Phương pháp chọn mẫu đối với thử nghiệm chi tiết số dư các khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN (Trang 33 - 34)

2. Thực tế phương pháp chọn mẫu áp dụng trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC thực hiện.

2.3.3. Phương pháp chọn mẫu đối với thử nghiệm chi tiết số dư các khoản phải thu khách hàng của doanh nghiệp

nghiệp X

o Đơn vị có thành lập một bộ phận xét duyệt bán chịu có thẩm quyền quyết định xem có bán chịu cho khách hàng hay không đối với những khoản phải thu có giá trị nhỏ hơn 100.000.000 đồng. Còn đối với những khoản phải thu lớn hơn 100.000.000 đồng thì phải có thêm sự xét duyệt của Ban giám đốc công ty.

o Đơn vị thường chỉ xét duyệt bán chịu đối với các khách hàng quen của đơn vị (nằm trong danh sách khách hàng).

2.3.2. Phương pháp chọn mẫu đối với thử nghiệm kiểm soát các khoản phảithu khách hàng của doanh nghiệp X thu khách hàng của doanh nghiệp X

Chọn mẫu một số hóa đơn phát hành trong kỳ để:

o Kiểm tra chữ ký xét duyệt bán chịu và cơ sở xét duyệt để xem có tuân thủ các thủ tục xét duyệt bán chịu hay không. Tại doanh nghiệp X, kiểm toán viên kiểm tra xem:

 Đơn đặt hàng đính kèm hoá đơn được chọn ra tình cờ có sự xét duyệt của bộ phận xét duyệt hay chưa, nếu đơn đặt hàng giá trị hơn 100.000.000 đồng thì ngoài sự xét duyệt của bộ phận xét duyệt thì đã có sự xét duyệt của Ban giám đốc hay không.

 Đối chiếu khách hàng được xét duyệt bán chịu với danh sách khách hàng của đơn vị để xem thử có đối tượng khách hàng lạ nào được xét duyệt bán chịu trong kỳ hay không.

2.3.3. Phương pháp chọn mẫu đối với thử nghiệm chi tiết số dư các khoản phảithu khách hàng của doanh nghiệp X thu khách hàng của doanh nghiệp X

- Nhằm đảm bảo mục tiêu tất cả số dư khoản phải thu được xác định, cộng dồn và ghi chép một cách chính xác, kiểm toán viên thực hiện:

o Xem lướt qua chi tiết các khoản phải thu để phát hiện các khoản phải thu bất thường. Các khoản phải thu bất thường là các khoản bán hàng không thu được tiền mà bù trừ công nợ. Theo đó giữa 2 bên tiến hành bù trừ tiền hàng thông qua việc bù trừ công nợ 2 bên, việc bù trừ này dựa trên biên bản đối chiếu công nợ giữa 2 bên và nghiệp vụ giao dịch đã thực hiện (có hóa đơn kèm theo)

Kiểm toán viên kiểm tra toàn bộ, đối chiếu chứng từ gốc liên quan đến các nghiệp vụ bất thường để xem xét tính đúng đắn và hợp lý trong việc ghi nhận các nghiệp vụ này.

Theo nhận định kiểm toán viên, các nghiệp vụ bất thường liên quan đến các khoản phải thu ở doanh nghiệp X là các nghiệp vụ bù trừ công nợ 2 bên hoặc bù trừ bằng cách treo tại tài khoản 3388, việc bù trừ thế này sẽ dẫn tới việc khó kiểm soát số liệu và lòng vòng về mặt hạch toán.

Cũng như phương pháp chọn mẫu đối với khoản chi tiền, việc chọn và kiểm tra các nghiệp vụ có khoản phải thu bất thường có ưu điểm là đã tiết kiệm được thời gian trong việc phát hiện các sai sót dự kiến nhờ vào sự phán đoán của kiểm toán viên.

o Chọn kiểm tra một số khoản thu do khách hàng thanh toán và đối chiếu, so

sánh giữa số tiền trong phiếu thu và số tiền được hạch toán nhằm kiểm tra xem các khoản phải thu đã ghi nhận có chính xác không.

- Để đáp ứng mục tiêu các khoản phải thu phải tồn tại tại ngày lập bảng cân đối kế toán, kiểm toán viên tiến hành:

o Kiểm tra toàn bộ các biên bản đối chiếu công nợ cuối kỳ do khách hàng cung

viên chấp nhận các biên bản khách hàng cung cấp là bằng chứng kiểm toán. Tuy nhiên, khách hàng đã chỉ tiến hành đối chiếu công nợ với những khoản có số dư lớn hơn 50.000.000 đồng. Vì vậy, đối với những khoản có số dư cuối kỳ (6 khoản) nhỏ hơn 50.000.000 đồng khách hàng chưa tiến hành đối chiếu, kiểm toán viên trực tiếp gửi thư xác nhận đến các đối tượng công nợ còn lại.

Đối với những khách hàng chỉ cung cấp các biên bản xác nhận của các đối tượng công nợ có số dư cuối kỳ lớn, kiểm toán viên sẽ tiến hành thủ tục kiểm toán thay thế như trực tiếp gửi thư xác nhận đến các đối tượng công nợ chưa xác nhận số dư cuối kỳ hoặc kiểm tra số tiền thu được sau ngày kết thúc niên độ kế toán hay tìm kiếm các bằng chứng liên quan doanh thu như: phiếu xuất kho hàng bán, báo cáo cung cấp dịch vụ, lệnh mua hàng, hợp đồng hoặc những tài liệu khác có liên quan .

Tuy nhiên, việc tiến hành các thủ tục thay thế trên không phải lúc nào kiểm toán viên cũng tiến hành và tiến hành trên toàn bộ các đối tượng công nợ còn lại mà còn phụ thuộc vào mức trọng yếu phân bổ khoản phải thu được xác định trong giai đoạn lập kế hoạch. Chẳng hạn trong trường hợp, kiểm toán viên nhận thấy rằng nếu sai sót có thể xảy ra ở các khoản chưa xác nhận thì tổng các sai sót đó có giá trị thấp hơn mức sai sót có thể bỏ qua đã được thiết lập. Lúc này, kiểm toán viên sẽ không thực hiện việc xác nhận số dư cuối kỳ của các công nợ còn lại nữa.

- Để đáp ứng mục tiêu các khoản phải thu được phản ánh bằng giá trị có thể thu hồi được, kiểm toán viên kiểm tra việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của khách hàng. Kiểm toán viên mượn danh sách tuổi các con nợ, vì số con nợ trong danh sách này không nhiều nên kiểm toán viên đối chiếu toàn bộ với chứng từ gốc để xác định tính chính xác tuổi của các con nợ. Sau đó, căn cứ vào thông tư 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 của Bộ Tài chính về việc trích lập các khoản dự phòng, kiểm toán viên tính toán lại khoản dự phòng cần lập và so sánh với số liệu khách hàng đã lập và trích vào phí trong kỳ.

Do giới hạn về thời gian cũng như chi phí kiểm toán nên các kiểm toán viên thường chấp nhận số liệu trong biên bản đối chiếu công nợ do khách hàng cung cấpvà biên bản này được chấp nhận là một bằng chứng kiểm toán dù. Điều này có ưu điểm là tiết kiệm được chi phí cũng như thời gian kiểm toán. Đồng thời đây là bằng chứng có nguồn gốc bên ngoài nên độ tin cậy của nó được đảm bảo.

Một phần của tài liệu CHỌN MẪU TRONG KIỂM TOÁN (Trang 33 - 34)