Rủi ro trong kiểm toán là khả năng có những nhân tố bên trong và bên ngoài cuộc kiểm toán tác động đến quá trình kiểm toán làm cho mục tiêu đề ra của cuộc kiểm toán không đạt được. Trong đó: Mục tiêu của cuộc kiểm toán: Là giúp kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ảnh trung thực và hợp lý trên khía cạnh trọng yếu hay không? Ngoài ra còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắc phục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính ở đơn vị. Mọi cuộc kiểm toán đều có rủi ro kiểm toán. Do đó, kiểm toán viên và Công ty kiểm toán cần kiểm soát rủi ro ở mức chấp nhận được.
Trang 1Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
Phần I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ KIỂM TOÁN.
1 Rủi ro trong kiểm toán:
Rủi ro trong kiểm toán là khả năng có những nhân tố bên trong và bên ngoài cuộckiểm toán tác động đến quá trình kiểm toán làm cho mục tiêu đề ra của cuộc kiểm toánkhông đạt được Trong đó:
Mục tiêu của cuộc kiểm toán:
Là giúp kiểm toán viên và Công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáotài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc đượcchấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ảnh trung thực và hợp lý trênkhía cạnh trọng yếu hay không?
Ngoài ra còn giúp cho đơn vị được kiểm toán thấy rõ những tồn tại, sai sót để khắcphục nhằm nâng cao chất lượng thông tin tài chính ở đơn vị
Mọi cuộc kiểm toán đều có rủi ro kiểm toán Do đó, kiểm toán viên và Công tykiểm toán cần kiểm soát rủi ro ở mức chấp nhận được
Trong kiểm toán có hai loại rủi ro thường gặp là rủi ro kinh doanh và rủi ro kiểm toán
1.1 Rủi ro kinh doanh
1.1.1 Khái niệm
Là rủi ro xảy ra các thiệt hại về tài chính hoặc danh tiếng cho Công ty kiểm toán
do mối quan hệ với khách hàng Xuất phát từ định nghĩa này có thể chia rủi ro kinhdoanh thành hai loại :
Rủi ro chấp nhận khách hàng : là rủi ro xảy ra các thiệt hại cho Công ty kiểm toán
do việc chấp nhận khách hàng Các thiệt hại này thường đến sau những vụ kiện Công
ty kiểm toán từ phía khách hàng do Công ty kiểm toán vi phạm hợp đồng kiểm toán,hoặc từ bên thứ ba để đòi bồi thường thiệt hại do sự bất cẩn của kiểm toán viên trongviệc điều hành và thực hiện cuộc kiểm toán Rủi ro này thường liên quan đến cáckhách hàng thiếu tính liêm chính, khách hàng liên quan đến nhiều vụ kiện tụng và cáchành vi gian lận, có khả năng bị vỡ nợ hoặc phá sản Nguyên nhân gây ra loại rủi ronày chủ yếu do Công ty kiểm toán đánh giá không chính xác về khách hàng khi quyếtđịnh chấp nhận khách hàng hay duy trì mối quan hệ với khách hàng
Rủi ro không chấp nhận khách hàng : là rủi ro do đánh giá sai về khách hàng dẫn
đến việc từ chối ký hợp đồng và mất đi các cơ hội kinh doanh Đây là trường hợp tráingược với loại rủi ro ở trên Trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việcmất đi một khách hàng là hết sức đáng tiếc Do đó, loại rủi ro này là một trong nhữngmối quan tâm hàng đầu của các Công ty kiểm toán
Trang 21.1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro kinh doanh trong công ty kiểm toán:
• Những đánh giá của kiểm toán viên về sự liêm chính của người quản lý
• Mức độ phụ thuộc vào báo cáo tài chính của những người sử dụng bên ngoài
Quy mô của khách hàng
Loại hình sở hữu
Bản chất của món nợ và số tiền nợ (phải trả)
Khả năng khách hàng gặp khó khăn tài chính sau khi cuộc kiểm toán kết thúc
Tình hình nợ
Tình hình lãi (lỗ) trong những năm trước
Phương pháp huy động tài chính
Bản chất của hoạt động kinh doanh của khách hàng
Năng lực của người quản lý1.2 Rủi ro kiểm toán
1.2.1 Tổng quan về rủi ro kiểm toán:
1.2.1.1 Khái niệm về rủi ro kiểm toán:
Rủi ro kiểm toán là khả năng kiểm toán viên đưa ra ý kiến không thích đáng vềmức độ trung thực hợp lý của báo cáo tài chính
Rủi ro kiểm toán thường xảy ra theo hướng: báo cáo tài chính có những sai phạmtrọng yếu nhưng kiểm toán viên không phát hiện được, do đó đưa ra ý kiến chấp nhậntoàn bộ đối với báo cáo tài chính Trong trường hợp này, ý kiến chấp nhận toàn bộ là ýkiến không thích hợp, không đúng về báo cáo tài chính Điều đó có nghĩa là kiểm toánviên đồng ý với thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính, kết luận rằng báo cáotài chính không có những sai phạm trọng yếu Với cách lập luận như vậy, rủi ro kiểmtoán được hiểu là xác suất tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính mà kiểmtoán viên không phát hiện được
Rủi ro kiểm toán luôn tồn tại do các vấn đề sau đây:
• Trình độ khả năng thực tế của kiểm toán viên
• Giới hạn về thời gian và chi phí kiểm toán
• Kỹ thuật chọn mẫu trong kiểm toán
• Gian lận khó phát hiện hơn sai sót
Rủi ro kiểm toán có thể được kiểm soát thông qua việc chia nhỏ phạm vi ảnhhưởng của từng rủi ro và khả năng kiểm soát của kiểm toán viên đối với từngloại rủi ro Vì vậy, cần nghiên cứu các thành phần của rủi ro kiểm toán, xem xétcác tác động của từng thành phần đó đến khối lượng công việc kiểm toán cầnphải tiến hành, cũng như đến trình tự và các phương pháp kiểm toán thích hợp
Trang 3Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
1.2.1.2 Các thành phần của rủi ro kiểm toán:
a Rủi ro tiềm tàng
Rủi ro tiềm tàng là xác suất tồn tại sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chínhkhi chưa chịu sự tác động của bất kỳ hoạt động kiểm tra nào, kể cả hệ thống kiểm soátnội bộ của đơn vị được kiểm toán Đây là yếu tố rủi ro mang tính khách quan, thuộc
về bản chất của đối tượng kiểm toán
Rủi ro tiềm tàng được phân tích trên hai giác độ: doanh nghiệp và các khoản mụcnghiệp vụ:
Ở giác độ doanh nghiệp: rủi ro tiềm tàng nảy sinh từ hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp và tiềm ẩn trong môi trường kinh doanh
• Đối với ngành nghề kinh doanh, đơn vị hoạt động trong lĩnh vực công nghệcao hoặc thời trang có rủi ro tiềm tàng cao hơn đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khác
vì sản phẩm dễ bị lỗi thời hoặc đòi hỏi vốn đầu tư lớn vào công nghệ
• Đặc điểm hoạt động kinh doanh: vì doanh nghiệp có nhiều nhà cung cấp vàgiá cả ổn định thì có ít rủi ro hơn vì ít bị ảnh hưởng bởi thiếu nguyên vật liệu hoặc chiphí đầu vào ổn định
• Môi trường cạnh tranh: sản phẩm doanh nghiệp kinh doanh thuộc loại bị cạnhtranh mạnh mẽ, các đối thủ cạnh tranh sử dụng các chiến lược giảm giá bán để giànhgiật thị trường
• Nhà quản lý yếu kém năng lực, không liêm khiết, ít kinh nghiệm quản lý thìrủi ro tiềm tàng sẽ cao hơn
Ở giác độ các khoản mục nghiệp vụ: rủi ro tiềm tàng nằm trong bản chất của
các số dư tài khoản hoặc bản chất các nghiệp vụ Nói một cách khác, bản thân cáckhoản mục nghiệp vụ này đã ẩn chứa trong nó những rủi ro, làm cho chúng có rủi rotiềm tàng cao hơn những nghiệp vụ hay khoản mục khác
• Các tài khoản phản ánh tài sản, hàng hóa quý giá sẽ có mức độ rủi ro tiềmtàng cao hơn
• Các nghiệp vụ phản ánh các giao dịch có tính toán phức tạp, ví dụ nghiệp vụthuê tài chính có rủi ro tiềm tàng cao hơn các nghiệp vụ có tính toán đơn giản nhưkhấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng
b Rủi ro kiểm soát:
Rủi ro kiểm soát là xác suất hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị khôngphát hiện và ngăn chặn kịp thời các sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính Việcthiết kế và duy trì một hệ thống kiểm soát nội bộ thuộc về trách nhiệm của nhà quản
lý tại đơn vị được kiểm toán Hệ thống kiếm soát nội bộ được xây dựng hiệu quả sẽgiúp cho doanh nghiệp quản lý tốt tài sản, ngăn ngừa các gian lận có thể xảy ra.Ngược lại, hệ thống kiểm soát nội bộ không đủ mạnh sẽ là nguy cơ đối với hoạt độngcủa doanh nghiệp
Chẳng hạn, các thủ tục kiểm soát hàng tồn kho không chặt chẽ nhưkhông kiểm kê, đối chiếu, phiếu xuất kho không có phê duyệt có thể dẫn đến khảnăng thất thoát hàng tồn kho trong doanh nghiệp Đối với tài sản tiền, việc chi tiền
mà không có sự phê duyệt của cấp trên hoặc không thường xuyên đối chiếu với ngânhàng có thể làm gia tăng khả năng mất mát, biển thủ tiền Cán bộ thanh toán được
Trang 4giao đồng thời nhiệm vụ đi mua vật tư có thể dẫn đến vật tư không được đánh giáđúng giá trị.
Như vậy, rủi ro kiểm soát là vấn đề thuộc về bộ máy quản lý của doanhnghiệp, kiểm toán viên không tạo ra rủi ro kiểm soát và cũng không kiểm soát đượcchúng Trong giai đoạn lập kế hoạch, kiểm toán viên đánh giá tính hiệu quả của hệthống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp, từ đó đưa ra mức rủi ro kiểm toán tươngứng Mức rủi ro kiểm toán này sẽ quyết định khối lượng công việc trong giai đoạnthực hiện kiểm toán, nếu mức rủi ro kiểm toán thấp, hệ thống kiểm soát nội bộ củadoanh nghiệp đáng tin cậy thì kiểm toán viên sẽ thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
và thử nghiệm cơ bản Trong trường hợp rủi ro kiểm soát ở mức cao, kiểm toán viênchỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản với khối lượng lớn nhằm đảm bảo khả năng pháthiện ra các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp
c Rủi ro phát hiện:
Rủi ro phát hiện là xác suất mà các thủ tục kiểm toán của kiểm toán viên khôngphát hiện được những sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính được kiểm toán.Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với rủi ro phát hiện ngược lại hoàn toàn sovới rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát, đối với loại rủi ro này, kiểm toán viên có thểkiểm soát và khống chế chúng ở một mức mong muốn Điều này còn phụ thuộc vàokhả năng của kiểm toán viên và vấn đề thời gian, chi phí của cuộc kiểm toán Dựatrên yêu cầu về độ tin cậy thông tin trên báo cáo tài chính được kiểm toán, kiểm toánviên có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp
để quản lý và kiểm soát đối với rủi ro phát hiện
Mối quan hệ giữa các bộ phận trong rủi ro kiểm toán có thể minh họa như hình sau
Rủi ro tiềm tàng
Rủi ro kiểm soát
Rủi ro phát hiện
Rủi ro kiểm toán
Hình 1 : Rủi ro kiểm toán và các bộ phận rủi ro cấu thành.
Trang 5Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
1.2.2 Nguyên nhân gây ra rủi ro kiểm toán:
a Rủi ro do sai sót
Rủi ro do sai sót là khả năng mà báo cáo tài chính đã kiểm toán có những sai lệchtrọng yếu do sai sót gây ra Sai sót là những lỗi không cố ý có ảnh hưởng đến báo cáotài chính
Những sai sót thường gặp là: Lỗi về tính toán số học hoặc tính toán sai; lỗi do bỏsót hoặc hiểu sai, làm sai các khoản mục, các nghiệp vụ kinh tế; Áp dụng sai cácchuẩn mực hoặc các nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán, chính sách tài chínhnhưng không cố ý
b Rủi ro do gian lận
Gian lận là những hành vi cố ý làm sai lệch các thông tin kinh tế, tài chính do mộthay nhiều người trong Hội đồng quản trị, Ban giám đốc các nhân viên hoặc bên thứ
ba thực hiện, làm ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
Gian lận do nhân viên và người quản lý của khách hàng gây ra là sự cố ý gây ra
sự nhầm lẫn, hay che giấu trong kế toán nhằm phản ánh sai tình hình tài chính củađơn vị hay để trục lợi riêng
Rủi ro do gian lận là khả năng mà báo cáo tài chính đã kiểm toán có những saiphạm trọng yếu mà nguyên nhân là do gian lận gây ra
Ví dụ về một số gian lận có thể có trên báo cáo tài chính:
- Biển thủ tài sản
- Ghi chép các nghiệp vụ kinh tế không đúng sự thật
- Làm giả tài liệu (nhằm xuyên tạc hay bóp méo các sự việc)
- Sửa đổi các bút toán đã ghi nhận hay những tài liệu kế toán chi tiết; chedấu hoặc cố ý bỏ sót các thông tin, tài liệu hoặc nghiệp vụ kinh tế làm sai lệch báocáo tài chính
- Sự trình bày và thể hiện sai các sự kiện nghiệp vụ hoặc thông tin quantrọng khác
- Áp dụng sai các chuẩn mực, nguyên tắc, phương pháp và chế độ kế toán(liên quan đến số lượng , phân loại, cách thức trình bày và công bố), và các chínhsách tài chính một cách cố ý
- Cố ý tính toán sai về số học
Tuy nhiên việc phân biệt sai phạm nào là sai sót và sai phạm nào là gian lận là rấtkhó
c Rủi ro do sự vi phạm giả thiết liên tục hoạt động
Vi phạm giả định hoạt động liên tục là khả năng giả thiết liên tục hoạt độngkhông còn đứng vững trong khoảng thời gian một năm kể từ ngày kết thúc niên độ.Giả thiết liên tục hoạt động được hiểu là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽtiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệpkhông có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng
kể quy mô hoạt động của mình Khi giả thiết liên tục hoạt động bị phá vỡ, căn cứ đểlập báo cáo tài chính cũng thay đổi Do đó, nếu báo cáo tài chính vẫn được lập trên
Trang 6căn cứ cũ thì các sai sót nghiêm trọng sẽ xuất hiện, bao gồm những sai sót trong việclựa chọn giữa giá gốc và giá trị có thể thực hiện được để ghi nhận tài sản, công nợ vàviệc phân loại tài sản, công nợ.
Việc hiểu rõ các nhân tố gây ra sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính là vô cùngcần thiết trong công tác đánh giá rủi ro Điều này giúp kiểm toán viên dễ dàng theodõi các dấu hiệu, sự kiện, điều kiện làm gia tăng rủi ro
1.2.3 Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán, mức trọng yếu và bằng chứng kiểm toán
a Rủi ro kiểm toán và mức trọng yếu
Mức trọng yếu là khoảng sai phạm có thể chấp nhận được trên khoản mụcnếu kiểm toán viên xây dựng mức trọng yếu theo từng khoản mục Thông thường,mức trọng yếu sẽ quyết định thời gian và chi phí mà kiểm toán viên dành cho mỗikhoản mục
Rủi ro kiểm toán và mức trọng yếu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau Nếumức trọng yếu có thể chấp nhận được tăng lên thì rủi ro kiểm toán sẽ giảm xuống, vìkhi giá trị sai sót có thể bỏ qua tăng lên thì khả năng xảy ra sai sót trọng yếu (khôngthể bỏ qua) sẽ giảm xuống ngược lại, nếu giảm mức trọng yếu có thể chấp nhận đượcthì rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên
Mối quan hệ giữa rủi ro kiểm toán và mức trọng yếu có ý nghĩa quan trọngtrong việc xác định nội dung, thời gian và phạm vi của các thủ tục kiểm toán Chẳnghạn sau khi lập xong chương trình kiểm tra chi tiết, kiểm toán viên phát hiện rằngmức trọng yếu phải thấp hơn, do đó rủi ro kiểm toán sẽ tăng lên Để bù lại, kiểm toánviên phải mở rộng phạm vi kiểm toán và lựa chon các phương pháp kiểm toán hữuhiệu hơn để giảm rủi ro phát hiện xuống mức chấp nhận được
b Rủi ro kiểm toán và bằng chứng kiểm toán
Bằng chứng kiểm toán là kết quả kiểm toán viên thu thập làm cơ sở đưa ra ýkiến về báo cáo tài chính của đơn vị được kiểm toán Bằng chứng được thu thập tronggiai đoạn thực hiện kiểm toán, khối lượng bằng chứng phụ thuộc vào mức độ rủi rokiểm toán chấp nhận được, chẳng hạn: mức rủi ro kiểm toán chấp nhận được giảmxuống thì kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm nhiều hơn để thu thập đầy đủbằng chứng làm giảm rủi ro phát hiện
Một khoản mục có độ rủi ro càng cao thì càng phải thu thập nhiều bằng chứnghơn nữa Bảng sau giới thiệu mối quan hệ giữa các loại rủi ro và số lượng bằng chứngcần thu thập
Tình huống
Rủi ro kiểmtoán có thểchấp nhận
Rủi ro tiềmtàng
Rủi ro kiểmsoát
Rủi ro pháthiện
Số lượngbằng chứngcần thu thập
4 Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
5 Cao Thấp Trung bình Trung bình Trung bình
Hình 2: Rủi ro và bằng chứng kiểm toán
Trang 7Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
Trong trường hợp 1, kiểm toán viên quyết định chấp nhận mức rủi ro kiểm toáncao đối với mỗi bộ phận Kiểm toán viên đã kết luận là có mức rủi ro thấp đối với saisót trong các báo cáo tài chính và quá trình kiểm soát nội bộ có hiệu quả Do đó, mứcrủi ro phát hiện cao là thích hợp Và kết quả là số lượng bằng chứng cần thu thậpthấp Trường hợp 3 thì ngược lại, nếu cả rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đều caonhưng kiểm toán viên mong muốn mức rủi ro kiểm toán thấp thì số lượng bằng chứngcần thu thập lại lớn Các trường hợp còn lại có thể được giải thích tương tự
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro
a Rủi ro tiềm tàng
Rủi ro này chịu tác động của môi trường kinh doanh, của bối cảnh nền kinh tế thịtrường và các yếu tố xã hội khác
Ở giác độ tổng thể báo cáo:
Sự liêm khiết, kinh nghiệm và hiểu biết của Ban Giám đốc cũng như sự thay đổithành phần Ban quản lý xảy ra trong niên độ kế toán
+ Trình độ và kinh nghiệm chuyên môn của kế toán trưởng, của các nhân viên
kế toán chủ yếu, của KTV nội bộ (nếu có) và sự thay đổi của các nhân viênnày
+ Những áp lực bất thường đối với Ban Giám đốc, đối với kế toán trưởng,nhất là những hoàn cảnh thúc đẩy Ban Giám đốc, kế toán trưởng phải trìnhbày báo cáo tài chính không trung thực
+ Những đặc điểm hoạt động của đơn vị
+ Các nhân tố ảnh hưởng đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị
+ Quy mô của tổng thể báo cáo tài chính
Ở giác độ chi tiết khoản mục nghiệp vụ.
Báo cáo tài chính có thể chứa đựng những sai sót như :Báo cáo tài chính có những điều chỉnh liên quan đến niên độ trước ; báocáo tài chính có nhiều ước tính kế toán, hoặc trong năm tài chính có sựthay đổi chính sách kế toán
Việc xác định số dư và số phát sinh của các tài khoản vànghiệp vụ kinh tế đối với chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu tài sản
cố định tính vào chi phí hay tính tăng nguyên giá tài sản cố định
Mức độ dễ bị mất mát, biển thủ tài sản như: phát sinhnhiều nghiệp vụ thu, chi tiền mặt, tạm ứng tiền với số lượng lớn, thời gianthanh toán dài…
Mức độ phức tạp của các nghiệp vụ hay sự kiện quan trọngđòi hỏi phải có ý kiến của chuyên gia như: xảy ra kiện tụng hoặc trộm cắp…
Việc ghi chép các nghiệp vụ bất thường và phức tạp, đặcbiệt là gần thời điểm kết thúc niên độ
Các nghiệp vụ tài chính bất thường khác
Trang 8b Rủi ro kiểm soát
Hệ thống kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp không thể đạt được mức rủi robằng không vì những hạn chế vốn có của hệ thống kiểm soát nội bộ Hay nói cáchkhác, hệ thống kiểm soát tốt chỉ có thể hạn chế tối đa những sai phạm, hạn chế của hệthống kiểm soát nội bộ, bao gồm:
• Phạm vi của hệ thống kiểm soát nội bộ bị giới hạn bởi vấn đề chi phí Các nhàquản lý luôn đòi hỏi chi phí cho cuộc kiểm tra phải hiệu quả, nghĩa là phải ít tổnthất hơn do sai phạm và gian lận gây ra
• Hầu hết các biện pháp kiểm tra đều phải tập trung vào các sai phạm thôngthường hoặc có thể dự kiến được, vì thế kho có thể phát hiện được các sai phạmđột xuất hay bất thường
• Sai phạm của nhân viên xảy ra do thiếu thận trọng, xao lãng, sai lầm trong xétđoán hoặc hiểu sai các hướng dẫn của cấp trên
• Việc điều hành và kiểm tra có thể bị ô hiệu hóa do sự thông đồng với bên ngoàihoặc giữa các nhân viên trong đơn vị
• Các thủ tục kiểm soát có thể không còn phù hợp vì điều kiện thực tế đã thayđổi
Tóm lại, hệ thống kiểm soát nội bộ hữu hiệu sẽ hạn chế bớt những sai sót và gianlận nhưng không thể loại trừ hoàn toàn các sai phạm có thể xảy ra Kiểm toán viên cóthể dựa vào hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị để giảm bớt khối lượng công việckiểm tra của mình nhưng không thể dựa hoàn toàn vào hệ thống này Chính vì vậy,kiểm toán viên vẫn cần phải tiến hành các thử nghiệm cơ bản ngay cả khi hệ thốngkiểm soát nội bộ của đơn vị được đánh giá là hữu hiệu
c Rủi ro phát hiện
Rủi ro phát hiện có thể phát sinh từ hai nguyên nhân sau đây:
• Rủi ro do chọn mẫu: là rủi ro mà mẫu không đại diện cho tổng thể đượckiểm toán Đây chính là rủi ro mà kết luận của kiểm toán viên đưa ra dựa trên kết quảmẫu khác so với kết quả thực tế của tổng thể Rủi ro do chọn mẫu có thể được giảmbớt bằng cách tăng cỡ mẫu điều tra nhưng không thể bị loại bỏ hoàn toàn trừ khi kiểmtoán viên điều tra toàn bộ tổng thể
• Rủi ro không do chọn mẫu: là rủi ro mà kiểm toán viên đưa ra kết luậnkhông thích hợp do sử dụng các phương pháp kiểm toán không phù hợp hoặc khônghiệu quả Các phương pháp kiểm toán càng hiệu quả, rủi ro phát hiện càng thấp Cầnchú ý rằng rủi ro phát hiện vẫn có thể xảy ra cho dù kiểm toán viên có kiểm tra tất cả
số dư và nghiệp vụ, bởi vì có thể kiểm toán viên đã sử dụng sai hoặc không phù hợpphương pháp kiểm toán hoặc giải thích sai, nhận định sai về kết quả kiểm tra Rủi rophi chọn mẫu có thể giảm bớt bằng cách áp dụng thủ tục kiểm soát chất lượng và tuânthủ các chuẩn mực kiểm toán
Trang 9Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
2 Đánh giá rủi ro kiểm toán
2.1 Khái niệm
Đánh giá rủi ro kiểm toán là quá trình khảo sát tình hình doanh nghiệp và ápdụng các biện pháp nghiệp vụ để phân tích điểm mạnh, điểm yếu trong hoạt động củadoanh nghiệp, cũng như hệ thống kiểm soát nội bộ mà doanh nghiệp đang áp dụng
Từ đó, có quyết định về việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán và mức độ, nội dungthực hiện công việc kiểm toán tại doanh nghiệp khách hàng
Đánh giá rủi ro kiểm toán là công việc cần thiết phải thực hiện của kiểm toánviên trước khi thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp Đánh giá rủi rokiểm toán sẽ cho thấy mức độ rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp, từ đó kiểmtoán viên xác định phần nào cần tập trung hơn để tìm ra sai phạm trọng yếu của doanhnghiệp Đồng thời điều này cũng cho phép kiểm toán viên thu hẹp được phạm vi thựchiện kiểm toán đối với những khoản mục có mức độ rủi ro được đánh giá là thấp,trong điều kiện hạn chế về thời gian và nhân lực
Đánh giá rủi ro kiểm toán thông qua quá trình tìm hiểu chỉ ra được điểm hạnchế trong hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp, nên kiểm toán viên sau cuộc kiểmtoán có thể tư vấn cho doanh nghiệp các biện pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát.2.2 Phương pháp đánh giá rủi ro
2.2.1 Phương pháp đánh giá rủi ro tiềm tàng
Những vấn đề cần tìm hiểu trong giai đoạn đánh giá rủi ro tiềm tàng
• Những thông tin về nên kinh tế trong nước và ngoài nước
• Những thông tin về lĩnh vực kinh doanh
• Những đặc điểm quan trọng về quản lý và sở hữu vốn
• Những vấn đề về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
• Vấn đề về việc thực thi về tài chính
• Môi trường lập báo cáo
Các phương pháp tìm hiểu:
- Dựa vào kinh nghiệm của kiểm toán viên
- Thẩm vấn nhân viên của khách hàng
- Trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm (nếu có)
- Phỏng vấn người quản lý
- Thông qua các tài liệu truyền thông
- Xem xét báo cáo tài chính đã kiểm toán (nếu có)
- Xem xét các dấu hiệu cảnh báo
Ngoài ra còn cần phải xem xét một số nhân tố khác như
Các ước tính kế toán: rủi ro tiềm tàng ở các tài khoản phản ánh cácước tính kế toán (dự phòng các khoản phải thu khó đòi, dự phòng giảm giáhàng tồn kho), thường được đánh giá là cao
Quy mô của các số dư tài khoản
Tổng hợp kết quả tìm hiểu để đưa ra những đánh giá về rủi ro tiềm tàng
Trang 10• Sau khi đã tìm hiểu những vấn đề trên, kiểm toán viên cần thiết phải tổnghợp những thông tin đó.
• Thông thường, rủi ro tiềm tàng thường được thiết kế ban đầu là 100%, vàthấp nhất là 50% Hoặc do một lý do nào đó mà kiểm toán viên không thể đánh giáđược rủi ro tiềm tàng thì kiểm toán viên cũng có thể đánh giá rủi ro tiềm tàng ở mứccao nhất là 100%
• Ngoài ra kiểm toán viên cũng có thể đánh giá một các tương đối theo cácmức độ như: cao, trung bình, thấp cho toàn bộ báo cáo tài chính, và cho từng khoảnmục Và kiểm toán viên cũng có thể đánh giá là rủi ro tiềm tàng của khách hàng là rấtcao đối với những khách hàng mà kiểm toán viên không có khả năng đánh giá rủi rotiềm tàng nhằm đảm bảo tính thận trọng trong kiểm toán
2.2.2 Phương pháp đánh giá rủi ro kiểm soát
• Để đánh giá rủi ro kiểm soát kiểm toán viên phải nghiên cứu hoạt động kinhdoanh, áp dụng thủ tục phân tích, nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ
Thu thập những hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Những vấn đề cần tìm hiểu:
Xem xét môi trường kiểm soát của doanh nghiệp
Xem xét những đánh giá rủi ro
Xem xét hệ thống thông tin kế toán và truyền thông của doanh nghiệp
Xem xét các hoạt động kiểm soát của doanh nghiệp
Xác định những yếu kém không được xử lý bởi hệ thống kiểm soát nội bộ
Phương pháp thực hiện:
Nghiên cứu cấu trúc tổ chức
Phỏng vấn người quản lý về những hoạt động kiểm soát cần thiết và xem xétchúng có được thực thi không
Thẩm vấn nhân viên của khách hàng thông qua bảng câu hỏi
Trao đổi với kiểm toán viên tiền nhiệm (nếu có)
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát
Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát bao gồm việc đánh giá tính hữu hiệu của hệthống kiểm soát nội bộ trong việc trong việc ngăn ngừa phát hiện và sửa chữa các saiphạm trong hoạt động tài chính kế toán của doanh nghiệp
Tìm hiểu những thủ tục kiểm soát thay thế
• Một số khách hàng, có thể do không có điều kiện để thực thi đầy đủ nhữngthủ tục cần thiết nhằm đảm bảo cho hệ thống kiểm soát nội bộ hoạt động tốt (ví dụnhư những doanh nghiệp nhỏ) Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng điều kiện của mỗidoanh nghiệp mà các nhà quản lý sẽ đưa ra những thủ tục kiểm soát thích hợp nhằmhạn chế đến mức thấp nhất khả năng xảy ra sai sót và gian lận Kiểm toán viên cầnphải phỏng vấn những người quản lý (của khách hàng) về những thủ tục kiểm soátcăn cứ vào điểm kiểm soát đã xác định ở trên
Trang 11Thực hiện những thử nghiệm kiểm soát đối với những đánh giá rủi ro kiểm soát làthấp hơn mức tối đa.
• Xem xét lại quy trình xử lý
• Quan sát
• Kiểm tra tài liệu
Kết luận những tài liệu chứng minh và đánh giá lại rủi ro kiểm soát
• Từ các bằng chứng thu thập được từ các thử nghiệm kiểm soát sẽ giúp cho cáckiểm toán viên biết được hệ thống kiểm soát nội bộ có được thực thi không và việcthực thi có hiệu quả không
2.3 Các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam trong đánh giá rủi ro kiểm toán
Sơ đồ sau đây sẽ tóm tắt mối quan hệ giữa các chuẩn mực trong việc thiết lập cácyêu cầu đối với công tác tìm hiểu khách hàng và đánh giá rủi ro :
Hình 3 : Mối quan hệ giữa các chuẩn mực kiểm toán
Trong mối quan hệ này, VSA 310 và VSA 400 giữ vai trò trung tâm Sau đây, yêucầu cụ thể của các chuẩn mực này sẽ được lần lượt giới thiệu
VSA 240 – Gian lận và sai sót ; VSA 250 – Xem xét tính tuân thủ pháp luật
và các qui định trong kiểm toán báo cáo tài chính ; VSA 570 – Tính liên tục trong hoạt động kinh doanh
Các chuẩn mực này đưa ra những tình huống, sự kiện, điều kiện làm tăng rủi ro dogian lận, sai sót, rủi ro do các hành vi không tuân thủ luật pháp và qui định, rủi ro giảthiết liên tục hoạt động không còn đứng vững; và yêu cầu kiểm toán viên phải bám sátcác dấu hiệu này trong suốt quá trình tìm hiểu khách hàng Kết quả quá trình tìm hiểunhững tình huống, sự kiện này cung cấp thông tin hữu ích giúp kiểm toán viên đánhgiá và phản ứng kịp thời với rủi ro trong các giai đoạn của cuộc kiểm toán
Trang 12 VSA 310 –Hiểu biết về tình hình kinh doanh
Chuẩn mực này yêu cầu kiểm toán viên phải tìm hiểu về tình hình kinh doanh củakhách hàng một cách liên tục trong tất cả các giai đoạn của cuộc kiểm toán Sự hiểubiết này phải đầy đủ, thấu đáo và được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, làm cơ sởchủ yếu cho việc đánh giá rủi ro
VSA 400 – Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ
Chuẩn mực này yêu cầu kiểm toán viên phải thực hiện tìm hiểu hệ thống kiểm soátnội bộ của khách hàng, đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát dựa trên nhữnghiểu biết về khách hàng, đồng thời sử dụng sự xét đoán nghề nghiệp của mình để đánhgiá rủi ro kiểm toán và thiết kế các thủ tục kiểm toán sao cho rủi ro kiểm toán giảmxuống mức có thể chấp nhận được
VSA 300 – Lập kế hoạch kiểm toán
Chuẩn mực này yêu cầu kiểm toán viên phải lập kế hoạch kiểm toán dựa trênnhững hiểu biết thích hợp và đầy đủ về tình hình hoạt động kinh doanh, hệ thống kếtoán và kiểm soát nội bộ của khách hàng Trong đó, việc nhận diện các thủ tục và ướctính kế toán phức tạp, các khu vực có rủi ro cao của báo cáo tài chính, các bên hữuquan và công tác đánh giá rủi ro được đặc biệt nhấn mạnh Các loại rủi ro kiểm toánviên phải quan tâm khi lập kế hoạch kiểm toán bao gồm rủi ro xảy ra sai sót trọng yếutrên báo cáo tài chính ( do hai thành phần rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát cấuthành ) do sai sót, gian lận, hành vi không tuân thủ pháp luật và các qui định, và do giảthiết liên tục hoạt động bị phá vỡ
kế hoạch đó sẽ được chấp nhận
Ngoài ra, kiểm toán viên còn sử dụng mô hình kiểm toán theo cách khác để xácđịnh rủi ro phát hiện và số lượng bằng chứng thích hợp cần phải thu thập Với mụcđích đó, mô hình rủi ro kiểm toán được xây dựng theo hình thức sau:
Trang 13Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
Quy trình vận dụng mô hình này để đánh giá rủi ro diễn ra như sau :
Đầu tiên, kiểm toán viên thiết lập một mức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhậnđược cho từng hợp đồng kiểm toán Mức rủi ro này sẽ được áp dụng cho tất cả cơ sởdẫn liệu của các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng
Sau đó, rủi ro tiềm tàng sẽ được tiến hành đánh giá cho tổng thể báo cáo tàichính và cho các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng đến từng cơ sở dẫn liệu
Kế tiếp, kiểm toán viên phải thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soát cho cơ sở dẫnliệu của các số dư hoặc loại nghiệp vụ quan trọng
Cuối cùng, dựa vào rủi ro kiểm toán, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đãđựơc đánh giá để xác định rủi ro phát hiện
Tiếp tục thí dụ trên, giả sử kiểm toán viên xây dựng tỷ lệ rủi ro kiểm toánmong muốn là 5%, kế hoạch kiểm toán được thay đổi để thu thập bằng chứng phù hợp
với mức rủi ro phát hiện là 12,5%, vì 0,5/ (0,8 x 0,5) bằng 0,125 Sử dụng hình thức
này của mô hình rủi ro, yếu tố chính là rủi ro phát hiện vì nó xác định số lượng bằngchứng cần thiết nhu cầu bằng chứng tăng lên khi rủi ro phát hiện giảm xuống
Tuy nhiên, kiểm toán viên thường không sử dụng mô hình này như một côngthức toán học, mà sử dụng như một công cụ hỗ trợ để phán đoán và xác định mức độsai sót có thể chấp nhận được, làm cơ sở để thiết kế các thủ tục và điều hành kiểmtoán Các đánh giá về rủi ro tiềm tàng ở mức độ tổng thể báo cáo tài chính không ảnhhưởng trực tiếp đến việc thiết kế và thực hiện các thủ nghiệm cơ bản, nhưng đó lànhững căn cứ kiểm toán viên và Công ty kiểm toán cần tham khảo để kiểm soát rủi rokiểm soát
Nếu kiểm toán viên đánh giá rủi ro ở mức định tính thì có thể dùng ma trận rủi ro đểđánh giá rủi ro phát hiện
2.4.2 Ma trận rủi ro
Như đã nêu trên, rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát tồn tại độc lập và kháchquan đối với công việc kiểm toán, chúng nằm ngay trong chức năng hoạt động kinhdoanh và môi trường pháp lý của doanh nghiệp, cũng như trong bản chất của số dư tàikhoản và loại nghiệp vụ Vì vậy, kiểm toán viên không thể kiểm soát và giảm thấp rủi
ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Tuy nhiên, nếu kiểm toán viên đánh giá xác đáng cácrủi ro này thì có thể xác định mức độ rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được trên cơ sởrủi ro kiểm toán mong muốn
Rủi ro kiểm toán có thể thiết lập bằng một bảng dưới dạng ma trận sau:
)CR
x IR (
AR
=DR
Trang 14Đánh giá của kiểm toán viên về rủi ro kiểm soát
ở mức độ chấp nhận được Ngược lại, khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát đượcđánh giá thấp thì rủi ro phát hiện được đánh giá ở mức độ cao nhất đề giảm số lượngbằng chứng cần thiết, đảm bảo hiệu quả cuộc kiểm toán
2.5 Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát
2.5.1 Là những đánh giá quan trọng khi chấp nhận khách hàng
Việc chấp nhận khách hàng là một công việc quan trọng vì nó liên quan đến rủi
ro kinh doanh của công ty kiểm toán
2.5.2 Thiết kế chương trình kiểm toán cho phù hợp với những yếu kém đã phát
hiện
• Phát hiện những khu vực có sai sót trọng yếu và gian lận.
Với những hiểu biết về đặc điểm ngành nghề, và những vấn đề tìm hiểu được ởphần trên thì kiểm toán viên cũng đã có thể xác định được khu vực yếu kém của kháchhàng, cũng như có thể biết được khu vực nào có yếu kém quan trọng, khu vực nào cógian lận nhằm tạo điều kiện cho cuộc kiểm toán thực hiện có hiệu quả hơn
• Điều chỉnh lại mức trọng yếu phù hợp
Trọng yếu chỉ mức độ quan trọng của thông tin kế toán (của các nghiệp vụ hay số
dư tài khoản) Tính trọng yếu được xác định trên hai mức độ:
Mức trọng yếu riêng lẻ cho từng khoản mục
Mức trọng yếu tổng hợp cho cả báo cáo tài chính
Để xác định mức trọng yếu kiểm toán viên thường căn cứ vào:
Tính chất (lĩnh vực) hoạt động của khách hàng Ví dụ: Đối với kháchhàng là nhà phân phối hàng hoá thì tính trọng yếu sẽ rơi vào khoản mục hàngtồn kho Đối với khách hàng là tổ chức dịch vụ (dịch vụ tư vấn) thì tính trọngyếu lại rơi vào việc ghi nhận doanh thu
Trang 15Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát Tuỳ theo kết quả đánh giárủi ro kể cả là đánh giá ở mức độ toàn bộ báo cáo tài chính hay cho từng nghiệp
vụ , từng khoản mục, là cao hay thấp để xác định khoản mục đó có trọng yếuhay không Nếu kiểm toán viên xác định rủi ro của khoản mục nào đó là cao thìkhoản mục đó là trọng yếu và ngược lại
Mức trọng yếu thiết lập cho các tài khoản trên bảng cân đối kế toán cần thiết phải
cao hơn mức trọng yếu cho các tài khoản trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh bởi vì các tài khoản trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ ảnhhưởng đến thu nhập thuần còn các tài khoản trên bảng cân đối kế toán thì không.Xác định mức trọng yếu phù hợp sẽ giúp cho việc xác định phạm vi, loại bằngchứng cần phải thu thập Cần thiết phải xem xét mức trọng yếu cả trong giai đoạn lập
kế hoạch lẫn trong giai đoạn đánh giá Có thể thấy rằng mức trọng yếu trong giai đoạnđánh giá và giai đoạn lập kế hoạch có khác biệt là do trong quá trình kiểm toán sẽ cónhững yếu tố tác động làm cho mức trọng yếu thay đổi, hay có thể trong quá trìnhkiểm toán sẽ có những thay đổi về đánh giá rủi ro do sai sót rủi ro do gian lận và rủi ro
sẽ xác định:
Nội dung: Là loại bằng chứng thích hợp cho việc đưa ra quyết định
=>Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro phát hiện được đánh giá là cao thì nhất thiết cầnphải thu thập càng nhiều càng tốt những bằng chứng có độ tin cậy cao như các bằngchứng vật chất hay bằng chứng được bên ngoài trực tiếp gởi tới cho kiểm toán viên.Còn nếu rủi ro tiềm tàng, và rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp thì cũng có thểchấp nhận các bằng chứng tài liệu hay các bằng chứng do bên ngoài lập nhưng đượclưu trữ tại đơn vị, bằng chứng mà đơn vị lập nhưng được luân chuyển ở bên ngoài sau
đó lại được lưu trữ tại đơn vị, hoặc cũng có thể là các bằng chứng mà nó được lập vàlưu trữ bên trong doanh nghiệp
• Thời gian: Thời gian tiến hành thu thập các bằng chứng kiểm toán.
chọn để áp dụng cho việc thu thập bằng chứng của từng mục tiêu kiểm toán, hay từngthủ tục kiểm toán
Việc áp dụng kích thước mẫu phù hợp sẽ đáp ứng được tính đầy đủ trong việc thuthập bằng chứng cho ý kiến của kiểm toán viên về báo cáo tài chính
• Kích thước mẫu phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
Tính chất của loại bằng chứng thu thập
Đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của kiểm toán viên trên toàn bộ báocáo tài chính và cho từng khoản mục
Trang 16PHẦN II: CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ RỦI RO TRONG GIAI ĐOẠN CHUẨN
BỊ KIỂM TOÁN TẠI CÔNG TY KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN THUẾ ATAX
1 Giới thiệu tổng quan về công ty kiểm toán và tư vấn thuế ATAX.
Tên công ty: công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thuế A.T.A.X
Tên giao dịch: A.T.A.X Auditing And Consulting Company Limited
Tên viết tắt: A.T.A.X CO.LTD
Số hiệu công ty 105
Trụ sở chính: Lô A92- đường 30-4
Điện thoại: 05113565765
Email: atax@vnn.vn
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty kiểm toán
Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn thuế A.T.A.X được thành lập theo quyếtđịnh số 3202003333 đăng ký ngày 30 tháng 6 năm 2006 và là một trong những công
ty có đủ điều kiện kiểm toán theo công văn số 302/ VACPA ngày 26/11/2009 củaVACPA Với nguồn vốn điều lệ là 2.100.000.000 đồng
Công ty thành lập trong điều kiện còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất vànguồn nhân lực Hệ thống máy tính và thiết bị văn phòng chưa đầy đủ, số lượng kiểmtoán viên chỉ có 5 người Số lượng nhân viên chỉ có hơn 10 thành viên Khách hàngchủ yếu là ở khu vực miền trung
Sau hơn hai năm hoạt động, cho đến nay công ty đã mở rộng phạm vi hoạtđộng ra miền Nam Doanh thu tăng cao, ngoài ra số lượng kiểm toán viên cũng tănglên đến 10 người Chất lượng hoạt động kiểm toán được cải thiện và dần lấy đượcniềm tin nơi doanh nghiệp
Hiện nay, số lượng nhân viên trong công ty đã tăng lên hơn 20 người công ty
đã có điều kiện trang bị máy tính xách tay và các thiết bị văn phòng đầy đủ cho nhânviên thực hiện công việc
1.2 Thành quả đạt được trong những năm qua
ATAX là một trong số ít các công ty kiểm toán hoạt động tại Việt Nam được Uỷ
ban chứng khoán Nhà nước chấp thuận kiểm toán các tổ chức phát hành, tổ chức niêmyết và tổ chức kinh doanh chứng khoán; được Bộ Tài chính cho phép cung cấp dịch vụxác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá
Đội ngũ nhân viên của ATAX được đào tạo chính quy, có hệ thống ở trong nước
và nước ngoài, được các chuyên gia cao cấp về kiểm toán của Cộng đồng Châu Âu bồidưỡng nghiệp vụ thông qua Chương trình trợ giúp kỹ thuật của Liên minh Châu Âu(EURO – TAPVIET)
Trong các năm qua, nhờ có đội ngũ chuyên gia am tường các lĩnh vực kế toán,
kiểm toán, thuế, tài chính, ATAX đã cung cấp dịch vụ chất lượng cao đến hàng trăm
khách hàng thuộc nhiều loại hình doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế trên khắp ViệtNam: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp nhà nước, công ty cổphần, doanh nghiệp tư nhân, các tổ chức phi chính phủ, các cơ quan quản lý Nhà nước,các ban quản lý dự án, … và đã nhận được sự tín nhiệm lớn từ phía khách hàng
Trang 17Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
Ghi nhận chất lượng dịch vụ của ATAX, ngày 11/10/2009, tại Hà Nội, Ban tổ
chức giải thưởng "Thương hiệu chứng khoán uy tín năm 2009" đã bình chọn, trao Cúp
vàng và chứng nhận đạt giải cho ATAX - một trong 14 công ty kiểm toán được vinh
danh là tổ chức kiểm toán uy tín
1.3 Các loại hình dịch vụ do ATAX cung cấp
Dịch vụ kiểm toán
Kiểm toán báo cáo tài chính hàng năm
Kiểm toán hoạt động các dự án
Kiểm toán tuân thủ
Soát xét thông tin trên báo cáo tài chính
Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thỏa thuận trước
Kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án / công trình xây dựng hoànthành
Dịch vụ tư vấn thuế bao gồm:
• Hoạch định chiến lược thuế
• Tái cấu trúc hoạt động kinh doanh có hiệu quả do ảnh hưởng của thuế
• Kê khai thuế: thuế nhà thầu, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp,thuế thu nhập cá nhân Quyết toán thuế các loại
• Tư vấn cho doanh nghiệp khi có vướng mắc về thuế
• Hội thảo, đào tạo cập nhật các quy định mới về thuế
• Xác định giá trị doanh nghiệp
• Tư vấn cổ phần hóa, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
• Tư vấn sát nhập, mua lại doanh nghiệp
• Tư vấn lập dự án đầu tư, thành lập doanh nghiệp
1.4 1.3 Cơ cấu tổ chức quản lý và nguồn nhân lực
Công ty đã xây dựng một mô hình quản lý theo các phòng ban chức năng Mô hìnhnày giảm thiểu chi phí hành chính, giảm các bộ phận trung gian trong quá trình quản
lý Các kế hoạch, chiến lựơc hoạt động của ban giám đốc đựoc phổ biến thẳng xuống cho các bộ phận thực thi và ngược lại mọi sự phản hồi từ các bộ phận triển khai hoạt động cũng được Ban giám đốc nắm bắt nhanh chóng
Công ty thực hiện việc phân chia phòng ban theo mục đích phục vụ khách hàng, mỗi phòng nghiệp vụ sẽ chịu trách nhiệm cung cấp một loại hình dịch vụ nhất định cho khách hàng nhờ đó mà chất lượng dịch vụ cung cấp sẽ đựơc nâng cao do sự am hiểu khách hàng và chuyên môn hoá trong công việc cũng như việc quy trách nhiệm trong quản lý
Trang 18Hình 5: Cơ cấu tổ chức công ty
Giám đốc Nguyễn Văn Sĩ là người đại diện theo pháp luật của công ty, là lãnh đạocông ty, có nhiệm vụ điều hành toàn bộ các hoạt động của công ty, đề ra các phươnghướng phát triển cho công ty cùng những chính sách thủ tục trong hoạt động của công
ty Giám đốc còn có nhiệm vụ ký các báo cáo kiểm toán trước khi phát hành, thực hiệnkhảo sát thị trường, ký kết hợp đồng kiểm toán với khách hàng Mặc dù không thamgia trực tiếp vào cuộc kiểm toán nhưng giám đốc luôn giám sát hoạt động của cácnhân viên và thực hiện hướng dẫn, kiểm tra công viêc cho nhân viên
Các công việc của nhóm kiểm toán được thông qua phòng phó giám đốc trước khitrình lên phòng giám đốc Phó giám đốc chịu trách nhiệm soát xét lại công việc củakiểm toán viên , đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ của khách hàng Trực tiếp quản lýnhóm kiểm toán, tham gia kiểm toán tại khách hàng
Hai phòng nghiệp vụ chuyên thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
Có nhiệm vụ thực hiện kiểm toán quyết toán vốn đầu tư cho các công trình xâydựng cơ bản
Thực hiện công tác quản lý nhân sự của công ty, liên hệ giao dịch với khách hàng
và quản lý trang thiết bị văn phòng trong công ty
Phòng kiểm toán XDCB
Phòng kế toánPhòng
NV2
Trang 19Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
Thông thường, sau khi một hợp động được chính thức ký kết bởi các thành viêncủa Ban Giám đốc, Chủ nhiệm kiểm toán sẽ chịu trách nhiệm xem xét, lập kế hoạchkiểm toán và chịu trách nhiệm soát xét hồ sơ kiểm toán cũng như Báo cáo kiểm toántrước khi trình Ban Giám đốc soát xét lần cuối Đối với những khách hàng lớn, yêucầu có sự hợp nhất kết quả kiểm toán khi phát hành Báo cáo kiểm toán Chủ nhiệmkiểm toán là người chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp việc thực hiện của nhóm kiểmtoán các cơ sở kiểm toán khác nhau
Các trưởng nhóm kiểm toán sẽ là người trực tiếp thực hiện các thủ tục kiểmtoán, bao gồm cả các thủ tục kiểm soát hoặc có thể phân công và giám sát các trợ lýkiểm toán thực hiện Kế hoạch kiểm toán sẽ được Trưởng nhóm kiểm toán điều chỉnhcho phù hợp với điều kiện cụ thể của cuộc kiểm toán Dự thảo báo cáo kiểm toán sẽđược lập bởi trưởng nhóm kiểm toán trước khi trình lên cấp trên soát xét và phê duyệt
Với một cơ cấu tổ chức quản lý như trên, Ban giám đốc ATAX đã và đang quản
lý hiệu quả các thành viên của công ty, giúp họ hoàn thành tốt công việc được giao,cùng hướng tới mục tiêu chung của công ty Mọi hoạt động liên quan tới cuộc kiểmtoán, từ khâu chào thầu và kí kết hợp đồng đến phát hành Báo cáo kiểm toán, trong đóbao gồm việc lập và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, được thiết kế và thực hiện cóhiệu quả, đảm bảo có chất lượng
1.5 1.4 Về một số hoạt động trong công ty
1.4.1 Vấn đề đào tạo nhân viên
Đối với dịch vụ kiểm toán thì vấn đề nhân lực là một yếu tố rất quan trọng trongviệc phát triển cũng như đảm bảo chất lượng hoạt động kiểm toán Công ty A.T.A.Xrất quan tâm và chú trọng vào việc bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên.Hàng năm công ty đều tổ chức đào tạo cho nhân viên mới và cập nhật kiến thứcmới cho các nhân viên trong công ty ở mọi cấp bậc
Nội dung chương trình đào tạo:
Đối với nhân viên mới:
Đọc hiểu những vấn đề quy định hoạt động của công ty
Học chương trình kiểm toán do công ty lập ra và thực hành kiểm toán đối vớimột
số phần hành cụ thể Nắm bắt được phương pháp tiếp cận kiểm toán của công tyATAX để đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật do công ty quy định
Đối với cấp bậc Senior và Manager:
Nghiên cứu và cập nhật thêm các thông tin và tài liệu kiểm toán về việc lập kếhoạch kiểm toán và soát xét chất lượng kiểm toán theo quy định của công ty
Mục tiêu của chương trình đào tạo:
Phân loại chương trình đào tạo theo cấp bậc nhân viên
Đảm bảo mọi nhân viên đều có khả năng thực hiện đúng theo quy trình kiểmtoán của công ty
Nhân viên mới đều phải theo học chương trình dành cho Junior
1.4.2
Trang 202.4.3 Vấn đề khảo sát và đánh giá khách hàng.
Việc đánh giá khách hàng để tạo cơ sở ký kết hợp đồng kiểm toán cũng là một yếu
tố rất quan trọng trong hoạt động kiểm toán Bởi vì với việc chấp nhận hay tiếp tụcthực hiện kiểm toán cho một khách hàng có thể làm tăng rủi ro cho hoạt động của công
ty, trong trường hợp xấu nhất có thể làm tổn hại đến uy tín và thương hiệu của công tykiểm toán Vào mỗi mùa kiểm toán, giám đốc công ty sẽ trực tiếp tham gia khảo sát thịtrường và đánh giá cẩn thận mọi khách hàng sẽ thực hiện kiểm toán trong năm
Chủ nhiệm kiểm toán đánh giá về khách hàng và giao cho các kiểm toán viên khácthu thập các thông tin cần thiết Sau đó, chủ nhiệm kiểm toán sẽ tập hợp thông tin vàthực hiện đánh giá rủi ro kiểm toán cũng như môi trường kiểm soát ở đơn vị kháchhàng
Công ty có một số quy định đối với kiểm toán viên trong khi thu thập thông tinkhách hàng như sau:
Quy định về tính độc lập và khách quan
Kiểm toán viên phải hiểu biết đầy đủ về khách hàng, am hiểu về hoạt động kinhdoanh cũng như các đặc điểm kinh doanh của khách hàng
Đáp ứng năng lực chuyên môn cần thiết để hoàn thành công việc
Kết quả thu thập cuối cùng sẽ được trình lên giám đốc công ty để soát xét lại mứcrủi ro kiểm toán
2 Thực tế đánh giá rủi ro trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán tại công ty kiểm toán và tư vấn thuế ATAX.
2.1 Tổng quát về chu trình đánh giá rủi ro của ATAX
Nhận yêu cầu
kiểm toán từ K.H
Đánh giá rủi ro hợp đồng
Ký hợp đồng
Thu thập tài liệu
(
Tìm hiểu, đánh giá rủi ro cho mức độ báo cáo tài chính (3)
Trang 21Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
Hình 6: Mô tả chu trình đánh giá rủi ro
(1) Khi nhận được yêu cầu kiểm toán từ khách hàng, cấp manager trong công ty
sẽ đến khảo sát tình hình thực tế của khách hàng, làm cơ sở đánh giá rủi ro hợp đồngkiểm toán Các công việc trong giai đoạn này bao gồm:
- Xác định địa điểm-nơi sản xuất- nơi đặt văn phòng chính,
- Tìm hiểu quy mô hoạt động của khách hàng có như mô tả không,…
(2) Và tiến hành đàm phán để xác định các điều khoản, những điều kiện trong hợpđồng kiểm toán (Ví dụ: phạm vi cuộc kiểm toán, các chuẩn mực làm căn cứ, hình thứcphát hành báo cáo kiểm toán,…) Sau khi hai bên đã chấp nhận toàn bộ các điều khoảncủa hợp đồng và đã ký kết hợp đồng kiểm toán
(3) Sau khi hợp đồng kiểm toán đã được kí kết, kiểm toán viên yêu cầu kháchhàng cung cấp những tài liệu cần thiết cho việc lập kế hoạch kiểm toán (Ví dụ: Giấyphép thành lập công ty, giấy phép kinh doanh, sơ đồ tổ chức, quy trình công nghệ sảnxuất,biên bản họp hội đồng quản trị, …)
(4) Căn cứ vào các tài liệu nhận được từ khách hàng, kiểm toán viên sẽ tiến hành phân tích, đánh giá (sử dụng cả kinh nghiệm lẫn chương trình kế hoạch kiểm toán) để đánh giá rủi ro tổng thể, xác định những yếu kém và lập kế hoạch ban đầu cho cuộc kiểm toán
(5) Căn cứ vào những đánh giá về rủi ro (bao gồm rủi ro hợp đồng và môi trườngkiểm soát), kết hợp với những kết quả khảo sát về các sự kiện quan trọng và cácnghiệp vụ bất thường, kiểm toán viên sẽ thiết lập rủi ro chi tiết cho cuộc kiểm toán (6) Trong quá trình thực tế kiểm toán, có thể nhân viên kiểm toán sẽ phát hiệnthêm những sai sót và gian lận ở khách hàng Và vì vậy để tiếp tục cuộc kiểm toán đạtđược mục tiêu kiểm toán của mình thì kiểm toán viên sẽ đánh giá lại rủi ro kiểm toán Như vậy, công tác đánh giá rủi ro kiểm toán đối với một khách hàng tại công tykiểm toán ATAX bắt đầu từ việc nhận đề nghị từ khách hàng cung cấp dịch vụ kiểmtoán, công ty sẽ cử đại diện khảo sát khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng, xem xétviệc chấp nhận hợp đồng kiểm toán có phù hợp với phạm vi hoạt động và chính sáchcủa công ty hay không Nếu hợp đồng được ký kết thì kế hoạch kiểm toán sẽ đượcvạch ra bao gồm thời gian thực hiện, đội ngũ kiểm toán viên tham gia, khối lượngcông việc cần thực hiện Đây là giai đoạn hết sức quan trọng vì công ty phải đánh giácác rủi ro trong môi trường và hoạt động của khách hàng để có kế hoạch làm việc hợp
lý, đảm bảo mục tiêu tìm ra các sai phạm trọng yếu trong báo cáo tài chính của kháchhàng
Trong nội dung bài viết này, người viết đi sâu phân tích các công việc kiểm toánviên thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, đặc biệt là việc phân tích, đánh giácác loại rủi ro trong kiểm toán
Công tác đánh giá rủi ro thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán tại công ty
có thể chia thành ba phần thực hiện như sau:
Khảo sát khách hàng
Đánh giá rủi ro tổng thể
Đánh giá rủi ro chi tiết
Thu thập tài liệu
(
Trang 22Sau đây người viết xin trình bày nội dung các công việc thực hiện khi đánh giá rủi
ro tại công ty ATAX:
2.2 Khảo sát khách hàng
2.2.1 Xác định những nhân tố gây ra rủi ro
Đối với mỗi hợp đồng kiểm toán, việc đầu tiên cần xem xét là mức độ rủi rohợp đồng, tại công ty ATAX, các yếu tố sau được đánh giá là đem lại rủi ro cao khichấp nhận hợp đồng:
• Công ty không có hệ thống kiểm soát nội bộ
• Công ty có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục
• Công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng
• Có nghi ngờ về tính chính trực của Ban giám đốc/ Ban Quản trị
• Ban giám đốc công ty có sức ép lớn phải hoàn thành các chỉ tiêu tài chính năm;
• Thường xuyên thay đổi HĐQT-BGĐ , kế toán trưởng, kiểm toán viên, chuyêngia tư vấn luật
Các yếu tố này có thể được thu thập thông qua việc tìm hiểu sơ bộ thông tinkhách hàng, từ nguồn thông tin nội bộ cũng như các thông tin bên ngoài, hoặc qua báochí trong thời gian gần đây
2.2.2 Tìm hiểu khách hàng
Đối với công ty, hàng năm sẽ ký kết rất nhiều hợp đồng kiểm toán.Trong đó, có các khách hàng mới, là năm đầu tiên công ty thực hiện kiểm toán và cáckhách hàng khác là khách hàng cũ Ngoài các yếu tố rủi ro như trên, kiểm toán viêncòn đi sâu tìm hiểu rủi ro cụ thể cho khách hàng, trong giai đoạn này, kiểm toán viênnhận trách nhiệm tìm hiểu về khách hàng, đồng thời tìm hiểu sơ bộ về hệ thốngKSNB, qua đó phát triển sơ bộ rủi ro tiềm tàng và xây dựng mức trọng yếu ban đầu.Những thông tin thu thập ban đầu này nhằm chủ yếu đánh giá khả năng chấp nhậnkiểm toán khách hàng, tính toán thời gian và giá phí kiểm toán để ký kết hợp đồngkiểm toán với khách hàng
Đối với khách hàng mới
Đối với khách hàng mới, kiểm toán viên thực hiện việc thu thập và tìmhiểu các tài liệu sẵn có ở đơn vị, tham quan nhà xưởng, kho bãi, trao đổi với kiểm toánviên tiền nhiệm (nếu có), xem xét các sách báo, tài liệu chuyên ngành Thời gian thamquan, tìm hiểu thường ngắn, do đó kinh nghiệm của kiểm toán viên được đặt lên hàngđầu Những hiểu biết về khách hàng, về hệ thống KSNB sẽ được kiểm toán viên traođổi, bàn giao cho trưởng đoàn kiểm toán, người sẽ thực hiện việc tìm hiểu và đánh giáchi tiết hơn hệ thống KSNB của khách hàng phục vụ công tác kiểm toán
Phương pháp tìm hiểu: Để lập báo cáo tìm hiểu khách hàng, kiểm toán viên sử
dụng mẫu A2010, thu thập thông tin và đánh giá kết quả cuối cùng Ngoài ra, kiểmtoán viên có thể phỏng vấn thêm các nhà quản lý khác để nắm bắt những thông tin banđầu về khách hàng Các nội dung phỏng vấn bao gồm:
- Con người: Chủ sở hữu, ban kiểm soát, đối tác chính, nhà tư vấn, các bên liênquan,
- Sản phẩm: Cơ cấu sản phẩm, doanh thu chính, tỷ trọng doanh thu theo sản phẩm,nhà cung cấp chính,
Trang 23Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
- Thị trường: Thị phần, đối thủ cạnh tranh, có sự thay đổi nào về đối thủ cạnhtranh,
- Kết quả hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận năm, dòng lưu chuyển tiền tệ, điểmhòa vốn, các kế hoạch dài hạn,
- Tài chính: các vấn đề về nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn,
- Tài sản và công nợ: nợ khó đòi, tài sản lớn, biên bản thanh lí tài sản…
- Bộ máy kế toán: Tổ chức bộ máy, phần mềm nào hiện đang sử dụng?
- Chính sách kế toán: đối với những khoản mục quan trọng
- Những nhân tố khác: quy trình công nghệ, sản xuất, các sự kiện kết thúc…
Đối với khách hàng cũCông ty sẽ cập nhật thông tin về các thay đổi về cấu trúc doanh nghiệp, bộ máyquản lý trong năm qua
Những thông tin này được Trưởng đoàn kiểm toán thu thập khi tiến hành phỏngvấn Kế toán trưởng Công ty khách hàng trong buổi họp đầu tiên Các thay đổi màkiểm toán viên tập trung phỏng vấn là các thay đổi về chính sách công ty, tình hìnhkinh doanh và các thay đổi về quy mô, tình hình nhân sự tại công ty, cũng như các quyđịnh mới của công ty về hệ thống kế toán, các quy trình kế toán và các thủ tục kiểmsoát nội bộ…
Trong trường hợp có những thay đổi mà kiểm toán viên đánh giá là có ảnh hưởngđến những đánh giá năm trước về hệ thống KSNB, kiểm toán viên sẽ lưu lại các tàiliệu ghi nhận các thay đổi đó, và tiến hành các đánh giá cần thiết về hệ thống KS phục
vụ năm kiểm toán hiện tại
2.3 2.3 Đánh giá rủi ro trên mức độ tổng thể báo cáo tài chính
2.3.1 Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng
Nội dung kiểm toán viên cần thu thập trong bước này bao gồm các thông tin về môi trường kinh doanh chung của khách hàng, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh bao gồm các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp Từ đó, kiểm toán viên đánh giá được các rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của doanh nghiệp Các thông tin cần tìm hiểu bao gồm:
a) Môi trường kinh doanhKiểm toán viên thu thập số liệu thống kê về môi trường kinh doanh chung của DNtrong năm hiện hành, về:
Thực trạng chung của nền kinh tế (suy thoái, tăng trưởng, tốc độ tăng trưởngGDP, lạm phát…);
Biến động về lãi suất cơ bản, tỷ giá ngoại tệ, và lạm phát; Biến động thịtrường mà DN đang kinh doanh; Các nội dung khác
b) Những nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệpKiểm toán viên tìm hiểu các thông tin chung về môi trường pháp lý mà doanhnghiệp hoạt động bao gồm các thông tin sau:
Pháp luật và các quy định có ảnh hưởng trọng yếu đến DN như các quy địnhpháp luật đối với loại hình và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
Trang 24 Các quy định của Chính phủ hiện có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp như các quy định về tiền tệ và kiểm soát ngoại tệ; hỗ trợ tài chính củachính phủ; thuế quan và các rào cản thương mại, thay đổi thuế áp dụng….
c) Những nhân tố nội bộ ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Bao gồm các thông tin chung về hoạt động và tình hình kinh doanh chủ yếu củakhách hàng như:
• Bản chất của các nguồn doanh thu: sản xuất, dịch vụ, tài chính/ bán buôn, bánlẻ;
• Mô tả các lọai sản phẩm hoặc dịch vụ chính mà DN cung cấp;
• Thực hiện hoạt động: mô tả các giai đoạn của sản phẩm, dịch vụ, phương thứcsản xuất, cách thức phân phối của sản phẩm hoặc dịch vụ);
• Mô tả các liên minh, liên doanh, hoặc các hoạt động thuê ngoài quan trọng;
• Địa điểm sản xuất, kinh doanh, số lượng văn phòng;
• Các nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ quan trọng;
• Các hoạt động nghiên cứu phát triển; Các giao dịch với các bên có liên quan…Ngoài ra, giai đoạn này , kiểm toán viên còn đánh giá tìm hiểu thêm các thông tinnhư:
Sở hữu, các bên liên quan và cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp
• Thông tin về các cổ đông và thành viên chính trong DN (sở hữu từ 5% vốn điềulệ)
• Các bên liên quan
• Danh sách các tổ chức và cá nhân có liên quan tới DN
• Mô tả cấu trúc tổ chức doanh nghiệp theo các phòng, ban
Các thay đổi lớn về quy mô hoạt động của DN
• Thông tin về tăng giảm vốn trong năm
• Thông tin về đầu tư các tài sản quan trọng
• Các hoạt động đầu tư tài chính vào các công ty trong và ngoài tập đoàn
2.3.2
2.4.4 Tìm hiểu về môi trường kiểm soát của khách hàng
Thu thập các sổ tay về thủ tục kiểm sóat khách hàng:
kiểm toán viên thường thu thập các tài liệu như:
Giấy phép đầu tư (và các giấy phép điều chỉnh tới thời điểm kiểm toán)
Biên bản họp Hội Đồng Quản Trị
Quyết định chấp thuận chế độ kế toán của Ban Quản lý hoặc bộ Tài chính, …
Thu thập các chứng từ và sổ sách:
Các kiểm toán viên sẽ yêu cầu Công ty khách hàng cung cấp các tài liệu như:
Báo cáo tài chính của Công ty và các chi nhánh (nếu có chi nhánh)
Sổ cái tổng hợp, các sổ chi tiết,…
Qua việc nghiên cứu và thảo luận với khách hàng về tài liệu này, kiểm toán viên
có thể hiểu rõ được các thủ tục và chế độ liên quan đến hệ thống kiểm soát nội bộ đangđược áp dụng ở Công ty khách hàng
Trang 25Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
Từ các kết quả thu thập được, kiểm toán viên áp dụng vào bảng câu hỏi kiểm soát
và đánh giá sơ bộ mức độ rủi ro kiểm soát trên tổng thể
2.3.3 Tìm hiểu hệ thống kế toán
Khi tìm hiểu về hệ thống kê toán tài chính cho khách hàng, kiểm toán viên dùngcác phương pháp phỏng vấn, quan sát và phân tích thông tin để đưa ra kết luận về mức
độ kiểm soát của hệ thống kế toán
Kiểm toán viên phân tích bốn giai đoạn cụ thể của chu trình kế toán như sau:
Ghi vào sổ cái các thông tin từ sổ chi tiết, nhật ký
Ghi chép các nghiệp vụ điều chỉnh
Lập báo cáo tài chính
Lập các báo cáo khác
Đối với mỗi giai đoạn, kiểm toán viên phân tích và mô tả chi tiết các hoạt độngđược thực hiện và người xử lý các công việc đó
Sau đó, kiểm toán viên đánh giá các chính sách, thủ tục được doanh nghiệp lập ra
để tránh các rủi ro do kiêm nhiệm Bên cạnh đó, hệ thống kế toán còn được kiểm toánviên đánh giá ở các phương diện như:
- Năng lực của nhân viên kế toán-qua việc tìm hiểu trình độ, số năm công tác
- Sự phân công trách nhiệm, phạm vi công việc và trách nhiệm báo cáo củanhân viên kế toán
- Việc phân cấp truyền đạt thông tin quản lý giữa phòng kế toán và phòng xử lý
dữ liệu
- Sự đầy đủ của sổ sách, chứng từ, tài liệu kế toán
- Sự hiện hữu của các bút toán điều chỉnh đối với các sai phạm mà kiểm toánviên tiền nhiệm đưa ra, đặc biệt trong thời điểm cuối kì kế toán
2.3.4 Thực hiện phân tích sơ bộ báo cáo tài chính
Có nhiều phương pháp phân tích: có thể dựa trên mối quan hệ giữa thông tintài chính và thông tin phi tài chính, phân tích ngang, phân tích dọc… đối với công tyATAX, phương pháp chủ yếu là so sánh đối chiếu số qua các năm liên tiếp Nếu có sựbiến động bất thường thì sẽ đánh dấu, tìm hiểu nguyên nhân và phỏng vấn lấy thôngtin cuối cùng từ phía lãnh đạo khách hàng Nếu có sự giải thích hợp lý thì kiểm toánviên lấy bằng chứng xác nhận Trong trường hợp không có sự giải thích thõa đáng từphía khách hàng thì kiểm toán viên sẽ đi sâu phân tích cụ thể hơn nữa
Công việc cụ thể của kiểm toán viên trong giai đoạn này bao gồm:
So sánh số liệu của kỳ này với kỳ trước Giải thích các chênh lệch lớn hoặc kiểm toán viên nghi ngờ về tính hợp lý của chúng
Tìm hiểu nguyên nhân gây sự biến động cho doanh thu, xem xét liệu có gian lận trong việc ghi nhận doanh thu hay không ?
Xem báo cáo tài chính giữa niên độ
Dựa trên kết quả phân tích, đánh giá sơ bộ sai sót trọng yếu do gian lận
Trên cơ sở dữ liệu đã phân tích, đánh giá khả năng hoạt động liên tục của doanh nghiệp
Trang 262.4 2.4 Đánh giá rủi ro ở mức độ chi tiết
2.4.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng
Bên cạnh những rủi ro được xác định khi tìm hiểu chung về đơn vị kháchhàng , để xây dựng được kế hoạch kiểm toán toàn diện thì kiểm toán viên sẽ tiến hànhđánh giá rủi ro, sai sót tiềm tàng và thiết kế các thủ tục kiểm toán chi tiết phù hợp chotừng tài khoản Các chương trình kiểm toán chi tiết này sẽ là những thủ tục mà kiểmtoán viên sẽ thực hiện trong giai đoạn kiểm toán tại đơn vị khách hàng
Như vậy, lúc này kiểm toán viên đánh giá rủi ro, sai sót tiềm tàng cho các khoảnmục, thông qua chi tiết các câu hỏi sau
1 Có bất kỳ nghiệp vụ bất thường như:
• Nghiệp vụ phức tạp dễ xảy ra rủi ro về sai sót
• Các nghiệp vụ mà mục tiêu là tạo ra lợi ích trực tiếp hay gián tiếp cho bangiám đốc
• Những nghiệp vụ bất thường với hoạt động kinh doanh của đơn vị
• Những nghiệp vụ liên quan với bên thứ ba mà có sự bất thường về quy mô
và bản chất
2 Có thường xảy ra các sai sót trước kia?
3 Có thực hiện ước tính và đánh giá vào cuối năm?
4 Có các rủi ro về đặc thù kinh doanh của đơn vị?
5 Có rủi ro về vấn đề thanh toán và khả năng chuyển đổi thành tiền của tài sản?
6 Có bị áp lực về kết quả báo cáo tài chính của bên thứ ba?
7 Có bị ảnh hưởng bởi tính chính trực của nhà quản lý?
Các câu hỏi này được kiểm toán viên tham khảo trong giai đoạn lập kế hoạch kiểmtoán để xác định mức rủi ro tiềm tàng cũng như phát hiện các nghiệp vụ bất thườngphục vụ cho việc lập các thủ tục kiểm toán Tại công ty ATAX, rủi ro tiềm tàng khôngđược xác định cho từng khoản mục cụ thể, kiểm toán viên chỉ đi vào phân tích, nhậndạng các rủi ro tiềm tàng ở mức độ chi tiết cho các tài khoản được xem là dễ dàng xảy
ra sai phạm Theo đó, kiểm toán viên sẽ quan tâm đến những vấn đề sau:
Những khoản mục có số dư lớnKiểm toán viên sẽ tập trung vào những khoản mục có số dư lớn và nhận diệnnhững sai phạm tiềm tàng ở những khoản mục này Thông qua xem xét, kiểm toánviên đánh giá rủi ro tiềm tàng ước tính ở khoản mục này là cao hay thấp, từ đó tậptrung vào nghiên cứu
Những sự kiện quan trọng và những nghiệp vụ bất thườngKiểm toán viên sẽ tập trung tìm hiểu những sự kiện quan trọng và những nghiệp
vụ bất thường trên báo cáo tài chính Sau đó, dựa vào những sự kiện quan trọng này đểxem xét có thể lại có rủi ro xảy ra hay không và những rủi ro này có trọng yếu haykhông
2.4.2
2.3.5 Đánh giá rủi ro kiểm soátKhi đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức độ chi tiết, ban đầu, kiểm toán viên đánh giá
về các hoạt động cập nhật sổ cái, và môi trường công nghệ thông tin của đơn vị khách
Trang 27Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
hàng Sau đó, các chu trình khoản mục sẽ được tìm hiểu và đánh giá cụ thể về hoạt động kiểm soát liên quan Các câu hỏi dưới đây được thực hiện khi kiểm toán viên đánh giá sổ cái và môi trường công nghệ thông tin
1 Sổ cái
• Có được cập nhật nhanh chóng không ?
• Các nhật ký có chứng từ đầy đủ và được phê duyệt đúng không ?
• Khi tài khoản chênh lệch chờ xử lý, 1381-3381, được sử dụng, nó có được làm rõ, xử lý trong thời gian ngắn và có chứng từ chứng minh không ?
• Có sự mô tả rõ ràng về nội dung hạch toán trong mỗi tài khoản sổ cái không ?
2 Môi trường công nghệ thông tin
• Có các thủ tục đúng đắn trong việc chấp nhận cho lắp đặt phần cứng và phần mềm bao gồm việc chỉ định BQL?
• Tất cả các thay đổi chương trình được lưu hồ sơ và ký chấp thuận ?
• Các nhân viên IT có được huấn luyện và có kiến thức phù hợp không ?
• Thủ tục đối chiếu giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết ?
• Có kiểm soát về việc tiếp cận dữ liệu, cập nhật dữ liệu ?
• Các số liệu có được kiểm tra trước khi cập nhật vào sổ cái hay không ?
Sau đó, tùy vào mức độ yêu cầu kiểm toán viên thực hiện đánh giá rủi ro kiểm soátcho một hoặc tất cả chu trình, thông thường, trong giai đoạn chuẩn bị, kiểm toán viên chú trọng đánh giá rủi ro cho chu trình doanh thu Do đó, trong đề tài này, người viết xin trình bày về đánh giá rủi ro kiểm soát chu trình doanh thu thực hiện tại công ty ATAX
Để đánh giá rủi ro kiểm soát cho chu trình này, công ty sử dụng bảng câu hỏi dùngchung để đánh giá về thiết kế và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ áp dụng đối với chu trình này tại khách hàng Kiểm toán viên thông qua các thủ tục phỏng vấn, quan sát, nghiên cứu tài liệu điền vào bảng câu hỏi và đưa ra đánh giá Qua đó, kiểm toán viên chú trọng vào các tiêu chí sau đây:
Xem xét sự phân công, phân nhiệm trong tổ chức
Dựa vào quan sát, phỏng vấn và kiểm tra bảng phân công công việc, kiểm toánviên sẽ xem xét những sai phạm tiềm tàng nào có thể xảy ra và xảy ra ở khoản mụcnào do sự kiêm nhiệm giữa các chức năng gây ra
Xem xét quá trình xử lý thông tin và nghiệp vụ
- Quản lý và xử lý đơn đặt hàng
- Phát hành hóa đơn, xử lý hàng bán bị trả lại và các điều chỉnh
- Thu tiền bán hàng
- Quản lý sổ theo dõi khách hàng
Khi xem xét kiểm toán viên thường chú ý các vấn đề trọng tâm sau:
Trang 28- Chứng từ có được đánh số liên tục trước khi sử dụng để có thể kiểm soát, tránhthất lạc và dễ dàng truy cập khi cần thiết.
- Chứng từ có được thiết kế đơn giản, rõ ràng dễ hiểu và có thể sử dụng chonhiều công dụng khác nhau Ví dụ: hóa đơn bán hàng là căn cứ để tính tiền kháchhàng, ghi nhận doanh thu vào sổ sách, thống kê hàng bán và tính hoa hồng bán hàng
- Tổ chức luân chuyển chứng từ có khoa học và kịp thời, nghĩa là chứng từ chỉ điqua các bộ phân liên quan đến nghiệp vụ, và phải xử lý nhanh chóng để chuyển cho bộphận tiếp theo
- Sổ sách có đóng chắc chắn, đánh số trang, quy định nguyên tắc ghi chép, cóchữ ký xét duyệt của người kiểm soát…
- Tổ chức lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán khoa học, an toàn, đúng quy định và
dễ dàng truy cập khi cần thiết
Tiến hành các thử nghiệm kiểm soát nếu xét thấy thủ tục kiểm soát là hữu hiệu2.4.3 Xây dựng mức trọng yếu kế hoạch
Công ty ATAX đưa ra mô hình xác định mức trọng yếu kế hoạch nhằm đảm bảo
về sự thống nhất về phương pháp tính toán cho toàn công ty
Mức trọng yếu được xác định dựa trên các tiêu chí sau đây:
• 2% tài sản lưu động áp dụng đối với công ty mới thành lập, hoạt động chủyếu là xây dựng cơ bản và kiến thiết vật chất ban đầu
• 10% lợi nhuận sau thuế Áp dụng đối với công ty lên sàn chứng khoán
• 0,5-3% doanh thu theo bảng quy định
Áp dụng đối với công ty còn lạiKhi áp dụng chỉ tiêu doanh thu xác định mức trọng yếu kế hoạch thì công tyATAX xây dựng một mức giới hạn các tỉ lệ áp dụng đối với doanh thu như sau:
Giá trị doanh thu(USD) dụng (%)Tỷ lệ áp
Trang 29Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
1,000,000,000 0.5
Với công ty ABC, kiểm toán viên xác định mức trọng yếu như sau:
Qua đánh giá sơ bộ khách hàng, kiểm toán viên chính đã đưa ra kết luận: doanhthu là dữ liệu phát sinh nhiều nhất trong hoạt động của doanh nghiệp, do đó doanh thu
sẽ được chọn làm chỉ tiêu xác định mức trọng yếu kế hoạch
Mức Error rate được chọn là 15% vì đây là năm thứ hai kiểm toán khách hàng này,qua năm kiểm toán đầu tiên, không có nhiều rủi ro là đơn vị không điều chỉnh theo ýkiến thống nhất vơi kiểm toán viên Tỷ giá tạm tính quy đổi là 17,000 VND/USD.Trong năm 2009, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khách hàng là25%
Qua đó, với mức doanh thu trong năm của công ty là 24,041,575,600, theo tỷ giá
là 17000 thì mức trọng yếu kế hoạch được tính như sau:
cơ sở xác định PM Doanh thu
24,041,575,600doanh thu trong năm 1,414,210 USD
Mức sai sót tiền tệ cho phép sau thuế: MP = 451.911.000VNĐ
Mức MP sẽ được áp dụng chung khi kiểm toán viên chọn mẫu cho tất cả các tàikhoản, qua đó, kiểm toán viên sẽ xác định được quy mô mẫu tương ứng nhằm đảm bảomức rủi ro phát hiện tương ứng với mức trọng yếu lập ra
Như nhận định ở trên, nếu tổng các sai sót vượt quá 53.159.000 kiểm toán viênbuộc phải điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu kiểm toán
2.4.4 Xây dựng mức đảm bảo kiểm toán
Xác định mức đảm bảo phát hiện phải đạt được (Reliability Factor – R)
Tại công ty, sau khi đánh giá được mức độ rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát,Kiểm toán viên dùng chỉ số mức đảm bảo phát hiện để áp dụng cho giai đoạn thựchiện kiểm toán Mức đảm bảo phát hiện là một chỉ số ngược lại so với mức rủi ro, theo
đó, khi mức độ rủi ro được đánh giá càng cao thì mức độ đảm bảo giảm xuống vàngược lại Kiểm toán viên áp dụng mức đảm bảo phát hiện đạt được vào việc chọn
Trang 30mẫu (hệ số R) trong phương pháp chọn mẫu CMA áp dụng khi kiểm toán các khoảnmục liên quan đến chu trình đang kiểm toán.
Mức đảm bảo được xác định bằng cách kiểm toán viên chọn một trong hai bảngsau:
Bảng thứ nhất dùng khi kiểm toán viên trong giai đoạn đánh giá rủi ro tiềm tàngchi tiết không phát hiện được rủi ro cụ thể cho chu trình này Và bảng thứ hai khi córủi ro tiềm tàng liên quan đến chu trình đang thực hiện
Đối với hệ thống kiểm soát nội bộ, bảng này đưa ra hai tiêu chí cần tìm hiểu, đó làkiểm tra tính hiệu quả ( test O/E hệ thống kiểm soát nội bộ) và kiểm tra việc thiết kế vàthực hiện (test D/I hệ thống kiểm soát nội bộ)
Trong giai đoạn chuẩn bị kiểm toán, kiểm toán viên chỉ thực hiện test việc thiết kế
và thực hiện hệ thống kiểm soát nội bộ cho từng chu trình cụ thể Kết quả đạt được sẽdùng làm chỉ tiêu áp dụng vào bảng tính mức đảm bảo để tìm ra mức đảm bảo pháthiện ban đầu, trong quá trình thực hiện kiểm toán, nếu kiểm toán viên thấy cần thiết cóthể thực hiện kiểm tra thêm về tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với chutrình và điều chỉnh lại mức đảm bảo phát hiện cho phù hợp với mục tiêu đặt ra
Sau đây là phần giới thiệu hai bảng chỉ mức đảm bảo phát hiện áp dụng tại công tyATAX
Không phát hiện được rủi ro cụ thể
Mức độ
đảm bảo
Có kiểm tra tínhhiệu quả của hệ thốngkiểm soát nội bộ
Không kiểm tra tính hiệuquả của hệ thống kiểm soát
nội bộ
Không cầndựa vào hệ thốngkiểm soát nội bộ
Cóhiệu quả
Không hiệu quả
Hệ thốngkiểm soát nội
bộ được thiết
kế và thựchiện phù hợp
Hệ thốngkiểm soát nội
bộ được thiết
kế và thựchiện khôngphù hợp
Trunggian Vừa phải
trunggian trung gianTổng
mức độ đảm
Trang 31Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
bảo
Hình 7: Bảng chỉ mức đảm bảo kiểm toán
Mức độ đảmbảo
Phát hiện được rủi ro cụ thể
Có kiểm tra tính hiệuquả của hệ thống kiểmsoát nội bộ của hệ thống kiểm soát nội bộKhông kiểm tra tính hiệu quả
Có hiệuquả
Khônghiệu quả
Hệ thốngkiểm soát nội
bộ được thiết
kế và thựchiện phù hợp
Hệ thốngkiểm soát nội bộđược thiết kế vàthực hiện khôngphù hợpMức độ đảm
bảo tiềm tàng
Mức độ đảmbảo kiểm soát
Lớn
Mức độ đảmbảo phát hiện
Vừaphải trungTập Trực tiếp Tập trungTổng mức độ
Nhận thấy, trong năm nay không có phát sinh các vấn đề mới trọng yếu nên kiểm toán viên đánh giá rủi ro cho hợp đồng ở mức trung bình Bảng đánh giá sơ bộ rủi ro
và môi trường A2010 trình bày phần phụ lục
Khi khảo sát khách hàng ABC đánh giá rủi ro tổng thể thì kiểm toán viên thu thập được các thông tin như mẫu sau:
Trang 32I – Thông tin chung.
Công ty được thành lập năm 2006, hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực in ấn và pháthành sách
II – Đặc điểm hoạt động kinh doanh:
- Loại hình doanh nghiệp: Cổ phần
- Hoạt động kinh doanh chính: in ấn và phát hành sách
- Doanh thu chủ yếu: in ấn và phát hành sách
- Thị trường chủ yếu: Các tỉnh miền Trung
- Các khách hàng chính: các trường học trong khu vựcIII – Tổ chức kinh doanh:
Chủ sở hữu: Cổ phần nhà nước và các cổ đông khác
+ Các đơn vị trực thuộc, Chi nhánh:
Công ty có các đơn vị thành viên sau:
+ Các bên liên quan:
VI – Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:
Trong năm 2009, Công ty có đầu tư gởi tiền Ngân hàng theo hình thức tiền gởi có
kỳ hạn để nhận lãi Lãi suất tiền gởi tùy theo hợp đồng
VII – Chiến lược kinh doanh: Trong những năm tới, chiến lược chính của công ty vẫn không có sự thay đổi
VIII- Các tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: Công ty kết quả hoạt động kinh doanh và số lượng thực hiện trong năm
IX – Hiểu biết về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
1 – Môi trường kinh doanh nói chung:
Nền kinh tế trong năm có nhiều biến động lớn, tuy nhiên mặt hàng kinh doanh chính của công ty là sách, sản phẩm thiết yếu nên ảnh hưởng của nền kinh tế đối với công ty là không lớn
2 – Môi trường về ngành nghề kinh doanh: hiện nay nguyên vật liệu chính để
in sách là giấy, mực in trong đó giấy là chủ yếu, mà giá cả của giấy cũng bị tác động bởi giá cả của các nguyên vật liệu khác, do vậy khi có sự biến động của thị trường, giá cả nguyên vật liệu tăng sẽ ảnh hưởng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
3 – Môi trường pháp lý: Công ty hoạt động theo luật doanh nghiệp, các luật thuế hiện hành
Trang 33Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS Đoàn Thị Ngọc Trai
Đặc điểm hoạt động kinh doanh là thuận lợi và chưa phát sinh những thay đổi
về quy mô kinh doanh cũng như các điều kiện bất lợi
Đội ngũ kế toán dày dạn trình độ và kinh nghiệm chuyên môn
Báo cáo kiểm toán cũng không phục vụ cho các bên hữu quan
Ban Giám Đốc Công ty cũng rất quan tâm đến việc cập nhật các quyết định,thông tư kế toán của Bộ Tài chính Việt Nam một cách nhanh chóng và kịp thời
Tuy nhiên, Công ty thực hiện công việc kế toán trên máy vi tính, nên có thể xảy raviệc mất dữ liệu Công ty nên chép ra đĩa CD và in ra đầy đủ các sổ sách, dữ liệu để cóthể lưu các sổ sách kế toán đã làm một cách nhanh chóng
• Rủi ro kiếm soát
Đối với rủi ro kiếm soát, sau khi áp dụng các kết quả thu thập được vào bảng câuhỏi kiểm soát, kiểm toán viên đánh giá mức rủi ro kiểm soát sơ bộ trung bình
Bảng câu hỏi đánh giá tổng quát rủi ro kiểm soát nội bộ được thực hiện như sau:
Giá trị đạo đức và tính chính trực của nhà quản lý
1.1 Ban giám đốc có thể hiện sự quan tâm đến tính chính trực và các giá trịđạo đức không? Đơn vị có quy chế ứng xử và/ hoặc đạo đức và chính sách này có
đươc truyền đạt đúng đắn không? Yes
1.2 Ban giám đốc có những biện pháp kỷ luật kịp thời đối với những hành vi
vi phạm các chính sách đã được phê duyệt không? Yes
phận kế toán, hệ thống thông tin và báo cáo tài chính) Yes
1.4 Ban giám đốc có thể hiện sự cam kết đủ nhân sự cho bộ phận kế toán vàtài chính để theo kịp sự phát triển hoặc tính chất phức tạp của hoạt động đơn vị
không? Yes
Cơ cấu tổ chức, phân định quyền hạn và trách nhiệm
1.5 Cơ cấu tổ chức có phù hợp với quy mô, hoạt động kinh doanh và các vị
trí địa lý kinh doanh của đơn vị không? Yes
1.6 Đơn vị có các chính sách và thủ tục cho việc uỷ quyền và phê duyệt các
nghiệp vụ ở từng mức độ phù hợp không? Yes
1.7 Có sự giám sát và kiểm tra phù hợp đối với những hoạt động được phân
quyền cho nhân viên không? Yes
1.8 Sự bất kiêm nhiệm có được thực hiện phù hợp trong đơn vị không? (ví
dụ, tách biệt vị trí kế toán và công việc tiếp cận tài sản) No
Chính sách nhân sự