188 triệuđồng, tăng 18,11% Tổng chi cũng tăng nhẹ, làm cho chênh lệch thu chi biến đổi

Trang 15

không lớn Điều này chứng tỏ các khoản thu như thu từ lãi cho vay, phí thừa vốn, nợ

đã xử lý, thu dịch vụ và các khoản thu khác cũng tăng Năm 2012 mức tăng tổng thukhá hơn , đạt 62.342 triệu, tăng hơn 63% so với năm trước Tổng chi cũng tăng chứng

tỏ các khoản chi như trả lãi tiền gửi, trả phí dự án, trích rủi ro, chi cho CBCNV, khấuhao tài sản, chi hoạt động phục vụ kinh doanh nhiều hơn Tốc độ tăng của tổng chi nhỏhơn so với tổng thi dẫn đến chênh lệch thu chi tăng gấp đôi Ngân hàng đã thườngxuyên phân tích tình hình tài chính từng quý để đánh giá kịp thời các chỉ tiêu ảnhhưởng đến kết quả kinh doanh Lãi suất đầu vào tăng đều đặn, năm 2012 tăng nhiềunhất, đáp ứng cho nhu cầu vay vốn của khách hàng nhưng lãi suất bình quân đầu ratăng không theo kịp Nguyên nhân là do lạm phát và vấn đề thanh khoản Điều hiểnnhiên chỉ khi lãi suất tiền gửi giảm, lãi suất cho vay mới giảm Hiện nay lãi suất huyđộng vẫn cao và khách hàng tiền gửi vẫn “trả giá” lãi suất tiền gửi, lộ trình giảm lãisuất chắc chắn vẫn còn nhiều khó khăn

Trang 16

PHẦN 2: THỰC TRẠNG MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG TẠI

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

HUYỆN DUY TIÊN 2.1 Huy động vốn

2.1.1 Tình hình huy động vốn tại ngân hàng NN & PTNT huyện Duy Tiên

Nguồn vốn của ngân hàng được chia thành nhiều loại khác nhau theo những tiêuthức khác nhau Để đảm bảo phân tích một cách đúng đắn, toàn diện về nguồn vốn huyđộng của ngân hàng thì ta cũng cần phải xem xét cơ cấu nguồn vốn huy động theonhững tiêu thức khác nhau

*Cơ cấu nguồn vốn theo loại tiền

Theo loại tiền thì vốn huy động được chia thành vốn huy động bằng đồng nội tệ vàvốn huy động bằng ngoại tệ

Bảng 2.1: Cơ cấu nguồn vốn theo tiền tệ qua các năm từ 2010 - 2012

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 So với 2010+/- % 2012 So với 2011+/- %

I Tổng nguồn vốn

huy động 225.109 264.794 +39.685 17,6 280.482 + 15.688 5,9+ Nguồn nội tệ 213.945 253.243 +39.298 18,36 270.235 +16.992 6,71

Trang 17

Xu hướng tăng dần tiền gửi bằng đồng nội tệ là một xu hướng có lợi cho ngân hàngbởi trên thực tế nhu cầu sử dụng vốn ngoại tệ trên địa bàn không lớn trong khi đó nhucầu sử dụng vốn nội tệ cho các dự án phát triển kinh tế ngày càng cao Mặt khác nguồnvốn ngoại tệ chủ yếu là các doanh nghiệp giao dịch vì mục đích thanh toán hoặc ngườidân gửi vào với mục đích tìm kiếm lãi Do đó ngân hàng cũng cần có những biện pháphợp lý để huy động và sử dụng nguồn vốn.

* Cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn:

Bảng 2.2: Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn năm 2010-2012 của chi nhánh ngân hàng

NN&PTNT huyện Duy Tiên

Trang 18

có thể là do việc phát hành giấy tờ có giá của ngân hàng không phát triển trong cácnăm qua, mặt khác việc thu hút khách hàng gửi tiết kiệm dài hạn vào ngân hàng cònyếu.

Nguồn vốn huy động không kỳ hạn của ngân hàng lại rất phát triển Năm 2010 có55.729 triệu, năm 2011 có 68.519 triệu, tăng 12.790 triệu tức là tăng 22,95% Vớinguồn tiền huy động không kỳ hạn tăng lên cho yếu là do các khoản tiền gửi thanhtoán gửi vào ngân hàng tăng lên, thể hiện các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp chokhách hàng có chất lượng, tạo uy tín cho ngân hàng, thu hút được vốn tiền gửi thanhtoán lớn Nhưng sang năm 2012 thì lượng tiền huy động không kỳ hạn giảm mạnh, chỉcòn 26.913 triệu, giảm 41.606 triệu, tương đương với 60,72% Thể hiện chính sáchchăm sóc khách hàng chưa tốt, ngân hàng không giữ chân được khách hàng có nhu cầu

sử dụng dịch vụ của ngân hàng

Nguồn vốn huy động ngắn hạn tại chi nhánh chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cả ba năm, và

có xu hướng tăng mạnh trong nhưng năm gần đây Năm 2010 là 139.117 triệu, năm

2011 là 171.415 triệu, năm 2012 tăng mạnh lên 234.855 triệu Nguồn vốn huy độngnày thường có xu hướng biến động lớn trong các năm, tùy thuộc rất nhiều vào chínhsách của ngân hàng đối với nguồn này Nhưng đối với một ngân hàng ở nông thôn thì

Trang 19

nên tập trung và kì hạn này để thu hút được lượng tiền nhàn rỗi của dân cư, mà ngânhàng cũng có đủ nguồn cho tín dụng.

Tóm lại theo phân tích trên cho thấy nguồn vốn huy động từ tiền gửi của ngânhàng NN&PTNT huyện Duy Tiên gia tăng qua các năm, tạo điều kiện cho ngân hàng

mở rộng quy mô hoạt động Bên cạnh đó, cơ cấu tiền gửi của ngân hàng cũng có sựbiến động mạnh mẽ nhưng nhìn chung là ngày càng hợp lý, tạo điều kiện cho ngânhàng huy động với chi phí thấp, đảm bảo tính chủ động trong việc sử dụng nguồn vốncủa ngân hàng

* Cơ cấu nguồn vốn phân theo hình thức:

Bảng 2.3: Nguồn vốn huy động phân theo hình thức huy động

( Nguồn: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên )

Nhìn vào bảng cơ cấu vốn huy động của chi nhánh ngân hàng NN&PTNThuyện Duy Tiên ta thấy:

Năm 2010: Trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng 225.109 triệu thìnguồn huy động từ tiền gửi, tiền gửi tiết kiệm chiếm gần như toàn bộ đạt 223.141triệu, chiếm tỷ trọng gần 97% tổng vốn huy động Nguồn vốn huy động từ việc phát

Trang 20

hành GTCG của ngân hàng không đáng kể chỉ có 1.007 triệu Việc tỷ trọng tiền gửikhách hàng cao như vậy có thể giải thích như sau Năm 2010 nền kinh tế vừa vượtqua được giai đoạn suy thoái Mặt khác, việc huy động vốn từ tiền gửi của kháchhàng lớn giúp ngân hàng tiết kiệm chi phí vốn, mở rộng mối quan hệ với khách hàngkhông chỉ trong công tác huy động mà còn cả trong công tác tín dụng.

Năm 2011: Vốn của ngân hàng tăng mạnh lên tới 264.794 triệu Nguồn huyđộng từ tiền gửi của khách hàng vẫn có tỷ lệ rất cao trong tổng vốn huy động đạt262.692 triệu chiếm 98% Năm 2011 này, thì việc phát hành GTCG cũng tăng lên tới

1332 triệu, còn rất thấp so với tổng vốn huy động Đặc biệt trong năm này, ngânhàng đã thực hiện việc vay các tổ chức tín dụng khác với số tiền 770 triệu Điều nàychứng tỏ, tuy nguồn vốn huy động lớn, tăng lên nhanh chóng, nhưng nhu cầu sử dụngvốn của ngân hàng cũng tăng lên mạnh, khiến cho chi nhánh phải vay các tổ chức tíndụng, phát hành GTCG để đáp ứng như cầu vốn tăng Với nguồn vốn huy động nàythì ngân hàng phải trả lãi cao hơn so với huy động tiền gửi khách hàng Bù lại vốn cóđược từ phát hành GTCG lại có thời hạn cụ thể, giúp chi nhánh chủ động trong côngtác sử dụng vốn

Năm 2012: Cơ cấu vốn huy động của chi nhánh không có gì thay đổi so vớihai năm trước Tiền gửi của khách hàng chiếm 98,2% tổng vốn huy động, đạt 278.418triệu Huy động tiền gửi của khách hàng năm này vẫn tăng thêm 15.726 triệu, tức làtăng hơn 6,01% so với năm 2011 Đây là năm khó khăn chung của nền kinh tế, đặcbiệt là nguy cơ lạm phát tăng cao ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của ngânhàng, mặt khác năm 2011 cũng chứng kiến sự biến động của thị trường vàng nhưngngân hàng vẫn huy động được nhiều hơn chứng tỏ công tác huy động vốn của ngânhàng có hiệu quả, thể hiện sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng và mụcđích gửi tiền để hưởng lợi nhuận Việc vay các tổ chức tín dụng khác giảm còn 516triệu, tức giảm hơn 32,98% so với năm 2011 Năm 2012 hình thức huy động qua pháthành giấy tờ có giá tăng thêm 216 triệu

Nhìn chung, việc huy động vốn của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên chủyếu bằng hình thức thu hút tiền gửi khách hàng, phát hành giấy tờ có giá, và vay các tổchức tín dụng Trong đó huy động qua tiền gửi khách hàng có tỷ trọng cao nhất Bên

Trang 21

cạnh đó, cơ cấu nguồn vốn huy động cũng có sự biến động mạnh mẽ nhưng nhìnchung là tương đối hợp lý.

*Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.4: Cơ cấu vốn huy động theo đối tượng của ngân hàng NN&PTNT

huyện Duy Tiên giai đoạn 2010-2012 Đơn vị: triệu đồng

cư 169.446 196.275 +26.829 15,83 253.706 +57.431 29,262.Tiền gửi

TCKT 14.971 19.881 +4.910 32,79 13.727 -6.154 30,953.Tiền gửi

Trang 22

cư là 169.446 triệu, năm 2011 là 196.275 triệu, tăng 26.829 triệu tức là 15,83% Năm

2012 tuy tổng nguồn vốn tăng trưởng không cao nhưng tiền gửi dân cư là 253.706triệu, tăng so với 2010 29,26% Tiền gửi của dân cư chủ yếu là gửi tiết kiệm có kì hạn

để hưởng lãi hoặc chi tiêu cho tương lai Kết quả này cho thấy ngân hàng huyện đangtiếp tục khẳng định vị thế trên địa bàn toàn huyện về tiền gửi của dân cư.Đây là nguồnvốn quan trọng, có tính ổn định cao tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng trong quátrình sử dụng vốn Ngân hàng cần phát triển về nguồn vốn này và không ngừng pháttriển nguồn vốn này về số tuyệt đối

Bên cạnh đó, nguồn tiền gửi của TCKT lại lên xuống thất thường Năm 2011 sovới 2010 tăng 4.910 triệu, xấp xỉ 32,79% Với một năm mà sự cạnh tranh gay gắt trênđịa bàn cùng với sự biến động giá vàng, giá USD, bất động sản thì các doanh nghiệprất mạo hiểm khi gửi tiền vào NH bởi trượt giá có thể xảy ra bất cứ lúc nào thì ngânhàng đã thực hiện được đúng kế hoạch ban đầu Năm 2012 lại càng khủng hoảng hơnnữa vì tiền gửi TCKT chỉ còn 13.727 triệu, giảm 6.154 triệu tức 30,95% Nguyên nhânchủ yếu là vì những tháng đầu năm sự cạnh tranh về lãi suất huy động của các TCTDnói chung và các NH trên địa bàn khốc liệt nên công tác huy động vốn của TCKTkhông mang lại hiệu quả Các doanh nghiệp muốn đầu tư ra bên ngoài nhiều hơn, để

có được lãi nhiều hơn mong muốn NH đã điều chỉnh lãi suất thích hợp nhằm thu húthơn các TCKT

Tiền gửi của các TCTD, KBNN cũng rơi vào tình trạng khó khăn khi năm 2011 tuytăng 7.812 triệu hay 20,17% nhưng năm 2012 lại giảm 35.551 triệu hay 76,39% Việctăng giảm này hoàn toàn do quyết định của các tổ chức và kho bạc nhà nước Nguồnvốn này thường biến động rất lớn vì chúng là loại tiền gửi không kì hạn, nếu rút quáđột ngột thì ngân hàng rất dễ lâm vào tình trạng thiếu vốn đẩy lãi suất thị trường liênngân hàng lên cao do tâm lý các ngân hàng đều muốn giữ vốn nhằm đảm bảo khả năngthanh khoản

Như vậy phân loại vốn theo thành phần kinh tế thì tiền gửi của dân cư và TCKTluôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động

2.1.2 Chi phí huy động vốn của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên

Trang 23

Giả sử các yếu tố khác không đổi, ngân hàng sẽ huy động vốn bằng cách cung cấpcác loại hình gửi tiền có chi phí thấp nhất, hay thu nhập ròng tạo ra từ việc sử dụng cácnguồn vốn huy động này là lớn nhất sau khi đã trừ đi mọi chi phí Nếu một ngân hàng

có thể huy động tiền từ các nguồn có chi phí thấp nhất và đầu tư vào các tài sản cómức lãi suất cao nhất, ngân hàng sẽ tối đa hóa các mức chênh lệch lãi suất, và có thểtối đa hóa thu nhập ròng của cổ đông Dưới đây là các khoản chi phí huy động vốn củangân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên

Bảng 2.5: Chi phí huy động vốn giai đoạn 2010-2012

( Nguồn: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên)

Nhìn vào bảng trên, tổng chi phí huy động vốn tăng dần qua 3 năm Năm 2012tăng mạnh nhất, từ 17.110 triệu đồng năm 2010 lên 34.691 triệu đồng, tức là tăng16.695 triệu đồng, tương đương 92,8% Trong đó chi trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớnnhất trong tất cả các chi phí, chúng thường chiếm hơn 90% so với tổng chi huy độngvốn Nguyên nhân là vốn huy động của 3 năm cũng tăng tương đối mạnh, do đó kéotheo chi phí để trả lãi tiền gửi cũng tăng, lãi suất huy động càng cao thì lãi tiền gửi

Trang 24

càng nhiều Năm 2011 chi trả lãi tiền gửi tăng 3.424 triệu đồng tức 25% so với năm

2010, năm 2012 chi trả lãi tiền gửi là 32.079 triệu đồng, tăng 14.969 triệu, tức 87,5%.Trong khi ngân hàng chỉ muốn huy động các loại tiền gửi mang chi phí thấp nhất, trênthực tế nhu cầu của công chúng có vai trò quyết định đối với loại hình tiền gửi nào sẽđược cung cấp Ngân hàng nào không tuân theo sở thích của khách hàng sẽ phải trả giácao hơn ngân hàng khác để huy động tiền gửi Trong những năm gần đây, cùng vớinhững yêu cầu của công chúng về các loại tiền gửi mang lãi suất cao, sự gia tăng mức

độ phi quản lý hóa tạo điều kiện cho các hãng dịch vụ tài chính khác có thể đáp ứngmong muốn của khách hàng Có thể nói, sự cạnh tranh gay gắt và mặt bằng chi phíkhiến cho thu nhập của ngân hàng bất ổn

Ngoài lãi trả cho tiền gửi thì chi trả lãi tiền vay ủy thác đầu tư là chi phí đang trên đàgiảm dần Tuy năm 2011 có tăng so với năm 2010 104 triệu đồng nhưng năm 2012 lạigiảm 35 triệu đồng tức giảm 6,38% Đây là dấu hiệu đáng mừng, nhưng nguồn chi cholãi tiền gửi vẫn cần phải có biện pháp điều chỉnh, mà lãi tiền gửi phụ thuộc rất nhiềuvào lãi suất

âm của chất lượng tín dụng những năm trước đây vẫn còn ảnh hưởng đến kết quả kinhdoanh ( năm 2010 phải trích xử lý rủi ro khoảng 1,2 tỉ nợ xấu khó thu) nhưng NH vẫn

cố gắng đạt được chỉ tiêu đề ra

Bảng 2.6: Tình hình dư nợ theo thời gian cho vay của ngân hàng từ năm 2010-2012

Đơn vị: triệu đồng

Trang 25

I Tổng dư nợ 200.563 213.513 +12.950 6,5% 294.357 +80.845 37,86%

- Ngắn hạn 163.869 180.573 +16.704 10,19% 267.138 +86.565 47,9%

- Trung hạn, dài hạn 36.694 32.940 - 3.754 10,23% 27.219 - 5.721 17,36%

( Nguồn: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011, 2012 ngân hàng

NN&PTNT huyện Duy Tiên)

Qua bảng số liệu cho thấy, trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng NN&PTNThuyện Duy Tiên thì vốn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng có xu hướng giảmdần qua các năm Năm 2010 cao nhất trong các năm: 36.694 triệu đồng sau đó là năm

2011 với 32.940 triệu đồng , năm 2012 là 27.219 triệu đồng Nguyên nhân của vấn đềnày có thể xem xét trên các khía cạnh sau Việc cho vay trung và dài hạn có lãi suấtchênh không lớn so với cho vay ngắn hạn, trong khi đó cho vay ngắn hạn lại quayvòng vốn nhanh hơn, tạo tính thanh khoản, kịp thời áp dụng các mức lãi suất nếu có

điều chỉnh, nhất là trong thời điểm khó khăn hiện nay Áp lực lớn hơn khi Ngân hàng Nhà nước xiết quy định dùng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn Theo quy định mới

của Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại chỉ được dùng tối đa 30% vốnngắn hạn cho vay trung dài hạn, thay vì tỷ lệ 40% trước đây Những lý do trên có thể

lý giải tỷ lệ cho vay trung và dài hạn của ngân hàng lại thấp như vậy

2.2.1.2 Tình hình nợ xấu

Nợ xấu là một thành phần của nợ quá hạn, có thời gian quá hạn từ 90 ngày đến trên

360 ngày, cùng với nợ quá hạn có tài sản đảm bảo và nợ quá hạn không có tài sản đảmbảo Nợ xấu phản ánh các mức độ rủi ro tín dụng khác nhau của ngân hàng Do tìnhhình kinh tế thế giới trong 3 năm gần đây luôn biến động cùng với sự thua lỗ trong làm

ăn của các doanh nghiệp nên nợ xấu của ngân hàng NN&PTNT huyện Duy Tiên biếnđộng mạnh như bảng sau theo quyết định số 439 của ngân hàng nhà nước Việt Nam:

Ngày đăng: 17/11/2015, 17:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w