2. Thực tế phương pháp chọn mẫu áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện.
2.5.3. Phương pháp chọn mẫu đối với thử nghiệm chi tiết số dư các khoản mục doanh thu của doanh nghiệp
doanh thu của doanh nghiệp X
o Kiểm toán viên chọn và kiểm tra tất cả các hoá đơn tài chính lưu tại cùi của
tháng 1 và tháng 12 xem có chữ ký xác nhận của nhân viên kiểm tra so sánh giá bán
với giá theo qui định của NXBGD hay không.
Đối với thử nghiệm kiểm soát các khoản mục doanh thu, kiểm toán viên thường chỉ chọn kiểm tra tính hữu hiệu của hoạt động kiểm soát trên các hoá đơn lưu tại cùi của tháng 1 và tháng12, vì kiểm toán viên thường tin rằng đây là hai tháng dễ xảy ra gian lận và sai sót nhất có thể dẫn đến rủi ro mà kiểm toán viên không kiểm soát được. Điều này là tương đối hợp lý, vì trước đó kiểm toán viên đã đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ khách hàng. Thủ tục này được thực hiện chỉ nhằm cung cấp bằng chứng cho sự đánh giá rủi ro kiểm soát ban đầu của kiểm toán viên là phù hợp.
2.5.3. Phương pháp chọn mẫu đối với thử nghiệm chi tiết số dư các khoản mụcdoanh thu của doanh nghiệp X doanh thu của doanh nghiệp X
- Để đảm bảo các nghiệp vụ doanh thu phát sinh trong kỳ được xác định, hạch toán chính xác, kiểm toán viên thực hiện:
o Chọn mẫu các nghiệp vụ doanh thu tháng 1 và tháng 12 từ sổ nhật ký bán
hàng để làm rõ tính chính xác của việc ghi nhận doanh thu trong kỳ vì kiểm toán viên cho rằng đây là hai tháng dễ xảy ra gian lận và sai sót nhất và có thể dẫn đến rủi ro không kiểm soát được.
Đối chiếu tên người mua hàng, quy cách sản phẩm, số lượng và giá cả trong điều khoản hợp đồng kinh tế và các chứng từ có liên quan.
Đối chiếu giá tính cho khách hàng ghi trên hóa đơn với giá theo qui định của NXBGD, kèm theo các khoản chiết khấu bán hàng nếu có.
Kiểm tra độ chính xác về mặt toán học về việc nhân ngang cộng dọc các số liệu trên hóa đơn, tính hiệu lực và tính pháp lý của hóa đơn (chữ ký của người có thẩm quyền, chữ ký người mua, người lập hóa đơn).
Đối chiếu các chi tiết trên hóa đơn bán hàng đã được ghi trong sổ nhật ký bán hàng với các chứng từ khác có liên quan như đơn đặt hàng, vận đơn…để đảm bảo tính hiệu lực hóa đơn.
Nhìn chung, kiểm toán viên áp dụng chủ yếu là các phương pháp chọn mẫu phi thống kê khi tiến hành thử nghiệm kiểm toán. Do đó, các phương pháp luôn có được một số ưu điểm và nhược điểm nhất định, như đã được bàn đến khi thực hiện các thử nghiệm kiểm toán các khoản mục trên.
Bên cạnh việc đối chiếu so sánh giữa nghiệp vụ bán hàng (phát sinh có tài khoản doanh thu) và hoá đơn tài chính, kiểm toán viên thực hiện đối chiếu số liệu giữa nghiệp vụ bán hàng (phần ghi nhận doanh thu – có tài khoản doanh thu) và tờ khai thuế. Để đảm bảo doanh thu kê khai trong tờ khai thuế và sổ kế toán khớp đúng, kiểm toán viên không tiến hành chọn mẫu, mà đối chiếu so sánh luôn toàn bộ số liệu trong
12 tháng và số tổng cộng của năm tài chính. Phương pháp này là phương pháp phổ biến mà kiểm toán viên thường áp dụng khi kiểm tra tính chính xác của tài khoản doanh thu, bởi nó dễ dàng được thực hiện và vẫn đảm bảo được mục tiêu kiểm toán. Đây chính là ưu điểm của phương pháp này.
o Đọc lướt qua sổ chi tiết doanh thu để phát hiện các nghiệp vụ bất thường và tiến hành kiểm tra các nghiệp vụ đó. Thực tế, các nghiệp vụ này phát sinh ít nên kiểm toán viên kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ này bằng cách đối chiếu với các chứng từ có liên quan để xem xét việc ghi nhận doanh thu có hợp lý hay không.
Các nghiệp vụ bất thường là các nghiệp vụ phát sinh Có doanh thu đồng thời ghi nhận một khoản chi phí. Tại doanh nghiệp X, theo nhận định của kiểm toán viên thì có một nghiệp vụ bất thường ghi nhận doanh thu đối ứng chi phí quản ký doanh nghiệp với nội dung xuất tuyên truyền, giới thiệu sách. Sau khi kiểm tra, kiểm toán viên đề nghị đơn vị hạch toán vào tài khoản “doanh thu nội bộ” thay vì hạch toán vào tài khoản “doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh”, vì đây là một khoản tiêu dùng nội bộ.
Việc kiểm tra trên các nghiệp vụ bất thường này có ưu điểm đã giúp kiểm toán viên khoanh vùng các sai sót, do đó, tiết kiệm được thời gian bởi trong năm số lượng các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu phát sinh rất nhiều.
o Kiểm tra toàn bộ các khoản điều chỉnh doanh thu: các khoản thuế tiêu thụ đặc
biệt, thuế xuất khẩu, giảm giá hàng bán, chiết khấu thương mại hay hàng bán bị trả lại. Kiểm toán viên kiểm tra các nghiệp vụ này bằng cách đối chiếu với chứng từ gốc để xem xét các khoản giảm trừ doanh thu có được phản ánh chính xác và phát sinh trong kỳ hay không.
Sở dĩ kiểm toán viên quyết định kiểm tra toàn bộ vì số nghiệp vụ loại này phát sinh trong kỳ không nhiều. Doanh nghiệp X trong kỳ chỉ phát sinh một nghiệp vụ hàng bán bị trả lại.
- Để đảm bảo doanh thu và các khoản thu nhập khác được hạch toán đúng niên độ, kiểm toán viên kiểm tra việc phân chia niên độ bằng cách chọn toàn bộ các hoá đơn
phát hành ngày 31/12/2008 và chọn toàn bộ các hoá đơn phát hành từ ngày 01/01/2009 đến ngày 05/01/2009. Kiểm toán viên thực hiện việc chọn các hoá đơn
phát hành trong những ngày này để kiểm tra, vì theo kinh nghiệm của kiểm toán viên, đơn vị hay giấu doanh thu năm 2008 bằng việc không ghi nhận các hoá đơn phát sinh ngày kết thúc niên độ kế toán mà hạch toán sang những ngày đầu của niên độ kế toán tiếp theo. Sau đó, kiểm toán viên thực hiện các thử nghiệm chi tiết như:
o Kiểm tra lại việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh trước và sau ngày lập Bảng cân đối kế toán.
o Đối chiếu các chuyến giao hàng với ngày ghi sổ bán hàng .
o Kiểm tra các hóa đơn, đơn đặt hàng và các chứng từ khác có liên quan.
o Đối chiếu các nghiệp vụ phát sinh với việc ghi nhận doanh thu và các khoản phải trả xem có đúng kỳ không.