Phương pháp chọn mẫu đối với thử nghiệm chi tiết số dư các khoản phải trả người bán của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN (Trang 35)

2. Thực tế phương pháp chọn mẫu áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện.

2.4.3. Phương pháp chọn mẫu đối với thử nghiệm chi tiết số dư các khoản phải trả người bán của doanh nghiệp

trả người bán của doanh nghiệp X

- Để đáp ứng mục tiêu tất cả các khoản phải trả tại ngày lập bảng cân đối kế toán được phản ánh trên bảng cân đối kế toán, và đó là những khoản phải trả có hiệu lực, đồng thời số dư các khoản phải trả được xác định, cộng dồn và hạch toán một cách chính xác, kiểm toán viên thực hiện:

o Chọn mẫu một số nghiệp vụ phát sinh Có đối ứng chi phí có giá trị trên 15.000.000 đồng, bao gồm các hoá đơn số 69105/7, 38425/8, 38443/9, 102822/10,

78445/11 ,524/10, 638/12. Sau đó, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc liên quan xem xét việc ghi nhận các nghiệp vụ này có hợp lý hay không.

Các nghiệp vụ đối ứng chi phí là loại nghiệp vụ mua hàng hoá đưa ngay vào sử dụng không thông qua kho, hoặc và mua dịch vụ của các công ty bên ngoài.

o Lướt qua sổ chi tiết các khoản phải trả, chọn và kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ bất thường, vì số lượng các nghiệp vụ loại này tương đối ít. Loại nghiệp vụ này đối với khoản phải trả cũng tương tự như đối với khoản phải thu. Kiểm toán viên nhận thấy không có nghiệp vụ bất thường phát sinh đối với khoản phải trả tại doanh nghiệp X.

o Thực hiện đối chiếu toàn bộ biên bản đối chiếu công nợ do khách hàng cung cấp với số liệu chi tiết khoản phải trả.

Doanh nghiệp X đã thực hiện đối chiếu công nợ với những đối tượng công nợ có số dư cuối kỳ lớn hơn 5.000.000 đồng. Số lượng công nợ có số dư cuối kỳ chưa được đối chiếu là 8 đối tượng. Do đó, kiểm toán viên quyết định kiểm tra toàn bộ khoản này vì số lượng các đối tượng này không nhiều với các thủ tục thay thế:

 Kiểm tra số dư đầu kỳ từ bảng tổng hợp công nợ đầu kỳ.

 Kiểm tra các chứng từ thanh toán đã được ghi nhận trên sổ quỹ, sổ tiền gửi ngân hàng các ngày sau ngày kết thúc niên độ đối với các chi tiết số dư nêu trên.

 Kiểm tra các chứng từ chứng minh cho các khoản nợ phải trả của khách hàng: hóa đơn mua hàng, phiếu nhập kho, hợp đồng kinh tế…

Kiểm toán viên thường chấp nhận số liệu trên biên bản xác nhận công nợ cuối kỳ do khách hàng cung cấp, chấp nhận biên bản xác nhận công nợ là bằng chứng kiểm toán và tiến hành kiểm tra toàn bộ nhằm đáp ứng mục tiêu về sự tồn tại của các khoản phải trả, điều này là tương đối hợp lý vì các biên bản này đã có sự xác nhận của bên thứ ba nên độ tin cậy của bằng chứng này được đảm bảo. Nếu khách hàng không cung cấp đầy đủ các bản xác nhận công nợ, căn cứ vào mức trọng yếu phân bổ cho khoản mục phải trả người bán, kiểm toán viên tiến hành các thủ tục thay thế tương tự như đối với khoản mục phải thu khách hàng.

Một phần của tài liệu CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN (Trang 35)