Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại nhno & ptnt hà nội (Trang 72 - 78)

HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HÀ NỘI.

3.3.4/Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan chức năng.

Sự đổi mới của NHTM nói chung và hoạt động TTQT nói riêng không thể tách rời các cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian qua, nhiều văn bản pháp lý đã được ban hành, tạo môi trường pháp lý và điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường như : luật thương mại, luật tổ chức tín dụng, luật đầu tư nước ngoài, luật doanh nghiệp,… Để ổn định môi trường pháp lý cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động TTQT của các NHTM, Chính phủ và các cơ quan chức năng cần xem xét lại các nội dung sau :

Hoàn thiện và ổn định các chính sách. Hiện nay, hệ thống chính sách ở Việt Nam chưa được thống nhất và hàng năm vẫn còn phải sửa đổi, bổ sung. Tuy những sửa đổi, bổ sung đó không tạo ra những biến động lớn nhưng nó gây ra tâm lý hoang mang đối với NH và các doanh nghiệp vì NH chưa kịp làm quen với các chính sách cũ thì lại có thêm những sửa đổi, bổ sung mới. Như vậy, hoạt động kinh doanh của NH và doanh nghiệp mất đi tính ổn định.

Việc hoàn thiện chính sách, văn bản pháp lý là rất cần thiết nhưng việc sửa đổi bổ sung nên được tiến hành định kỳ. Nếu các cơ quan chức năng thấy cần phải sửa đổi, bổ sung thì các chính sách, văn bản pháp luật cho phù hợp với điều kiện hiện tại thì nên có thông báo trước tới các đối tượng liên quan để họ có thời gian chuẩn bị và thích nghi.

Hoàn thiện hành lang pháp lý về hoạt động TTQT. Việt Nam chưa có hệ thống các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT riêng biệt và thống nhất. Ví vậy, cơ sở pháp lý của hoạt động TTQT tại các NHTM Việt Nam kém ổn định, uy tín của các NHTM Việt Nam trên thị trường quốc tế cũng vì thế chưa được nâng cao. Vì những lý do trên, Nhà nước và các cơ quan hữu quan cần có những biện pháp để tiếp tục bổ sung và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật đối với hoạt động TTQT.

Ban hành luật ngoại hối vì đây là một công cụ đắc lực cho việc thực thi chính sách tiền tệ. Các chính sách quản lý ngoại hối, tiền tệ,… có tác động mạnh đến hoạt động huy động vốn trong và ngoài nước của các NHTM và hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động TTQT.

Nghiên cứu, ban hành luật hối phiếu, luật séc và các văn bản điều chỉnh hoạt động TTQT. Hiện nay, Việt Nam vẫn đang áp dụng các quy tắc chung về TTQT của thế giới mà chưa xây dựng được hệ thống luật TTQT riêng cho mình. Điển hình là việc vận dụng UCP 500 tại nước ta gần như tuyệt đối mà không có sự điều chỉnh nào. Các văn bản pháp lý quy định, hướng dẫn TTQT đối với Việt Nam rất cần thiết không chỉ đối với NH mà còn là cơ sở để toà án, trọng tài sử dụng làm căn cứ khi xét xử các vụ tranh chấp trong thương mại quốc tế.

Các văn bản pháp lý này không nên đối nghịch với thông lệ quốc tế nhưng phải phù hợp với các bộ luật của Việt Nam và phù hợp với môi trường đầu tư, đặc điểm kinh tế xã hội của Việt Nam.

Thực hiện cải cách chính sách kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Trong nhiều năm qua, cán cân thương mại quốc tế của Việt Nam thường trong tình trạng thâm hụt, mức độ thâm

hụt ngày càng lớn, đây là một vấn đề nan giải. Cải thiện cán cân TTQT là việc làm cấp bách. Để cải thiện cán cân TTQT thì nhất thiết phải đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu đồng thời quản lý chặt chẽ việc nhập khẩu. Mục tiêu đó chúng ta có thể sẽ đạt được nếu chúng ta tiến hành một số biện pháp sau :

Chính phủ tăng cường hiệu lực các văn bản và thủ tục xuất nhập khẩu. Phải có quy chế bắt buộc cho các doanh nghiệp khi đủ điều kiện về tài chính, trình độ quản lý, hướng phát triển kinh doanh,… thì mới cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp. Các doanh nghiệp không đủ điều kiện xuất khẩu trực tiếp thì phải chuyển sang uỷ thác xuất khẩu tránh những rủi ro gây ra bởi trình độ quản lý của họ. Tuy nhiên các thể chế, thủ tục xuất nhập khẩu cần phải tạo nên sự cân bằng giữa khuyến khích và kiểm soát xuất nhập khẩu.

Để giảm thiệt hại do khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực gây ra cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Chính phủ cần đẩy mạnh trợ cấp mất nhập khẩu thông qua các chế độ lãi suất ưu đãi, cân đối cung cầu, hạn chế những cơn sốt hàng hoá.

Chính phủ ban hành các luật thuế xuất nhập khẩu phù hợp ổn định. Trên thực tế, biểu thuế thay đổi thường xuyên làm cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu không dự đoán được diễn biến thị trường tương lai nên đã gặp phải không ít khó khăn gây thiệt hại cho chính bản thân doanh nghiệp và rủi ro cho các NH phục vụ họ.

Về hiện đại hoá công nghệ thanh toán NH. Đây là một kế hoạch mang tính dài hạn, một chiến lược phát triển tổng quát nên chỉ riêng ngành NH không thể thực hiện được mà cần phải có sự đầu tư hỗ trợ của Chính phủ. Đó là Chính phủ cần phải quản lý, giám sát chặt chẽ, thẩm định chính xác các chương trình đầu tư cũng như các hợp đồng mua bán công nghệ trang thiết bị máy móc với nước ngoài để tránh trường hợp biến thị trường Việt Nam thành bãi rác công nghiệp, gây lãng phí nguồn ngoại tệ của quốc gia.

Bởi quá trình hiện đại hoá NH là một kế hoạch lâu dài nên yêu cầu đặt ra phải có một đội ngũ các nhà khoa học có khả năng tự thiết kế, cải tạo các hệ thống

công nghiệp hợp lý. Để làm được như vậy, ngay từ bây giờ Chính phủ cần phải có kế hoạch điều chỉnh cơ cấu đào tạo các chuyên ngành khoa học cơ bản cũng như các chính sách hỗ trợ khuyến khích cho các đề án nghiên cứu khoa học liên quan mang tính khả thi.

MỤC LỤC

CHƯƠNG I

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THANH TOÁN QUỐC TẾ. 1

1.1/ Khái niệm, đặc điểm của thanh toán quốc tế 1

1.1.1/ Khái niệm thanh toán quốc tế 1

1.1.2/ Đặc điểm của thanh toán quốc tế 2

1.1.2.1/ Những văn bản pháp lý làm cơ sở

cho thanh toán quốc tế 2

1.1.2.2/ Những văn bản pháp lý có liên quan

đến thanh toán quốc tế 4

1.1.2.3/ Các điều kiện thanh toán quốc tế quy định trong

hợp đồng ngoại thương 7

1.1.2.3.1/ Điều kiện về tiền tệ 7

1.1.2.3.2/ Điều kiện về địa điểm thanh toán 10

1.1.2.3.3/ Điều kiện về thời gian thanh toán 10

1.1.2.3.4/ Điều kiện về phương thức thanh toán 12

1.1.2.4/ Các chứng từ thông dụng trong ngoại thương 13

1.2/ Các phương tiện thanh toán trong thương mại quốc tế 18

1.2.1/ Hối phiếu thương mại 18

1.2.2/ Lệnh phiếu 20

1.2.3/ Séc 21

1.2.4/ Thẻ thanh toán 23

1.3/ Các phương thức thanh toán chủ yếu trong thương mại quốc tế 24

1.3.1/ Phương thức thanh toán bằng chuyển tiền 24

1.3.2/ Phương thức thanh toán bằng nhờ thu 28

1.3.3/ Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 31

1.4/ Vai trò của thanh toàn quốc tế 34

1.4.1/ Đối với nền kinh tế 34

1.4.2/ Đối với ngân hàng 35

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI

NHNo & PTNT HÀ NỘI 37

2.1/ Khái quát chung về NHNo & PTNT Hà nội 37

2.2/ Thực trạng thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT Hà nội 39 2.2.1/ Khái quát tình hình hoạt động tại

NHNo & PTNT Hà nội 39

2.2.2/ Thanh toán quốc tế bằng phương thức chuyển tiền 41

2.2.3/ Thanh toán quốc tế bằng phương thức nhờ thu 46

2.2.4/ Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ 49 2.3/ Đánh giá về thanh toán quốc tế tại NHNo & PTNT Hà nội 54

2.3.1/ Những kết quả đạt được 54

2.3.2/ Một số tồn tại và nguyên nhân 57

CHƯƠNG III

GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN

QUỐC TẾ TẠI NHNo & PTNT HÀ NỘI 59

3.1/ Định hướng về hoạt động thanh toán quốc tế tại

NHNo & PTNT Hà nội trong thời gian tới 59

3.2/ Các giải pháp nhằm mở rộng thanh toán quốc tế tại

NHNo & PTNT Hà nội 59

3.2.1/ Các giải pháp vi mô 60

3.2.2/ Các giải pháp vĩ mô 63

3.3/ Một số kiến nghị 69

Một phần của tài liệu thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại nhno & ptnt hà nội (Trang 72 - 78)