1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN

65 6,2K 44

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Mục đích chọn mẫu là để rút ra kết luận về tổng thể nên kiểm toán viên cần chọn mẫu đại diện gồm các phần tử mang đặc điểm tiêu biểu của tổng thể, tránh thiên lệch, chủ quan.Như vậy, vấn đề cơ bản của chọn mẫu là phải chọn được mẫu đại diện. Mẫu đại diện là mẫu mang những đặc trưng của tổng thể mà mẫu được chọn ra. Trên thực tế, kiểm toán viên không biết mẫu có tính đại diện hay không, dù sau đó tất cả các thử nghiệm đều được thực hiện. Tuy vậy, kiểm toán viên có thể tăng khả năng đại diện mẫu bằng cách thận trọng khi thiết kế, lựa chọn và đánh giá mẫu.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Với xu hướng phát triển như ngày nay, các công ty ngày càng mở rộng về qui môtài sản cũng như qui mô hoạt động tài chính, do đó, qui mô của đối tượng kiểm toáncũng ngày càng lớn Vấn đề đặt ra là làm thế nào để có được một chương trình kiểmtoán nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng có hiệu lực để làm căn cứ đưa ra các ý kiếntrên báo cáo kiểm toán Để xây dựng một chương trình kiểm toán, kiểm toán viên phảiquyết định các vấn đề về nội dung, thời gian và quy mô của các thử nghiệm kiểm toán.Theo đó, nội dung liên quan tới việc thủ tục nào sẽ được sử dụng để thu thập bằngchứng kiểm toán Thời gian muốn chỉ khi nào thực hiện thì sẽ thực hiện các thủ tụctrên Còn quy mô muốn đề cập tới số nghiệp vụ, khoản mục mà thủ tục đó áp dụng…Bên cạnh đó, một vấn đề nữa là với quy mô đã ấn định, những đơn vị nào sẽ được lựachọn để kiểm tra Để hiểu rõ những điều này, chúng ta sẽ xem xét quá trình mà kiểmtoán viên sử dụng để thực hiện hai quyết định trên của các thử nghiệm kiểm toán vàphương pháp luận phải theo sau khi các quyết định đã được đề ra Chính vì vậy, quaquá trình thực tế ở công ty kết hợp tham khảo các tài liệu và sự hướng dẫn, giúp đỡ tậntình của giáo viên hướng dẫn ThS Phạm Hoài Hương và các anh chị trong công ty, em

đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “Phương pháp chọn mẫu trong kiểm toán báo cáotài chính do công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC thực hiện”

Trang 2

Chương I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHƯƠNG PHÁP CHỌN MẪU TRONG

KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1 Khái niệm về chọn mẫu trong kiểm toán

Chọn mẫu trong kiểm toán là áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn100% tổng số phần tử của một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ, sao cho mọiphần tử đều có cơ hội được chọn Chọn mẫu kiểm toán sẽ giúp kiểm toán viên thu thập

và đánh giá bằng chứng kiểm toán về các đặc trưng của các phần tử được chọn, nhằmhình thành hay củng cố kết luận về tổng thể

Nhìn chung, các kiểm toán viên phải giới hạn các thử nghiệm kiểm toán trên cácphần tử của mẫu Nếu tiến hành thử nghiệm kiểm toán trên từng phần tử của toàn bộtổng thể thì sẽ quá tốn kém và mất quá nhiều thời gian trong khi đó phí kiểm toán vàthời gian kiểm toán không cho phép Hơn nữa, nếu kiểm toán viên tiến hành kiểm tratrên toàn bộ tổng thể thì vẫn chưa cung cấp được sự chắc chắn tuyệt đối, bởi bên cạnhrủi ro chọn mẫu vẫn tồn tại những rủi ro không do chọn mẫu Ngoài ra, kiểm toán viênchỉ có nghĩa vụ phát hiện các sai phạm trọng yếu, chứ không phải là tất cả các saiphạm của báo cáo tài chính, đồng thời vận dụng những kỹ năng và mức độ thận trọnghợp lý để hình thành ý kiến về các sai phạm trọng yếu trên cơ sở các bằng chứng kiểmtoán đã được thu thập

Từ những lý do trên mà chọn mẫu trong kiểm toán đã ra đời để đáp ứng nhu cầucủa những người làm kiểm toán bởi đây là một phương thức tiếp cận rất hiệu quả vềmặt chi phí và tiết kiệm được rất nhiều thời gian trong công việc kiểm toán

2 Các khái niệm liên quan đến chọn mẫu kiểm toán

2.1 Tổng thể chọn mẫu

Là toàn bộ dữ liệu mà từ đó kiểm toán viên lấy mẫu để có thể đi đến một kết luận

Ví dụ, tất cả các phần tử trong một số dư tài khoản hay một loại nghiệp vụ cấu thànhmột tổng thể

2.2 Đơn vị lấy mẫu

Là các phần tử riêng biệt cấu thành tổng thể Ví dụ: các séc trong bảng kê nộp tiền,các nghiệp vụ ghi Có trên sổ phụ ngân hàng, hóa đơn bán hàng hay số dư Nợ cáckhoản phải thu khách hàng Đơn vị lấy mẫu có thể là một đơn vị tiền tệ hoặc một đơn

* Rủi ro khi kiểm toán viên kết luận rủi ro kiểm soát thấp hơn mức rủi ro thực tế(đối với thử nghiệm kiểm soát) hoặc không có sai sót trọng yếu trong khi thực tế là có(đối với thử nghiệm cơ bản) Loại rủi ro này ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của cuộckiểm toán, và có thể dẫn đến ý kiến kiểm toán viên không xác đáng

* Rủi ro khi kiểm toán viên kết luận rủi ro kiểm soát cao hơn mức rủi ro thực tế(đối với thử nghiệm kiểm soát) hoặc có sai sót trọng yếu trong khi thực tế không có(đối với thử nghiệm cơ bản) Loại rủi ro này ảnh hưởng đến tính hiệu quả của cuộc

Trang 3

kiểm toán vì nó thường dẫn đến các công việc bổ sung để chứng minh rằng các kếtluận ban đầu là không đúng.

Rủi ro chọn mẫu là một phần vốn có của qui trình chọn mẫu do khảo sát ít hơn toàn

bộ tổng thể Ngay cả khi sai số không chọn mẫu là 0 thì vẫn luôn luôn có cơ hội mẫukhông có tính đại diện

Có hai cách để làm giảm rủi ro chọn mẫu: tăng qui mô chọn mẫu và sử dụng mộtphương pháp thích hợp cho quá trình chọn lựa các phần tử mẫu từ tổng thể Ví dụ vềmột phương pháp thích hợp cho qui trình chọn mẫu là qui trình chọn mẫu ngẫu nhiên.Tuy nhiên khi kích cỡ mẫu tăng lên điều đó đồng nghĩa với phí kiểm toán cũng tănglên Vậy nên yếu tố chủ chốt trong việc chọn mẫu kiểm toán một cách hiệu quả là cầnphải cân đối giữa rủi ro chọn mẫu với chi phí do chọn mẫu có kích cỡ lớn

2.5 Rủi ro không do chọn mẫu

Là rủi ro khi kiểm toán viên đi đến kết luận sai vì các nguyên nhân không liên quanđến cỡ mẫu Ví dụ, kiểm toán viên có thể sử dụng thủ tục kiểm toán không thích hợphay kiểm toán viên hiểu sai bằng chứng và không nhận diện được sai sót

Các trường hợp dẫn tới rủi ro không do chọn mẫu thường bao gồm:

Thứ nhất, đánh giá rủi ro tiềm tàng không đúng Kiểm toán viên có thể đánh giá sai

lầm rủi ro tiềm tàng trong đối tượng kiểm toán Có thể kiểm toán viên cho rằng có ítsai phạm trọng yếu tồn tại trong đối tượng kiểm toán nên họ có xu hướng giảm qui môcông việc cần thực hiện, do đó không phát hiện được các sai phạm

Thứ hai, đánh giá không đúng về rủi ro kiểm soát Kiểm toán viên có thể quá lạc

quan tin tưởng vào khả năng của hệ thống kiểm soát nội bộ trong việc ngăn chặn, pháthiện và sửa chữa kịp thời các sai phạm nên họ có xu hướng giảm khối lượng công việccần thiết, vì vậy kết quả cũng như trường hợp đánh giá sai về rủi ro tiềm tàng là khôngphát hiện được tất cả các sai phạm trọng yếu

Thứ ba, lựa chọn các thủ tục kiểm toán không thích hợp và thực hiện công việc

kiểm toán không hợp lý, ví dụ gửi thư xác nhận các khoản phải thu theo sổ sách trongkhi đó mục tiêu là tìm ra các khoản phải thu chưa ghi sổ, hoặc cũng có thể chọn đượccác thủ tục thích hợp nhưng việc triển khai các thủ tục đó lại để xảy ra sai sót

Kiểm toán viên có thể kiểm soát được rủi ro không do chọn mẫu và có khả nănglàm giảm rủi ro không do chọn mẫu tới mức có thể chấp nhận được thông qua lập kếhoạch và giám sát việc thực hiện kế hoạch một cách chu đáo, đồng thời phải thực hiệncác thủ tục kiểm soát chất lượng chặt chẽ và thích hợp đối với công việc kiểm toán

3 Yêu cầu đối với chọn mẫu kiểm toán

Mục đích chọn mẫu là để rút ra kết luận về tổng thể nên kiểm toán viên cần chọnmẫu đại diện gồm các phần tử mang đặc điểm tiêu biểu của tổng thể, tránh thiên lệch,chủ quan

Như vậy, vấn đề cơ bản của chọn mẫu là phải chọn được mẫu đại diện Mẫu đạidiện là mẫu mang những đặc trưng của tổng thể mà mẫu được chọn ra

Trên thực tế, kiểm toán viên không biết mẫu có tính đại diện hay không, dù sau đótất cả các thử nghiệm đều được thực hiện Tuy vậy, kiểm toán viên có thể tăng khảnăng đại diện mẫu bằng cách thận trọng khi thiết kế, lựa chọn và đánh giá mẫu

4 Chọn mẫu thống kê và chọn mẫu phi thống kê

4.1 Chọn mẫu thống kê

Là phương pháp chọn mẫu có hai đặc điểm sau:

- Các phần tử được chọn ngẫu nhiên vào mẫu

- Sử dụng lý thuyết xác suất thống kê để đánh giá kết quả mẫu bao gồm cảviệc định lượng rủi ro chọn mẫu

Trang 4

Chọn mẫu thống kê là việc sử dụng kỹ thuật tính toán toán học để tính các kết quảthống kê có hệ thống Ưu điểm đầu tiên của phương pháp thống kê là quá trình địnhlượng của rủi ro chọn mẫu, từ đó xác định cỡ mẫu cần thiết ở mức rủi ro đã dự kiếntrước.

4.2 Chọn mẫu phi thống kê

Là phương pháp chọn mẫu không có một hoặc hai đặc điểm của phương pháp chọnmẫu thống kê

Trong các phương pháp chọn mẫu phi thống kê, kiểm toán viên không định lượngđược rủi ro chọn mẫu Thay vào đó, các kết luận được tiếp cận với các tổng thể trênnhư một căn cứ phán đoán nhiều hơn

Trong từng trường hợp cụ thể, việc lựa chọn lấy mẫu thống kê hay phi thống kê làtùy thuộc vào sự xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên về tính hiệu quả của từngphương pháp trong việc thu thập bằng chứng kiểm toán Thí dụ, trong thử nghiệmkiểm soát, sự phân tích của kiểm toán viên về bản chất và nguyên nhân của sai sót sẽquan trọng hơn việc phân tích thống kê về tần suất xảy ra của sai sót Trong trườnghợp này chọn mẫu phi thống kê là thích hợp hơn

Các phương pháp thống kê và phi thống kê đều có hai phần: qui trình chọn mẫu vàqui trình đánh giá kết quả Qui trình chọn mẫu gồm quyết định cách chọn lựa các phần

tử mẫu từ tổng thể, trong khi qui trình đánh giá kết quả gồm đưa ra những kết luận dựatrên các cuộc thử nghiệm kiểm toán Để minh họa, giả sử một kiểm toán viên chọn mộtmẫu gồm 100 bản sao hóa đơn bán hàng từ một tổng thể, khảo sát từng hóa đơn để xácđịnh xem có đính kèm chứng từ vận chuyển hay không, và xác định là có ba trườnghợp có sai sót Việc quyết định 100 phần tử nào được chọn từ tổng thể là một vấn đềcủa qui trình chọn mẫu Việc đi đến kết luận tỉ lệ sai sót xảy ra trong tổng thể khi cómột tỉ lệ sai sót mẫu là 3% là một vấn đề của quá trình đánh giá

5 Các phương pháp lựa chọn các phần tử của mẫu

5.1 Các phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên

Chọn mẫu ngẫu nhiên, nói đơn giản, chỉ là một phương pháp lựa chọn các phần tửvào mẫu mà nguyên tắc của chọn mẫu ngẫu nhiên là mỗi phần tử trong tổng thể đều có

cơ hội như nhau để được chọn vào mẫu

Trong việc lựa chọn mẫu ngẫu nhiên, có một sự khác biệt giữa chọn mẫu lặp lại vàchọn mẫu không lặp lại Trong qui trình chọn mẫu lặp lại, một phần tử trong tổng thể

có được đưa vào mẫu nhiều hơn một lần phần tử đó được chọn từ bảng nhiều hơn mộtlần; trong khi qui trình chọn mẫu không lặp lại, mỗi phần tử trong tổng thể chỉ đượcđưa vào mẫu một lần Mặc dù cả hai cách lựa chọn này đều phù hợp với lý thuyếtthống kê, kiểm toán viên cũng hiếm khi sử dụng chọn mẫu lặp lại, bởi số lượng phần

tử mẫu thực tế khảo sát sẽ giảm đi và lúc đó độ tin cậy của mẫu chọn cũng giảm theo.Cách duy nhất mà kiểm toán viên tin rằng có một mẫu ngẫu nhiên đã thành lập làchấp nhận một phương pháp có tính hệ thống được thiết kế để thực hiện điều này Baphương pháp chọn mẫu được đề cập là: Bảng số ngẫu nhiên, chương trình chọn sốngẫu nhiên và chọn mẫu hệ thống Cả ba phương pháp đều được sử dụng

Trang 5

Công dụng đích thực của bảng ngẫu nhiên rất quan trọng – nhằm đảm bảo cho quitrình chọn lựa một mẫu ngẫu nhiên Có bốn bước khi sử dụng bảng này:

Bước 1: Xây dựng một hệ thống đánh số cho tổng thể

Trước khi một tập hợp các số ngẫu nhiên có thể được chọn từ bảng, mỗi phần tửtrong tổng thể phải được nhận diện qua một con số riêng

Bước 2: Xây dựng quan hệ giữa bảng số ngẫu nhiên và tổng thể

Do đối tượng kiểm toán đã được định lượng bằng các con số cụ thể nên vấn đề đặt

ra là cần phải xây dựng được mối quan hệ giữa các con số cụ thể đã xác định với các

số ngẫu nhiên trong Bảng số ngẫu nhiên Thí dụ, giả sử kiểm toán viên đang chọn mộtmẫu gồm 100 bản sao hóa đơn bán hàng từ một hồ sơ gồm các hóa đơn bán hàng đượcđánh số trước bắt đầu từ chứng từ số 3.272 và kết thúc với chứng từ số 8.825 Vì cáchóa đơn có 4 chữ số nên cần sử dụng 4 chữ số trên bảng số ngẫu nhiên

Bước 3: Xây dựng một hướng sử dụng bảng

Hướng sử dụng bảng xác định những chữ số nào kiểm toán viên sẽ sử dụng trongmột cột và phương pháp đọc bảng Thí dụ, đối với một số có ba chữ số thì có thể chọn

3 chữ số đầu tiên, 3 chữ số giữa hoặc 3 chữ số cuối cùng Đồng thời chọn các con sốtheo cột dọc hoặc theo hàng ngang cũng đều được chấp nhận Hướng sử dụng bảng làmột quyết định tùy ý nhưng nó phải được xây dựng trước và phải được tuân theo mộtcách nhất quán

Bước 4: Chọn điểm bắt đầu

Để chọn điểm xuất phát, kiểm toán viên ngẫu nhiên chọn ra một số trong Bảng sốngẫu nhiên để làm điểm xuất phát Việc chọn ngẫu nhiên này nhằm để loại trừ khảnăng có thể đoán trước mẫu

5.1.2 Chương trình chọn số ngẫu nhiên

Hiện nay, phần lớn các hãng kiểm toán đã thuê hay tự xây dựng các chương trìnhchọn mẫu ngẫu nhiên qua máy vi tính nhằm tiết kiệm thời gian và giảm các sai sóttrong việc chọn mẫu

Các chương trình chuyên dụng này rất đa dạng, tuy nhiên nói chung vẫn tôn trọnghai bước đầu tiên của chọn mẫu ngẫu nhiên theo Bảng số ngẫu nhiên là lượng hóa cácđối tượng kiểm toán bằng hệ thống con số duy nhất và xác lập mối quan hệ giữa đốitượng kiểm toán đã định lượng với các số ngẫu nhiên Tuy nhiên, số ngẫu nhiên lại domáy tính tạo ra

Đối với một chương trình tính điển hình, cần phải đưa vào máy các con số lớn nhất

và nhỏ nhất trong chuỗi tổng thể, số lượng các con số ngẫu nhiên mong muốn, vàtrong một số trường hợp cần đưa vào một con số ngẫu nhiên để bắt đầu chương trình.Ngoài ra, kiểm toán viên thường có quyền lựa chọn hoặc lấy một danh sách các sốngẫu nhiên trong một lệnh lựa chọn, hoặc trong một chuỗi các con số tăng dần, hoặc

cả hai

5.1.3 Chọn mẫu hệ thống

Chọn mẫu hệ thống là cách chọn để sao cho chọn được các phần tử trong tổng thể

có khoảng cách đều nhau (khoảng cách mẫu) Khoảng cách này được xác định bằngcách chia tổng số phần tử của tổng thể cho số lượng mong muốn của mẫu

Ưu điểm của việc chọn mẫu có hệ thống là nó dễ làm Trong hầu hết các tổng thể,mẫu được chọn một cách có hệ thống có thể được thực hiện nhanh chóng và cách làmnày tự động chọn các con số theo một thứ tự liên tục

Vấn đề chính của việc áp dụng qui trình chọn mẫu hệ thống là khả năng của sựthiên lệch Vì cách mà mẫu được chọn, nên một khi phần tử đầu tiên của mẫu đượcchọn thì tất cả các phần tử khác sẽ được chọn một cách tự động Điều này sẽ không

Trang 6

thành vấn đề nếu đặc điểm quan tâm được phân phối ngẫu nhiên trong toàn bộ tổngthể; tuy nhiên trong rất nhiều trường hợp thì điều này không có Nếu cuộc thử nghiệmkiểm soát khác với quá trình kiểm soát xảy ra ở một thời điểm nhất định nào đó trongtháng hoặc với một loại chứng từ nhất định nào thì chọn mẫu có hệ thống có khả năngkhông phải là mẫu có tính đại diện cao hơn so với mẫu được chọn theo hai phươngpháp được đề cập ở trên

5.2 Các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên

Trong chọn mẫu phi ngẫu nhiên, các phần tử không có cơ hội như nhau để đượclựa chọn vào mẫu mà kiểm toán viên dựa vào xét đoàn nghề nghiệp để phán xét vàquyết định chọn phần tử nào vào mẫu

Ba phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên phổ biến là phương pháp chọn mẫu theokhối, chọn mẫu tình cờ và chọn mẫu theo xét đoán

5.2.1 Chọn mẫu theo khối

Chọn mẫu theo khối là việc chọn một tập hợp các đơn vị kế tiếp nhau trong mộttổng thể Trong trường hợp này, phần tử đầu tiên trong khối được chọn thì các phần tửcòn lại cũng được chọn tất yếu Mẫu được chọn có thể là một khối liền hay nhiều khốirời gộp lại

Việc chọn mẫu theo khối đối với các cuộc thử nghiệm kiểm soát chỉ được chấpnhận nếu số lượng hợp lý Nếu quá ít khối thì khả năng có một mẫu không có tính đạidiện rất lớn, có xét đến khả năng của những điều như những thay đổi của hệ thống kếtoán, và bản chất thời vụ của rất nhiều ngành kinh doanh

5.2.2 Chọn mẫu “tình cờ”

Khi kiểm toán viên nghiên cứu một tổng thể và chọn lựa các phần tử của mẫu màkhông xét đến quy mô, nguồn gốc, hoặc các đặc điểm phân biệt khác của chúng thìkiểm toán viên đang cố gắng lựa chọn một cách vô tư Sự lựa chọn này được gọi làchọn tình cờ

Nhược điểm quan trọng nhất của việc chọn mẫu tình cờ là rất khó để hoàn toàn vô

tư khi chọn lựa các phần tử của mẫu

5.2.3 Chọn mẫu theo xét đoán

Rất nhiều kiểm toán viên tin rằng nên sử dụng óc phán xét nghề nghiệp khi chọnlựa các phần tử của mẫu trong các cuộc thử nghiệm kiểm soát Khi cỡ mẫu nhỏ, mẫungẫu nhiên thường không thể đem lại một mẫu có tính đại diện Để cải tiến khả năngtính đại diện của phương pháp chọn mẫu theo xét đoán của các cuộc thử nghiệm kiểmsoát, kiểm toán viên phải luôn luôn nhớ những điều sau:

- Việc chọn các phần tử kiểm tra, mỗi loại nghiệp vụ chủ yếu trong chu kỳ phảiđược chọn Thí dụ, khi khảo sát nghiệp vụ mua vào hàng hóa và dịch vụ thì sẽ thiếusót nếu chỉ khảo sát nghiệp vụ mua vào nguyên vật liệu nếu kiểm toán viên cũng cóquan tâm đến các nghiệp vụ như quảng cáo, sửa chữa và được tặng thưởng

- Khi có nhiều người khác nhau có trách nhiệm xử lý các nghiệp vụ trong kỳ kếtoán thì phải khảo sát nghiệp vụ người thực hiện Nếu có một sự thay đổi về nhân viên

kế toán trong năm hoặc nếu các nghiệp vụ ở các vị trí khác nhau được quản lý khácnhau thì khả năng của mẫu không có tính đại diện tăng lên khi cuộc thử nghiệm bị giớihạn trong phạm vi các nghiệp vụ chỉ do các nhân viên đó thực hiện mà thôi

- Khi kiểm toán viên khảo sát các sai số trong số tiền, thì các phần tử của tổng thể

có số dư lớn sẽ được khảo sát kỹ lưỡng hơn những phần tử có số dư nhỏ Trong cáccuộc thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên quan tâm đến sự đầy đủ của quá trình kiểmsoát, nhưng đối với các cuộc khảo sát chính thức thì trọng tâm sẽ là khảo sát các số dưbằng tiền lớn hơn vì chúng thường có khả năng chứa chấp sai số trọng yếu nhiều hơn

Trang 7

6 Qui trình chọn mẫu khi thực hiện thử nghiệm kiểm soát

Dựa trên sự hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ, kiểm toánviên xác định các đặc điểm của một thủ tục kiểm soát được thực hiện, cũng như cácđiều kiện dẫn đến sai phạm nếu không thực hiện đầy đủ thủ tục kiểm soát Sau đó,kiểm toán viên có thể thử nghiệm về sự tồn tại hay không tồn tại của các đặc điểm đó.Chọn mẫu kiểm toán cho thử nghiệm kiểm soát thường thích hợp khi thực hiện cácthủ tục kiểm soát đã để lại bằng chứng về sự thực hiện Ví dụ: chữ ký của người chịutrách nhiệm xét duyệt cho phép bán chịu trên các hóa đơn bán hàng

Chọn mẫu thuộc tính là cách chọn mẫu được sử dụng rộng rãi đối với thử nghiệmkiểm soát khi mà kiểm toán viên muốn ước lượng tỷ lệ sai lệch của các hoạt độngkiểm soát so với thiết kế Chẳng hạn, nếu một mẫu thuộc tính chỉ ra tỷ lệ sai lệch 5%với mức rủi ro cho phép là 3% thì kiểm toán viên có thể suy ra rằng khoảng từ 2% đến8% số khoản mục trong tổng thể có thể bị sai lệch Trong ví dụ này, 2% là tỷ lệ sailệch dưới (giới hạn dưới) và 8% là tỷ lệ sai lệch trên (giới hạn trên) đối với ước đoán

từ mẫu

6.1 Khái niệm về qui trình chọn mẫu thuộc tính:

Chọn mẫu thuộc tính là cách chọn mẫu cho phép kiểm toán viên ước tính tỉ lệ cácphần tử trong một tổng thể có chứa một đặc điểm hoặc một thuộc tính được quan tâm

Tỷ lệ này được gọi là tần số xuất hiện và là tỷ số các phần tử có chứa các thuộc tínhđặc thù so với tổng số các phần tử trong tổng thể Tần số xuất hiện thường được biểudiễn bằng số tỷ lệ Kiểm toán viên thường quan tâm đến sự xuất hiện của các sai sóttrong tổng thể và xem tần số xuất hiện là tần số lệch lạc hoặc tần số sai số Một sai sóttrong việc chọn mẫu thuộc tính có thể là cuộc thử nghiệm sai phạm của quá trình kiểmsoát hay sai số về tiền tệ, tùy thuộc vào đó là cuộc thử nghiệm kiểm soát hay là thửnghiệm cơ bản Cần chú ý là kỹ thuật chọn mẫu thuộc tính chỉ có thể áp dụng kiểm tracác thủ tục kiểm soát có để lại “dấu vết”

6.2 Mục đích qui trình chọn mẫu thuộc tính

Kiểm toán viên sử dụng cách chọn mẫu thuộc tính để xác định mức đánh giá thíchhợp của rủi ro kiểm soát Cho dù cách chọn mẫu được dùng trước hết cho các cuộc thửnghiệm kiểm soát, kiểm toán viên cũng sử dụng chọn mẫu thuộc tính cho thử nghiệmchi tiết nghiệp vụ, nhất là khi hai thử nghiệm này được tiến hành đồng thời

Những kiểm toán viên sử dụng cách chọn mẫu thuộc tính để đánh giá rủi ro chọnmẫu vốn có trong từng qui trình chọn mẫu Nếu một kiểm toán viên chọn một mẫugồm 100 phần tử từ một tổng thể và tìm thấy có hai sai phạm mà không sử dụngphương pháp thống kê thì kiểm toán viên có thể kết luận tỉ lệ sai phạm của mẫu là 2%.Nhưng kiểm toán viên quan tâm đến tỉ lệ sai phạm của tổng thể chứ không phải là tỉ lệsai phạm của mẫu Cách làm khách quan duy nhất để có được sự đo lường về tỉ lệ saiphạm cao nhất của tổng thể ở một mức tin cậy nhất định nào đó là sử dụng phươngpháp thống kê

6.3 Qui trình chọn mẫu thuộc tính

6.3.1 Phân phối mẫu

Qui trình xác định tỉ lệ sai phạm cao nhất của tổng thể (Archived Upper DeviationRate_AUDR) ở một tin cậy nhất định của một số lượng nhất định các sai phạm trongmẫu được dựa vào việc sử dụng quy luật phân phối mẫu toán học Giả sử có một tổngthể gồm các hóa đơn bán hàng có 5% không có chứng từ vận chuyển đính kèm Nếukiểm toán viên chọn mẫu gồm 50 hóa đơn thì sẽ có bao nhiêu hóa đơn không đính kèmchứng từ vận chuyển? Mẫu có thể không có một sự sai lệch nào hoặc có thể chứa 6hoặc 7 sai lệch Xác suất của từng số lượng xảy ra các sai lệch trong mẫu hình thành

Trang 8

qui luật phân phối mẫu Quy luật phân phối mẫu của tổng thể mô tả ở trên được trìnhbày theo bảng sau:

Số lượng các sai phạm Tỷ lệ % của sai phạm Xác suất Xác suất tính dồn

là mẫu được lấy từ một tổng thể có tỉ lệ sai phạm khác Vì cách tính qui luật phân phốixác suất cũng tương tự như đối với các tỉ lệ sai phạm khác của tổng thể nên chúng cóthể được xem xét một cách tổng hợp để đưa ra những kết luận thống kê đặc thù hơn vềtổng thể chưa biết đang được chọn mẫu Những quy luật phân phối này là căn cứ củacác bảng mà kiểm toán viên sử dụng đối với qui trình chọn mẫu thuộc tính

6.3.2 Sử dụng qui trình chọn mẫu thuộc tính đối với thử nghiệm kiểm soát

Với những nội dung cơ bản trên về chọn mẫu thuộc tính, bây giờ đã có thể xem xétcách sử dụng nó vào qui trình kiểm toán Phần quan trọng nhất của qui trình chọn mẫuthuộc tính là quyết định của kiểm toán viên trong việc xác định cỡ mẫu và đánh giá kếtquả

6.3.2.1 Xác định mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát

Mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát là nhằm thu thập các bằng chứng thiết kế vàhoạt động hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ Kiểm toán viên thực hiện các thửnghiệm kiểm soát để khẳng định mức rủi ro kiểm soát đã được họ đánh giá trong khâulập kế hoạch Do vậy, việc chọn mẫu thuộc tính để kiểm tra sẽ cung cấp cho kiểm toánviên những bằng chứng rằng một hoạt động kiểm soát cụ thể đang hoạt động hữu hiệu

và thích đáng nhằm khẳng định mức rủi ro kiểm soát đã được đánh giá sơ bộ trongkhâu lập kế hoạch

6.3.2.2 Xác định các thuộc tính và các sai phạm.

Kiểm toán viên phải định nghĩa một cách tỉ mỉ các thuộc tính đang được khảo sát

và các tình trạng sai phạm của qui trình chọn mẫu thuộc tính được sử dụng

Thuộc tính được quan tâm và các tình trạng sai phạm lấy trực tiếp từ chương trìnhkiểm toán Giả sử một phần chương trình kiểm toán về doanh thu như sau:

1 Xem xét các nghiệp vụ bán hàng có số tiền lớn và không bình thường

Trang 9

2 Quan sát xem liệu trách nhiệm nhân viên phụ trách các khoản phải thu có táchbiệt với việc quản lý tiền mặt hay không?

3 Kiểm tra một mẫu gồm các bản sao hóa đơn bán hàng để xem có:

a/ Sự phê chuẩn bán chịu của người phụ trách tín dụng

1 Bản sao hóa đơn bán hàng được phê

chuẩn việc bán chịu Không có những chữ ký ghi tắt chỉ rõ sựphê chuẩn bán chịu

2 Một bản sao chứng từ vận chuyển được

đính kèm với bản sao hóa đơn bán hàng

Chứng từ vận chuyển không được đínhkèm với bản sao hóa đơn bán hàng

3 Một bản sao hóa đơn bán hàng có thật

cho từng chứng từ vận chuyển Bản sao hóa đơn bán hàng không có thậtcho từng chứng từ vận chuyển

4 Số lượng trên hóa đơn bán hàng giống

như số lượng trên chứng từ vận chuyển Số lượng trên chứng từ vận chuyển và bảnsao hóa đơn bán hàng khác nhauMỗi thuộc tính trong bốn thuộc tính trên được kiểm tra cho từng phần tử được chọnmẫu ngẫu nhiên của mẫu Sự vắng mặt của thuộc tính nào ở bất kỳ phần tử mẫu nàocũng đều là sai phạm đối với thuộc tính đó

6.3.2.3 Xác định tổng thể được chọn mẫu

Tổng thể là tập hợp các dữ kiện mà kiểm toán viên muốn khái quát chúng Kiểmtoán viên có thể định nghĩa tổng thể để đưa vào bất kì dữ liệu nào mong muốn nhưngyêu cầu phải chọn mẫu một cách ngẫu nhiên từ toàn bộ tổng thể đã được khái niệm.Kiểm toán viên chỉ có thể khái quát về tổng thể đã được chọn mẫu

Điều quan trọng là kiểm toán viên xác định thật kĩ lưỡng tổng thể từ trước và phùhợp với các mục tiêu thử nghiệm kiểm soát Hơn nữa, trong một số trường hợp có thểcần xác định cho nhiều tổng thể cho một tập hợp các thủ tục kiểm toán nhất định Thí

dụ, nếu kiểm toán viên có ý định đối chiếu từ các hóa đơn bán hàng với các chứng từvận chuyển rồi các chứng từ vận chuyển với các bản sao hóa đơn bán hàng thì có haitổng thể (một tổng thể gồm các chứng từ vận chuyển và một tổng thể gồm các bản saohóa đơn bán hàng)

6.3.2.4 Xác định đơn vị chọn mẫu

Quá trình xem xét chính khi xác định đơn vị chọn mẫu là làm cho nó phù hợp vớicác mục tiêu của thử nghiệm kiểm soát Như vậy, xác định tổng thể và kế hoạch kiểmtoán thường quyết định đơn vị chọn mẫu thích hợp Thí dụ, nếu kiểm toán viên muốnxác định mức độ thường xuyên mà khách hàng không đáp ứng được đơn đặt hàng củakhách, đơn vị chọn mẫu phải được xác định là đơn đặt hàng của khách Tuy vậy, nếumục tiêu là nhằm xác định liệu có khối lượng hàng hóa được mô tả trên đơn đặt hàngcủa khách có đúng được đem giao và tính tiền hay không thì đơn vị chọn mẫu có thểxác định là đơn đặt hàng của khách, chứng từ vận chuyển hoặc bản sao hóa đơn bánhàng

Trang 10

6.3.2.5 Định rõ mức sai sót có thể bỏ qua(Tolerable Deviation Rate_TDR)

Việc xây dựng mức sai sót có thể bỏ qua (TDR) đòi hỏi óc phán xét chuyên nghiệp

về phía kiểm toán viên TDR đại diện tỉ lệ sai phạm mà kiểm toán viên sẽ cho phéptrong tổng thể Thí dụ, giả sử kiểm toán viên quyết định là TDR của thuộc tính 1 ở ví

dụ trên là 6% Điều này có nghĩa là kiểm toán viên quyết định dù có 6% bản sao hóađơn bán hàng không được phê chuẩn bán chịu thì qui trình kiểm soát sự phê chuẩnnghiệp vụ bán chịu vẫn được đánh giá là hiệu quả

Mức sai sót có thể bỏ qua (TDR) được xác định dựa vào mức rủi ro kiểm soát banđầu (mức rủi ro kiểm soát ban đầu càng thấp thì TDR càng thấp như minh hoạ ở phụlục 7) và tầm quan trọng của thủ tục kiểm soát (thủ tục kiểm soát càng quan trọng thìTDR càng thấp)

6.3.2.6 Định rõ rủi ro chấp nhận được của độ tin cậy cao (Risk of Overreliance_ROR)

Bất cứ khi nào chọn mẫu đều có rủi ro khiến cho các kết luận định lượng về tổngthể bị sai Điều này luôn luôn đúng trừ khi tổng thể được khảo sát toàn bộ Như đã đềcập đến ở trên, đây là trường hợp của cả qui trình chọn mẫu thống kê và phi thống kê.Đối với qui trình chọn mẫu thuộc tính ở các thử nghiệm kiểm soát, rủi ro đó đượcgọi là rủi ro chấp nhận được của độ tin cậy cao vào thủ tục kiểm soát nội bộ (ROR).ROR là rủi ro mà kiểm toán viên sẵn sàng nhìn nhận một thủ tục kiểm soát là hiệu quảkhi tỉ lệ sai phạm thực tế của tổng thể lớn hơn TDR Thí dụ, giả sử TDR là 6%, ROR

là 10% và tỉ lệ sai phạm thực của tổng thể là 8% Thủ tục kiểm soát trong trường hợpnày không được nhìn nhận vì tỉ lệ sai phạm thực tế lớn hơn TDR Kiểm toán viênkhông biết điều đó vì tỉ lệ sai phạm thực của tổng thể không được biết ROR là 10% cónghĩa là nếu kiểm toán viên thấy rằng qui trình kiểm soát là có hiệu quả trong thí dụnày, thì kiểm toán viên sẽ có mức tin cậy cao vào qui trình kiểm soát nội bộ; do vậy,mới có thuật ngữ chấp nhận rủi ro của độ tin cậy cao vào qui trình kiểm soát nội bộ

6.3.2.7 Ước lượng tỉ lệ sai phạm dự kiến tổng thể (Expected Population Deviation Rate – EDR)

Tỉ lệ sai phạm dự kiến của tổng thể là tỉ lệ sai phạm kiểm toán viên dự kiến sẽ pháthiện trong mẫu lấy ra từ tổng thể

Trong chọn mẫu thuộc tính, một sự ước lượng trước tỉ lệ sai phạm của tổng thể(EDR) là cần thiết để lập kế hoạch về cỡ mẫu thích hợp Nếu tỉ lệ ước lượng thấp thì

cỡ mẫu nhỏ tương ứng sẽ thỏa mãn tỉ lệ sai phạm chấp nhận được của kiểm toán viên

Sử dụng các kết quả của lần kiểm toán năm trước, hoặc nếu chúng được suy xét làkhông đáng tin cậy, thì kiểm toán viên có thể chọn một mẫu sơ bộ nhỏ từ tổng thể củanăm hiện hành nhằm mục đích này Số ước lượng không nhất thiết phải chính xác vì tỉ

lệ sai phạm mẫu của năm hiện hành cuối cùng sẽ được dùng để ước lượng các đặcđiểm của tổng thể

6.3.2.8 Xác định cỡ mẫu ban đầu

Bốn yếu tố xác định cỡ mẫu ban đầu của qui trình chọn mẫu thuộc tính là: quy môcủa tổng thể, tỉ lệ sai phạm chấp nhận được, mức rủi ro chấp nhận được của sự tin cậycao vào qui trình kiểm soát nội bộ, và tỉ lệ sai phạm ước tính tổng thể Quy mô củatổng thể không phải là một yếu tố chính trong phần đầu của nội dung dưới đây và đượcnghiên cứu sau Khi ba nhân tố chính có ảnh hưởng đến cỡ mẫu đã được xác định thì

có thể tính cỡ mẫu ban đầu bằng cách sử dụng bảng (phụ lục 2 và phụ lục 3)

Trang 11

Bảng sau minh họa ảnh hưởng của sự tăng lên của từng yếu tố trong bốn yếu tố:

Loại biến động Ảnh hưởng đến dung lượng

mẫu ban đầu

Rủi ro chấp nhận được của độ tin cậy

Tỉ lệ sai phạm chấp nhận được tăng

lên

Giảm

Tỉ lệ sai phạm ước lượng của tổng thể

Quy mô của tổng thể tăng lên Tăng (ảnh hưởng nhỏ)

6.3.2.9 Lựa chọn mẫu một cách ngẫu nhiên

Sau khi kiểm toán viên đã tính cỡ mẫu ban đầu của qui trình chọn mẫu thuộc tính,kiểm toán viên phải chọn các phần tử cá biệt trong tổng thể đưa vào mẫu Điều cơ bản

là qui trình chọn lựa phải là chọn ngẫu nhiên vào bất cứ lúc nào sử dụng chọn mẫuthống kê Điều này có thể thực hiện bằng việc sử dụng các bảng số ngẫu nhiên, máytính, hoặc cách chọn mẫu có hệ thống

6.3.2.10 Thực hiện các thủ tục kiểm toán

Kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp với những mục tiêuthử nghiệm cụ thể cho mỗi phần tử được chọn Kiểm toán viên kiểm tra từng phần tửtrong mẫu để xác định xem liệu nó có phù hợp với định nghĩa của thuộc tính haykhông và tiến hành ghi chép của tất cả các sai phạm tìm được

Khi thủ tục kiểm soát đã được hoàn tất cho một ứng dụng chọn mẫu thuộc tính thì

có một cỡ mẫu và số lượng các sai phạm của từng thuộc tính

6.3.2.11 Khái quát tổng thể từ mẫu

Kiểm toán viên phải tính toán tỉ lệ sai phạm trên (AUDR) ở mức rủi ro chấp nhậnđược của độ tin cậy cao vào cơ cấu kiểm soát nội bộ (ROR) AUDR là tỉ lệ sai phạmcao nhất của tổng thể, căn cứ vào rủi ro của độ tin cậy cao mà kiểm toán viên xem xét

có thể chấp nhận được AUDR được xác định bằng cách sử dụng một bảng biểu chọnmẫu thuộc tính, như phụ lục 4 và phụ lục 5, sau đó AUDR được so sánh với TDR:

• AUDR <= TDR và không tìm thấy một sai phạm nào có dấu hiệu gianlận thì kết luận: mức CR ban đầu được đánh giá là phù hợp

• AUDR > TDR và không tìm thấy một sai phạm nào có dấu hiệu gian lậnthì kết luận: cần giảm độ tin cậy vào các thủ tục kiểm soát của khách hàng

• Phát hiện một hay vài dấu hiệu gian lận, kiểm toán viên cần phải:

+ Đánh giá các ảnh hưởng của các sai phạm đến báo cáo tài chính

+ Thực hiện các thủ tục kiểm toán thích hợp để thu thập bằng chứng về loại saiphạm này

6.3.2.12 Phân tích các sai phạm

Ngoài việc xác định AUDR cho từng thuộc tính người ta còn cần phải phân tíchnhững sai phạm cá biệt để xác định nhược điểm trong cơ cấu kiểm soát nội bộ đã gâynên chúng Những sai phạm cũng có thể do sự bất cẩn của nhân viên, sự hiểu lầm củacác hướng dẫn, sự cố ý không thực hiện các thủ tục, hoặc do những nguyên nhân khác.Bản chất của một sai phạm và nguyên nhân của nó có ảnh hưởng đáng kể đến quátrình kiểm soát chất lượng của hệ thống Ví dụ, nếu tất cả các sai phạm trong các cuộckhảo sát quá trình kiểm tra nội bộ các hóa đơn bán hàng xảy ra trong khi người thườngchịu trách nhiệm việc thực thi các khảo sát đang nghỉ phép thì điều này sẽ ảnh hưởngđến quá trình đánh giá của kiểm toán viên về cơ cấu kiểm soát nội bộ và quá trình điềutra đó

Trang 12

6.3.2.13 Quyết định tính chấp nhận được của tổng thể

Sự phân biệt TDR và ROR đã được kiểm toán viên chọn trước khi thực hiện cácthử nghiệm và phân biệt AUDR với ROR tính được từ mẫu là điều quan trọng Hai chỉtiêu đầu phản ánh các tiêu chuẩn mà kiểm toán viên cho là cần thiết; hai chỉ tiêu sau làcác kết quả được tính một cách khách quan căn cứ trên mẫu

Trước khi tổng thể được xét là chấp nhận được, AUDR được xác định căn cứ trêncác kết quả thực tế của mẫu phải thấp hơn hoặc bằng với TDR khi cả hai đều dựa trênROR

7 Qui trình chọn mẫu khi thực hiện thử nghiệm chi tiết số dư

Trong thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên thường đánh giá sơ bộ số tiền sai sóttrong tổng thể Các đánh giá sơ bộ sẽ có ích trong việc thiết kế mẫu và xác định độ lớncủa mẫu Nếu số tiền ước tính cao hơn mức có thể chấp nhận thì kiểm toán viên có thểkiểm tra toàn bộ hoặc sử dụng cỡ mẫu lớn hơn

Các thử nghiệm cơ bản được thiết kế để phát hiện các gian lận và sai sót trọng yếutrên báo cáo tài chính Do đó, kỹ thuật lấy mẫu cho thử nghiệm cơ bản được thiết kế

để ước lượng số tiền sai sót ở một số dư tài khoản

Chọn mẫu kiểm toán cho các thử nghiệm cơ bản thường được tiến hành qua cácbước sau:

1 Xác định mục đích của thử nghiệm

2 Xác định tổng thể

3 Chọn lựa kỹ thuật lấy mẫu kiểm toán

4 Xác định cỡ mẫu

5 Quyết định phương pháp chọn lựa các phần tử của mẫu

6 Chọn lựa và kiểm tra các phần tử của mẫu

7 Đánh giá kết quả mẫu

8 Lập tài liệu về các thủ tục chọn mẫu

Để thực hiện chọn mẫu kiểm toán, kiểm toán viên có thể áp dụng các kỹ thuật chọnmẫu theo đơn vị tiền tệ hoặc chọn mẫu biến đổi

7.1 Chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ là cách chọn lấy một đơn vị tiền tệ làm đơn vị

tổng thể Do vậy, tổng thể sẽ là tổng số tiền lũy kế của đối tượng kiểm toán và đơn vịmẫu cũng sẽ là từng đơn vị tiền tệ cụ thể

Đặc điểm cơ bản của kỹ thuật chọn mẫu này là nếu khoản mục nào có số tiền cànglớn (chứa đựng càng nhiều đơn vị tiền tệ) thì càng có cơ hội được chọn Tất nhiên, vớiđòi hỏi tính chính xác cao khi xem xét đến tiền tệ, đặc biệt trong trường hợp có nhiềusai lầm trong tổng thể thì kích cỡ mẫu chọn thông thường cần phải lớn Tuy nhiên, nếutrường hợp các khoản mục có xu hướng khai giảm giá trị thì việc áp dụng phươngpháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ là không phù hợp

Quá trình chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ cũng được tiến hành qua các bước tương tựnhư đối với quá trình chọn mẫu thuộc tính

Kỹ thuật chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ cũng sử dụng các cách như chọn mẫu dựatheo Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu dựa trên chương trình máy vi tính và chọn mẫu hệthống

Khác với chọn mẫu theo đơn vị tự nhiên, chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ đã chú ý tớiquy mô (một biểu hiện của tính trọng yếu) nên đã khắc phục được nhiều nhược điểmcủa phương pháp này trong chọn mẫu theo đơn vị hiện vật Do vậy, trong chọn mẫu,phương pháp chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ được ứng dụng khá rộng rãi

Kết quả chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ cho thấy các đơn vị mẫu được chọn thường lànhững mục có số dư lớn, đặc biệt là trong trường hợp có bước nhảy đột biến về mặt

Trang 13

ra ở mức đáng quan tâm, thì cần kiểm toán riêng cho số dư nhỏ hoặc bằng 0.

Một vấn đề nữa cũng cần được quan tâm đó là tình huống số dư nhỏ hơn 0 (kể cả

dư có của các khoản phải thu hoặc dư nợ của các khoản phải trả) Trong trường hợpnày, nếu đưa vào mẫu chọn, số phải xử lý vào số cộng dồn phải là số tuyệt đối song sẽrất phức tạp trong đánh giá Vì vậy, trong những trường hợp đặc biệt này thì chúng cầnđược kiểm tra riêng hoặc dùng các phương pháp khác để chọn mẫu kiểm toán

7.2 Kỹ thuật chọn mẫu biến đổi là một kỹ thuật giúp kiểm toán viên ước lượng

bằng chỉ tiêu giá trị, kỹ thuật này rất hữu ích trong kiểm toán Thí dụ: kiểm toán viên

có thể dùng kỹ thuật chọn mẫu biến đổi để ước lượng giá trị hàng tồn kho, ước lượngcác khoản phải thu khách hàng

7.2.1 Kỹ thuật chọn mẫu biến đổi thống kê

Các phương pháp chọn mẫu biến đổi thống kê bao gồm ước lượng trung bình đơn

vị, ước lượng tỉ số và ước lượng sai biệt

7.2.1.1 Phương pháp ước lượng trung bình đơn vị: dùng để ước lượng giá trị

trung bình của một phần tử trong tổng thể bằng cách xác định được giá trị trung bìnhcủa mẫu, với một rủi ro chọn mẫu xác định trước

Xác định cỡ mẫu được xác định theo công thức sau:

Cỡ mẫu = Kích thước tổng thể x Hệ số từ chối sai x Độ lệch chuẩn ước tính

Khoảng ước lượng dự kiến

Trong thực tế, kiểm toán viên không thể tính được độ lệch chuẩn của tổng thể, thayvào đó kiểm toán viên tính được bằng cách rút ra từ một mẫu thử nghiệm với khoảng

50 phần tử với một công thức thống kê như sau:

1

) (

n

i

• Khoảng ước lượng dự kiến: là phạm vi cộng thêm hay trừ đi xung quanh kếtquả mẫu và giá trị mẫu được hy vọng là nằm trong khoảng đó Khoảng ước lượng dựkiến là khoảng ước lượng tạm tính để xác định cỡ mẫu, nó được tính bằng công thức:

xi : Giá trị phần tử i trong tổng thể

x : Giá trị trung bình của tổng thể

n : Số phần tử của tổng thể

xi : Giá trị phần tử i trong mẫu

x : Giá trị trung bình của mẫu

n : Số phần tử của mẫu

Trang 14

Khoảng ước lượng dự kiến =

Hệ số từ chối sai được hình thành từ rủi ro từ chối sai Rủi ro từ chối sai của mộttổng thể là khả năng kết quả mẫu chỉ ra rằng tổng thể mẫu có sai sót trọng yếu, trongkhi thực tế không có sai sót trọng yếu Rủi ro này tương tự như rủi ro do độ tin cậythấp vào kiểm soát nội bộ Loại này có thể mang lại sự không hiệu quả trong kiểmtoán

Từ mức rủi ro từ chối sai và mức rủi ro chấp nhận sai đã định, kiểm toán viên sẽtìm được hệ số chấp nhận sai và hệ số từ chối sai bằng cách tra bảng hệ số rủi ro (phụlục 6)

Đánh giá kết quả mẫu:

Từ cỡ mẫu cần thiết, kiểm toán viên tiến hành chọn lựa và kiểm tra các phần tửmẫu Qua đó, xác định được:

- Giá trị trung bình mẫu:

n

xi x

n i

n i

) (

Với số liệu có được, kiểm toán viên điều chỉnh khoảng ước lượng theo độ chênhlệch của mẫu:

Hệ sốchấpnhận sai *

Độ lệchchuẩn củamẫu

Comau

Sau đó kiểm toán viên tính giá trị ước tính của tổng thể:

Giá trị ước tínhcủa tổng thể =

Giá trị trung bìnhmẫu kiểm toán *

Kích thướccủa tổng thểCuối cùng kiểm toán viên so sánh giá trị sổ sách với giá trị ước lượng của tổng thể+/- khoảng ước lượng điều chỉnh

Nếu giá trị của sổ sách nằm trong khoảng tìm được, thì kết quả mẫu cho phép kếtluận số dư tài khoản không có sai sót trọng yếu

Ước lượng trung bình là một phương pháp có độ tin cậy cao dù rằng tổng thể cómức độ sai sót cao hay thấp, quy mô sai sót lớn hay nhỏ, sai sót một bên hoặc sai sót

cả hai bên (có sai sót lớn hơn,có sai sót nhỏ hơn) Phương pháp này chỉ không chínhxác nếu các giá trị phần tử trong tổng thể bị lệch nhiều Phương pháp này còn có ưuđiểm là chỉ cần một giá trị kiểm toán của mỗi phần tử

xi : Giá trị phần tử thứ i của mẫu

x : Giá trị trung bình của mẫu

n : Số phần tử của mẫu

Trang 15

7.2.1.2 Phương pháp ước lượng tỷ số và ước lượng sai biệt

Ước lượng tỷ số và ước lượng sai biệt là hai kỹ thuật chọn mẫu được dùng trongchọn mẫu biến đổi Mặc dù có một số điểm tương đồng nhưng đây thực sự là haiphương pháp khác nhau và có những điều kiện vận dụng khác nhau Dưới đây sẽ trìnhbày nguyên tắc và đặc điểm của hai phương pháp này

Ước lượng tỷ số: Kiểm toán viên dùng một mẫu để ước lượng tỷ số giữa giá trị

kiểm toán (giá trị đúng) và giá trị sổ sách của một tổng thể Tỷ số này được ước lượngbằng cách chia tổng số giá trị đúng của mẫu cho tổng số giá trị sổ sách của các phần tửtrong mẫu theo công thức sau:

Ước lượng sai biệt: Kiểm toán viên dùng một mẫu để ước lượng mức sai biệt trung

bình giữa giá trị đúng và giá trị sổ sách của một phần tử trong tổng thể Mức sai biệttrung bình được tính bằng cách chia tổng số sai biệt giữa giá trị đúng và giá trị sổ sáchcủa các phần tử của mẫu theo công thức sau:

Cả hai phương pháp ước lượng tỷ số và ước lượng trung bình đòi hỏi phải có giá trịkiểm toán và giá trị sổ sách của các phần tử

7.2.2 Chọn mẫu biển đổi phi thống kê

Sự khác biệt chủ yếu trong chọn mẫu thống kê và phi thống kê trong các thửnghiệm cơ bản là xác định cỡ mẫu và đánh giá kết quả mẫu

- Xác định cỡ mẫu: Chọn mẫu biến đổi phi thống kê vẫn phải xem xét các nhân tố

ảnh hưởng đến cỡ mẫu nhưng không định lượng được các nhân tố đó Sự ảnh hưởngcác nhân tố được trình bày như sau:

Yếu tố

Sự thay đổi của các yếu tố

Ảnh hưởng tới

cỡ mẫu cần có

R : Tỷ số ước lượng giữa giá trị kiểm toán và giá trị sổ sách

aj : Giá trị kiểm toán của phần tử thứ j

Trang 16

- Khoảng ước lượng Tăng Giảm

- Quy mô tổng thể

- Độ phân tán của giá trị các phần tử trong

tổng thể

TăngTăng

TăngTăng

- Đánh giá kết quả mẫu: Từ sai sót tìm được trong mẫu, kiểm toán viên dự đoán

sai sót trong tổng thể (sai sót dự kiến), có xem xét đến rủi ro lấy mẫu tuy không địnhlượng được rủi ro này Có nhiều cách để dự đoán sai sót trong tổng thể, trong đó có 2cách được đề nghị sử dụng là phương pháp ước lượng tỷ số và phương pháp ước lượngsai biệt

Khi sai sót ước lượng dự kiến lớn hơn sai sót có thể bỏ qua, kiểm toán viên kếtluận tổng thể có khả năng sai sót trọng yếu Ngược lại khi sai sót dự kiến nhỏ hơn saisót có thể bỏ qua, kiểm toán viên phải xét đoán xem liệu có thể chấp nhận tổng thểkhông có sai sót trọng yếu hay không Sai sót dự kiến càng gần với sai sót có thể bỏqua, khả năng có sai sót trọng yếu trong tài khoản sẽ càng lớn

Chương II TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ

KẾ TOÁN AAC THỰC HIỆN

1 Giới thiệu về công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

Trang 17

Công ty kiểm toán và kế toán AAC, trước đây là công ty kiểm toán Đà Nẵng-công

ty Kiểm toán độc lập trực thuộc Bộ Tài chính được thành lập theo quyết định số194/TC/TCCB ngày 01 tháng 4 năm 1993 và Quyết định số 106 TC/TCCB ngày 13tháng 02 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, là một trong số rất ít các công ty kiểmtoán được thành lập đầu tiên tại Việt Nam Việc thành lập công ty được thực hiện trên

cơ sở sát nhập hai chi nhánh của hai công ty hành nghề kiểm toán từ năm 1991, đó là:Chi nhánh Công ty Kiểm toán Việt Nam (VACO) và Chi nhánh công ty tư vấn tàichính kế toán và kiểm toán (AASC) tại khu vực Miền Trung và Tây Nguyên

Để phù hợp với tình hình mới về sự phát triển công ty, Bộ Tài chính đã có quyếtđịnh số 139/2000/QĐ-BTC ngày 06/9/2000 về việc đổi tên “Công ty kiểm toán ĐàNẵng – DAC” thành “Công ty Kiểm toán và Kế toán AAC”

Năm 2007, Công ty chuyển đổi sở hữu từ Doanh nghiệp Nhà nước thành Công tyTNHH hai thành viên trở lên theo Quyết định phê duyệt phương án chuyển đổi số1335/QĐ-BTC ngày 02/04/2007 của Bộ Tài chính

Ngày 6/1/2008, AAC đã được Hội đồng xét trao giải “ Thương mại Dịch vụ - TopTrade Services 2007 ” - Bộ Thương mại bình chọn là một trong 06 công ty kiểm toánđược nhận giải/cúp “Thương mại Dịch vụ - Top Trade Services 2007” Giải thưởngnày được trao cho những doanh nghiệp tiêu biểu, hoạt động trong 11 lĩnh vực Thươngmại Dịch vụ mà Việt Nam cam kết thực hiện khi gia nhập WTO, đã có những đónggóp vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước nói chung và ngành thương mại dịch

vụ nói riêng, trong đó có dịch vụ kế toán, kiểm toán Giải thưởng “Top Trade Service2007” một lần nữa góp phần làm phong phú thêm bảng thành tích mà AAC đã đạtđược trong những năm qua, đặc biệt là tăng cường vị thế, uy tín và thương hiệu củaAAC trên thị trường dịch vụ kiểm toán và kế toán

Tháng 9/2008, Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán AAC trở thành thành viêncủa hãng Kiểm toán quốc tế Polaris International

AAC hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được phép kiểm toán tất cả các loại hìnhdoanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả các ngành có quy chế riêng về việclựa chọn và bổ nhiệm kiểm toán độc lập có điều kiện AAC đã được Chủ tịch Uỷ banChứng khoán Nhà nước cho phép kiểm toán các tổ chức phát hành và kinh doanhchứng khoán, được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép kiểm toáncác tổ chức Tín dụng-Ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam

AAC hoạt động theo phương châm: độc lập, khách quan, trung thực và bí mật sốliệu khách hàng, và đó cũng là lời cam kết của chúng tôi đối với khách hàng

Mục tiêu hoạt động của AAC là giúp khách hàng và những người quan tâm bảo vệquyền lợi hợp pháp của mình, cung cấp cho họ những thông tin đích thực và cần thiết

để tổ chức điều hành hoạt động của doanh nghiệp và đưa ra các quyết định quản lý phùhợp với thực tiễn Hoạt động của AAC nhằm góp phần phát hiện và ngăn ngừa nhữngrủi ro cho doanh nghiệp được thuận lợi và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất

AAC thực hiện kiểm toán theo đúng Nguyên tắc, Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam

và thông lệ kiểm toán quốc tế, phù hợp với những quy định hiện hành về hoạt độngkiểm toán của Nhà nước Việt Nam

Đến nay, mọi hoạt động của công ty đã đi vào nề nếp; công ty đã xây dựng và thựchiện đầy đủ các quy trình kiểm toán chuyên ngành và công tác kiểm soát chất lượnghoạt động kiểm toán đã được hoàn thiện

AAC có tỉ trọng cao nhất về số lượng Kiểm toán viên cấp Quốc gia trên tổng sốnhân viên chuyên nghiệp so với tất cả các công ty kiểm toán trong và ngoài nước đanghoạt động tại Việt Nam Số lượng kiểm toán viên hiện nay của Công ty là 27 người

Trang 18

trên tổng số 100 cán bộ công nhân viên 100% đội ngũ Kiểm toán viên và Trợ lý kiểmtoán viên cao cấp của AAC được đào tạo trực tiếp bởi các Chuyên gia cao cấp vềKiểm toán của Cộng đồng Châu Âu thông qua chương trình hợp tác về Kiểm toán và

kế toán của Dự án EURO- TAPVIET do Cộng đồng Châu Âu tài trợ

AAC nhờ có đội ngũ chuyên nghiệp chất lượng cao, ý thức trách nhiệm đối vớikhách hàng như đối với chính bản thân mình, có đạo đức nghề nghiệp trong sáng nêntrong quá trình hoạt động luôn được các nhà đầu tư tín nhiệm và đánh giá cao về chấtlượng phục vụ cũng như được sự công nhận của các cơ quan chức năng như Uỷ banchứng khoán Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước…

1.2 Các loại dịch vụ chuyên ngành của công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

1.2.1 Kiểm toán

Cung cấp các dịch vụ kiểm toán luôn luôn là thế mạnh của AAC Các dịch vụ kiểmtoán do AAC cung cấp đều được lập kế hoạch và tiến hành theo các Quy trình kiểmtoán chuẩn do AAC xây dựng Từ các kết quả kiểm toán , AAC đảm bảo cung cấpnhững góp ý xây dựng hiệu quả cho các khách hàng của mình Trải qua một thời giandài nỗ lực xây dựng và không ngừng phát triển, AAC đã tạo dựng được niềm tin củacác khách hàng trong từng dịch vụ kiểm toán

Các dịch vụ kiểm toán do AAC cung cấp bao gồm:

 Kiểm toán báo cáo tài chính

 Kiểm toán báo cáo tài chính vì mục đích thuế

 Kiểm toán hoạt động

 Kiểm toán tuân thủ

 Kiểm toán nội bộ

 Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước

1.2.2 Kế toán

 Dịch vụ ghi sổ và giữ sổ kế toán

 Hướng dẫn nghiệp vụ kế toán

 Lập các Báo cáo tài chính định kỳ

 Chuyển đổi các Báo cáo tài chính được lập theo VAS, IAS

 Thiết kế và hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy kế toán

1.2.3 Tư vấn thuế

Đối với các công ty, thuế ngày càng đóng vai trò quan trọng do các quy định về thuếcàng ngày càng trở nên phức tạp Thông qua một đội ngũ các chuyên gia am hiểu vềcác sắc thuế và tận tâm, AAC sẵn sàng hỗ trợ các khách hàng hoàn thành đúng nghĩa

vụ thuế với nhà nước đồng thời tận dụng triệt để các lợi thế về thuế trong hoạt độngkinh doanh để gia tăng lợi ích của các chủ sở hữu công ty Đối với nhiều cá nhân, thuếthu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều hơn Với khả năng của mình, AAC giúp cáckhách hàng của mình có đầy đủ tự tin hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước cũngnhư đảm bảo được giá trị tài sản của mình AAC sẵn sàng bảo vệ khách hàng trongmọi trường hợp tranh chấp xảy ra AAC làm việc hết mình để xây dựng uy tín củachính mình, niềm tin đối với khách hàng không chỉ vì các khách hàng, vì Nhà nước mà

Các dịch vụ thuế do AAC cung cấp bao gồm:

 Đăng ký & kê khai thuế

 Tư vấn kế hoạch thuế

 Cung cấp các văn bản thuế có liên quan

1.2.4 Tư vấn và đào tạo

Trang 19

Thế giới hiện nay đang thay đổi từng phút, từng giây, để có được thành công mỗingười phải biết nắm bắt lấy từng cơ hội đồng thời phải biết kiểm soát các rủi ro Thôngqua việc cung cấp các dịch vụ tư vấn có hiệu quả và các khóa các cập nhật các kiếnthức mới nhất, AAC đã tham gia thành công vào việc giúp các khách hàng của mình

Các dịch vụ tư vấn & đào tạo do AAC cung cấp bao gồm:

 Đăng ký chế độ kế toán doanh nghiệp

 Tư vấn thực hành kế toán

 Tư vấn đầu tư & thủ tục cấp phép

 Tư vấn thành lập doanh nghiệp

 Tư vấn xác định giá trị & cổ phần hoá doanh nghiệp

 Tư vấn tổ chức bộ máy kế toán

 Tư vấn tài chính

 Tổ chức lớp bồi dưỡng kế toán trưởng

 Tổ chức lớp thực hành kế toán

 Tổ chức lớp chuẩn mực kế toán & kiểm toán

 Tổ chức lớp kiểm toán nội bộ

 Tổ chức lớp ôn tập & cấp chứng chỉ hành nghề kế toán

 Tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức chứng khoán

1.2.5 Dịch vụ tin học

 Cung cấp và tư vấn việc lựa chọn các phần mềm tin học về kế toán và quản lý;

 Tư vấn việc lựa chọn trang bị các thiết bị tin học;

 Các dịch vụ khác có liên quan

1.3 Cơ cấu tổ chức tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

Trang 20

TổngGiám đốc

Phó tổnggiám đốc

Giám đốc các khối

Trưởng phòng và Quản lý

Kiểm toán viên chính(Sau khi có chứng chỉ kiểm toán viên)

Trợ lý kiểm toán viên cấp 3(Sau khi làm trợ lý KTV cấp 2 được 1 năm)

Trợ lý kiểm toán viên cấp 2(Sau khi làm trợ lý kiểm toán viên cấp 1 được 1 năm)

Trợ lý kiểm toán viên cấp 1(Sau khi được tuyển dụng chính thức đến 12 tháng sau đó)

Nhân viên thử việc(Trong thời gian thử việc 3 tháng)

Trang 21

* Tổng giám đốc: là người đại diện toàn quyền của công ty, chịu trách nhiệm trước

Bộ trưởng Bộ Tài chính và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động công ty

 Đánh giá rủi ro của hợp đồng kiểm toán liên quan đến hoạt động công ty

 Duy trì các mối quan hệ với các cán bộ cấp cao của công ty

 Chịu trách nhiệm giải đáp thắc mắc về các vấn đề kế toán và kiểm toán có tầmquan trọng

 Chịu trách nhiệm đánh giá các công việc kiểm toán đã được thực hiện

 Chịu trách nhiệm ký Báo cáo kiểm toán và thư quản lý

 Chịu trách nhiệm tham gia buổi họp với khách hàng sau khi kết thúc cuộc kiểmtoán hoặc uỷ quyền lại

* Phó tổng giám đốc: giúp việc cho tổng giám đốc, được tổng giám đốc phân công

uỷ quyền giải quyết những công việc cụ thể về các vấn đề liên quan đến nhân lực,hành chính, khách hàng và các lĩnh vực nghiệp vụ; chịu trách nhiệm trước tổng giámđốc và pháp luật nhà nước về các vấn đề được phân công và uỷ quyền

* Kế toán trưởng: tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê tài chính và kiểm

toán nội bộ, có các quyền và nhiệm vụ theo quy định của pháp luật như:

- Lập báo cáo tài chính, cung cấp số liệu công khai tài chính, tổ chức vận dụng hệthống chứng từ, vận dụng hệ thống tài khoản kế toán đúng theo đặc điểm kinh doanhcủa công ty, ghi chép, lưu trữ chứng từ, hồ sơ kế toán

- Chịu trách nhiệm chuẩn bị tất cả những thông tin quản lý và thông tin tài chính,chịu trách nhiệm lập các kế hoạch về tài chính, dự trù ngân sách và các vấn đề liênquan đến hệ thống kế toán, liên quan đến ngân hàng, quản lý tiền mặt, tính lương vàcác vấn đề về thuế

- Chịu trách nhiệm về chi trả, thanh toán với khách hàng, tham gia các cuộc bànbạc liên quan đến bảo trì thiết bị

* Trưởng phòng:

Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước giám đốc các khối và đóng vai trò quantrọng trong nhiều lĩnh vực hoạt động của công ty đặc biệt là các vấn đề liên quan đếnnhân sự, phối hợp hoạt động và đảm nhiệm các công việc hành chính Họ giữ vai tròlãnh đạo lãnh đạo trong Ban quản lý của phòng và có chức năng như cầu nối giữa bangiám đốc, ban quản lý và các nhóm nhân viên; có chức năng quan trọng đối với hoạtđộng của công ty trong việc tạo ra môi trường làm việc đầy tính chuyên môn để có thểđóng góp vào việc phát triển một cách tối đa nguồn nhân lực làm việc tại công ty

* Kiểm toán viên chính: đảm nhận trọng trách sau Ban quản lý, bao gồm:

- giám sát công việc của các trợ lý/nhân viên thử việc thực hiện hợp đồng kiểmtoán lớn với khách hàng có nhiều phòng ban hay các chi nhánh hoặc các vụ việc đặcbiệt khác, báo cáo trực tiếp với người quản lý phụ trách một vụ việc kiểm toán

- xem xét các giấy tờ làm việc sỏ bộ, việc hỗ trợ đào tạo các nhân viên, bố trínhân sự cho các hoạt động kiểm toán, ký vào các báo cáo kiểm toán theo sự phân côngcủa trưởng phòng

* Trợ lý kiểm toán viên:

Trang 22

KHỐI KIỂM TOÁN BCTC

PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC 3

KHỐI KIỂM

TOÁN XDCB PHÒNG TƯ VẤN - ĐÀO TẠO CHI NHÁNH

TP HCM

PHÒNG KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH

BAN KIỂM

SOÁT CHẤT

LƯỢNG PHÒNG KIỂM TOÁN XDCB 1

PHÒNG KIỂM TOÁN XDCB 2 BAN KIỂM SOÁT CHẤT

LƯỢNG

PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC 1

PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC 2

TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÒNG KIỂM TOÁN BCTC 4

Chịu trách nhiệm trước Kiểm toán viên hoặc người quản lý công việc về tất cảnhững vấn đề liên quan đến việc thực hiện một công việc Tuỳ vào năng lực thâm niêncông tác mà trợ lý kiểm toán viên chia làm ba cấp:

- Trợ lý kiểm toán viên cấp 1 (sau khi làm trợ lý kiểm toán viên cấp 2 được 1 năm)

- Trợ lý kiểm toán viên cấp 2 (sau khi làm trợ lý kiểm toán viên cấp 3 được 1 năm)

- Trợ lý kiểm toán viên cấp 3 (nhân viên thử việc được 3 tháng): là những nhânviên chưa được nhận chính thức vào công ty, sau thời gian thử việc 3 tháng, nếu cáckiểm toán viên thấy có đủ trình độ, năng lực thì sẽ được nhận vào công ty

Cơ cấu tổ chức phòng ban công ty

1.4 Sơ lược về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

Công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC đã xây dựng thành công Quy trình kiểmtoán báo cáo tài chính qua thực tế công tác kiểm toán Báo cáo tài chính tại các loạihình doanh nghiệp thuộc tất cả các thành phần kinh tế, với kiến thức và kinh nghiệmtích luỹ được

Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính được soạn lập trên cơ sở tuân thủ nhữngChuẩn mực Kiểm toán, Quy chế kiểm toán độc lập và chế độ kế toán hiện hành, đồngthời có sự so sánh đối chiếu và vận dụng các Chuẩn mực kiểm toán Quốc tế và Thông

lệ được chấp nhận chung của Quốc tế Quy trình này cho phép kiểm toán viên AAC

Trang 23

lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán một cách khoa học và hiệu quả nhằm đạt đượcmục tiêu đề ra cho mỗi cuộc kiểm toán.

Mục tiêu của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính là nhằm đưa ra ý kiến liệu các báocáo tài chính có phản ánh trung thực hợp lý về tình hình tài chính, kết quả hoạt độngkinh doanh và dòng lưu chuyển tiền tệ trong niên độ của doanh nghiệp theo các quyđịnh hiện hành hay không Dựa vào các thông tin trên các báo cáo tài chính đã đượckiểm toán, người sử dụng báo cáo tài chính có thể an tâm đưa ra các quyết định kinh tếphù hợp với thực tế của doanh nghiệp

Ngoài ra, việc kiểm toán báo cáo tài chính còn mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợiích như trong quá trình kiểm toán, các Kiểm toán viên sẽ xem xét kỹ lưỡng hệ thốngkiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán tại doanh nghiệp, để từ đó đưa ra những ý kiếngiúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của mình,nhằm phát hiện và ngăn ngừa rủi ro do những hạn chế trong công tác quản lý, đặc biệt

là trong quản lý tài chính

Cuộc kiểm toán tập trung vào hai vấn đề sau:

 Xem xét hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp

 Đánh giá tính trung thực, hợp lý về tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinhdoanh và dòng lưu chuyển tiền tệ trong niên độ của doanh nghiệp

Kết thúc cuộc kiểm toán, AAC sẽ cung cấp cho doanh nghiệp Báo cáo kiểm toánkèm theo các Báo cáo tài chính của năm tài chính được kiểm toán Trong trường hợpcần thiết, AAC sẽ phát hành thư quản lý đề cập đến những phát hiện của Kiểm toánviên trong quá trình kiểm toán nhằm giúp doanh nghiệp hoàn thiện hệ thống kiểm soátnội bộ và hệ thống kế toán của mình

* Các giai đoạn của qui trình kiểm toán báo cáo tài chính:

Kết thúc kiểm toán

Lập kế hoạch

kiểm toán

Thực hiện kiểm toán

Quy trình kiểm toán BCTC

Trang 24

1.4.1 Lập kế hoạch kiểm toán

Quy trình lập kế hoạch kiểm toán tại AAC

* Nội dung của lập kế hoạch kiểm toán:

 Bản ghi nhớ kế hoạch kiểm toán

 Tìm hiểu khách hàng: Sự am hiểu tường tận về khách hàng mà công ty kiểmtoán là một điều rất quan trọng, bao gồm những thông tin về:

Tham chiếu cuộc kiểm

toán năm trước

Kế hoạch kiểm toán

Tài liệu và thông tin yêu cầu khách hàng lập

Khách hàng

Hệ thống kế toán

Hệ thống kiểm soát nội

bộTìm hiểu

Kiểm tra KH kiểm toán

Trang 25

oChính sách kế toán

oNhững thông tin khác

oHợp đồng kiểm toán

oCuộc họp để lập kế hoạch

oXem xét các sự kiện từ những năm trước

oCác thủ tục phân tích kiểm toán theo kế hoạch

oHệ thống kế toán

oPhương pháp kế toán

oCác dịch vụ khác và tư vấn cho doanh nghiệp

oQuản lý

1.4.2 Thực hiện kiểm toán

Các nội dung cụ thể trong bước này:

 Qui định về nhiệm vụ của nhóm trưởng

 Các qui trình nghiệp vụ phát sinh đặc trưng của một doanh nghiệp

 Nguyên tắc sắp xếp, đánh số và tham chiếu giấy làm việc

 Chỉ mục giấy làm việc

 Các ký hiệu sử dụng thống nhất trên giấy làm việc

Kết cấu của một chương trình kiểm toán, bao gồm:

o Xác định mục tiêu kiểm toán:

Xét trên quan điểm kiểm toán viên, mục tiêu kiểm toán là mục tiêu mà chúng ta đặt ra nhằm đạt được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực về một hay nhiều cơ sở dẫn liệu báo cáo tài chính thông qua việc thực hiện các thủ tục kiểm toán phù hợp Cơ sở dẫn liệu báo cáo tài chính bao gồm: tính đầy đủ, tính hiện hữu, tính chính xác, đánh giá, sở hữu và trình bày

o Xác định tài liệu yêu cầu: Đó là tất cả những tài liệu cần thiết để kiểm

toán trên một khoản mục trên báo cáo tài chính Thí dụ, đối với chương trình kiểmtoán vốn bằng tiền, tài liệu yêu cầu bao gồm: biên bản kiểm kê quỹ, xác nhận số dưngân hàng; sổ quỹ, sổ chi tiết tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, sổ phụ ngân hàng, sổ cái;các chứng từ liên quan đến thu chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng; các tài liệu khác cóliên quan

o Thực hiện các thủ tục kiểm toán: Đó là tất cả các thủ tục kiểm toán cần

thiết để thu được bằng chứng kiểm toán có hiệu lực chứng minh một khoản mục trênbáo cáo tài chính, bao gồm kiểm tra các hoạt động kiểm soát, các thủ tục phân tích vàkiểm tra chi tiết thông qua các kỹ thuật kiểm toán như so sánh, tính toán, xác nhận,phỏng vấn, kiểm tra tài liệu, quan sát và kiểm tra thực tế

Khi thực hiện các thủ tục kiểm toán, phương pháp chọn mẫu áp dụng trongkiểm toán báo cáo tài chính do AAC thực hiện được thực hiện qua các bước:

Trang 26

Các chương trình kiểm toán chi tiết tại AAC bao gồm:

- chương trình kiểm toán chung

- chương trình kiểm toán vốn bằng tiền

- chương trình kiểm toán các khoản phải thu khách hàng

- chương trình kiểm toán hàng tồn kho

- chương trình kiểm toán các khoản phải trả người bán

- chương trình kiểm toán tài sản cố định

………

1.4.3 Hoàn thành cuộc kiểm toán

Kết thúc kiểm toán là giai đoạn cuối cùng của quy trình kiểm toán kiểm toán báocáo tài chính Đây là giai đoạn mà các kiểm toán viên sẽ tổng kết toàn bộ quá trìnhthực hiện kiểm toán, nêu ra ý kiến trao đổi với khách hàng và phát hành báo cáo kiểmtoán Các giấy tờ làm việc cụ thể trong giai đoạn này ở công ty TNHH kiểm toán và kếtoán AAC gồm:

 Chỉ mục giấy làm việc

 Xác nhận bản thảo báo cáo kiểm toán

 Trang trình duyệt

 Trao đổi với khách hàng khi kết thúc kiểm toán

 Danh mục kiểm tra cuối cùng

 Bàn luận về thư quản lý

 Tổng kết của nhóm trưởng

Tập hợp các chừng từ phát sinh

Xác định cỡ mẫu

Kiểm tra các chứng từ phát sinh

Rút ra kết luậnXác định mục tiêu kiểm toán

Trang 27

 Tổng kết của các thành viên trong nhóm

 Kiểm tra khái niệm hoạt động liên tục

 Kiểm tra sự kiện sinh sau ngày kết thúc niên độ

 Biên bản ghi nhận tiến độ làm việc

 Bảng chấm công

2 Thực tế phương pháp chọn mẫu áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính

do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện.

Để có thể tìm hiểu phương pháp chọn mẫu áp dụng trong kiểm toán báo cáo tàichính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện, em xin lấy ví dụ cụ thể

ở doanh nghiệp X Đây là khách hàng lâu năm của AAC

Khi trình bày thực tế phương pháp chọn mẫu do AAC thực hiện tại doanh nghiệp

X, trước hết em sẽ nêu rõ các thủ tục kiểm soát tại đơn vị X đối với từng khoản mục.Bởi đây là cơ sở để kiểm toán viên quyết định các thủ tục thực hiện trong cuộc thửnghiệm kiểm soát nói chung cũng như quyết định phương pháp chọn mẫu cho khoảnmục đó trong thử nghiệm kiểm soát nói riêng

Doanh nghiệp X là Doanh nghiệp trực thuộc Tập đoàn Nhà Xuất bản Giáo dục(NXBGD), có chức năng chủ yếu là sản xuất kinh doanh, in ấn và phát hành các loại

ấn phẩm trong ngành Giáo dục Do đặc thù của ngành và cơ chế quản lý của Nhànước, giá bán của các loại ấn phẩm này được Nhà nước và Tập đoàn qui định, doanhnghiệp X căn cứ vào các quy định chung của Nhà nước và Nhà xuất bản giáo dục đểxác định giá bán

Doanh nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức quản lý sản xuất, tái bản, nhân bản, in vàphát hành các loại tài liệu, giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo và các loại sáchkhác phục vụ cho sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo Địa bàn hoạt động của doanh nghiệp

X bao gồm 9 tỉnh Miền Trung: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng,Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum theo sự chỉ đạo và phân côngcủa NXBGD tại Hà Nội

Ngoài sách giáo khoa được in và phát hành theo chỉ định của Nhà Xuất bản Giáodục, Doanh nghiệp tự tổ chức kinh doanh đối với sách tham khảo và văn hoá phẩmkhông theo chỉ tiêu kế hoạch của NXBGD

2.1 Chọn mẫu trong chương trình kiểm toán vốn bằng tiền

2.1.1 Thủ tục kiểm soát đối với các khoản thu chi tiền của doanh nghiệp X

 Đối với các khoản thu tiền mặt:

o Phiếu thu do kế toán thanh toán lập thành 3 liên, ghi đầy đủ nội dungtrên phiếu và ký, sau đó chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc ký duyệt,chuyển cho thủ quỹ làm thủ tục nhập quỹ

o Thủ quỹ giữ lại một liên để ghi sổ quỹ, một liên giao cho người nộp tiền

và một liên lưu ở nơi lập phiếu Các khoản thu tiền ghi sổ là số tiền doanh nghiệp thực

tế nhận được

 Đối với các khoản chi tiền mặt:

o Chứng từ chi chỉ được lập khi đã có Biên bản nhận hàng; các chứng từ muahàng đã được kiểm tra đối chiếu, số tiền trên hoá đơn đã được xét lại và đã được duyệtchi

o Các phiếu được đánh số trước và ghi sổ theo thứ tự từ nhỏ đến lớn, đồng thờiphải ghi định khoản trên phiếu chi

o Phiếu chi được lập thành 3 liên và phải có đầy đủ chữ ký của người lập phiếu,

kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ

Trang 28

o Khi ký duyệt chứng từ, kế toán trưởng kiểm tra, đối chiếu các chứng từ liênquan và kiểm tra định khoản ghi trên chừng từ.

o Thủ trưởng đơn vị trước khi ký chứng từ chi, kiểm tra lại các chứng từ liênquan đến khoản chi và ký nháy vào hoá đơn đã thanh toán Các hoá đơn mua hàng đãđược thanh toán được đóng dấu “đã thanh toán”

o Phiếu chi sau đó được lưu ở nơi lập phiếu (liên 1), một liên dùng để ghi sổ quỹ

và chuyển cho kế toán thanh toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán, liên còn lạigiao cho người nhận tiền

 Đối với các khoản thu chi bằng tiền gửi ngân hàng, đơn vị chỉ ghi nhận khi

nhận được giấy báo Nợ và giấy báo Có của ngân hàng Các chứng từ này sau đó đượclưu cùng với các chứng từ liên quan tại bộ phận kế toán ngân hàng Hàng tháng, doanhnghiệp X thực hiện đối chiếu số dư với ngân hàng

2.1.2 Phương pháp chọn mẫu đối với thử nghiệm kiểm soát các khoản thu chi tiền của doanh nghiệp X

 Đối với các khoản thu tiền mặt, kiểm toán viên chọn tình cờ một số khoản thu

trên sổ chi tiết, đối chiếu với chứng từ gốc để đảm bảo các khoản này được ghi đúng

số tiền, cũng như kiểm tra sự phê duyệt trên các phiếu thu tương ứng, tức là phải cóđầy đủ bốn chữ ký

Đối với các khoản thu tiền gửi ngân hàng, kiểm toán viên cũng chọn mẫu tình cờ,

xem xét có đính kèm giấy báo Có của ngân hàng hay không

Sở dĩ kiểm toán viên chỉ chọn tình cờ đối với các khoản thu tiền vì theo xét đoáncủa kiểm toán viên thì các khoản thu vào thường không có sai phạm lớn về thủ tụckiểm soát, nếu có sai phạm thì thường là sai phạm về số tiền nhiều hơn là sai phạm vềcác chữ ký trên phiếu thu tiền mặt hay là sai phạm về việc đính kèm giấy báo Có đốivới các khoản thu tiền gửi ngân hàng Ngoài ra, việc kiểm tra các thủ tục kiểm soátnày còn được kiểm toán viên thực hiện khi tiến hành thử nghiệm chi tiết các tài khoảnđối ứng phát sinh Nợ tài khoản tiền mặt

 Đối với các khoản chi tiền, kiểm toán viên tiến hành:

o Chọn toàn bộ các khoản chi tháng 12 để kiểm tra số thứ tự của các

chứng từ chi có liên tục không nhằm kiểm tra xem toàn bộ phiếu chi có được ghi nhậnđầy đủ hay không

Sở dĩ kiểm toán viên chỉ chọn các phiếu chi tháng 12 vì hai lí do Thứ nhất, sốlượng phiếu chi phát sinh trong năm 2008 của doanh nghiêp X rất lớn trong khi thờigian cuộc kiểm toán bị hạn chế Thứ hai, theo xét đoán của mình, kiểm toán viên nhậnthấy các khoản chi thường có sai sót vào tháng 12

Để kiểm tra phiếu chi có được đánh số thứ tự liên tục hay không, kiểm toán viên không thể chọn mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra được, do đó, phương pháp chọn mẫu phi xác suất kiểm toán viên đã thực hiện như trên được xem là hợp lý Tuy nhiên, kiểm toán viên cũng cần chú ý là sai phạm về tính liên tục của phiếu chi có thể xảy ra trong các tháng khác.

o Chọn tình cờ một số khoản chi tiền mặt để kiểm tra sự phê duyệt các

khoản chi này, tức là xem xét các phiếu chi đó có đầy đủ 4 chữ ký hay không, cũngnhư đối chiếu với các chứng từ có liên quan như hoá đơn đã được đóng dấu “đã thanhtoán” chưa

Như đối với doanh nghiệp X, qua việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đượcthực hiện ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên nhận định thủ tục kiểmsoát các khoản chi tiền của doanh nghiệp X được đánh giá là tốt Do đó, kiểm toánviên quyết định chỉ chọn tình cờ một số khoản chi tiền làm cơ sở để khẳng định lại

Trang 29

những dự đoán ban đầu về rủi ro kiểm soát khoản mục tiền của doanh nghiệp X Sau

đó, thủ tục kiểm tra này còn được tiến hành đồng thời khi kiểm toán viên thực hiện thửnghiệm chi tiết khoản mục tiền mặt

Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát quyết định việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát của kiểm toán viên trên cỡ mẫu như thế nào là điều hợp lý nhằm cân đối giữa hiệu quả và tiến độ thực hiện của cuộc kiểm toán.

2.1.3 Phương pháp chọn mẫu đối với thử nghiệm chi tiết khoản mục vốn

bằng tiền của doanh nghiệp X

Đối với tài khoản tiền mặt:

- Để đạt được mục tiêu đảm bảo số dư tiền mặt là có thực tại ngày lập bảng cân đối

kế toán, kiểm toán viên thực hiện:

o Đối chiếu số liệu trên biên bản kiểm kê quỹ với sổ cái và số liệu trên báo cáotài chính Doanh nghiệp X có tổ chức kiểm kê quỹ theo từng tháng để tránh việc thủquỹ có thể tận dụng số tiền tại quỹ để làm những mục đích riêng Tuy nhiên, kiểm toán

viên chỉ chọn và kiểm tra biên bản kiểm kê quỹ cuối kỳ kế toán xem có đầy đủ chữ

ký của những người liên quan hay không vì kiểm toán viên chỉ cần đảm bảo tính trungthực của báo cáo tài chính tại thời điểm cuối năm tài chính

o Đọc lướt qua sổ chi tiết để phát hiện những nghiệp vụ bất thường (về giá trịhoặc tài khoản đối ứng hoặc diễn giải) và các nghiệp vụ mang tính chất đặc thù của

khách hàng Kiểm toán viên chọn toàn bộ các nghiệp vụ loại này để kiểm tra vì số

lượng loại nghiệp vụ này trong kỳ thường phát sinh không nhiều Sau đó, kiểm toánviên tiến hành đối chiếu với chứng từ gốc để kiểm tra việc trình bày các nghiệp vụ đó

Các nghiệp vụ đặc thù của khách hàng là các nghiệp vụ có các sai sót xảy rathường xuyên trong việc ghi nhận nghiệp vụ phát sinh của khách hàng Kiểm toánviên nhận ra các nghiệp vụ loại này căn cứ vào kết quả của các lần kiểm toán trước

Kiểm toán viên chọn toàn bộ các nghiệp vụ này và tiến hành kiểm tra, đối chiếu với

chứng từ gốc Kiểm toán viên chú ý đến các nghiệp vụ này vì theo như xét đoán củakiểm toán viên thì có thể những sai phạm của năm trước vẫn chưa thể khắc phục được.Nghiệp vụ đặc thù của doanh nghiệp X bao gồm:

hợp lệ;

 Các nghiệp vụ chi trực tiếp bằng tiền cho hội họp,hội nghị, cộng tác viên, như : chi phí tổ chức lễ trao tặng SGK, dự thảo xây dựng kếhoạch phát hành, hội thảo góp ý quản lý thư viện, hội nghị trưởng ban biên tập, hộinghị tổng kết công tác in SGK…, doanh nghiệp X thường hạch toán vào chi phí trong

kỳ Việc ghi nhận này không hợp lý theo qui định thông tư 134/2007 của Bộ Tài chính

Việc chọn và kiểm tra các nghiệp vụ bất thường và các nghiệp vụ đặc thù có ưu điểm là đã tiết kiệm được thời gian trong việc phát hiện các sai sót do đã khoanh vùng được các khoản mục và các nghiệp vụ cần kiểm tra chi tiết nhờ vào sự phán đoán của kiểm toán viên.

Trang 30

o Chọn những nghiệp vụ phát sinh Có đối ứng chi phí có giá trị trên 50.000.000 đồng để đối chiếu tính khớp đúng giữa chứng từ gốc, sổ quỹ và sổ cái.

Đồng thời, kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền của khách hàng, tính hợp

lệ của chứng từ gốc, cách định khoản

Các phiếu chi của doanh nghiệp X có giá trị trên 50.000.000 được kiểm toán viênchọn ra bao gồm: PC967/7, PC970/7, PC1033/7, PC1034/7, PC1069/7, PC1099/7,PC1162/8, PC1294/9, PC1326/9, PC1327/9, PC1406/10, PC1434/10, PC1490/10,PC1542/10, PC1548/11, PC1644/11, PC1655/11, PC1729/12, PC1789/12, PC1802/12,PC1847/12, PC1855/12, PC1857/12

Kiểm toán viên thường không tiến hành chọn toàn bộ những nghiệp vụ phát sinh

Có đối ứng chi phí, mà chỉ chọn những nghiệp vụ mà số tiền chi lớn hơn một giá trịnhất định nào đó Giá trị này được xác định dựa trên sự xét đoán, ước tính của kiểmtoán viên, căn cứ vào bản chất kinh tế, qui mô và sự biến động về số dư của từngkhoản mục

Tại doanh nghiệp X, sở dĩ kiểm toán viên chọn những nghiệp vụ có giá trị trên50.000.000 đồng vì tập hợp các nghiệp vụ này chiếm khoảng 40% các nghiệp vụ phátsinh, đồng thời tổng giá trị các khoản này chiếm 85% tổng giá trị phát sinh tiền mặtcủa đơn vị

Kiểm toán viên chọn những nghiệp vụ loại này trên một giá trị nhất định vừa tiết kiệm thời gian do khoanh vùng các nghiệp vụ cần kiểm tra, đảm bảo tiến độ thời gian kiểm toán, đồng thời giúp kiểm toán viên tập trung vào các phần tử có giá trị lớn là các phần tử có nhiều khả năng bị khai cao hơn thực tế Tuy nhiên, kiểm toán viên cần lưu ý là sai sót có thể xảy ra đối với những nghiệp vụ có số tiền nhỏ hơn giá trị nhất định đó.

Đối với tài khoản tiền gửi ngân hàng:

- Để đạt được mục tiêu tất cả số dư tiền gửi có thực tại ngày lập bảng cân đối kếtoán, kiểm toán viên thực hiện đối chiếu giữa các bản xác nhận ngân hàng và sổ phụvới sổ cái và sổ chi tiết với lưu ý rằng tất cả sổ phụ, bản xác nhận của ngân hàng phảinhân danh khách hàng, tránh tình trạng có những tài khoản ngân hàng đứng tên kháchhàng nhưng lại thuộc tài sản người khác

Vì phần lớn khách hàng đều thực hiện giao dịch với số lượng ngân hàng không lớnnhư doanh nghiệp X giao dịch chỉ với 2 ngân hàng – ngân hàng Ngoại thương và ngân

hàng Công thương, nên kiểm toán viên thực hiện đối chiếu, kiểm tra toàn bộ các bản

xác nhận

Để kiểm tra xem tài khoản ngân hàng đứng tên khách hàng nhưng lại thuộc tài sảnngười khác hay không, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra trên toàn bộ các tài khoảnngân hàng của khách hàng, bằng cách thực hiện gửi thư xác nhận đến các ngân hàng

mà khách hàng giao dịch, hoặc tiến hành thủ tục thay thế Thủ tục thay thế có thể làkiểm toán viên xem xét các nghiệp vụ tài khoản phải trả khác đối ứng với việc ghi Nợtài khoản tiền, sau đó, tiến hành kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc liên quan Bởi vì,theo nhận định của kiểm toán viên, số tiền cá nhân nhờ đơn vị đứng hộ tên có thể đượcghi nhận vào khoản phải trả khác

Việc kiểm toán viên chấp nhận bản xác nhận ngân hàng, sổ phụ ngân hàng là bằng chứng kiểm toán để kiểm tra mục tiêu về sự tồn tại của số dư tiền gửi ngân hàng là hợp lý, bởi vì các chứng từ này có nguồn gốc bên ngoài, do đó, độ tin cậy của nó được

đảm bảo

- Để đạt được mục tiêu tất cả số dư tiền gửi được ghi chép một cách chính xác,kiểm toán viên thực hiện:

Trang 31

o Chọn những nghiệp vụ có giá trị trên 25.000.000 đồng để thực hiện việc đối

chiếu giữa chứng từ gốc, sổ quỹ và sổ cái Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người

có thẩm quyền của khách hàng, tính hợp lệ của chứng từ gốc, cách định khoản

Việc kiểm toán viên chọn những nghiệp vụ có giá trị trên một số tiền nhất định, thường là số tiền lớn là tương đối hợp lý Một mặt, nó giúp kiểm toán viên tập trung vào các phần tử có giá trị lớn là các phần tử có nhiều khả năng bị khai cao hơn thực

tế Mặt khác, theo nhận định của kiểm toán viên thì mức sai sót đối với các khoản tiền gửi ngân hàng thường thấp vì các khoản tiền gửi ngân hàng còn được kiểm soát bởi đối tượng bên ngoài, đó là ngân hàng

2.2 Chọn mẫu trong chương trình kiểm toán hàng tồn kho

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu về chính sách hàng tồn kho của doanh nghiệp X:

 Đơn vị tính giá hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân thángđối với tất cả các mặt hàng

 Hàng tồn kho được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.Căn cứ vào nhu cầu sách giáo khoa các cấp, các ngành học, doanh nghiệp X sẽ lập

kế hoạch xuất bản và phát hành Trên cơ sở kế hoạch đã được hoạch định hàng năm,doanh nghiệp tiến hành mua vật tư gồm giấy ruột, giấy bìa, thùng carton để in dướihình thức gia công Sách sau khi in xong sẽ nhập lại kho trước khi tiêu thụ Doanhnghiệp sẽ phát hành hoá đơn xuất bán cho các Công ty Sách Thiết Bị Trường Học của

9 tỉnh Miền Trung theo số lượng đã đăng ký

2.2.1 Thủ tục kiểm soát đối với hàng tồn kho của doanh nghiệp X

Đối với các hàng tồn kho nhập trong kỳ:

o Đơn vị đã thiết lập một hệ thống luân chuyển chứng từ chặt chẽ nên đảm bảorằng các đơn đặt mua hàng đã được cấp có thẩm quyền duyệt Các đơn đặt hàngthường là giấy ruột, giấy bìa, thùng carton với khối lượng lớn

o Phiếu nhập kho phải đính kèm với bản phô tô chứng từ vận chuyển và bản phô

tô của hoá đơn mua hàng để tiện việc theo dõi, đối chiếu số liệu

o Để đảm bảo rằng các bút toán được ghi vào sổ sách là chính xác về mặt sốlượng và nghiệp vụ thì công ty đã tổ chức một hệ thống kế toán chặt chẽ, một nghiệp

vụ được kế toán hàng tồn kho ghi, sau đó được kế toán tổng hợp rồi đến kế toántrưởng kiểm tra lại

Đối với các hàng tồn kho xuất trong kỳ:

o Trưởng phòng bán hàng có trách nhiệm phê duyệt đơn hàng vì các Công ty sáchthiết bị trường học thường đặt mua hàng với số lượng lớn Đơn hàng được phê duyệt

sẽ có chữ ký của trưởng phòng bán hàng

o Để đảm bảo việc giao chính xác số lượng và loại sách cho đúng khách hàng, bộphận giao hàng lưu giữ nhiều liên của phiếu giao hàng Các phiếu giao hàng đượcđánh số trước và được lập dựa trên đơn đặt hàng đã được phê duyệt Phiếu giao hàng

là một bản ghi về số lượng hàng đã giao và cung cấp các thông tin cần thiết để cho bộphận vận chuyển của công ty có thể tiến hành giao hàng Phiếu giao hàng phải đượckhách hàng ký để công ty có bằng chứng về khách hàng đã thực tế nhận được hàng vàchấp nhận hàng đó

o Phiếu xuất kho do bộ phận bán hàng phát hành và phải có đủ 5 chữ ký ở phiếu.Người lập phiếu ký để xác nhận việc lập phiếu, trưởng bộ phận bán hàng ký để xácnhận bán đúng và bán đủ, giám đốc ký để phê duyệt việc xuất bán, thủ kho ký để xácnhận việc xuất kho, khách hàng ký để xác nhận việc nhận đúng và đủ hàng Phiếu xuấtkho được phát hành 3 liên Một liên gốc lưu ở bộ phận bán hàng để theo dõi doanh thu

Trang 32

và công nợ, 1 liên cho thủ kho giữ lại để xem như là lệnh xuất kho, 1 liên giao cho kếtoán để phản ánh lên sổ kế toán doanh thu, hàng tồn kho, công nợ.

2.2.2 Phương pháp chọn mẫu đối với thử nghiệm kiểm soát khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp X

o Chọn một số nghiệp vụ mua hàng của kiểm toán viên trong suốt niên độ Các

phiếu nhập kho được chọn ra: PN10881/7, PN49349/7, PN5971/7, PN5988/8

Sau khi chọn ra các nghiệp vụ mua hàng, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra sự xétduyệt của các chứng từ, kiểm tra việc ghi chép bằng cách so sánh số liệu trên cácchứng từ giao nhận với các hóa đơn bán hàng, đồng thời đối chiếu các hóa đơn nàyqua các khâu luân chuyển của đơn vị cho đến khi được thể hiện trên sổ cái, đảm bảorằng các nghiệp vụ này đã hoàn tất và được ghi nhận đầy đủ

o Kiểm tra tất cả các đơn hàng xem có chữ ký của trưởng phòng bán hàng ký

duyệt hay không, vì hầu như các đơn hàng đều có số lượng lớn, mặt khác số đơn hàngcũng không nhiều nên có thể kiểm tra toàn bộ

o Kiểm tra một số phiếu giao hàng xem số thứ tự có đúng không, khách hàng

có ký vào hay không

2.2.3 Phương pháp chọn mẫu đối với thử nghiệm chi tiết số dư khoản mục hàng tồn kho của doanh nghiệp X

- Để đáp ứng mục tiêu tính hiện hữu của khoản mục hàng tồn kho và tất cả hàngtồn kho được xác định, đo lường, tính giá và cộng dồn một cách chính xác, kiểm toánviên tiến hành các thủ tục kiểm tra về số lượng và giá trị hàng tồn kho

o Đối chiếu số liệu về số lượng giữa thẻ kho, báo cáo tổng hợp nhập xuất tồn, sổchi tiết hàng tồn kho và kết quả kiểm kê Kết quả kiểm kê do khách hàng thực hiện vàongày kết thúc niên độ không có sự chứng kiến cuả kiểm toán viên, nhưng do tin tưởngvào hệ thống kiểm soát nội bộ cuả khách hàng nên kiểm toán viên chấp nhận đây là

bằng chứng kiểm toán Kiểm toán viên kiểm tra trên toàn bộ các biên bản kiểm kê

hàng tồn kho vì số lượng biên bản kiểm kê không nhiều Doanh nghiệp X có 3 biênbản kiểm kê hàng tồn kho của 3 kho Mỹ Phúc, Mỹ Phát và Mỹ Đình

Trong chương trình kiểm toán hàng tồn kho, AAC đã nêu rất rõ các quy trình, theodõi, tham gia kiểm kê hàng tồn kho Trên thực tế, vào ngày kết thúc niên độ kế toán,kiểm toán viên cùng tham gia kiểm kê hàng tồn kho với khách hàng Đối với cáckhách hàng kiểm toán viên không có điều kiện để tham gia kiểm kê với khách hàng vìcông việc kiểm toán thường thực hiện sau khi kết thúc niên độ kiểm toán, kiểm toánviên thường tiến hành các thủ tục thay thế tương tự như kiểm kê tiền mặt Riêng đốivới một số khách hàng có hệ thống kiểm soát nội bộ tốt thì các kiểm toán viên thườngchấp nhận số liệu trong biên bản kiểm kê của khách hàng, biên bản kiểm kê được xem

là bằng chứng kiểm toán

Trong trường hợp, nếu khách hàng có lượng hàng tồn kho do đơn vị khác gửi hoặclượng hàng của đơn vị được lưu giữ ở bên thứ ba, kiểm toán viên tiến hành thêm thủ

tục kiểm tra toàn bộ xác nhận hàng gởi ở bên thứ ba, vì số lượng xác nhận này không

nhiều Bởi vì theo nhận định của kiểm toán viên, đơn vị có thể khai khống lượng hàngtrong biên bản kiểm kê bằng cách tính luôn cả lượng hàng tồn kho do đơn vị khác kýgửi hoặc lượng hàng của đơn vị được lưu giữ ở bên thứ ba không tồn tại nhằm mụcđích che giấu sự sai lệch giữa số liệu kiểm kê và sổ kế toán

o Chọn mẫu một số phiếu nhập kho có giá trị tương đối lớn Kiểm toán viên tiến

hành kiểm tra các phiếu nhập kho này cùng hóa đơn mua vào và các chứng từ liênquan của các nghiệp vụ nhập này để xem xét tính hợp lý của hàng nhập về số lượngcũng như về giá trị

Ngày đăng: 06/11/2014, 13:59

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Tập thể tác giả khoa kế toán - Đại học Kinh tế Quốc dân, Lý thuyết kiểm toán, Tái bản lần thứ 5, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập thể tác giả khoa kế toán - Đại học Kinh tế Quốc dân, "Lý thuyết kiểm toán
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
3. Tập thể tác giả khoa kế toán - Đại học Kinh tế Quốc dân, Giáo trình kiểm toán tài chính, Tái bản lần thứ 2, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tập thể tác giả khoa kế toán - Đại học Kinh tế Quốc dân, "Giáo trình kiểm toán tài chính
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân
4. Khoa kế toán - Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Giáo trình kiểm toán Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khoa kế toán - Đại học Kinh tế Đà Nẵng
5. Bộ tài chính (Vụ chế độ kế toán và kiểm toán), Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ tài chính (Vụ chế độ kế toán và kiểm toán), "Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam
Nhà XB: Nhà xuất bản tài chính
6. Alvin A. Arens &amp; James K. Loebbecke, Auditing Sách, tạp chí
Tiêu đề: Alvin A. Arens & James K. Loebbecke
7. O. Ray Whittington, Auditing, Second Edition Sách, tạp chí
Tiêu đề: O. Ray Whittington, "Auditing

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w