Thủ tục phân tích đối với khoản mục chi phí hoạt động

Một phần của tài liệu THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN (Trang 36 - 38)

I. Giới thiệu chung về công ty TNHH kiểm toán và kế toán AAC

1. Thủ tục phân tích trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

2.4 Thủ tục phân tích đối với khoản mục chi phí hoạt động

2.4.1 Phương pháp phân tích

Chi phí hoạt động bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cụ thể bao gồm các tiểu mục như chi phí nhân viên, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác. Các thủ tục phân tích mà KTV công ty AAC thường áp dụng đối với khoản mục này là:

- Đánh giá tổng quát chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Kiểm toán viên lập bảng so sánh giữa báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ này và kỳ trước, qua đó đánh giá tổng quát về sự thay đổi của chi phí và tỷ trọng chi phí trên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. Những khác biệt đáng kể đều được tìm hiểu nguyên nhân.

- So sánh chi phí thực tế với chi phí dự toán, so sánh biến động chi phí qua các tháng

Việc thiết lập các dự toán chi phí có một ý nghĩa quan trọng đối với kiểm soát nội bộ. Thông qua dự toán, các nhà quản lý hoạch định mức chi phí dự kiến sẽ xảy ra trong thực tế, nhờ đó phát hiện những trường hợp thực tế có sai biệt lớn so với dự kiến để có biện pháp xử lý kịp thời.

Bảng dự toán cũng rất hữu ích cho kiểm toán viên trong việc áp dụng thủ tục phân tích vì giúp nhận diện được các biến động bất thường và tìm hiểu nguyên nhân.

Kiểm toán viên cũng thực hiện việc so sánh số liệu năm nay với số liệu năm trước theo từng khoản mục chi phí.

2.4.2 Ví dụ minh họa tại khách hàng Y

Cách thức thực hiện: KTV thường lập bảng tổng hợp 12 tháng và tiến hành so sánh, đánh giá.Nếu có biến động bất thường, KTV sẽ kiểm tra chi tiết các tháng có biến động bất thường và sau đó yêu cầu doanh nghiệp giải trình về những khoản chưa rõ ràng của tháng đó. Sau đây là phần minh họa giấy làm việc của KTV khi thực hiện thủ tục phân tích chi phí bàn hàng tại công ty Y. Thủ tục phân tích chi phí quản lý doanh nghiệp tương tự như chi phí bán hàng nên người viết không trình bày. Tên khách hàng:Công ty Y Chủ đề: TK 511 Niên độ: Năm 2008 Người lập Ngày

Người kiểm tra Ngày

Thán g <6411> <6412> <6414> <6417> <6418> Tổng 1 16.218.492 19.454.357 6.014.183 15.972.242 21.077.246 78.736.519 2 15.953.077 23.342.610 7.214.401 19.164.072 20.228.098 85.902.258 3 16.748.420 21.773.529 6.450.671 17.808.937 20.402.838 83.184.395 4 15.410.615 21.081.188 5.699.085 16.897.719 19.268.841 78.357.449 5 16.570.683 20.191.182 6.317.412 17.433.624 19.915.386 80.428.287 6 16.727.487 19.737.654 6.782.386 16.543.693 20.958.484 80.749.703

7 15.970.122 20.915.361 7.343.807 17.041.581 20.542.921 81.813.792 8 16.357.085 22.901.056 6.647.244 18.715.690 19.596.541 84.217.616 9 16.317.436 22.078.007 6.989.094 17.955.058 20.809.050 84.148.644 10 16.194.262 22.652.363 5.826.574 15.781.362 20.480.122 80.934.683 11 17.303.446 20.170.206 6.696.357 17.510.858 21.670.694 83.351.561 12 17.826.181 20.847.194 7.264.604 16.661.822 21.200.296 83.800.097 Tổng 197.597.307 255.144.70 6 79.245.81 9 207.486.65 6 246.150.518 985.625.005

Năm Doanh thu Chi phí bán hàng CPBH / DT

Năm 2007 13.162.902.499 896.125.333 6,808%

Năm 2008 14.466.565.580 985.627.005 6,813% Kết luận: Nhìn chung CP bán hàng không có biến động lớn qua các tháng, tỷ lệ CPBH/ DT có biến động không lớn.

 Khi kiểm toán khách hàng Y, kiểm toán viên đã thực hiện so sánh tỷ trọng chi phí bán hàng trên doanh thu qua 2 năm 2008 và 2007, đồng thời tiến hành phân tích biến động chi phí bán hàng giữa các tháng trong năm để phát hiện những biến động bất thường. Tuy nhiên có một thủ tục rất hữu ích mà KTV không thực hiện đó là so sánh chi phí bán hàng với dự toán. Khi người viết hỏi KTV về điều này thì KTV trả lời là KTV không có số liệu dự toán về chi phí bán hàng do năm nay công ty Y không lập dự toán.

Như vậy, với những quan điểm,ý kiến khác nhau về thủ tục phân tích xuất phát từ những nguyên nhân hoặc chủ quan hoặc khách quan mà trong giai đoạn này kiểm toán viên đã không sử dụng và khai thác triệt để tính hiệu quả của thủ tục phân tích. Có nhiều khoản mục hoàn toàn chưa được KTV áp dụng thủ tục phân tích. Họ tập trung phần lớn thời gian và công sức để thu thập các bằng chứng thông qua việc kiểm tra chi tiết.

3.Thủ tục phân tích trong giai đoạn hoàn thành kiểm toán

Trong giai đoạn này, KTV tiến hành phân tích soát xét để đánh giá lại những số liệu trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán, thông qua đó có cái nhìn tổng quát lần cuối về các thông tin được trình bày trên báo cáo tài chính và phát hiện những sai phạm có thể chưa được phát hiện trong các giai đoạn trước. Các thủ tục phân tích trong giai đoạn này cơ bản giống như trong phân tích sơ bộ báo cáo tài chính.

Bước công việc phân tích trong giai đoạn thường được trưởng nhóm kiểm toán và ban soát xét thực hiện và nó không được thể hiện trong hồ sơ làm việc. Vì thời gian eo hẹp cũng như tin tưởng vào kết quả của các thủ tục kiểm toán trong giai đoạn thực hiện kiểm toán nên thủ tục phân tích trong giai đoạn này ít được tiến hành

3.1 Phương pháp phân tích.

Trong giai đoạn này, thông thường kiểm toán viên sử dụng phương pháp phân tích xu hướng để rà soát lại lần cuối nhằm đảm bảo báo cáo tài chính được trình bày trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu. Báo cáo tài chính được sử dụng để phân tích trong giai đoạn này chủ yếu là bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w