Thủ tục phân tích thường được KTV sử dụng trong suốt quá trình kiểm toán, vì vậy giúp KTV đánh giá được tình hình tài chính cũng như hoạt động kinh doanh của khách hàng. Thủ tục phân tích là kỹ thuật giúp KTV nhận dạng những khoản mục bất thường, đồng thời hỗ trợ cho họ trong việc xác định nội dung, phạm vi và thời gian của các thủ tục kiểm toán khác. Ví dụ, khi phân tích KTV nhận thấy hàng tồn kho năm nay tăng rất nhiều so với năm trước, nhưng doanh thu trong kỳ lại tăng và khoản phải trả giảm, từ đó KTV sẽ mở rộng phạm vi đối với thử nghiệm chi tiết cho khoản mục hàng tồn kho. Khi KTV thực hiện công việc kiểm toán trên các khoản mục của báo cáo tài chính, thủ tục phân tích đóng vai trò định hướng giúp KTV hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của khách hàng, phát hiện những biến động bất thường qua đó giúp dự đoán về những khu vực có rủi ro cao. Do đó thủ tục phân tích được đánh giá là thủ tục có hiệu quả cao nhất vì thời gian ít, chi phí thấp, mà có thể cung cấp các bằng chứng về sự đồng bộ, hợp lý trong cấu trúc các số liệu kế toán; đồng thời giúp đánh giá được những nét tổng thể và không bị sa vào các nghiệp vụ cụ thể. Điều quan trọng hơn, thủ tục phân tích là phương pháp cần thực hiện để hạn chế rủi ro kiểm toán, giảm bớt khối lượng công việc.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Kiểm toán độc lập là một ngành còn non trẻ ở nước ta nhưng đã nhanhchóng khẳng định được vai trò quan trong trong nền tài chính quốc gia Cùng với
sự đổi mới và phát triển của nền kinh tế đất nước trong xu thế hội nhập, nhà nước
ta khuyến khích việc hình thành và phát triển hoạt động kiểm toán độc lập nhằmđáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đâyđược xem là một bộ phận quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý vĩ mô nềnkinh tế Hoạt động kiểm toán và tư vấn tài chính, kế toán … đã và đang góp phầnxây dựng và phổ cập cơ chế chính sách kinh tế, tài chính; thực hiện công khai,minh bạch báo cáo tài chính của doanh nghiệp; ngăn ngừa lãng phí, tham nhũng;phục vụ đắc lực cho công tác quản lý và điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nướccũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tuy nhiên, với khoảng thờigian ngắn hoạt động, các công ty kiểm toán Việt Nam vẫn chưa tích lũy đủ nhữngkinh nghiệm cần thiết để đáp ứng các đòi hỏi của ngành kiểm toán và chưa thểcạnh tranh được với các công ty kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam Trong bốicảnh này, các công ty kiểm toán Việt Nam buộc phải biết tận dụng ưu thế, đầu tưnghiên cứu, liên kết với các công ty kiểm toán quốc tế để học hỏi kinh nghiệm vànắm bắt những kỹ thuật kiểm toán hiện đại, khoa học để có thể cạnh tranh đượcngay trên chính “sân nhà”
Trong các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán, kỹ thuật phân tích đượcxem là một kỹ thuật kiểm toán có nhiều ưu điểm và đóng vai trò quan trọng trongviệc nâng cao hiệu quả của cuộc kiểm toán Nhận thức được tầm quan trọng củathủ tục phân tích, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Công ty TNHH Kiểm toán
và kế toán- AAC người viết đã đi sâu vào tìm hiểu việc vận dụng thủ tục phân tích
trong kiểm toán báo cáo tài chính và chọn đề tài “Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và kế toán- AAC” cho luận văn tốt nghiệp này
2 Phạm vi nghiên cứu:Việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài
chính tại công ty AAC
3 Khách thể nghiên cứu: Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC.
4 Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu là sử dụng tài liệu kiểm
toán, hồ sơ kiểm toán của công ty AAC, phỏng vấn các anh chị KTV trongcông ty, thiết lập bảng trắc nghiệm để khảo sát việc áp dụng thủ tục phân tíchcủa công ty AAC kết hợp với việc nghiên cứu lí luận về thủ tục phân tích, sosánh với quy định trong chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
4 Bố cục đề tài: Đề tài có 3 phần chính, bao gồm:
- Phần I: Cơ sở lí luận về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính
- Phần II: Thực tế áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty kiểm toán và kế toán AAC thực hiện
- Phần III:Một số nhận xét và kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện việc áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty AAC thực hiện
Trang 2Phần I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO
CÁO TÀI CHÍNH
I.Những vấn đề chung về thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính
1 Khái niệm, mục đích và vai trò của thủ tục phân tích
1.1 Khái niệm
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 520 – Qui trình phân tích : “Thủ tục phân tích là việc phân tích các số liệu, thông tin, các tỷ suất quan trọng,qua đó tìm những xu hướng, biến động và tìm ra những mâu thuẫn với các thôngtin liên quan khác hoặc có sự chênh lệch lớn so với giá trị dự kiến”
Thủ tục phân tích được dùng để thu thập bằng chứng về những sai lệchtrọng yếu trong báo cáo tài chính Thủ tục phân tích không những không dừng lại
ở việc tìm hiểu tình hình của khách hàng mà còn dùng để phát hiện ra những sốliệu có khả năng bị sai lệch
1.2 Vai trò của thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC
- Thủ tục phân tích thường được KTV sử dụng trong suốt quá trình kiểmtoán, vì vậy giúp KTV đánh giá được tình hình tài chính cũng như hoạt động kinhdoanh của khách hàng
- Thủ tục phân tích là kỹ thuật giúp KTV nhận dạng những khoản mục bấtthường, đồng thời hỗ trợ cho họ trong việc xác định nội dung, phạm vi và thờigian của các thủ tục kiểm toán khác Ví dụ, khi phân tích KTV nhận thấy hàng tồnkho năm nay tăng rất nhiều so với năm trước, nhưng doanh thu trong kỳ lại tăng
và khoản phải trả giảm, từ đó KTV sẽ mở rộng phạm vi đối với thử nghiệm chi tiếtcho khoản mục hàng tồn kho Khi KTV thực hiện công việc kiểm toán trên cáckhoản mục của báo cáo tài chính, thủ tục phân tích đóng vai trò định hướng giúpKTV hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động của khách hàng, phát hiện những biếnđộng bất thường qua đó giúp dự đoán về những khu vực có rủi ro cao
- Do đó thủ tục phân tích được đánh giá là thủ tục có hiệu quả cao nhất vìthời gian ít, chi phí thấp, mà có thể cung cấp các bằng chứng về sự đồng bộ, hợp
lý trong cấu trúc các số liệu kế toán; đồng thời giúp đánh giá được những nét tổngthể và không bị sa vào các nghiệp vụ cụ thể Điều quan trọng hơn, thủ tục phântích là phương pháp cần thực hiện để hạn chế rủi ro kiểm toán, giảm bớt khốilượng công việc
1.3 Mục đích của thủ tục phân tích
Quy trình phân tích được sử dụng cho các mục đích sau:
- Giúp kiểm toán viên xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủtục kiểm toán khác;
Trang 3- Quy trình phân tích được thực hiện như là một thử nghiệm cơ bản khi việc
sử dụng thủ tục này có hiệu quảhơnso với kiểm tra chi tiết trong việc giảm bớt rủi
ro phát hiện liên quan đến cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính
- Quy trình phân tích để kiểm tra toàn bộ báo cáo tài chính trong khâu soátxét cuối cùng của cuộc kiểm toán
2 Nội dung của thủ tục phân tích
Thủ tục phân tích gồm 3 nội dung: dự đoán, so sánh và đánh giá
2.1 Dự đoán
Trong thủ tục phân tích, dự đoán là ước tính về số dư tài khoản, giá trị tỷ suấthoặc xu hướng liên quan đến dữ liệu tài chính hoặc phi tài chính…
Dự đoán bao gồm các bước sau:
- Đưa ra một mô hình để dự đoán: Xác định những biến tài chính và những
biến hoạt động với mối quan hệ giữa hai loại biến này Việc xác định được bảnchất mối quan hệ của các biến tài chính và các biến hoạt động có liên quan là rấtquan trọng trong việc xây dựng nên một mô hình để dự đoán Trong một vàitrường hợp, việc xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu không phải là đơn giản, nóđòi hỏi sự sáng tạo, biết lựa chọn và xây dựng các giả định của người phân tích
- Xây dựng một mô hình kết hợp những thông tin: Thường khi đã xác định
được mối quan hệ giữa chúng, ta cố gắng biến đổi mối quan hệ đó thành một mốiquan hệ số học (Một công thức, một mô hình) Khi một biến chịu ảnh hưởng củanhiều nhân tố thì ta phải đảm bảo đưa vào mô hình tất cả những nhân tố này hoặc
ít ra là tất cả những nhân tố ảnh hưởng quan trọng Nếu không kết quả nhận đượccủa thủ tục sẽ thiếu chính xác.Tổng hợp số liệu thể hiện một sự kết hợp những ảnhhưởng và kết quả của khá nhiều những mối liên hệ và những sự kiện về hoạt độngtài chính Thủ tục này được áp dụng càng chi tiết thì nó càng có khả năng cung cấpmột dự đoán đúng và chính xác hơn.Việc thu thập số liệu thiếu chính xác sẽ chomột kết quả dự đoán thiếu chính xác
- Dự đoán dựa vào mô hình đã xây dựng: Bổ sung vào mô hình các biến số
thu thập được để tìm ra một kết quả dự đoán theo mô hình đã xây dựng
2.2 So sánh
So sánh là việc xem xét giữa số liệu này và số liệu khác để thấy sự giốngnhau, khác nhau hoặc là sự hơn kém nhau.Trong thủ tục phân tích, KTV có thể sosánh các thông tin tài chính, như:
•So sánh thông tin tương ứng trong kỳ này với các kỳ trước;
•So sánh giữa thực tế với kế hoạch của đơn vị (Ví dụ: Kế hoạch sản xuất, kếhoạch bán hàng );
•So sánh giữa thực tế với ước tính của kiểm toán viên (Ví dụ: Chi phí khấuhao ước tính );
•So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùngquy mô hoạt động, hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành (Ví dụ: Tỷsuất đầu tư, tỷ lệ lãi gộp )
So sánh gồm các bước:
Trang 4a Xác định mức sai lệch cho phép
Việc sử dụng một mô hình để dự đoán chắc chắn sẽ có những sai số, do:
- Bản thân các hệ số được sử dụng trong mô hình chưa phản ánh đầy đủ thực
sự các nhân tố có ảnh hưởng
- Thu thập số liệu đưa vào các biến số chưa chính xác, nghĩa là bản thân các
số liệu đóng vai trò biến số được thu thập là chưa chính xác
Do đó, trước khi so sánh số liệu dự đoán với số liệu khách hàng cung cấp, tacần xác định một mức sai lệch cho phép và nếu việc so sánh cho một kết quả vượtquá cái mức này được xem là chênh lệch đáng kể và có sự chưa hợp lý trong sốliệu khách hàng cung cấp
b So sánh số liệu dự đoán với số liệu khách hàng: KTV tính toán các chỉ tiêu
dựa trên mô hình đã được lập, sau đó tiến hành so sánh với số liệu kế toán kháchhàng cung cấp
c Trình bày với khách hàng về những chênh lệch và yêu cầu giải thích
Sự kiện này có thể thu thập từ nhiều nguồn khác nhau: cụ thể từ bộ phận kếtoán công ty, nhân viên các phòng ban có liên quan, bên cạnh đó còn phải thu thậpcác chứng từ khác có liên quan để có thể kết hợp lại và xem xét liệu các thông tinphù hợp và logic hay không
Với những giải thích được chấp nhận (nếu có) cho những chênh lệch (nếu có)
mà kết quả của sự so sánh:
- Vẫn có những bất hợp lý (những chênh lệch còn đáng kể): Cho thấy KTV
đã không thu thập được bằng chứng kiểm toán hoặc không đáng tín cậy và cânnhắc xem liệu có nên tiến hành những thủ tục khác thay thế, hoặc trong một vàitrường hợp, KTV nên xem xét đến khả năng hoàn thiện hơn mô hình dự đoán đểthông tin thu thập được chính xác hơn và làm cho chênh lệch có thể giảm xuống.Nếu vẫn không giải thích được thì chênh lệch này sẽ được đưa vào bảng tóm tắt vềnhững chênh lệch chưa điều chỉnh
- Đã ở mức hợp lý: tùy theo tính chất trọng yếu của khoản mục để quyết địnhxem nên:
•Chấp nhận nó như là một bằng chứng kiểm toán
•Thận trọng hơn: hoàn thiện hơn nữa dự đoán của chúng ta để kết quả sosánh chính xác hơn
•Thận trọng hơn nữa: tiến hành kiểm tra chi tiết
3 Phân loại thủ tục phân tích
Trong qui trình thực hiện phân tích KTV có thể sử dụng các phương phápkhác nhau từ việc so sánh đơn giản đến những phân tích phức tạp đòi hỏi phải sử
Trang 5dụng các kỹ thuật thống kê tiến tiến Một cách khái quát, thủ tục phân tích có thểđược chia thành 4 loại sau:
Phân tích xu hướng Sử dụng biến động năm trước để dự đoán giá trị cho nămhiện hành Ví dụ, xem xét doanh số từng tháng trong năm
để từ đó đưa ra hướng dự đoán của doanh số
Phân tích tỷ suất Bao gồm việc tìm hiểu sự hợp lý của mối quan hệ giữanhiều chỉ tiêu trên BCTC Ví dụ, phân tích tỷ suất giữa chi
phí bán hàng với tổng doanh thu của một loại sản phẩm đểthu thập được các thông tin về tính hiện hữu, tính chính xác
và sự đánh giá
Phân tích hồi quy Sử dụng số liệu của quá khứ để thiết lập mối quan hệ giữa
các hiện tượng và sự kiện có liên quan
3.1 Phân tích xu hướng
Là xem xét xu hướng biến động của số liệu theo thời gian và phát hiện ra xuhướng bất thường( tăng hoặc giảm đột biến) mà không có lý do rõ ràng Việc đánhgiá một xu hướng là bất thường được xem xét trong mối quan hệ với các thông tinkhác: tính chu kỳ, tính thời vụ, tác nhân ảnh hưởng bất thường Các kỹ thuật được
sử dụng trong phân tích xu hướng:
a Đồ thị: Số liệu được đưa ra trên đồ thị giúp ta có thể đánh giá đúng về xu
hướng trong thời gian gần đây Khi kết hợp các thông tin hiện tài và phác họa trên
đồ thị có thể cho ta có được một dư đoán về một xu hướng phát triển của đốitượng phân tích và ta có thể so sánh dự đoán này với thực tế
b Các tính toán đơn giản: Theo xu hướng trong quá khứ, ta có thể áp dụng
xu hướng đó để dự đoán cho hiện tại, kỹ thuật này áp dụng cho trường hợp không
có những tác động lớn đáng kể đối với đối tượng phân tích
Trang 6c Các tính toán phức tạp: Được sử dụng trong trường hợp xu hướng biến
động là phức tạp, việc đưa ra các phép tính phức tạp nhằm để loại trừ ảnh hưởngcủa các nhân tố phụ
Lưu ý:
- Khi phân tích xu hướng phải luôn nhận thức được rằng những xu hướngtrước kia có thể không liên quan gì đến xu hướng hiện tại và trong thực tế có thểchúng làm cho người phân tích mắc sai sót
- Phân tích xu hướng chỉ được xem xét khi được đánh giá rằng những xuhướng trước kia thực sự có những liên quan tới hiện tại
3.2.Phân tích dự báo (phân tích tính hợp lý)
Việc phân tích này được áp dụng để ước tính về một số dư tài khoản hay mộtloại hình nghiệp vụ Phân tích dự báo hay phân tích tính hợp lý được dựa trên mốiquan hệ được chấp nhận giữa biến số đang điều tra với những thông tin phi tàichính hay là việc dựa trên những dữ liệu sẵn có (cả dữ liệu tài chính và dữ liệuhoạt động) để ước tính số liệu cần phân tích và đối chiếu với số liệu khách hàngcung cấp nhằm nhận dạng và giải thích cho những khác biệt bất thường
Phân tích dự báo bao gồm các bước:
- Đưa ra một công thức ước tính số liệu cần kiểm tra
- Ước tính và so sánh với số liệu cần kiểm tra
- Giải thích những biến động, những chênh lệch bất thường
Trong đó, việc đưa ra một công thức ước tính được xem là bước quyết địnhnhất và cũng đòi hỏi khả năng của người phân tích nhất Việc đưa ra một côngthức ước tính phù hợp sẽ cho một kết quả dự báo chính xác và ngược lại sẽ chomột kết quả dự báo thiếu chính xác và dẫn đến những đánh giá sai lệch về số liệukiểm tra
Sau đây là một số khoản mục thường áp dụng việc phân tích tính hợp lý này:
a Doanh thu: Ước tính số đơn vị bán ra trong một niên độ bằng cách lấy số
lượng đơn vị hàng trong kho để đem bán đầu kỳ cộng với số lượng đơn vị đượcsản xuất trong niên độ đó trừ đi số lượng đơn vị tồn kho cuối kỳ sau đó lấy sốlượng sản phẩm tiêu thụ ước tính nhân với đơn giá (kiểm tra trên hóa đơn và hợpđồng bán hàng) Từ đó sẽ ước tính ra doanh thu bán trong kỳ
b Chi phí khấu hao: Được ước tính từ thời gian hữu dụng của tài sản và
phương pháp tính khấu hao cho những nhóm tài sản đồng nhất
c Giá vốn hàng bán: Được ước tính bằng cách lấy doanh thu của năm được
kiểm toán rồi nhân với tỷ lệ Giá vốn hàng bán / Doanh thu của năm trước đó
3.3.Phân tích tỷ suất
Phân tích tỷ suất bao gồm việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai hay nhiềubiến động của các khoản mục trên báo cáo tài chính Phân tích tỷ suất rất có hiệuquả bởi nó phản ánh một cách khái quát những mối quan hệ giữa nhiều khoản mụctrên báo cáo tài chính Mặt khác, nó giúp KTV so sánh tình hình tài chính củakhách hàng thông qua các tỷ số về tình hình tài chính của một công ty khác trongcùng lĩnh vực, ngành nghề mà công ty này hoạt động có hiệu quả, hoặc so sánh
Trang 7với chỉ tiêu bình quân ngành để đánh giá những thuận lợi cũng như khó khăn màkhách hàng đang gặp phải.
Phân tích tỷ suất là một phương pháp tăng cường khả năng hiểu biết về tìnhhình kinh doanh của khách hàng một cách hiệu quả và đánh giá tổng thể về điềukiện tài chính cũng như lợi nhuận Nó giúp cho KTV khái quát một cách nhanhchóng về sự thay đổi đáng kể trong hoạt động kinh doanh cũng như đặc điểm tàichính của khách hàng Vì mục đích đó mà phân tích tỷ suất là một trong nhữngphương pháp thông dụng của thủ tục phân tích
Ngoài ra, khuynh hướng biến động của tỷ suất có thể ảnh hưởng về sự ướctính của các KTV về tài khoản đặc biệt hoặc loại hình nghiệp vụ Hơn nữa, phântích tỷ suất sẽ giúp cho KTV hiểu rõ hơn mối tương quan giữa các yếu tố tài chính
và phi tài chính
Thủ tục này cũng rất có hiệu quả khi so sánh đánh giá về khả năng thanhtoán, khả năng hoạt động, khả năng sinh lời và khả năng tự tài trợ của khách hàngvới những doanh nghiệp có cùng quy mô trong điều kiện kinh tế hiện thời KhiKTV nhận thấy hệ số thanh toán hiện thời của khách hàng quá cao so với mứcbình quân ngành, họ có thể nghi ngờ rằng các loại tài sản lưu động như tiền, chứngkhoán, các khoản phải thu hay hàng tồn kho bị khai khống hoặc khi doanh lợi vốn
tự có cao hơn đáng kể so với mức bình quân ngành thì KTV có thể áp dụngphương pháp phân tích tài chính Du Pont để đi sâu xem xét những nguyên nhân
đó Có thể là do khách hàng cố ý " bóp méo" về doanh lợi tiêu thụ, doanh lợi tàisản lưu động như tiền hay tỷ số nợ nhằm dựng lên hình ảnh tài chính lành mạnh.Như ta đã biết, phân tích tỷ suất là một trong những phương pháp thông dụngcủa thủ tục phân tích Vì vậy, trước khi áp dụng thủ tục phân tích tỷ suất cần phảixem xét đến những điều kiện quan trọng và đảm bảo rằng:
a Mối quan hệ luôn thay đổi theo các biến cấu thành nên tỷ suất:
Nếu trong các biến có một yếu tố tương đối ít biến động, cụ thể là lương nhânviên bán hàng, nhân viên quản lý, thì tỷ suất giữa các yếu tố này so với doanh thu
sẽ thay đổi giữa các năm, thông thường các tỷ suất này đều tăng qua các năm (tỷ lệthuận với doanh thu) Tuy nhiên, cần phải hiểu về giá trị tương đối của những yếu
tố này và những thay đổi trong mức tỷ suất dự đoán Kết luận sẽ không đúng nếu
ta chỉ đơn giản cho rằng, giá vốn hàng bán tỷ lệ thuận với doanh thu Vì trong thực
tế, giá vốn hàng bán bao gồm định phí và biến phí nên khi khối lượng hàng bántăng lên thì tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu sẽ phải giảm xuống (điều nàyảnh hưởng bởi kết cấu của từng mặt hàng)
b Mối quan hệ này là mối quan hệ tuyến tính:
Các yếu tố trên báo cáo tài chính bao giờ cũng có mối liên hệ với nhau, nếumột yếu tố này thay đổi thì yếu tố khác sẽ biến đổi theo Vì thế giả định này là hợp
lý với nhiều chi phí Ví dụ như trong kỳ, chi phí bán hàng tăng hoặc khoản chiếtkhấu tăng thì doanh thu trong kỳ sẽ tăng Hoặc hàng tồn kho trong kỳ tăng sẽ dẫnđến các khoản phải trả cho nhà cung cấp tăng
c Mối quan hệ này phải được tính toán thống nhất trên cùng một thời điểm
và phải cùng một phương pháp tính để thỏa mãn điều kiện so sánh được Ví dụ
Trang 8như: tỷ lệ vòng quay hàng tồn kho chỉ được tính bằng cách sử dụng nhất quánhoặc giá trị hàng tồn kho trung bình chung cả năm hoặc giá trị hàng tồn kho vàocuối năm Bởi vì phương pháp đánh giá hàng tồn kho khác nhau giữa các kỳ phântích sẽ ảnh hưởng đến kết quả phân tích biến động của tỷ suất.
3.4 Phân tích hồi quy
Là phương pháp sử dụng số liệu của quá khứ, những dữ liệu đã diễn ra theothời gian hoặc diễn ra tại cùng một thời điểm để thiết lập mối quan hệ giữa cáchiện tượng và sự kiện có liên quan Mối quan hệ này được biểu diễn dưới dạngphương trình gọi là phương trình hồi quy Có hai phương pháp hồi quy để đánhgiá và dự báo kết quả tài chính trong doanh nghiệp là: phương pháp hồi quy đơn
và phương pháp hồi quy bội
a Phương pháp hồi quy đơn (hồi quy tuyến tính): được dùng để xem xét
mối quan hệ giữa một chỉ tiêu là kết quả vận động của một hiện tượng kinh tế.Phương trình hồi quy đơn có dạng:
Y = A + B.xTrong đó:
b Phương pháp hồi quy bội ( hồi quy tuyến tính bội):
Phương pháp hồi quy bội (hồi quy đa biến là phương pháp được sử dụng đểphân tích mối quan hệ giữa nhiều biến độc lập với một biến phụ thuộc (một chỉtiêu kết qủa với nhiều chỉ tiêu nguyên nhân) Trong thực tế, có nhiều mô hìnhphân tích sử dụng hồi quy đa biến, như phân tích và dự báo doanh thu của doanhnghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng, phân tích tổng chi phí với nhiều nguyên nhântác động…
Một chỉ tiêu kinh tế chịu sự tác động cùng lúc của nhiều nhân tố cả thuậnchiều lẫn ngược chiều, như doanh thu phụ thuộc vào số lượng hàng bán, kết cấuhàng bán, giá cả hàng hoá, thu nhập bình quân xã hội, mùa vụ, thời tiết, quảng cáogiới thiệu… Mặt khác, giữa các nhân tố cũng có mối quan hệ nội tại Vì vậy, phântích hồi quy vừa kiểm định giả thiết về nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng,vừa định lượng các quan hệ kinh tế giữa chúng Từ đó có cơ sở cho phân tích dựbáo và có quyết định phù hợp, có hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu mongmuốn của các đối tượng
Phương trình hồi quy đa biến tổng quát dưới dạng tuyến tính là:
Trang 9Y= b0 +b1x1 + b2x2 +… + bixi +… + bnxn + e
Trong đó:
Y: biến phụ thuộc (chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu) và được hiểu làước lượng (Y);
b0 là tung độ gốc; bi các độ dốc của phương trình theo các biến xi;
xi các biến độc lập (nhân tố ảnh hưởng); e các sai số
Mục tiêu của phương pháp hồi quy đa biến là dựa vào các dữ liệu lịch sử vềcác biến Yi và Xi, dùng thuật toán để tìm các thông số b0 và bi xây dựng phươngtrình hồi quy để dự báo cho ước lượng trung bình của biến Y
* Như vậy, nhìn chung các thủ tục phân tích có một số điểm sau:
- Có thể sử dụng được đối với bất kỳ khoản mục nào nhưng xét về hiệu quảthì thủ tục phân tích sẽ có hiệu quả hơn đối với các khoản mục trên Báo cáo kếtquả hoạt động kinh doanh hơn là các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán
- Phân tích xu hướng và phân tích dự báo được sử dụng nhiều do những ưuđiểm của nó
- Mức độ tin cậy của phân tích dự báo tương đối cao vì nó kết hợp các thông
tin tài chính và các dữ liệu hoạt động Phân tích tỷ suất được dựa trên mối quan hệcủa các báo cáo tài chính khác nhau nhưng có liên quan đến nhau nên cũng cungcấp các thông tin có giá trị Phân tích xu hướng được xem là cung cấp các dữ liệu
có mức độ tin cậy thấp nhất vì nó dựa nhiều vào việc xem xét các dữ liệu nămtrước Phân tích hồi quy có mức độ tin cậy tương đối, tuy nhiên do việc thiết lậpcác chỉ tiêu liên quan rất phức tạp và đòi hỏi phải chặt chẽ và thích hợp
4 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thủ tục phân tích
Việc áp dụng các thủ tục phân tích dựa trên giả thuyết rằng có sự tồn tạinhững mối quan hệ các dữ liệu và các mối quan hệ này phải được giữ nguyên trừkhi có bằng chứng ngược lại Sự tồn tại của những mối liên hệ này cung cấp cácbằng chứng về tính đầy đủ, tính chính xác và tính hợp thức của các dữ liệu do hệthống kế toán cung cấp Tuy nhiên độ tin cậy của những thủ tục phân tích phụthuộc vào đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro, trong đó thủ tục phân tích khônglàm rõ được những biến đổi lớn trong khi có sự tồn tại của bất thường trọng yếu.Mức độ tin cậy mà kiểm toán viên đánh giá với một thủ tục phân tích phụthuộc vào các yếu tố sau :
- Mức độ trọng yếu của khoản mục.
Đối với những khoản mục trọng yếu, việc kết hợp giữa thủ tục phân tích vớicác thử nghiệm chi tiết được xem là cần thiết để tránh rủi ro
Trong các trường hợp này không phải là phủ nhận tính hữu ích của thủ tụcphân tích mà cần nhận thức rõ rằng thủ tục phân tích ở đây sẽ có tác dụng to lớntrong việc xem xét khả năng có rủi ro ở khoản mục Tuy nhiên, do tính hạn chếcủa bản thân nó nên việc thực hiện các thử nghiệm chi tiết phải được xem xét đến
và ở trong một chừng mực nào đó là do kết quả của thủ tục phân tích quyết định.Còn đối với khoản mục không trọng yếu, nếu xét thấy thủ tục phân tích đã đủđảm bảo mức độ tin cậy thì kiểm toán viên có thể đưa ra kết luận
Trang 10- Các thủ tục kiểm toán khác có cùng một mục tiêu kiểm toán.
Các thủ tục kiểm toán khác được áp dụng sẽ góp phần đánh giá mức độ đángtin cậy của kết quả mà thủ tục phân tích mang lại Ví dụ, thủ tục kiểm tra nghiệp
vụ thu tiền sau ngày khóa sổ của khoản phải thu sẽ khẳng định hoặc phủ nhận kếtquả của quy trình phân tích nợ phải thu theo thời hạn
- Độ tin cậy của số liệu.
Nếu số liệu đem so sánh với số liệu chưa kiểm toán của năm hiện hành khôngđáng tin cậy thì kết quả so sánh sẽ thiếu chính xác Do đó, kiểm toán viên phảixem xét độ tin cậy của những số liệu đó Thường thì, nếu số liệu đã được kiểmtoán ở năm trước thì chúng có thể được xem là đáng tin cậy Ngoài ra, kiểm toánviên có thể đánh giá độ tin cậy dựa vào nguồn gốc của thông tin: thông tin bêntrong và thông tin bên ngoài doanh nghiệp
Độ tin cậy của các thông tin bên trong phụ thuộc vào sự hữu hiệu của hệthống kiểm soát nội bộ
Đối với các thông tin bên ngoài thì độ tin cậy của nó phụ thuộc vào nguồngốc thông tin Các thông tin mà kiểm toán viên thu thập làm cơ sở để dự đoán vàđối chiếu với thông tin đơn vị càng độc lập với đơn vị thì độ tin cậy sẽ càng cao.Thông tin có độ tin cậy cao sẽ cho một kết quả phân tích có hiệu quả, nếu không
sẽ dẫn đến kết quả dự đoán của kiểm toán viên thiếu độ chính xác và vì thế thủ tụcphân tích sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi
- Số liệu của nhiều năm.
Để xác định xu hướng có ý nghĩa phân tích thì nên so sánh các tỷ số, các tỷ lệ
và các lượng tuyệt đối của nhiều kỳ với nhau sẽ cho kết quả chính xác hơn việcchỉ so sánh với kỳ trước đó
- Số liệu được chia nhỏ.
Khi các thủ tục phân tích được áp dụng cho các Báo cáo tài chính, điều nàyđược xem như việc khảo sát số liệu tổng hợp Sự phân tích trong các thể thức phântích có nghĩa là kiểm toán viên thực hiện khảo sát dựa trên việc chia nhỏ hơn các
số liệu tạo thành các Báo cáo tài chính Khi điều này được làm một cách hợp lý,thủ tục phân tích đối với các số liệu được chia nhỏ có hiệu quả hơn là các số liệutổng hợp
Có hai cách chủ yếu để chia nhỏ số liệu: chia theo các đơn vị nhỏ hơn hoặctheo các kỳ thời gian ngắn hơn
Sự chia nhỏ làm tăng khả năng nhận diện các sai số bù đắp và các sai số cóthể bị bỏ qua trong quá trình khảo sát số liệu tổng hợp
- Mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu so sánh.
Trang 11Nếu giữa các chỉ tiêu được so sánh không có mối quan hệ hoặc chỉ quan hệmột cách lỏng lẻo thì việc phân tích sẽ vô nghĩa Trong nhiều trường hợp, chỉ cóthể so sánh được cần phải loại trừ các nhân tố gây nhiễu bằng các phương phápthích hợp.
- Thời gian thực hiện thủ tục phân tích.
Thủ tục phân tích có hiệu quả nhất khi áp dụng cho toàn niên độ kiểm toán.Trong trường hợp áp dụng thủ tục phân tích cho một phần của niên độ, vai trò của thủtục phân tích là giúp kiểm toán viên hiểu biết về tình hình kinh doanh và phân tích rủi
ro, hơn là cung cấp một bằng chứng kiểm toán cho các cơ sở dẫn liệu trên báo cáo tàichính
- Phần mềm máy tính của kiểm toán viên.
Phần mềm kiểm toán dựa trên máy vi tính có thể được sử dụng để thực hiệncác thể thức phân tích sâu rộng Trong một vài năm qua, nhiều công ty kiểm toán
đã bắt đầu sử dụng phần mềm máy vi tính như một công cụ để làm các cuộc kiểmtoán thêm hiệu quả và hiệu lực
Lợi ích chính của các thủ tục phân tích xử lý bằng máy tính là sự việc cậpnhật hóa các tính toán dễ dàng khi thực hiện các bút toán điều chỉnh cho các sổsách của khách hàng Nếu có một vài bút toán điều chỉnh cho các sổ sách củakhách hàng, các tính toán của thủ tục phân tích có thể được xem xét lại một cáchnhanh chóng
- Mức độ hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Với một hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém, việc chỉ đơn thuần áp dụng thủtục phân tích, cho dù đối với những khoản mục không trọng yếu, để đi đến kếtluận ngay sẽ có rủi ro cao Do đó, đối với một hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kémthì thủ tục phân tích không thể là thủ tục chính mà các thử nghiệm chi tiết sẽ làtrọng tâm Còn ngược lại, một hệ thống kiểm soát nội bộ được đánh giá tốt thìthông tin cung cấp sẽ có độ tin cậy cao và khi đó thủ tục phân tích mà kiểm toánviên áp dụng cũng cho những kết quả đáng tin cậy
5 Trình tự thực hiện thủ tục phân tích
5.1 Chọn mô hình phân tích thích hợp
Nhìn chung các thủ tục phân tích áp dụng hiệu quả đối với các khoản mụctrên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hơn là đối với các khoản mục trênBảng cân đối kế toán Các khoản mục trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh dễ
dự đoán hơn, trong khi các tài khoản trên Bảng cân đối kế toán thường kết hợp nhiềuloại hình nghiệp vụ phức tạp Khi lựa chọn thủ tục phân tích, KTV có thể xem xét quabảng sau đây:
Đối tượng kiểm toán
Loại hình phân tích Phân tích dự báo Phân tích tỷ suất Phân tích xu
hướng
Khoản mục trên BCKQHĐKD Rất hữu ích Rất hữu ích Hữu ích
( Nguồn: Giáo trình kiểm toán tài chính, trường ĐH kinh tế quốc dân)
Trang 125.2 Lựa chọn và thu thập dữ liệu cho mô hình phân tích thích hợp
Dữ liệu thường được lấy từ những nguồn sau đây
• Báo cáo tài chính và báo cáo kế toán khác có liên quan
• Số liệu kiểm toán giữa niên độ
• Sổ sách đơn vị
• Các kế hoạch tài chính
• Chỉ tiêu một số doanh nghiệp cùng ngành hoặc các đối thủ cạnh tranh
• Các tài liệu khác như:
- Các thông tin chung như cơ hội kinh doanh, sự tăng trưởng hay suy thoáicủa nền kinh tế thế giới, khu vực hay trong nước có tác động mạnh mẽ đến tìnhhình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
- Các thông tin đặc thù theo ngành và của doanh nghiệp như tính chất củasản phẩm, qui trình kỹ thuật áp dụng, cơ cấu sản xuất, tốc độ phát triển kinh tế…
5.3 Đánh giá độ tin cậy của dữ liệu
Tính độc lập và đáng tin cậy của các dữ liệu trong quá trình ứng dụng các môhình phân tích có ảnh hưởng trực tiếp đến độ chính xác về các dự đoán của KTV
và vì thế cũng ảnh hưởng đến bằng chứng kiểm toán thu nhận được từ thủ tụcphân tích Cho nên, để đánh giá độ tin cậy của dữ liệu, KTV cần xem xét:
•Nguồn gốc dữ liệu là bên trong đơn vị hay là bên ngoài?
• Nếu là bên trong đơn vị thì liệu thông tin đó có độc lập với người chịutrách nhiệm cho kết quả do KTV đạt được thông qua thủ tục phân tích không
• Dữ liệu thu thập trong năm nay và năm trước đã được kiểm tra và điềuchỉnh theo các cuộc kiểm toán trước đó chưa
5.4 Thực hiện việc phân tích, xác định mức lệch và tìm nguyên nhân
Sau khi xác định được nguồn gốc và đánh giá được độ tin cậy của các dữliệu, KTV đi vào việc thực hiện thủ tục phân tích để tìm ra những chênh lệch bấtthường giữa các khoản mục phát hiện những sự thay đổi trong quá trình hoạt độngcủa đơn vị và tim thấy những xu hướng (tăng hoặc giảm đột ngột) mà không có lý
do rõ ràng
Để tìm ra nguyên nhân của những chênh lệch hay xu hướng trên, trước hếtKTV cần phải xác định được mức chênh lệch bằng cách so sánh những ước tínhcủa mình và đối chiếu với số liệu đơn vị
Nếu mức chênh lệch nhỏ hơn mức trọng yếu, tức là có thể chấp nhận được thìKTV chấp nhận khoản mục đó, ngược lại, nếu mức chênh lệch lớn hơn mức trọngyếu thì KTV phải tìm cho được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chênh lệch giữa sốliệu ước tính và số liệu thực tế của đơn vị
5.5 Rút ra kết luận về bằng chứng kiểm toán thu thập được
Đánh giá về mức độ đảm bảo hợp lý đã đạt được: việc đi tìm lời giải thíchhợp lý cho sự chênh lệch không phải lúc nào cũng mang lại một kết quả là chênhlệch đã được điều chỉnh lại và phù hợp với mức sai sót cho phép Đối với nhữngtài khoản mà sau khi thu thập được thêm thông tin và có thể cho thấy rằng nó có
Trang 13số dư hợp lý thì xem như kiểm toán viên đã thu thập được một bằng chứng kiểmtoán và thủ tục phân tích đã đạt được mục đích của nó.
Xem xét và đánh giá các khác biệt không giải thích được: khi không xác địnhđược nguyên nhân gây ra chênh lệch (không tìm được lời giải thích phù hợp cho
sự chênh lệch) hoặc mức chênh lệch sau khi điều chỉnh vẫn còn lớn hơn mức saisót cho phép, KTV đã không thu được bằng chứng kiểm toán theo dự tính và sẽphải cân nhắc liệu có nên tiến hành một thủ tục khác thay thế hay không KTV sẽnghi ngờ về khả năng xảy ra sai sót, gian lận ở khoản mục này và tập trung nhiềuhơn vào các thử nghiệm chi tiết
6 Ưu điểm và nhược điểm khi áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC
- Tốn ít thời gian và chi phí
- Có thể sử dụng đối với tất cả các khoản mục trên báo cáo tài chính
- Được sử dụng trong tất cả các giai đoạn của qui trình kiểm toán
có cùng mục tiêu kiểm toán, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
- Không phát hiện được những sai sót có giá trị nhỏ hoặc những sai sót có giátrị lớn nhưng vận động ngược chiều nhau, bù trừ nhau
- Phải dựa trên mối quan hệ bản chất giữa các chỉ tiêu được so sánh
- Đối với những khoản mục trọng yếu hay đối với những đơn vị có hệ thốngkiểm soát nội bộ kém thì thủ tục phân tích phải kết hợp với các thử nghiệm chi tiếtnếu không sẽ có rủi ro cao
II Áp dụng thủ tục phân tích trong các giai đoạn kiểm toán BCTC
1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
1.1 Mục đích
Trong tiến trình lập kế hoạch, phân tích chủ yếu được tiến hành đối với báocáo tài chính Ngoài việc bước đầu giúp KTV hiểu rõ hơn tình hình hoạt động kinhdoanh của khách hàng, phân tích còn giúp phát hiện những biến động bất thườngqua đó giúp dự đoán những khu vực có rủi ro cao Theo chuẩn mực số 520 “Quytrình phân tích”, KTV nên áp dụng thủ tục phân tích trong tiến trình lập kế hoạchvì:
Trang 14- KTV phải áp dụng quy trình phân tích trong tiến trình lập kế hoạch kiểmtoán để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể
có rủi ro Quy trình phân tích giúp KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vicủa các thủ tục kiểm toán khác
- Ngoài ra, thông qua phân tích sơ bộ tình hình tài chính (nhất là khả năngthanh toán), kiểm toán viên còn xem xét thêm liệu giả định hoạt động liên tục cóthể bị vi phạm hay không? Đánh giá ban đầu về giả định này sẽ là cơ sở để kiểmtoán viên quyết định có thực hiện các thủ tục xác minh cần thiết hay không
1.2 Nội dung
KTV phải thu thập và nghiên cứu tài liệu, tham quan đơn vị, phỏng vấn các
cá nhân có liên quan và thực hiện phân tích sơ bộ báo cáo tài chính để đạt đượcnhững hiểu biết đầy đủ về đơn vị Sau đó, KTV tiến hành phân tích sơ bộ theotrình tự sau:
- Tiến hành lập bảng so sánh các số liệu từ báo cáo tài chính giữa năm nayvới năm trước để xác định những chênh lệch tuyệt đối và tương đối
- Tính toán các tỷ số tài chính cơ bản như: Tỷ suất thanh toán nhanh; Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE); Tỷ suất nợ v.v…
- Xem xét các mối quan hệ bất thường như việc vòng quay hàng tồn khonhanh nhưng tỷ lệ lãi gộp lại có xu hướng giảm
- So sánh và ghi nhận các biến động tuyệt đối, ví dụ: Chênh lệch lớn hơn10% (Giữa số ước tính và số thực tế)
- So sánh và ghi nhận những biến động bất thường (Doanh thu hàng năm tăng10%, năm nay tăng 30%)
Lưu ý, trong giai đoạn này, điều kiện tài chính và khả năng trả nợ đến hạn củađơn vị phải được KTV chú trọng khi thực hiện thủ tục phân tích Tình trạng xấu đicủa khả năng thanh khoản hay các tỷ số sinh lời của đơn vị có thể là một biểu hiệncủa rủi ro tiềm tàng, dẫn đến rủi ro đơn vị sẽ trình bày sai lệch trọng yếu trên báo cáotài chính
2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
2.1 Mục đích
Mục đích chính của thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán đểgiúp KTV thu thập bằng chứng về tính hợp lý chung của số liệu, thông tin cầnkiểm tra, đồng thời phát hiện khả năng tồn tại các sai lệch trọng yếu Thí dụ, việcnghiên cứu quan hệ giữa chi phí khấu hao với nguyên giá và tỷ lệ khấu hao tài sản
cố định có thể cung cấp bằng chứng về sự hợp lý của chi phí này, hoặc ngược lạigiúp KTV dự đoán về khả năng sai lệch của số liệu
2.2 Nội dung
KTV phải thảo luận với giám đốc, kế toán trưởng hoặc người đại diện củađơn vị được kiểm toán về khả năng cung cấp thông tin và độ tin cậy của các thôngtin cần thiết cho việc áp dụng thủ tục phân tích, kể cả kết quả phân tích của đơn vịnếu tin tưởng vào các dữ liệu này
Khi áo dụng thủ tục phân tích, trong giai đoạn này KTV phải xem xét các yếu tốsau:
Trang 15- Mục tiêu của việc phân tích và độ tin cậy của kết quả thu được.
- Đặc điểm của đơn vị và mức độ chi tiết hóa thông tin.( Ví dụ: thủ tục phântích áp dụng đối với thông tin tài chính của từng đơn vị thành viên sẽ hiệu quả hơn
là áp dụng đối với thông tin tổng hợp của đơn vị…)
- Khả năng sẵn có của các thông tin tài chính và phi tài chính
- Độ tin cậy của các thông tin(Ví dụ: kế hoạch được thiết lập có tính khả thihơn là kế hoạch chỉ là các mục đích phải đạt được)
- Nguồn gốc thông tin (ví dụ: Thông tin từ bên ngoài thường có độ tin cậycao hơn thông tin do đơn vị cung cấp…)
- Khả năng so sánh của thông tin (Ví dụ: Thông tin do đơn vị cung cấp có thể
so sánh với thông tin của đơn vị khác trong cùng ngành…)
- Những hiểu biết có được từ cuộc kiểm toán các kỳ trước cùng với hiểu biết
về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ và các vấn đềnảy sinh đã dẫn đến các bút toán điều chỉnh trong những kỳ trước
Các thủ tục phân tích thường được sử dụng
- So sánh giữa thực tế của đơn vị với các đơn vị trong cùng ngành có cùngqui mô hoạt động hoặc với số liệu thống kê, định mức cùng ngành (ví dụ: Tỷ suấtđầu tư, tỷ lệ lãi gộp…)
- So sánh số năm nay với số năm trước
- So sánh chi tiết số dư tổng hợp với số dư chi tiết tương tự của năm trước
- Tính tỷ số và mối quan hệ tỷ lệ để so sánh với kỳ trước
- So sánh số liệu của khách hàng với các kết quả ước tính của khách hàng
- So sánh số liệu của công ty khách hàng với các kết quả dự kiến của KTV
- Ước tính giá trị các khoản mục sau đó so sánh kết quả ước tính với số liệudoanh nghiệp
3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
3.1 Mục đích
Trong giai đoạn soát xét tổng thể cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải ápdụng thủ tục phân tích để có kết luận tổng quát về sự phù hợp trên các khía cạnhtrọng yếu của báo cáo tài chính với những hiểu biết của mình về tình hình kinhdoanh của đơn vị Quy trình phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại nhữngkết luận có được trong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc các khoản mụctrên báo cáo tài chính Trên cơ sở đó giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận tổng quát
về tính trung thực, hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính Tuy nhiên, quy trình phântích cũng chỉ ra những điểm yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện công việc kiểmtoán bổ sung
3.2 Nội dung
Trước khi lập báo cáo kiểm toán, KTV phải đánh giá tổng quát về các kếtquả thu thập được Về cơ bản, cũng giống như trong giai đoạn lập kế hoạch kiểmtoán thì thủ tục phân tích trong giai đoạn này là phân tích sơ bộ báo cáo tài chính.Việc này nhằm đánh giá tính đồng bộ và xác thực của các thông tin tài chính thuthập được, nhất là những số liệu kiểm toán của các khoản mục trên báo cáo tài
Trang 16chính Mọi diễn biến bất thường của các thông tin này so với số liệu đơn vị, số liệu
kế hoạch, số liệu năm trước, số liệu bình quân ngành, các thông tin tài chính khác
và những thông tin phi tài chính, đều cần được giải thích thấu đáo
Thủ tục phân tích giúp kiểm toán viên khẳng định lại những kết luận có đượctrong suốt quá trình kiểm tra các tài khoản hoặc khoản mục trên báo cáo tài chính.Trên cơ sở đó giúp kiểm toán viên đưa ra kết luận tổng quát về tính trung thực,hợp lý của toàn bộ báo cáo tài chính cũng như chỉ ra những thủ tục kiểm toán viênphải thực hiện bổ sung nhằm củng cố thêm ý kiến của mình
Trang 17Phần II THỰC TẾ VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN
BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO AAC THỰC HIỆN
I Giới thiệu chung về công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC
1 Giới thiệu chung
Tên công ty:
2 Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán – AAC( trước đây là Công ty Kiểmtoán và Kế toán AAC trực thuộc Bộ Tài Chính thành lập từ năm 1993 được thànhlập trên cơ sở Quyết định số 194/TC/TCCB ngày 01 tháng 4 năm 1993 và Quyếtđịnh số 106/TC-BTC ngày 13 tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) làmột trong số rất ít các công ty kiểm toán được thành lập đầu tiên tại Việt Nam.Tiền thân là công ty DAC hình thành trên cơ sở sát nhập 2 chi nhánh của hai công
ty kiểm toán đóng tại Đà Nẵng
Công ty Kiểm toán và kế toán - AAC hoạt động trên phạm vi toàn quốc,được phép kiểm toán tất cả các loại hình doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh
tế, kể cả các ngành có qui chế riêng về việc lựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc
Trang 18lập có điều kiện Khách hàng của công ty trải dài trên khắp mọi miền đất nước, vớitất cả các thành phần kinh tế, lĩnh vực hoạt động khác nhau Thị trường trọng yếucủa công ty là miền Trung và Tây Nguyên, trên khu vực này công ty đang có sốlượng khách hàng lớn nhất trong các công ty kiểm toán đang hoạt động tại ViệtNam
Liên tiếp trong hai năm 2007 và 2008, AAC được Hội đồng trao giải “ Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services” - Bộ Công Thương bình chọn là một trong 05 công ty kiểm toán hoạt động tốt nhất tại Việt nam và được trao giải/cup
“Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services ”
3 Nguyên tắc, mục tiêu hoạt động
Cũng như các công ty Kiểm toán khác trong nước và trên thế giới, để đảmbảo uy tín lâu dài và chất lượng chuyên môn của công tác kiểm toán, công tyKiểm toán và kế toán –AAC ngay từ khi mới thành lập đã đề ra cho mình phươngchâm hoạt động là độc lập, khách quan, trung thực và bí mật số liệu của kháchhàng, và đó cũng là lời cam kết của công ty đối với khách hàng về chất lượng mỗicuộc kiểm toán mà công ty đảm nhiệm Phương châm hoạt động luôn được công
ty quán triệt đến tất cả các thành viên trong công ty và luôn có các biện pháp đểcác phương châm hoạt động được tuân thủ nghiêm ngặt trong suốt quá trình hoạtđộng của công ty
Công ty Kiểm toán và kế toán - AAC đề ra mục tiêu hoạt động là giúp kháchhàng và những người quan tâm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp cho
họ những thông tin trung thực và cần thiết để tổ chức điều hành hoạt động củadoanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý phải hợp với thực tiễn Hoạt độngkiểm toán và cung cấp dịch vụ kế toán của AAC nhằm góp phần phát hiện và ngănngừa những rủi ro cho doanh nghiệp, trợ giúp cho hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất AAC thực hiệnkiểm toán trên cơ sở thực hiện đúng các Nguyên tắc, Chuẩn mực Kiểm toán ViệtNam và thông lệ kiểm toán quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành vềhoạt động kiểm toán của Nhà nước Việt Nam
4 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý
4.1 Cơ cấu tổ chức
Công ty đã xây dựng một mô hình quản lý theo các phòng ban chức năng
Mô hình này giảm thiểu chi phí hành chính, giảm các bộ phận trung gian trong quátrình quản lý Các kế hoạch, chiến lựơc hoạt động của ban giám đốc đựoc phổ biếnthẳng xuống cho các bộ phận thực thi và ngược lại mọi sự phản hồi từ các bộ phậntriển khai hoạt động cũng được Ban giám đốc nắm bắt nhanh chóng
Do mục tiêu hoạt động hướng vào khách hàng, công ty thực hiện việc phânchia phòng ban theo mục đích phục vụ khách hàng, mỗi phòng nghiệp vụ sẽ chịutrách nhiệm cung cấp một loại hình dịch vụ nhất định cho khách hàng nhờ đó màchất lượng dịch vụ cung cấp sẽ đựơc nâng cao do sự am hiểu khách hàng vàchuyên môn hoá trong công việc cũng như việc quy trách nhiệm trong quản lý
Trang 19Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
4.2 Đội ngũ nhân viên
Công ty hiện có số lượng cán bộ công nhân viên là khoảng trên 100 ngườitrong đó có hơn 30% đã được cấp Chứng chỉ KTV của Bộ tài chính; 100% tốtnghiệp đại học và trên đại học
Là một Công ty kiểm toán độc lập hoạt động trong lĩnh vực kiểm toán, kếtoán và tư vấn tài chính Qua hơn 10 năm hoạt động, công ty đã xây dựng đượcmột đội ngũ KTV và nhân viên chuyên nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnhvực kiểm toán và tư vấn tài chính - kế toán
AAC xem yếu tố con người là tài sản lớn nhất và quan trọng nhất trong địnhhướng hoạt động của mình, luôn coi trọng việc phát triển và nâng cao chất lượngđội ngũ KTV và chuyên viên kỹ thuật
5 Các dịch vụ công ty cung cấp
Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán – AAC được cấp giấy phép hoạt độngtrong việc cung cấp dịch vụ sau:
Kiểm toán
Đây là hoạt động chính mang lại doanh thu cho công ty
Trong lĩnh vực kiểm toán, công ty cung cấp dịch vụ về hầu hết các mảng kiểm toánnhư :
Ban giám đốc
Phòng
hành chính
Phòng kiểm toán báo cáo tài chính
Phòng kiểm toán xây dựng
cơ bản
Phòng
Tư vấn Đào tạo
Trang 20• Kiểm toán báo cáo tài chính
• Bao cáo quyết toán vốn đầu tư hoàn thành
• Báo cáo quyết toán dự án
• Báo cáo tài chính vì mục đích thuế
• Kiểm toán hoạt động
• Kiểm toán tuân thủ
• Kiểm toán nội bộ
• Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở tuân thủ
Kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tưhoàn thành là hai mảng chính tronglĩnh vực kiểm toán
Kế toán
Bên cạnh dịch vụ kiểm toán, công ty cũng thường xuyên cung cấp các dịch vụ
kế toán cho cho các doanh nghiệp, phần lớn là các doanh nghiệp trên địa bàn thànhphố Đà Nẵng như:
• Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán
• Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán
• Lập báo cáo tài chính định kỳ
• Chuyển đổi các báo cáo tài chính được lập theo VAS, IAS
• Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán
Ngoài hai dịch vụ mang lại doanh thu chính, công ty còn cung cấp các dịch vụkhác
Tư vấn thuế
Tư vấn tài chính và quản lý
Đào tạo và tuyển dụng
6 Tóm tắt qui trình kiểm toán BCTC của công ty AAC
Qui trình kiểm toán BCTC của AAC gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bịkiểm toán, giai đoạn thực hiên kế toán và giai đoạn hoàn thành kiểm toán Để chomột cuộc kiểm toán được xem là hoàn chỉnh thì cuộc kiểm toán đó phải hội tụ đầy
đủ các bước công việc trên
6.1 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
6.1.1 Giai đoạn tiền kế hoạch
Giai đoạn này về cơ bản gồm các công việc:
- Lãnh đạo công ty hoặc lãnh đạo khối kiểm toán BCTC nghiên cứu thư mờikiểm toán hoặc đơn thuần tiếp nhận mối quan hệ với khách hàng được xây dựngbởi bất cứ bộ phận hay cá nhân nào trong công ty, trực tiếp liên hệ trao đổi các yêucầu cụ thể của khách hàng một cách tỉ mỉ, thận trọng tìm hiểu nghiệp vụ kinhdoanh của doanh nghiệp Đánh giá mức độ phức tạp của doanh nghiệp, xem xétgiá phí cuộc kiểm toán…
- Nếu như khách hàng được chấp nhận, người quản lý sẽ chỉ định nhóm kiểmtoán phù hợp với cuộc kiểm toán, phân công thực hiện cuộc kiểm toán Nhómtrưởng phải là một người có kinh nghiệm trong loại hình kinh doanh của doanhnghiệp
Trang 21- Người quản lý liệt kê các nội dung: thời điểm bắt đầu kiểm toán, thời giankiểm toán, các yêu cầu của khách hàng, giá phí kiểm toán…, viết hợp đồng kiểmtoán và trình lên giám đốc ký…
6.1.2 Lập kế hoạch kiểm toán
Giai đoạn này bao gồm các bước công việc
• Bản ghi nhớ kế hoạch kiểm toán
• Các điểm cần lưu ý của năm trước
• Tìm hiểu về khách hàng: Con người, sản phẩm, thị trường, hệ thống kếtoán …
• Các thủ tục phân tích theo kế hoạch
• Bản ghi nhớ kế hoạch kiểm toán
• Tài liệu và thông tin đề nghị khách hàng lập v.v…
6.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Là giai đoạn thu thập các bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp để phục
vụ cho việc lập báo cáo kiểm toán theo kế hoạch đã định Trong giai đoạn nàyKTV thường thực hiện những công việc sau
- Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng là đểxác định độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ qua đó có thể xác định nội dung,thời gian và phạm vi cuộc kiểm toán
- Nghiên cứu, tìm hiểu chi tiết hệ thống kiểm soát nội bộ, cập nhật nhữngthông tin mới các chính sách, chiến lược mới của công ty cũng như cơ cấu tổ chưccủa khách hàng.Việc tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của kháchhàng là để xác định độ tin cậy vào hệ thống kiểm soát nội bộ qua đó có thể xácđịnh nội dung, thời gian và phạm vi cuộc kiểm toán
- Nghiên cứu rà soát hệ thống kế toán, qua đó thu thập các bằng chứng kiểm toán Đây là giai đoạn thực hiện các thử nghiệm cơ bản và đánh giá kết quả bao gồm việc thực hiện các thủ tục phân tích và các kiểm tra chi tiết
6.3 Giai đoạn hoàn thành kiểm toán
Trong giai đoạn này cơ bản có các nội dung:
- Trước khi kết thúc cuộc kiểm toán tại văn phòng công ty khách hàng,trưởng nhóm họp các thành viên lại thảo luận và trao đổi những vấn để được ghitrong giấy làm việc đồng thời cùng kế toán khách hàng làm rõ những vấn đề cònkhúc mắc cần giải quyết
- Trưởng nhóm lập biên bản trao đổi, họp và trao đổi với ban giám đốc kháchhàng và những người có liên quan
- Sử dụng thủ tục phân tích để rà soát lại báo cáo tài chính lần cuốicùng,thống nhất những bút toán điều chỉnh với khách hàng và tiến hành lập báocáo tài chính (lưu ý: lập báo cáo tài chính là trách nhiệm của khách hàng, việckiểm toán lập báo cáo tài chính của đơn vị khách hàng vì mục đích dễ dàng theodõi số liệu, thống nhất mẫu biểu với khách hàng), báo cáo kiểm toán, đóng hồ sơ
Trang 22- Nhóm trưởng kiểm toán gửi hồ sơ làm việc và bản thảo báo cáo kiểm toánlên phòng kiểm soát, giám đốc kiểm tra phê duyệt và xin ý kiến lãnh đạo (nếucần).
- Phòng kiểm soát có trách nhiệm kiểm tra chặt chẽ nhằm cho cuộc kiểm toán
có chất lượng cao hơn, giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra
- Sau khi bản thảo được duyệt, nhóm trưởng lập báo cáo kiểm toán chínhthức, viết thư quan lý ký tên và trình lên ban soát xét và giám đốc ký duyệt Sau đógửi cho hồi đồng quản trị khách hàng
- Kết thúc kiểm toán và lưu hồ sơ
- Xem xét các sự kiện phát sinh sau cuộc kiểm toán
- Xem xét giả thiết hoạt động liên tục
II Thực tế vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC
Thủ tục phân tích đã được đề cập trong Qui trình kiểm toán báo cáo tài chínhcủa AAC Tuy nhiên, trong qui trình vẫn chưa có một qui định, hướng dẫn đầy đủ
và chi tiết về việc áp dụng thủ tục phân tích Việc áp dụng thủ tục phân tích đượcthực hiện chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các KTV Do đó, để hiểu việc áp dụngthủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC phải xem xét nó trong thực tế
Để tìm hiểu thực tế về áp dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán BCTC,người viết dựa vào sự hiểu biết từ quá trình thực tập, tiến hành khảo sát bằng cáchđọc hồ sơ kiểm toán, phỏng vấn các KTV có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là cácKTV trong đoàn kiểm toán mà người viết có đi cùng (Xem phụ lục 1,2,3)
1 Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán
1.1 Phương pháp tiến hành phân tích
- Trong giai đoạn này, để áp dụng thủ tục phân tích, KTV phải thu thập cácthông tin tài chính và phi tài chính, sau đó phân tích xem xét mối quan hệ giữa cácthông tin với nhau Các thông tin thu thập được lưu trong hồ sơ thường trực vàthường xuyên được bổ sung để làm tư liệu cho cuộc kiểm toán hiện hành và cácđợt kiểm toán sau này Công việc này thường được tiến hành kĩ đối với cuộc kiểmtoán đầu tiên, còn đối với các cuộc kiểm toán sau, KTV thường tham chiếu tới các
hồ sơ làm việc cũ về khách hàng đó
- Trong giai đoạn này, tùy theo từng trường hợp cụ thể mà KTV sử dụng cácthủ tục khác nhau để phân tích các khoản mục khác nhau trên báo cáo tài chínhcủa khách hàng Ví dụ, nếu khách hàng là công ty chuyên về sản xuất thương mạihàng tiêu dùng thì khoản mục mà KTV quan tâm nhiều nhất là khoản mục hàngtồn kho vì khoản mục này ảnh hưởng trực tiếp đến giá vốn hàng bán, kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp KTV sẽ so sánh hàng tồn kho năm nay vớinăm trước xem có chênh lệch gì bất thường không Đồng thời KTV cũng xem xétđến tỷ số vòng quay hàng tồn kho, sau đó đánh giá kết quả với doanh thu đạt đượctrong kỳ
- Phân tích xu hướng là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong giai đoạnnày Tuy nhiên nó không phải lúc nào cũng được áp dụng cho mọi cuộc kiểm toán
và nó chủ yếu được áp dụng đối với những khách hàng có quy mô lớn, và tùy theo
Trang 23xét đoán nghề nghiệp của KTV Nếu KTV phán đoán khách hàng có mức độ rủi rotrên báo cáo tài chính hoặc những doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanhphức tạp thì mới tiến hành thủ tục này.
- Khi xem xét đến giả thuyết hoạt động liên tục của đơn vị, KTV dựa trên báocáo tài chính nhiều năm để đánh giá tình hình kinh doanh, sử dụng vốn của kháchhàng Nếu hoạt động kinh doanh của khách hàng liên tục bị lỗ trong nhiều nămliền thì KTV phải lưu ý vấn đề này bởi bất cứ dấu hiệu nào thể hiện giả thuyết này
bị vi phạm thì cũng đều ẩn chứa những rủi ro tiềm tàng
- KTV thường lập một bảng phân tích để đánh giá rủi ro những chỉ tiêu trênBCTC.Trên bảng này, KTV tiến hành so sánh các chỉ tiêu năm nay với năm trước đểtìm ra những biến động bất thường, xác định mức rủi ro và phạm vi của cuộc kiểmtoán
Trang 241.2 Ví dụ minh họa tại khách hàng X
a Thu thập thông tin khách hàng
Một vài thông tin về công ty X mà KTV thu thập được như sau:
CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ KẾ TOÁN AAC
Tên khách hàng:Công ty X
Chủ đề: Tìm hiểu khách hàng
Niên độ: Năm 2008
Người kiểm tra Ngày
I Đặc điểm hoạt động của công ty:
1 Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất- chế biến
2 Nghành nghề kinh doanh: sản xuất, lắp ráp và gia công các loại trục cao su công
nghiệp, khuôn ép cao su và các sản phẩm khác có liên quan, lắp ráp các thiết bị tự động văn phòng
II Hiểu biết về hệ thống kế toán và kiểm soát nội bộ
Chính sách kế toán áp dụng:
1 Hình thức sổ kế toán áp dụng:Hình thức nhật ký chung
2 Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam được sử dụng làm đơn vị tiền tệ để ghi sổ kế toán
3 Cơ sở lập báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính được lập và trình bày theo nguyên tắc giá gốc
4 Nguyên tắc chuyển đổi tỷ giá ngoại tệ
Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ
Số dư các khoản mục có số dư ngoại tệ cuối kỳ được đánh giá theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày 31/12
5 Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc, đơn vị tính giá xuất kho theo phương pháp Fifo và hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên
Môi trường kiểm soát
Các yếu tố của môi
Tính chính trực và các
giá trị đạo đức
Công ty xây dựng các chuẩn mực về đạo đức đối với từng đối tượnghoạt động trong từng phòng ban, các chuẩn nực này được phổ biếntrong từng phòng ban, từng bộ phận cụ thể Căn cứ vào các văn bảnnày mà trưởng bộ phận, phòng ban sẽ sọan thảo những quy định cụthể và rõ ràng hơn để các nhân viên cấp dưới căn cứ vào đó để thựchiện các hoạt động trong phạm vi công việc của mình
Cách thức phân định
quyền hạn, trách nhiệm
Công việc, chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp quản lýđược quy định cụ thể trong điều lệ hoạt động của công ty và đượcphổ biến tới từng phòng ban, từng bộ phận dưới dạng văn bản
Sự phân chia trách nhiệm, báo cáo và quyền hạn giữa các bộ phậntrong đơn vị được thể hiện một cách tổng quát bằng sơ đồ tổ chức,
Trang 25Cơ cấu tổ chức đồng thời cũng được quy định rõ trong điều lệ hoạt động của công tyKết luận: Nhìn chung hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khá tốt, chính sách kế toán mà đơn
vị áp dụng phù hợp với chuẩn mực kế toán hiện hành.Rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp
Khi kiểm toán khách hàng X, kiểm toán viên đã có để ý tới việc đánh giá
hệ thống kiểm soát nội bộ Như vậy KTV đã thực hiện đúng như qui trình kiểmtoán mà công ty qui định Tuy nhiên, theo nhận định của người viết thì việc thựchiện đánh giá này là khá sơ sài, KTV mới xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ trên
tính chất tuân thủ của phương pháp kế toán và chỉ mới đánh giá môi trường kiểm soát KTV chưa tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của đơn vị, tìm hiểu về đánh giá rủi ro của người quản lý đơn vị cũng như tìm hiểu về thông tin và truyền thông Nhìn
chung việc nhận định rằng hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng là tốt củaKTV còn mang tính xét đoán chủ quan của KTV
b Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính
BẢNG PHÂN TÍCH BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Tài sản Đầu năm Cuối năm Chênh lệch chênh lệch Tỷ lệ
4 Thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước 33.503 529.296 495.792 1479,83%
5 Phải trả người lao động 38.537.675 58.228.182 19.690.507 51,09%
Trang 26Đối với khoản mục tiền:
Tiền mặt tăng 81.62% so với năm trước, tuy nhiên tiền gửi Ngân hàng lạigiảm đáng kể và tỷ trọng giảm tương đối lớn Vì vậy, KTV cần phải xem xét liệutiền mặt tồn quỹ như vậy là hợp lý không, về nguyên tắc không nên để tồn quỹtiền mặt quá cao vì sẽ có nhiều rủi ro đối với khoản mục này Như vậy, liệu tiềnmặt tồn kho lớn như vậy vào thời điểm cuối năm có thể là do những nguyên nhânnào? Từ đó kiểm toán viên sẽ chú trọng trong quá trình thực hiện kiểm toán
Đối với khoản mục phải thu:
Khoản phải thu khách hàng năm nay tăng rất cao so với năm trước khoảng356.01%, điều này cho thấy tốc độ tăng các khoản phải thu rất đáng kể, và nhìnchung là hợp lý khi doanh thu cũng tăng 307.82% so với năm trước Tuy nhiên,vấn đề ở đây cần xem xét là khoản phải thu bị chiếm dụng vốn và khả năng thu hồicông nợ hơi chậm Từ đó xem xét chính sách về tín dụng phải thu đối với kháchhàng có phù hợp với thực tế hay không
Đối với khoản mục Hàng Tồn Kho:
Dựa vào số liệu báo cáo cho thấy, tình hình giá trị hàng tồn kho của doanhnghiệp tương đối thấp, thậm chí không có số dư của nguyên vật liệu, chi phí sảnxuất kinh doanh dở dang, thành phẩm Từ đó, kiểm toán viên đưa ra các nhận địnhnhư sau:
- Trong kỳ doanh nghiệp chủ yếu là gia công nên nguyên liệu không có sốdư
- Tuy nhiên, nếu chủ yếu hoạt động gia công mà số dư của chi phí sản xuấtkinh doanh dở dang bằng không, điều đó chứng tỏ tất cả các đơn hàng từ kháchhàng đều được gia công hoàn tất và chuyển giao toàn bộ cho khách hàng -> vấn đềnày cần phải xem xét lại, vì khó có thể xảy ra trong thực tế đối với doanh nghiệpnày Như vậy, khả năng có thể có những đơn hàng đã hoàn tất nhưng đang làm thủtục xuất hàng và đơn vị đã hạch toán thẳng vào giá vốn -> vì vậy các KTV sẽ chútrọng đến thủ tục cut-off (chia cắt niên độ) để xác định việc ghi nhận doanh thu,giá vốn có đúng niên độ không, có tương xứng ghi nhận doanh thu và giá vốnkhông?
- Vấn đề kiểm kê cần phải chú trọng và cần phải tìm hiểu về khoản mục này
Đối với khoản mục Tài sản cố định
Hao mòn lũy kế của Tài sản cố định lớn KTV lưu ý việc kiểm tra xem đơn vị
đã tính khấu hao đúng chưa?
Đối với khoản mục phải trả người bán
Trang 27Qua số liệu báo cáo, kiểm toán viên có đánh giá sơ bộ về mức biến động tănggiảm của các khoản phải trả Nhìn chung, tỷ lệ nợ năm nay so với năm trước tăngkhoảng 58.64% tương đương tăng 167,089,659 ( ngàn đồng) Điều đó có thể docông ty sử dụng tốt tín dụng của nhà cung cấp hoặc có thể công ty đang trong tìnhtrạng mất khả năng thanh toán Vì vậy, KTV sẽ đánh giá vấn đề này trong khâuphân tích về các chỉ số tài chính.
Đối với khoản mục phải trả công nhân viên
Khoản phải trả cho người lao động năm nay so với năm trước tăng khoảng51.09% tương đương với mức tăng 19,690,507 ngàn đồng Việc tăng này có thể domột số nguyên nhân mà các kiểm toán viên sẽ tìm hiểu
- Xem xét chính sách lương của công ty như thế nào? Có thể ngân sách hằngnăm đều tăng lương cho người lao động
- Có thể đây là khoản lương phải trả mà đơn vị trích trước: chi phí lươngtháng 13, thưởng Tết, các khoản chi thưởng cho Ban Giám Đốc…
- Đây là công ty có quy mô lớn, số lượng công nhân rất lớn, vì thế có thể có
sự gia tăng về số lượng lao động cũng ảnh hưởng đáng kể đến tiền lương
Đối với khoản mục vay:
Nhìn cơ cấu vốn của công ty chúng ta có thể thấy được vốn vay chiếm tỷtrọng rất lớn trong cấu trúc vốn của doanh nghiệp Kiểm toán viên lưu ý kiểm tra
kỹ hợp đồng vay Vấn đề nợ vay và điều khoản trả lãi vay cần được xem xét kỹtrong hợp đồng, bên cạnh đó xem xét cách hạch toán tỷ giá, vì trong trường hợpvới số tiền vay lớn thì khoản chênh lệch tỷ giá đánh giá vào thời điểm cuối năm sẽảnh hưởng đáng kể đến kết quả lãi lỗ kinh doanh của đơn vị
Đối với khoản mục nguồn vốn kinh doanh
Vốn năm nay so với năm trước tăng 68.03% tương ứng với mức tăng343,489,520 ngàn đồng Kiểm toán viên cần phải xem xét có phải công ty mở rộnghoạt động kinh doanh, tăng cường dây chuyền sản xuất nên góp vốn để thực hiện
dự án Trong trường hợp công ty đã góp đủ vốn pháp định rồi, nhưng sau đó lạităng vốn với mục đích là tăng vốn pháp định và tăng vốn đầu tư thì cần phải xemxét liệu vốn chuyển vào công ty có phải mục đích bù đắp các khoản lỗ từ các nămtrước không Tuy nhiên, dựa vào báo cáo của đơn vị thì công ty thành lập trongnăm 2004 và đến năm 2007 tổng luỹ kế lỗ lên đến 553,667,170 ngàn đồng Và đếnnăm 2008 công ty mới đạt được khoản lãi là 24,061,130 ngàn đồng, nhưng vẫnkhông bù đắp được khoản lỗ luỹ kế này Như vậy, xét về mặt hiệu quả sử dụngvốn, công ty mất vốn khá trầm trọng (mặc dù vẫn chưa hết vốn)
DT thuần về BH và cung cấp dịch vụ 208.838.407 851.678.831 642.840.424 307,82%
Trang 28Giá vốn hàng bán 402.461.095 614.243.663 211.782.568 52,62%
LN gộp về BH và cung cấp dịch vụ (193.622.687) 237.435.168 431.057,856 -222,63% Doanh thu hoạt động tài chính 3.489.505 466.331 (3,023.174) -86,64% Chi phí tài chính 18.835.059 12.846.206 (5.988.853) -31,80%
Trong đó Chi phí lãi vay 12.554.713 11.654.167 (900.546) -7,17%
-Chi phí quản lý doanh nghiệp 140.561.253 203.685.727 63.124.474 44,91%
LN thuần từ hoạt động kinh doanh (349.529.494) 21.369.566 370.899.061 -106,11%
Chi phí thuế TNDN hoãn lại
Lợi nhuận sau thuế TNDN (347.561.524) 24.061.130 371.622.654 -106,92%
Từ bảng phân tích trên, KTV nhận xét:
Đối với khoản mục doanh thu
Công ty có giấy phép hoạt động từ năm 2004, sau 5 năm hoạt động, công ty
có tốc độ tăng trưởng đáng kể về mặt doanh thu, đặc biệt là trong năm 2008 tốc độtăng trưởng doanh thu so với năm 2005 là 307,82%, tương ứng với mức tăng là642.840.242 ngàn đồng Kết quả cho thấy mức độ tăng trưởng năm 2008 là quácao so với năm 2007 Như vậy, kiểm toán viên sẽ có những đánh giá về vấn đề này
và xem đây là một trong những vấn đề cần lưu tâm trong quá trình kiểm toán cũngnhư quá trình xác định mức trọng yếu và đánh giá rủi ro
Đối với khoản mục giá vốn hàng bán
Như chúng ta đã biết, trong năm này doanh nghiệp chủ yếu là gia công hàngxuất khẩu, nên giá vốn chủ yếu và chiếm tỷ trọng lớn là chi phí nhân công và khấuhao máy móc thiết bị hoặc có thể có chi phí gia công bên ngoài mà doanh nghiệpthuê gia công lại Tỷ lệ lãi gộp năm nay (là 27.88%) tương đối cao và tăng đáng kể
so với năm trước (tỷ lệ lãi gộp năm trước âm) Qua đó, kiểm toán viên cần quantâm tìm hiểu vì sao có sự thay đổi đó
Đối với khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý năm nay tăng so với năm trước với tỷ lệ 44.91% tươngđương với mức tăng là 63,124,474 ngàn đồng Nhìn chung, doanh thu tăng dẫnđến các khoản chi phí tăng là hợp lý Tuy nhiên, cũng sẽ chú ý trong quá trìnhthực hiện kiểm toán
Ở giai đoạn này KTV đã có đánh giá sơ bộ chênh lệch lớn giữa năm nay
và năm trước của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh để từ đó có nhận định về những rủi ro cho từng khoản mục Tuynhiên, KTV chưa xác lập trước mức chênh lệch bao nhiêu là đáng để lưu ý Việcxem xét, nhận định khoản mục nào có biến động lớn và có khả năng rủi ro cao cònmang tính chung chung, chủ quan KTV vẫn chưa tiến hành tính toán các tỷ suất
Trang 29liên quan nhằm biết chính xác hơn về khả năng thanh toán, tình hình kinh doanhcủa khách hàng có khả quan hay không.Mặc dù sử dụng thủ tục phân tích là nhằmmục đích xác định những khoản mục bất thường, không hợp lý để trong giai đoạnthực hiện kiểm toán sẽ tập trung vào những biến động này Như thế sẽ không tốnquá nhiều thời gian cho kiểm tra chi tiết mà đôi khi không cần thiết Tuy nhiên, ởAAC việc phân tích trong giai đoạn này ít khi được tiến hành Khi phỏng vấn cácKTV về điều đó thì người viết thường nhận được những câu trả lời khá giống nhau
đó là do giới hạn về thời gian kiểm toán mà đặc biệt là vào mùa kiểm toán thì côngviệc quá nhiều nên không có thời gian để thực hiện thủ tục phân tích cũng như cácthủ tục khác mà trong chương trình kiểm toán công ty quy định Mặt khác, cáckhách hàng của AAC thường là những khách hàng thân thuộc cho nên qua nhiềunăm làm việc dựa trên sự xét đoán nghề nghiệp của mình các anh chị nhanh chóngnăm bắt các khoản mục quan trọng để kiểm tra mà không cần phải sử dụng nhiềuđến thủ tục phân tích
2.Thủ tục phân tích trong giai đoạn thực hiện kiểm toán
- Trong giai đoạn này, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát là thấp thì thủ tục phântích áp dụng cho từng khoản mục được KTV khá quan tâm, đặc biệt là phươngpháp phân tích xu hướng và phân tích dự báo được KTV áp dụng phổ biến Ngoài
ra KTV còn thường xuyên phối hợp các phương pháp phân tích ở giai đoạn lập kếhoạch nhằm đánh giá các khoản mục trên BCTC một cách toàn diện nhất trongsuốt quá trình kiểm toán
- Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các thông tin rất quan trọng đối với KTVtrong giai đoạn này Một số khoản mục khi kiểm tra, KTV cần phải có thêm thôngtin liên quan đến số liệu được thể hiện trên sổ sách chứng từ Ví dụ: khi phân tíchKTV nhận thấy xu hướng của chi phí bán hàng trên doanh thu tăng mạnh trong 6tháng cuối năm, KTV đã yêu cầu doanh nghiệp giải trình và biết được rằng: trướcđây doanh nghiệp nhập khẩu hàng từ Châu Âu nhưng do nguồn hàng bị mất nêndoanh nghiệp phải nhập hàng từ Trung Quốc, do đó chi phí quảng cáo tăng lênđáng kể Trong trường hợp này, KTV phải tìm kiếm thông tin thị trường thực tế đểđánh giá giải trình của doanh nghiệp
- Các khoản mục mà KTV công ty AAC thường áp dụng thủ tục phân tích là
Phải thu khách hàng; Hàng tồn kho;Doanh thu; Chi phí bán hàng và chi phí quản
- Tính số vòng quay nợ phải thu
Trang 30Số vòng quay nợ phải thu được tính trên cơ sở đem chia doanh thu bán chịu cho nợ phải thu bình quân Việc so sánh tỷ số này với số liệu của của năm trước cóthể giúp kiểm toán viên hiểu biết về hoạt động kinh doanh của đơn vị cũng như dựđoán khả năng có sai lệch trong báo cáo tài chính:
•Do sự thay đổi chính sách bán chịu của đơn vị, thí dụ đơn vị đã mở rộnghoặc thu hẹp điều kiện, thời hạn bán chịu…
•Khả năng tồn đọng nợ phải thu khó đòi trong nợ phải thu của đơn vị Điềunày sẽ liên quan đến việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
•Sai lệch trong số liệu kế toán, thí dụ do việc ghi chép trùng lắp hay bỏ sótcác khoản phải thu khách hàng
- Phân tích biến động nợ phải thu trong năm
Qua thủ tục phân tích này KTV có thể nhận diện được những biến động bấtthường về khoản phải thu khách hàng qua các tháng Từ đó sẽ mở rộng kiểm trachi tiết để giải thích những biến động đó
- So sánh số dư nợ năm nay với số dư nợ năm trước của từng khách hàng
Thủ tục phân tích này nhằm phát hiện sự biến động bất thường của khoảnphải thu theo từng đối tượng khách hàng Thủ tục này cũng nhằm phát hiện rủi rokhai khống khoản phải thu khi có sự móc nối với đối tượng bên ngoài
2.1.2 Ví dụ minh họa tại khách hàng Y
a Phân tích biến động nợ phải thu trong năm
Cách thực hiện: KTV thu thập Bảng cân đối phát sinh 12 tháng của doanh
nghiệp, sau đó tập hợp số liệu theo từng khoản mục và liệt kê tất cả phát sinh củakhoản mục nợ phải thu thành một bảng riêng để đánh giá, phân tích
Trang 31SDCK 12.102.574.590
Kết luận: Mở rộng kiểm tra chi tiết tháng 2, tháng 11, tháng 12
Qua phân tích biến động, KTV nhận thấy rằng phát sinh của tài khoản 131 ởbên nợ khá ổn định, không có biến động bất thường Nhưng phát sinh bên có của
131 thì ở tháng 2 phát sinh chỉ có hơn 2 tỷ đồng trong khi đó các tháng còn lạibiến động từ trên 4 tỷ tới 9 tỷ Đây là dấu hiệu KTV tiếp tục đi sâu phân tích đểtìm ra nguyên nhân
Ngoài ra, KTV còn phải chú ý đến những tháng phát sinh lớn như tháng 11
và tháng 12 (phát sinh có) để từ đó có căn cứ tiến hành thêm những thủ tục kiểmtra chi tiết nhằm đảm bảo tính trung thực hợp lý của khoản mục này
b So sánh số dư nợ năm nay với số dư nợ năm trước của từng khách hàng
Cách thức thực hiện: Dựa trên sổ chi tiết công nợ của từng khách hàng, KTV
tập hợp và so sánh số dư đầu năm và số dư cuối năm của từng khách hàng Nếu cóbiến động bất thường KTV sẽ gửi thư xác nhận công nợ và kết hợp kiểm tra chitiết khác để phát hiện ra những khoản mục công nợ bị khai không hoặc khai thiếu.Sau khi thu thập được sổ tổng hợp công nợ của khách hàng, KTV đối chiếu giữabáo cáo và sổ sách đơn vị, sau khi trùng khớp KTV mới tiến hành gửi thư xácnhận công nợ đến từng khách hàng
Ở đây, khi xem xét so sánh số dư đầu kỳ và số dư cuối kỳ của TK 131, KTVnhận thấy rằng khách hàng Công ty vận tải Đa Phương Thức 6 có số dư cuối kỳ là1.069.897.400 đồng gấp đôi số dư đầu kỳ là 520.452.260 đồng, cho thấy một sựbiến động lạ Sau đó, KTV tiến hành kiểm tra chi tiết chứng từ và gửi thư xác nhậnthì phát hiện khách hàng đã thanh toán mà công ty chưa ghi nhận KTV đã yêu cầu
Trang 32( Bảng phân tích dư nợ theo từng khách hàng)
Khi kiểm toán khoản mục phải thu của khách hàng AAC đã khá chú trọng
tờí thủ tục phân tích.Tuy nhiên KTV AAC vẫn chưa khai thác được các tỷ suất
khác như So sánh tỷ lệ chi phí dự phòng nợ khó đòi trên tổng doanh thu qua các năm nhằm phán đoán sai sót có thể xảy ra là các khoản phải thu chưa được phê chuẩn có thể đã gia tăng hoặc So sánh tỷ lệ dự phòng nợ khó đòi trên tổng số các khoản phải thu nhằm phán đoán sai sót có thể xảy ra là báo cáo thừa hoặc thiếu dự
phòng nợ phải thu khó đòi v.v
2.2 Thủ tục phân tích đối với hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
Trong chương trình kiểm toán của AAC hàng tồn kho và giá vốn hàng bán làhai khoản mục tách biệt để thực hiện thủ tục kiểm toán Tuy nhiên, trong thực tế vìmối quan hệ giữa Hàng tồn kho và giá vốn hàng bán nên các trưởng nhóm kiểmtoán vẫn thường phân chia các trợ lý KTV thực hiện kiểm toán khoản mục hàngtồn kho cùng với giá vốn hàng bán để nâng cao hiệu quả cuộc kiểm toán, tránhtrường hợp phải có sự tham chiếu số liệu quá nhiều giữa người này và ngườikhác.Chính vì vậy người viết xin được gộp khoản mục hàng tồn kho và giá vốnhàng bán với nhau khi tiến hành tìm hiểu việc vận dụng thủ tục phân tích củaAAC
2.2.1 Phương pháp phân tích
Hàng tồn kho là một khoản mục rất quan trọng và chứa đựng nhiều rủiro.Một sự sai sót, gian lận đối với hàng tồn kho đều ảnh hưởng trọng yếu tớiBCTC Nhận thức được như vậy AAC có xây dựng khá chi tiết và cụ thể thủ tụcphân tích cho khoản mục này Các thủ tục phân tích mà AAC thường sử dụng chokhoản mục này là:
- So sánh số dư hàng tồn kho với số dư năm trước
Kiểm toán viên phân nhóm số dư hàng tồn kho thành các nhóm chính nhưnguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, công cụ, dụng cụ, bao bì, sản phẩm dở dang,thành phẩm… và so sánh số dư chi tiết của từng nhóm với số dư tương ứng củanăm trước Thủ tục này giúp kiểm toán viên xem xét xu hướng biến động của hàngtồn kho Để đánh giá, kiểm toán viên kết hợp các xu hướng này cần với các thôngtin tài chính và phi tài chính khác để nhận diện các chiều hướng biến động bấtthường và dự đoán khả năng xảy ra sai lệch Ví dụ, trong năm đơn vị có thuê thêmkho hàng và tuyển dụng thêm nhiều nhân viên kho nhưng số dư hàng tồn kho sovới năm trước lại bất biến, thậm chí sụt giảm là dấu hiệu lưu ý cho kiểm toán viên
về khả năng khai thiếu hàng tồn kho; hay sự sụt giảm đáng kể của chi phí dự trữuhàng trong năm sẽ giúp kiểm toán viên nhận ra sự bất thường của việc số dư hàngtồn kho tăng nhanh và do đó kiểm toán viên sẽ mở rộng các thử nghiệm chi tiết đểđảm bảo hàng tồn kho không bị khai khống
- So sánh số vòng quay hàng tồn kho năm hiện hành với năm trước
Số vòng quay hàng tồn kho được tính bằng cách lấy giá vốn hàng bán trong
kỳ (hoặc tổng giá trị nguyên vật liệu xuất trong kỳ) chia cho số dư hàng tồn khobình quân Kiểm toán viên sẽ tiến hành tính số vòng quay của từng nhóm hàng tồn
Trang 33kho chính và so sánh với các chỉ tiêu này của năm trước Sự biến động bất thườngcủa chỉ tiêu này có thể chỉ ra các dấu hiệu của sai phạm Ví dụ, khi số vòng quaynguyên vật liệu chính giảm mạnh, đây có thể là dấu hiệu cho thấy đơn vị chưa lập
đủ dự phòng cho số nguyên vật liệu bị hư hỏng, lỗi thời, chậm luân chuyển… hoặcnguyên vật liệu đã bị tồn trữ quá mức cần thiết, hay nguy hiểm hơn, số liệu hàngtồn kho có thể đã bị thổi phồng do các sai sót hoặc do đơn vị thay đổi phươngpháp tính giá hàng tồn kho
Một số kiểm toán viên thường dùng chỉ tiêu “Số ngày lưu kho bình quân” thaycho “Số vòng quay hàng tồn kho” Về căn bản tác dụng của hai chỉ tiêu này tương
tự nhau
- So sánh tỷ lệ lãi gộp giữa năm này và năm trước
Kiểm toán viên sẽ tính tỷ lệ lãi gộp cho từng nhóm hàng hóa, thành phẩm và
so sánh với các chỉ tiêu năm trước, tỷ lệ này được tính bằng cách lấy lãi gộp chiacho doanh thu thuần trong kỳ Tùy theo từng lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng cụthể, kiểm toán viên sẽ đánh giá sự hợp lý của các biến động đối với chỉ tiêu này.Kinh nghiệm của kiểm toán viên trong lĩnh vực ngành nghề kinh doanh của đơn vị
và các hiểu biết tổng quát về môi trường kinh doanh sẽ giúp kiểm toán viên đánhgiá đúng đắn hơn Ví dụ, đối với các đơn vị bán sỉ các mặt hàng tiêu dùng, tỷ lệ lãigộp thường ổn định giữa các năm, trừ khi có những sự kiện đặc biệt làm tỷ lệ này
bị biến động mạnh, như do việc thay đổi chính sách bán hàng của nhà cung cấp,kho hàng bị chuyển đến một địa điểm quá xa nguồn cung cấp… Khi tỷ lệ lãi gộpbiến động bất thường, đây có thể là dấu hiệu của việc khai khống hoặc khai thấpđối với giá vốn hàng bán
- Phân tích sự biến động của giá trị hàng mua trong năm
Giá trị hàng mua trong từng tháng sẽ được so sánh với nhau để phát hiện cácbiến động bất thường Đối với một số ngành, kiểm toán viên có tính đến yếu tốthời vụ khi phân tích Nếu yếu tố này có tác động đến việc mua hàng của đơn vị,kiểm toán cần thực hiện so sánh giá trị hàng mua từng tháng của năm nay với nămtrước Khi phát hiện các biến động ngoài dự kiến, kiểm toán viên sẽ mở rộngphạm vi các thử nghiệm chi tiết đối với những tháng có dấu hiệu bất thường
- So sánh nghiệp vụ mua hàng năm hiện hành với năm trước
Kiểm toán viên sẽ tiến hành phân nhóm các nghiệp vụ mua hàng trong kỳ chitiết theo từng nhóm hàng tồn kho chính hoặc theo từng nhà cung cấp chính và sosánh với năm trước cả về mặt số lượng, đơn giá và giá trị Thủ tục này có thể giúpkiểm toán viên phát hiện các xu hướng bất thường trong việc mua hàng của đơn vị
và các rủi ro đi kèm Ví dụ, nếu phát hiện rằng đơn vị có khuynh hướng tập trungmua với số lượng ngày càng nhiều và đơn giá ngày càng cao đối với một nhà cungcấp nào đó, điều này sẽ cho thấy khả năng xảy ra gian lận do nhà cung cấp thôngđồng với nhân viên mua hàng để được trúng thầu với giá thấp…
- So sánh tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp
và chi phí sản xuất chung trong tổng chi phí sản xuất của năm hiện hành với năm trước
Trang 34Tỷ lệ này chính bằng cách lấy từng nhóm chi phí chia cho tổng chi phí sản xuất.
Để đạt được hiệu quả tối đa, kiểm toán viên tính toán các tỷ lệ này chi tiết theo từngnhóm hàng tồn kho chính và thực hiện so sánh với năm trước Mọi biến động bấtthường đều có thể là dấu hiệu của các sai sót tiềm tàng Kiểm toán viên phải tìm hiểunguyên nhân của các biến động lớn và điều chỉnh hợp lý các thử nghiệm chi tiết đểtập trung vào những khu vực có rủi ro cao Ví dụ, khi tổng chi phí sản xuất trong kỳđối với nhóm sản phẩm A tăng, nếu kiểm toán viên phát hiện rằng tỷ lệ chi phínguyên vật liệu trực tiếp trong tổng chi phí sản xuất tăng rất cao so với kỳ trước, đây
có thể là dấu hiệu cho thấy đơn vị đã tính toán sai về giá trị nguyên vật liệu phân bổcho sản phẩm A
2.2.2 Ví dụ minh họa tại khách hàng Y
Cách thức thực hiện: Khi kiểm toán khách hàng Y, KTV sử dụng phương
pháp so sánh giá trị hàng tồn kho đầu năm và cuối năm.Khi so sánh số dư hàng tồnkho kỳ này so với kỳ trước KTV đã loại trừ nhân tố biến động giá Khi có chênhlệch lớn, KTV liên hệ với tài khoản giá vốn hàng bán và doanh thu bán hàng xemchênh lệch trên có hợp lý không? Nếu có bất thường xảy ra KTV sẽ mở rộng kiểmtra chi tiết đối với khoản mục đó Khi kiểm toán khách hàng Y KTV nhận thấy:HTK năm 2007 : 12.536.821.457
HTK năm 2008 : 10.440.002.864
Chênh lệch : 2.096.818.593 ( 16,73%)
Hàng tồn kho năm nay giảm so với năm trước rất nhiều là 16%, tương ứngvới một lượng là 1.996.818.590 Đó chính là một dấu hiệu bất thường, sau đóKTV lại tiếp tục xem xét đến doanh thu thì thấy tăng 198% và giá vốn tăng gần200% Qua phỏng vấn và tìm hiểu kỹ hơn thì được biết doanh nghiệp có sản xuấtthêm một mặt hàng mới và tiêu thụ rất thành công ở thị trường các tỉnh MiềnTrung
Như đã trình bày ở trên, vì nhận thấy tính trọng yếu của khoản mục HTKnên việc áp dụng thủ tục phân tích cũng như các thủ tục kiểm toán khác cho khoảnmục này được KTV rất chú ý Tuy nhiên, người viết hầu như chưa thấy KTV công
ty AAC thực hiện việc so sánh giá thành đơn vị kế hoạch và giá thành thực tế và
So sánh chi phí thực tế với chi phí tiêu chuẩn Người viết có phỏng vấn các KTV
điều này thì các KTV giải thích rằng các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cáckhách hàng của AAC nói riêng rất ít khi xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch hoặc ápdụng hệ thống chi phí tiêu chuẩn hoặc nếu có áp dụng thì các chỉ tiêu đó cũngthường mang tính hình thức, cảm tính của doanh nghiệp cho nên áp dụng cácphương pháp đó sẽ không hiệu quả
2.3 Thủ tục phân tích đối với doanh thu
2.3.1 Phương pháp phân tích
Các khoản mục doanh thu và chi phí trên báo cáo tài chính luôn luôn lànhững khoản mục được kiểm toán viên chú ý và kiểm tra kỹ Đối với những khoảnmục này, KTV sử dụng khá đầy đủ những thủ tục phân tích nhằm hạn chế mộtcách tối đa các sai lệch trọng yếu tồn tại trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.Các thủ tục phân tích mà KTV thường sử dụng trong kiểm toán doanh thu:
Trang 35- Ước tính doanh thu và so sánh với doanh thu trên sổ kế toán.
Khi ước tính doanh thu, KTV công ty AAC thường thu thập số liệu về sốlượng và giá bán của hàng hóa bán ra từ các tài liệu ở phòng kinh doanh của đơn
vị Sau đó đem số liệu ước tính so sánh với số liệu trên sổ kế toán Nếu có sựchênh lệch trọng yếu, KTV sẽ tìm hiểu rõ nguyên nhân Ngoài ra, KTV cũng cóthể ước tính doanh thu nhờ mối quan hệ giữa thuế đầu ra và doanh thu
- So sánh sự biến động doanh thu giữa các tháng có phù hợp với tình hìnhkinh doanh của đơn vị hay không
- So sánh doanh thu năm nay với năm trước, hoặc với doanh thu kế hoạch,xem xét có biến động bất thường so với hoạt động của đơn vị hay không
- So sánh tỷ lệ lãi gộp của doanh thu năm nay với năm trước hoặc giữa cáctháng trong năm, sau đó xem xét các yếu tố tác động đến sự thay đổi này (về giá
cả, số lượng hàng bán và giá vốn hàng bán – liên hệ thêm ở chương trình giá vốnhàng bán)
2.3.2 Ví dụ minh họa tại công ty Y
Tại công ty Y, KTV chỉ áp dụng phân tích tỷ lệ lãi gộp đểphats hiện nhữngbiến đông bất thường của doanh thu Thủ tục phân tích doanh thu được minh họatrên giấy làm việc của KTV như sau:
Tên khách hàng:Công ty Y
Chủ đề: TK 511
Niên độ: Năm 2008
Người kiểm tra: Ngày:
Trang 362.4 Thủ tục phân tích đối với khoản mục chi phí hoạt động
2.4.1 Phương pháp phân tích
Chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cụthể bao gồm các tiểu mục như chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ đồdùng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiềnkhác Các thủ tục phân tích mà KTV công ty AAC thường áp dụng đối với khoản mụcnày là:
- Đánh giá tổng quát chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp
Kiểm toán viên lập bảng so sánh giữa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
kỳ này và kỳ trước, qua đó đánh giá tổng quát về sự thay đổi của chi phí và tỷtrọng chi phí trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Những khác biệt đáng
kể đều được tìm hiểu nguyên nhân
- So sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán, so sánh biến động chi phí qua các tháng
Việc thiết lập các dự toán chi phí có một ý nghĩa quan trọng đối với kiểmsoát nội bộ Thông qua dự toán, các nhà quản lý hoạch định mức chi phí dự kiến
sẽ xảy ra trong thực tế, nhờ đó phát hiện những trường hợp thực tế có sai biệt lớn
so với dự kiến để có biện pháp xử lý kịp thời
Bảng dự toán cũng rất hữu ích cho kiểm toán viên trong việc áp dụng thủ tục
phân tích vì giúp nhận diện được các biến động bất thường và tìm hiểu nguyênnhân
Kiểm toán viên cũng thực hiện việc so sánh số liệu năm nay với số liệu nămtrước theo từng khoản mục chi phí
2.4.2 Ví dụ minh họa tại khách hàng Y
Cách thức thực hiện: KTV thường lập bảng tổng hợp 12 tháng và tiến hành
so sánh, đánh giá.Nếu có biến động bất thường, KTV sẽ kiểm tra chi tiết các tháng
có biến động bất thường và sau đó yêu cầu doanh nghiệp giải trình về nhữngkhoản chưa rõ ràng của tháng đó Sau đây là phần minh họa giấy làm việc củaKTV khi thực hiện thủ tục phân tích chi phí bàn hàng tại công ty Y Thủ tục phântích chi phí quản lý doanh nghiệp tương tự như chi phí bán hàng nên người viếtkhông trình bày