Phương pháp chọn mẫu đối với thử nghiệm kiểm soát các khoản thu chi tiền của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN (Trang 28 - 29)

2. Thực tế phương pháp chọn mẫu áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện.

2.1.2. Phương pháp chọn mẫu đối với thử nghiệm kiểm soát các khoản thu chi tiền của doanh nghiệp

tiền của doanh nghiệp X

 Đối với các khoản thu tiền mặt, kiểm toán viên chọn tình cờ một số khoản thu trên sổ chi tiết, đối chiếu với chứng từ gốc để đảm bảo các khoản này được ghi đúng số tiền, cũng như kiểm tra sự phê duyệt trên các phiếu thu tương ứng, tức là phải có đầy đủ bốn chữ ký.

Đối với các khoản thu tiền gửi ngân hàng, kiểm toán viên cũng chọn mẫu tình cờ, xem xét có đính kèm giấy báo Có của ngân hàng hay không.

Sở dĩ kiểm toán viên chỉ chọn tình cờ đối với các khoản thu tiền vì theo xét đoán của kiểm toán viên thì các khoản thu vào thường không có sai phạm lớn về thủ tục kiểm soát, nếu có sai phạm thì thường là sai phạm về số tiền nhiều hơn là sai phạm về các chữ ký trên phiếu thu tiền mặt hay là sai phạm về việc đính kèm giấy báo Có đối với các khoản thu tiền gửi ngân hàng. Ngoài ra, việc kiểm tra các thủ tục kiểm soát này còn được kiểm toán viên thực hiện khi tiến hành thử nghiệm chi tiết các tài khoản đối ứng phát sinh Nợ tài khoản tiền mặt.

Đối với các khoản chi tiền, kiểm toán viên tiến hành:

o Chọn toàn bộ các khoản chi tháng 12 để kiểm tra số thứ tự của các

chứng từ chi có liên tục không nhằm kiểm tra xem toàn bộ phiếu chi có được ghi nhận đầy đủ hay không.

Sở dĩ kiểm toán viên chỉ chọn các phiếu chi tháng 12 vì hai lí do. Thứ nhất, số lượng phiếu chi phát sinh trong năm 2008 của doanh nghiêp X rất lớn trong khi thời gian cuộc kiểm toán bị hạn chế. Thứ hai, theo xét đoán của mình, kiểm toán viên nhận thấy các khoản chi thường có sai sót vào tháng 12.

Để kiểm tra phiếu chi có được đánh số thứ tự liên tục hay không, kiểm toán viên không thể chọn mẫu ngẫu nhiên để kiểm tra được, do đó, phương pháp chọn mẫu phi xác suất kiểm toán viên đã thực hiện như trên được xem là hợp lý. Tuy nhiên, kiểm toán viên cũng cần chú ý là sai phạm về tính liên tục của phiếu chi có thể xảy ra trong các tháng khác.

o Chọn tình cờ một số khoản chi tiền mặt để kiểm tra sự phê duyệt các

khoản chi này, tức là xem xét các phiếu chi đó có đầy đủ 4 chữ ký hay không, cũng như đối chiếu với các chứng từ có liên quan như hoá đơn đã được đóng dấu “đã thanh toán” chưa.

Như đối với doanh nghiệp X, qua việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ được thực hiện ở giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên nhận định thủ tục kiểm soát các khoản chi tiền của doanh nghiệp X được đánh giá là tốt. Do đó, kiểm toán viên quyết định chỉ chọn tình cờ một số khoản chi tiền làm cơ sở để khẳng định lại

những dự đoán ban đầu về rủi ro kiểm soát khoản mục tiền của doanh nghiệp X. Sau đó, thủ tục kiểm tra này còn được tiến hành đồng thời khi kiểm toán viên thực hiện thử nghiệm chi tiết khoản mục tiền mặt.

Đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát quyết định việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát của kiểm toán viên trên cỡ mẫu như thế nào là điều hợp lý nhằm cân đối giữa hiệu quả và tiến độ thực hiện của cuộc kiểm toán.

Một phần của tài liệu CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN (Trang 28 - 29)