1.4.1/ Đối với nền kinh tế.
TTQT là hoạt động tất yếu của một nền kinh tế phát triển vì nó giải quyết được nhu cầu chi trả thanh toán giữa các chủ thể ở các quốc gia khác nhau, nó còn giúp phân bổ nguồn lực trên phạm vi quốc tế một cách có hiệu quả.
TTQT tạo ra sự liên tục trong quá trình sản xuất, đẩy nhanh quá trình lưu thông và tiêu thụ hàng hoá. TTQT được coi là khâu then chốt, là mắt xích quan trọng không thể thiếu trong một chu trình hoạt động thương mại vì nó giải quyết được mối quan hệ hàng hoá - tiền tệ. Nếu không có TTQT thì hoạt động kinh tế đối ngoại không thể tồn tại và phát triển được. TTQT còn tăng cường mối quan hệ giao lưu kinh tế giữa các quốc gia, để thực hiện nghiệp vụ này, các ngân hàng thiết lập hệ thống các ngân hàng đại lý với các ngân hàng nước ngoài trên cơ sở hợp tác và tương trợ. TTQT là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng mà thông qua đó lợi ích của người mua - người bán hay lợi ích của mỗi quốc gia tham gia thương mại sẽ được thoả mãn, cán cân thương mại của mỗi nước sẽ được cải thiện. Đó là lí do và cũng là động lực thúc đẩy cho sự phát triển của hoạt động kinh tế đối ngoại.
TTQT hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế đối ngoại. Với vai trò là trung gian thanh toán, NH bảo vệ quyền lợi cho khách hàng, tư vấn cho khách hàng, hướng dẫn và tạo sự tin tưởng cho khách hàng … nhờ đó sẽ giảm được rủi ro và giúp cho quá trình thanh toán được an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và giảm chi phí. Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển thuận lợi sẽ giúp cho hoạt
động sản xuất trong nước phát triển, tạo điều kiện đưa đến một cơ cấu sản xuất hiện đại, năng động và hướng về xuất khẩu.
Đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các NH không những giúp về mặt kỹ thuật mà còn trở thành chỗ dựa vững chắc về mặt tài chính đáp ứng nhu cầu về vốn cho doanh nghiệp. Qua nghiệp vụ của mình các NH còn theo dõi được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, quản lý có hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu theo đúng chính sách kinh tế đối ngoại đã đề ra.
1.4.2/ Đối với ngân hàng.
TTQT không chỉ là nghiệp vụ thanh toán đơn thuần mà nó còn là một hoạt động không thể thiếu nhằm hỗ trợ và bổ sung cho các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng. Nhờ việc thúc đẩy TTQT, các NH có thể mở rộng tín dụng và tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, nhận bảo lãnh; do đó sẽ đa dạng hoá được sản phẩm của NH. Hoạt động TTQT giúp NH đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng về dịch vụ tài chính có liên quan tới TTQT. Trên cơ sở đó nâng cao uy tín của NH, tạo niềm tin cho khách hàng, thu hút thêm nhiều khách hàng cho NH. Điều đó không chỉ giúp NH mở rộng quy mô hoạt động mà còn là một ưu thế tạo nên sức cạnh tranh cho NH trong điều kiện cơ chế thị trường. Khi khách hàng tới NH càng nhiều thì lợi ích của NH ngày càng tăng do trong quá trình tham gia các hoạt động TTQT, khách hàng còn phát sinh thêm nhiều nhu cầu về dịch vụ khác như : tài trợ các hợp đồng xuất nhập khẩu, bảo lãnh thanh toán, thực hiện hợp đồng mua bán ngoại tệ, … từ đó giúp NH tăng thêm doanh thu và lợi nhuận.
Thông qua TTQT, NH có thể thu hút thêm nguồn vốn trong thanh toán với chi phí thấp, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ do tạm thời quản lý được vốn nhàn rỗi của các doanh nghiệp có quan hệ TTQT qua NH, do đó làm tăng tính thanh khoản cho NH.
Hoạt động TTQT giúp NH nâng cao uy tín trên thị trường quốc tế, và nhờ đó NH có thể khai thác được nguồn tài trợ của các NH nước ngoài và nguồn vốn trên thị trường tài chính quốc tế để đáp ứng nhu cầu về vốn của NH.
TTQT còn tạo điều kiện hiện đại hoá công nghệ NH. Với trình độ kỹ thuật công nghệ hiện đại sẽ giúp NH có thể tham gia kinh doanh nhiều lĩnh vực, nhiều dịch vụ nhằm phân tán rủi ro, góp phần mở rộng quy mô và mạng lưới NH.
CHƯƠNG II