Phương pháp chọn mẫu đối với thử nghiệm chi tiết khoản mục vốn bằng tiền của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN (Trang 29 - 31)

2. Thực tế phương pháp chọn mẫu áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện.

2.1.3.Phương pháp chọn mẫu đối với thử nghiệm chi tiết khoản mục vốn bằng tiền của doanh nghiệp

bằng tiền của doanh nghiệp X

Đối với tài khoản tiền mặt:

- Để đạt được mục tiêu đảm bảo số dư tiền mặt là có thực tại ngày lập bảng cân đối kế toán, kiểm toán viên thực hiện:

o Đối chiếu số liệu trên biên bản kiểm kê quỹ với sổ cái và số liệu trên báo cáo tài chính. Doanh nghiệp X có tổ chức kiểm kê quỹ theo từng tháng để tránh việc thủ quỹ có thể tận dụng số tiền tại quỹ để làm những mục đích riêng. Tuy nhiên, kiểm toán viên chỉ chọn và kiểm tra biên bản kiểm kê quỹ cuối kỳ kế toán xem có đầy đủ chữ ký của những người liên quan hay không vì kiểm toán viên chỉ cần đảm bảo tính trung thực của báo cáo tài chính tại thời điểm cuối năm tài chính.

o Đọc lướt qua sổ chi tiết để phát hiện những nghiệp vụ bất thường (về giá trị hoặc tài khoản đối ứng hoặc diễn giải) và các nghiệp vụ mang tính chất đặc thù của khách hàng. Kiểm toán viên chọn toàn bộ các nghiệp vụ loại này để kiểm tra vì số lượng loại nghiệp vụ này trong kỳ thường phát sinh không nhiều. Sau đó, kiểm toán viên tiến hành đối chiếu với chứng từ gốc để kiểm tra việc trình bày các nghiệp vụ đó có đúng và phù hợp hay không.

Các nghiệp vụ bất thường là các nghiệp vụ thu tiền đối ứng thu nhập khác, phải thu khác và các nghiệp vụ chi tiền đối ứng với chi phí khác, phải trả khác.

Sở dĩ kiểm toán viên chú ý đến việc kiểm tra các nghiệp vụ bất thường vì theo xét đoán của kiểm toán viên, các nghiệp vụ này có khả năng xảy ra sai sót nhiều hơn các loại nghiệp vụ thường xuyên. Vì việc xử lý đối với các nghiệp vụ này có thể do thiếu kinh nghiệm dẫn đến sai sót.

Các nghiệp vụ đặc thù của khách hàng là các nghiệp vụ có các sai sót xảy ra thường xuyên trong việc ghi nhận nghiệp vụ phát sinh của khách hàng. Kiểm toán viên nhận ra các nghiệp vụ loại này căn cứ vào kết quả của các lần kiểm toán trước. Kiểm toán viên chọn toàn bộ các nghiệp vụ này và tiến hành kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc. Kiểm toán viên chú ý đến các nghiệp vụ này vì theo như xét đoán của kiểm toán viên thì có thể những sai phạm của năm trước vẫn chưa thể khắc phục được.

Nghiệp vụ đặc thù của doanh nghiệp X bao gồm:

 Các nghiệp vụ chi tiền không có hoá đơn chứng từ

hợp lệ;

 Các nghiệp vụ chi trực tiếp bằng tiền cho hội họp, hội nghị, cộng tác viên, như : chi phí tổ chức lễ trao tặng SGK, dự thảo xây dựng kế hoạch phát hành, hội thảo góp ý quản lý thư viện, hội nghị trưởng ban biên tập, hội nghị tổng kết công tác in SGK…, doanh nghiệp X thường hạch toán vào chi phí trong kỳ. Việc ghi nhận này không hợp lý theo qui định thông tư 134/2007 của Bộ Tài chính

Việc chọn và kiểm tra các nghiệp vụ bất thường và các nghiệp vụ đặc thù có ưu điểm là đã tiết kiệm được thời gian trong việc phát hiện các sai sót do đã khoanh vùng được các khoản mục và các nghiệp vụ cần kiểm tra chi tiết nhờ vào sự phán đoán của kiểm toán viên.

o Chọn những nghiệp vụ phát sinh Có đối ứng chi phí có giá trị trên 50.000.000 đồng để đối chiếu tính khớp đúng giữa chứng từ gốc, sổ quỹ và sổ cái.

Đồng thời, kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền của khách hàng, tính hợp lệ của chứng từ gốc, cách định khoản.

Các phiếu chi của doanh nghiệp X có giá trị trên 50.000.000 được kiểm toán viên chọn ra bao gồm: PC967/7, PC970/7, PC1033/7, PC1034/7, PC1069/7, PC1099/7, PC1162/8, PC1294/9, PC1326/9, PC1327/9, PC1406/10, PC1434/10, PC1490/10, PC1542/10, PC1548/11, PC1644/11, PC1655/11, PC1729/12, PC1789/12, PC1802/12, PC1847/12, PC1855/12, PC1857/12.

Kiểm toán viên thường không tiến hành chọn toàn bộ những nghiệp vụ phát sinh Có đối ứng chi phí, mà chỉ chọn những nghiệp vụ mà số tiền chi lớn hơn một giá trị nhất định nào đó. Giá trị này được xác định dựa trên sự xét đoán, ước tính của kiểm toán viên, căn cứ vào bản chất kinh tế, qui mô và sự biến động về số dư của từng khoản mục.

Tại doanh nghiệp X, sở dĩ kiểm toán viên chọn những nghiệp vụ có giá trị trên 50.000.000 đồng vì tập hợp các nghiệp vụ này chiếm khoảng 40% các nghiệp vụ phát sinh, đồng thời tổng giá trị các khoản này chiếm 85% tổng giá trị phát sinh tiền mặt của đơn vị.

Kiểm toán viên chọn những nghiệp vụ loại này trên một giá trị nhất định vừa tiết kiệm thời gian do khoanh vùng các nghiệp vụ cần kiểm tra, đảm bảo tiến độ thời gian kiểm toán, đồng thời giúp kiểm toán viên tập trung vào các phần tử có giá trị lớn là các phần tử có nhiều khả năng bị khai cao hơn thực tế. Tuy nhiên, kiểm toán viên cần lưu ý là sai sót có thể xảy ra đối với những nghiệp vụ có số tiền nhỏ hơn giá trị nhất định đó.

Đối với tài khoản tiền gửi ngân hàng:

- Để đạt được mục tiêu tất cả số dư tiền gửi có thực tại ngày lập bảng cân đối kế toán, kiểm toán viên thực hiện đối chiếu giữa các bản xác nhận ngân hàng và sổ phụ với sổ cái và sổ chi tiết với lưu ý rằng tất cả sổ phụ, bản xác nhận của ngân hàng phải nhân danh khách hàng, tránh tình trạng có những tài khoản ngân hàng đứng tên khách hàng nhưng lại thuộc tài sản người khác.

Vì phần lớn khách hàng đều thực hiện giao dịch với số lượng ngân hàng không lớn như doanh nghiệp X giao dịch chỉ với 2 ngân hàng – ngân hàng Ngoại thương và ngân hàng Công thương, nên kiểm toán viên thực hiện đối chiếu, kiểm tra toàn bộ các bản xác nhận.

Để kiểm tra xem tài khoản ngân hàng đứng tên khách hàng nhưng lại thuộc tài sản người khác hay không, kiểm toán viên tiến hành kiểm tra trên toàn bộ các tài khoản ngân hàng của khách hàng, bằng cách thực hiện gửi thư xác nhận đến các ngân hàng mà khách hàng giao dịch, hoặc tiến hành thủ tục thay thế. Thủ tục thay thế có thể là kiểm toán viên xem xét các nghiệp vụ tài khoản phải trả khác đối ứng với việc ghi Nợ tài khoản tiền, sau đó, tiến hành kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc liên quan. Bởi vì, theo nhận định của kiểm toán viên, số tiền cá nhân nhờ đơn vị đứng hộ tên có thể được ghi nhận vào khoản phải trả khác.

Việc kiểm toán viên chấp nhận bản xác nhận ngân hàng, sổ phụ ngân hàng là bằng chứng kiểm toán để kiểm tra mục tiêu về sự tồn tại của số dư tiền gửi ngân hàng là hợp lý, bởi vì các chứng từ này có nguồn gốc bên ngoài, do đó, độ tin cậy của nó được đảm bảo.

- Để đạt được mục tiêu tất cả số dư tiền gửi được ghi chép một cách chính xác, kiểm toán viên thực hiện:

o Chọn những nghiệp vụ có giá trị trên 25.000.000 đồng để thực hiện việc đối

chiếu giữa chứng từ gốc, sổ quỹ và sổ cái. Đồng thời kiểm tra sự chấp thuận của người có thẩm quyền của khách hàng, tính hợp lệ của chứng từ gốc, cách định khoản.

Việc kiểm toán viên chọn những nghiệp vụ có giá trị trên một số tiền nhất định, thường là số tiền lớn là tương đối hợp lý. Một mặt, nó giúp kiểm toán viên tập trung vào các phần tử có giá trị lớn là các phần tử có nhiều khả năng bị khai cao hơn thực tế. Mặt khác, theo nhận định của kiểm toán viên thì mức sai sót đối với các khoản tiền gửi ngân hàng thường thấp vì các khoản tiền gửi ngân hàng còn được kiểm soát bởi đối tượng bên ngoài, đó là ngân hàng.

Một phần của tài liệu CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN (Trang 29 - 31)