1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đê dạy tự nhiên và xã hội, môn khoa học theo phương pháp “bàn tay nặn bột” ở trường tiểu học

35 2,7K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 382 KB

Nội dung

LỜI NÓI ĐẦU Phương pháp “Bàn tay nặn bột” (BTNB) là phương pháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi nghiên cứu, áp dụng cho việc dạy học các môn tự nhiên. Thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột”, dưới sự giúp đỡ của GV, chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều ttra để từ đó hình thành kiến thức cho mình.Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của HS. Ngoài việc chú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB còn chú ý nhiều đến việc hình thành năng lực nghiên cứu khoa học; rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho HS.Việc phát hiện, tiếp thu kiến thức của học sinh thông qua việc GV giúp HS tự đi lại chính con đường mà các nhà khoa học đã nghiên cứu tìm ra chân lý (kiến thức): Từ tình huống xuất phát, nêu vấn đề, quan niệm về vấn đề đó như thế nào, đặt câu hỏi khoa học (giả thuyết khoa học), đề xuất phương pháp nghiên cứu, thực hiện phương pháp nghiên cứu để kiểm chứng giả thuyết, đưa ra kết luận. Phương pháp BTNB cho thấy cách thức học tập của HS là tò mò tự nhiên, giúp các em có thể tiếp cận thế giới xung quanh mình qua việc tham gia các hoạt động nghiên cứu tìm tòi. Các hoạt động nghiên cứu tìm tòi gợi ý cho HS suy nghĩ tìm kiếm để rút ra các kiến thức cho riêng mình. Qua sự tương tác với các HS khác cùng lớp, mỗi HS tìm được phương án giải thích các hiện tượng và lĩnh hội được kiến thức khoa học.Tạo cơ hội cho HS bộc lộ quan niện ban đầu là một đặc trưng quan trọng của phương pháp BTNB. Trong phương pháp BTNB, HS được khuyến khích trình bày quan niệm ban đầu, thông qua đó, GV có thể giúp HS đề xuất các câu hỏi và các thí nghiệm để chứng minh. Quan niện ban đầu của HS thay đổi tuỳ theo độ tuổi và nhận thức của HS. Do đó, cần hiểu tâm sinh lí lứa tuổi của HS để tổ chức hoạt động dạy học theo phương pháp BTNB. Để giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội, môn Khoa học theo phương pháp BTNB đạt hiệu quả thì vai trò của giáo viên có vai trò quyết định. Trân trọng giới thiệu cùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn đọc cùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu: "CHUYÊN ĐỀ: Dạy Tự nhiên và xã hội, môn Khoa học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở trường tiểu học." Chân trọng cảm ơn!

Trang 1

TƯ LIỆU CHUYÊN MÔN TIỂU HỌC.

- -CHUYÊN ĐỀ

Dạy Tự nhiên và xã hội

và môn Khoa học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột”

HẢI DƯƠNG – NĂM 2014

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Phương pháp “Bàn tay nặn bột” (BTNB) là phươngpháp dạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiêncứu, áp dụng cho việc dạy học các môn tự nhiên Thực hiệnphương pháp “Bàn tay nặn bột”, dưới sự giúp đỡ của GV,chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trongcuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiêncứu tài liệu hay điều ttra để từ đó hình thành kiến thức chomình

Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò,ham muốn khám phá và say mê khoa học của HS Ngoài việcchú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB cònchú ý nhiều đến việc hình thành năng lực nghiên cứu khoahọc; rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viếtcho HS

Việc phát hiện, tiếp thu kiến thức của học sinh thông quaviệc GV giúp HS tự đi lại chính con đường mà các nhà khoahọc đã nghiên cứu tìm ra chân lý (kiến thức): Từ tình huốngxuất phát, nêu vấn đề, quan niệm về vấn đề đó như thế nào,đặt câu hỏi khoa học (giả thuyết khoa học), đề xuất phươngpháp nghiên cứu, thực hiện phương pháp nghiên cứu để kiểmchứng giả thuyết, đưa ra kết luận

Phương pháp BTNB cho thấy cách thức học tập của HS

là tò mò tự nhiên, giúp các em có thể tiếp cận thế giới xungquanh mình qua việc tham gia các hoạt động nghiên cứu tìmtòi Các hoạt động nghiên cứu tìm tòi gợi ý cho HS suy nghĩtìm kiếm để rút ra các kiến thức cho riêng mình Qua sự tươngtác với các HS khác cùng lớp, mỗi HS tìm được phương ángiải thích các hiện tượng và lĩnh hội được kiến thức khoa học.Tạo cơ hội cho HS bộc lộ quan niện ban đầu là một đặc trưngquan trọng của phương pháp BTNB Trong phương pháp

Trang 3

BTNB, HS được khuyến khích trình bày quan niệm ban đầu,thông qua đó, GV có thể giúp HS đề xuất các câu hỏi và cácthí nghiệm để chứng minh Quan niện ban đầu của HS thayđổi tuỳ theo độ tuổi và nhận thức của HS Do đó, cần hiểu tâmsinh lí lứa tuổi của HS để tổ chức hoạt động dạy học theophương pháp BTNB Để giảng dạy môn Tự nhiên và xã hội,môn Khoa học theo phương pháp BTNB đạt hiệu quả thì vaitrò của giáo viên có vai trò quyết định Trân trọng giới thiệucùng quý vị thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn đọccùng tham khảo, trải nghiệm tài liệu CHUYÊN ĐỀ: Dạy

Tự nhiên và xã hội, môn Khoa học theo phương pháp “Bàn tay nặn bột” ở

Chân trọng cảm ơn!

Trang 4

TÀI LIỆU GỒM CÁC NỘI DUNG:

A MỤC TIÊU:

B NỘI DUNG:

I GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT:

1 Khái quát về phương pháp “Bàn tay nặn bột”:

2 Sự ra đời và phát triển của phương pháp BTN

II LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT:

1 Cơ sở khoa học của phương pháp BTNB:

2 Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp BTNB:

3 Tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB:

4 Mối quan hệ giữa phương pháp BTNB với các phương pháp dạy học khác.

III CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC VÀ RÈN LUYỆN

KĨ NĂNG CHO HS TRONG PHƯƠNG PHÁP BTNB:

1 Tổ chức lớp học.

2 Giúp HS bộc lộ quan niệm ban đầu.

3 Kĩ thuật tổ chức hoạt động thảo luận cho HS.

4 Kĩ thuật tổ chức hoạt động nhóm trong phương pháp BTNB.

5 Kĩ thuật đặt câu hỏi của GV.

6 Rèn luyện ngôn ngữ cho HS thông qua dạy học theo phương pháp BTNB.

7 Kĩ thuật chọn ý tưởng, nhóm ý tưởng của HS.

8 Hướng dẫn HS đề xuất thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu hay phương án tìm câu trả lời.

Trang 5

12 Đánh giá HS trong dạy học theo phương pháp BTNB.

IV VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC.

1 Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phương pháp BTNB tại Việt Nam.

2 Lựa chọn chủ đề dạy học phương pháp BTNB.

3 Lựa chọn và sử dụng thiết bị dạy học trong phương pháp BTNB.

4 Tổ chức hoạt động quan sát và thí nghiệm trong phương pháp BTNB.

C MỘT SỐ LƯU Ý TRONG DẠY HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT”.

D.ĐỀ XUẤT CÂU HỎI KIỂM TRA VÀ GỢI Ý TRẢ LỜI.

CHUYÊN ĐỀ

Trang 6

Dạy Tự nhiên và xã hội,

môn Khoa học theo phương pháp

“Bàn tay nặn bột”

A MỤC TIÊU:

Tập huấn cho cán bộ quản lý và giáo viên dạy các môn

Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học về phương pháp “Bàn taynặn bột” ở trường tiểu học, giúp học viên có hiểu biết về:

- Phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy học ở trườngphổ thông;

- Vận dụng xây dựng kế hoạch bài giảng, những yếu tốcần thiết cho việc sử dụng thành công phương pháp “Bàn taynặn bột” trong dạy học;

- Giúp GV biết soạn, giảng một số bài học trong chươngtrình dạy học

B NỘI DUNG:

I GIỚI THIỆU VỀ LỊCH SỬ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT:

Trang 7

1 Khái quát về phương pháp “Bàn tay nặn bột”:

Phương pháp “Bàn tay nặn bột” (BTNB) là phương phápdạy học khoa học dựa trên cơ sở của sự tìm tòi - nghiên cứu,

áp dụng cho việc dạy học các môn tự nhiên Thực hiệnphương pháp “Bàn tay nặn bột”, dưới sự giúp đỡ của GV,chính HS tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trongcuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiêncứu tài liệu hay điều ttra để từ đó hình thành kiến thức chomình

Mục tiêu của phương pháp BTNB là tạo nên tính tò mò,ham muốn khám phá và say mê khoa học của HS Ngoài việcchú trọng đến kiến thức khoa học, phương pháp BTNB cònchú ý nhiều đến việc hình thành năng lực nghiên cứu khoahọc; rèn luyện kĩ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viếtcho HS

2 Sự ra đời và phát triển của phương pháp BTNB:

- Trước năm 1995, khắc phục yếu kém trong việc giảngdạy khoa học khoa học tự nhiên cho HS, tại Chicago, Mỹ, nhàVật lý Leon Lederma (GT Nobel 1998) đã xây dựng chươngtrình thí điểm dạy học, nhằm giúp HS có một trình độ hiểubiết (tìm chân lý) dựa trên việc tự mình phải bắt tay hành độngtìm tòi nghiên cứu Chương trình thí điểm có tên gọi “Handson”- “ Nhúng tay vào”

- Năm 1995, Tiếp thu những tư tưởng của “Hands on” vàkhắc phục những hạn chế về phương pháp giáo dục ở cấp tiểuhọc, GS người Pháp George Charpak (GT Nobel năm 1992),cùng một số nhà Khoa học Pháp đã nghiên cứu xây dựngchương trình thí điểm dạy học khoa học có tên “ La main a lapate” có nghĩa là Đặt “tay” (La main) vào “bột” (la pate), và

Trang 8

được hiểu là hãy bắt tay vào hành động, bắt tay vào làm thínghiệm, bắt tay vào tìm tòi nghiên cứu.

- Tháng 9/1996, cuộc thử nghiệm đầu tiên được tiến hànhbởi Bộ Giáo dục Pháp với 5 tỉnh và có 350 lớp tham gia

- BTNB đã được nhiều Quốc gia trên thế giới tiếp nhận:Brazil; Bỉ; Colombia; Trung Quốc; Thái Lan; Hy Lạp; Đức…Tính đế năm 2009 có khoảng hơn 30 nước tham gia trực tiếpvào chương trình BTNB

- Một số quốc gia khác khi dịch sang ngôn ngữ của mìnhcũng dịch theo từ nguyên bản của Pháp hoặc dịch thoáng ratheo nghĩa tiếng Pháp “ De La main à la tête” (Từ hành độngđến suy nghĩ) hoặc theo một nghĩa tiếng Anh “Learning bydoing” (học bằng hành động)

- Việt Nam tiếp nhận BTNB:

+ Được sự giúp đỡ của Hội gặp gỡ Việt Nam tại Pháp.+ BTNB đã được dạy thí điểm

+ Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển quan tâm chỉ đạo trực tiếp

+ Vụ GDTH và Vụ GDTrH phối hợp xây dựng Đề án vàtriển khai kế hoạch thực hiện Đề án (Năm học 2012 - 20113

đã tổ chức thí điểm: mỗi tỉnh lựa chọn triển khai thí điểm tại

02 trường tiểu học, mỗi trường chọn 2 lớp dạy thí điểm BạcLiêu có TH Phùng Ngọc Liêm và TH Hoà Bình A)

II LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHƯƠNG PHÁP BÀN TAY NẶN BỘT:

1 Cơ sở khoa học của phương pháp BTNB:

1.1 Dạy học khoa học dựa trên tìm tòi - nghiên cứu:

Trang 9

a Bản chất của nghiên cứu khoa học trong phương pháp BTNB:

Việc phát hiện, tiếp thu kiến thức của học sinh thông quaviệc GV giúp HS tự đi lại chính con đường mà các nhà khoahọc đã nghiên cứu tìm ra chân lý (kiến thức): Từ tình huốngxuất phát, nêu vấn đề, quan niệm về vấn đề đó như thế nào,đặt câu hỏi khoa học (giả thuyết khoa học), đề xuất phươngpháp nghiên cứu, thực hiện phương pháp nghiên cứu để kiểmchứng giả thuyết, đưa ra kết luận

b Lựa chọn kiến thức khoa học trong phương pháp BTNB:

Việc xác định kiến thức khoa học phù hợp với HS theo

độ tuổi là một vấn đề quan trọng đối với GV GV cần nghiêncứu chương trình, SGK và tài liệu hỗ trợ để xác định rõ hàmlượng kiến thức tương đối với trình độ cũng như độ tuổi của

HS và điều kiện địa phương

c Cách thức học tập của HS:

Phương pháp BTNB cho thấy cách thức học tập của HS

là tò mò tự nhiên, giúp các em có thể tiếp cận thế giới xungquanh mình qua việc tham gia các hoạt động nghiên cứu tìmtòi Các hoạt động nghiên cứu tìm tòi gợi ý cho HS suy nghĩtìm kiếm để rút ra các kiến thức cho riêng mình Qua sự tươngtác với các HS khác cùng lớp, mỗi HS tìm được phương ángiải thích các hiện tượng và lĩnh hội được kiến thức khoa học

d Quan niện ban đầu của học sinh:

Quan niện ban đầu là những biểu tượng ban đầu, ý kiếnban đầu của HS về sự vật, hiện tượng trước khi được tìm hiểu

về bản chất sự vật, hiện tượng

Quan niện ban đầu vừa là một chướng ngại vừa là độnglực trong quá trình hoạt động nhận thức của HS

Trang 10

Tạo cơ hội cho HS bộc lộ quan niện ban đầu là một đặctrưng quan trọng của phương pháp BTNB Trong phươngpháp BTNB, HS được khuyến khích trình bày quan niệm banđầu, thông qua đó, GV có thể giúp HS đề xuất các câu hỏi vàcác thí nghiệm để chứng minh Quan niện ban đầu của HSthay đổi tuỳ theo độ tuổi và nhận thức của HS Do đó, cầnhiểu tâm sinh lí lứa tuổi của HS để tổ chức hoạt động dạy họctheo phương pháp BTNB

1.2 Những nguyên tắc cơ bản của dạy học dựa trên cơ

sở tìm tòi-nghiên cứu:

a Học sinh cần phải hiểu rõ câu hỏi đặt ra hay vấn đềtrọng tâm của bài Để đạt được yêu cầu này, bắt buộc HS phảitham gia vào bước hình thành các câu hỏi

b Tự làm thí nghiệm là cốt lõi của việc tiếp thu kiến thứckhoa học Trong quá trình làm thí nghiệm trực tiếp, HS sẽ tựđạt câu hỏi, tự thử nghiệm các thí nghiệm để tìm ra câu trả lời

và rút ra các kết luận về kiến thức mới

c Tìm tòi nghiên cứu khoa học đòi hỏi học sinh nhiều kĩnăng Một trong các kĩ năng cơ bản đó là thực hiện một quansát có chủ đích:

Tìm tòi nghiên cứu khoa học yêu cầu học sinh nhiều kĩnăng như: kĩ năng đặt câu hỏi, đề xuất các dự đoán, giả thiết,phương án thí nghiệm, phân tích dữ liệu, giải thích và bảo vệcác kết luận của mình thông qua trình bày nói hoặc viết Mộttrong các kĩ năng quan trọng đó là học sinh phải biết xác định

và quan sát một sự vật, hiện tượng nghiên cứu

d Học khoa học không chỉ là hành động với các đồ vật,dụng cụ thí nghiệm mà học sinh còn cần phải biết lập luận,trao đổi với các học sinh khác, biết viết cho mình và chongười khác hiểu Các ý tưởng, dự kiến, dự đoán, các kháiniệm, kết luận cần được phát biểu rõ bằng lời hay viết, vẽ ragiấy để chia sẻ thảo luận với các học sinh khác Việc trình bày

Trang 11

bằng lời hay yêu cầu viết ra giấy cần phải sử dụng linh hoạt,phù hợp với từng hoạt động, thời gian.

e Dùng tài liệu khoa học để kết thúc quá trình tìm tòi nghiên cứu:

-Nguồn tài liệu quan trọng, phù hợp và gần gũi nhất đốivới học sinh là sách giáo khoa

Đối với một số thông tin có thể khai thác qua tài liệu, GV

có thể cho HS đọc SGK và tìm thông tin để trả lời cho câu hỏiliên quan

GV phải giúp HS xác định được tài liệu cần đọc, thôngtin cần tìm kiếm để định hướng quá trình nghiên cứu tài liệucủa mình Cần thiết phải để HS tiến hành các thí nghiệm, thảoluận tranh luận với nhau trước khi yêu cầu tìm kiếm thông tintrong tài liệu để kích thích HS nhu cầu tìm kiếm thông tin đểmang lại hiệu quả sư phạm cao hơn

f Khoa học là một công việc cần sự hợp tác:

Khi HS làm việc cùng nhau trong các nhóm nhỏ hay cácđội, các em làm công việc tương tự như hoạt động của các nhàkhoa học, chia sẻ ý tưởng, tranh luận, suy nghĩ về những gìcần làm và phương pháp để giải quyết vấn đề đặt ra

1.3 Một số phương pháp tiến hành thực nghiệm tìm tòi

- nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát

- Phương pháp thí nghiệm trực tiếp

- Phương pháp làm mô hình

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

2 Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp BTNB:

2.1 Nguyên tắc về tiến trình sư phạm:

Trang 12

- HS quan sát một sự vật hay một hiện tượng của thế giớithực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thực

- Cần một lượng tối thiểu là 2 giờ/tuần trong nhiều tuầnliền cho một đế tài Sự liên tục của các hoạt động và nhữngphương pháp giáo dục được đảm bảo trong suốt thời gian họctập

- Bắt buộc mỗi HS phải có một quyển vở thực hành dochính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữ của các em

- Mục tiêu chính là sự chiếm lĩnh dần các khái niệm khoahọc và kĩ thuật được thực hành, kèm theo là sự củng cố ngônngữ viết và nói của HS

2.2 Những đối tượng tham gia:

- Các gia đình và/hoặc khu phố được khuyến khích thựchiện các công việc của lớp học

- Ở địa phương, các cơ sở khoa học (Trường Đại học,Cao đẳng, Viện nghiên cứu, …) giúp các hoạt động của lớptheo khả năng của mình

- Ở địa phương, các viện đào tạo GV (Trường Cao đẳng

Sư phạm, Đại học Sư phạm) giúp GV về kinh nghiệm vàphương pháp dạy học

Trang 13

- GV có thể tìm thấy trên internet các website có nộidung về những môđun kiến thức (bài học) đã được thực hiện,những ý tưởng về các hoạt động, những giải pháp thắc mắc.

GV cũng có thể tham gia hoạt động tập thể bằng trao đổi vớicác đồng nghiệp, với các nhà sư phạm và với các nhà khoahọc GV là người chịu trách nhiệm giáo dục và đề xuất nhữnghoạt động của lớp mình phụ trách

3 Tiến trình dạy học theo phương pháp BTNB:

a Bước 1: Tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề

- Tình huống xuất phát hay tình huống nêu vấn đề là mộttình huống do GV chủ động đưa ra như là một cách dẫn nhậpvào bài học Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi, dễhiểu với HS Tình huống xuất phát nhằm lồng ghép câu hỏinêu vấn đề Tuy nhiên, có trường hợp không nhất thiết phải cóình huống xuất phát mới đề xuất được câu hỏi nêu vấn đề

- Câu hỏi nêu vấn đề là câu hỏi lớn của bài học Câu hỏinêu vấn đề cần bảo đảm yêu cầu phù hợp với trình độ, gâymâu thuẫn nhận thức và kích thích tò mò, thích tìm tòi, nghiêncứu của HS nhằm chuẩn bị tâm thế cho HS trước khi khámphá, lĩnh hội kiến thức GV phải dùng câu hỏi mở, tuyệt đốikhông được dùng câu hỏi đóng

b Bước 2: Bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh

Làm bộc lộ quan niệm ban đầu hay biểu tượng ban đầucủa HS để từ đó hình thành các câu hỏi hay các giả thuyết của

HS là bước quan trọng, đặc trưng của phương pháp BTNB

Trang 14

Trong bước này, GV khuyến khích HS nêu những suynghĩ, nhận thức ban đầu của mình về sự vật, hiện tượng mớitrước khi được học kiến thức đó.

Khi yêu cầu HS trình bày quan niệm ban đầu, GV có thểyêu cầu bằng nhiều hình thức biểu hiện của HS như: bằng lờinói, viết hay vẽ để biểu hiện suy nghĩ

c Bước 3: Đề xuất câu hỏi hay giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm.

- Đề xuất câu hỏi: Từ những khác biệt và phong phú vềbiểu tượng ban đầu của HS, GV giúp HS đề xuất câu hỏi từkhác biệt đó Chú ý xoáy sâu vào những sự khác biệt liên quanđến kiến thức trọng tâm của bài học

- Đề xuất phương án thực nghiệm nghiên cứu: Từ các câuhỏi được đề xuất, GV nêu câu hỏi cho HS đề nghị các em đềxuất thực nghiệm tìm tòi nghiên cứu để tìm câu trả lời cho cáccâu hỏi đó Sau khi HS đề xuất phương án thực nghiệm tìm tòi

- nghiên cứu, GV nêu nhận xét chung và quyết định tiến hànhphương pháp thí nghiệm đã chuẩn bị sẵn Trường hợp HSkhông đưa ra được phương án thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứuthích hợp, GV có thể gợi ý hay đề xuất cụ thể phương án nếugợi ý mà HS vẫn chưa nghĩ ra

Có nhiều phương pháp như: quan sát, thực hành - thínghiệm, nghiên cứu tài liệu,…

d Bước 4: Tiến hành thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu

Từ các phương án thí nghiệm tìm tòi - nghiên cứu HS đãnêu, GV khéo léo nhận xét và lựa chọn dụng cụ thí nghiệmhay các thiết bị dạy học thích hợp để HS tiến hành nghiên cứu

Trang 15

Nếu phải làm thí nghệim thì ưu tiên thực hiện thí nghiệmtrực tiếp trên vật thật Một số trường hợp không thể tiến hànhthí nghiệm trực tiếp trên vật thật có thể làm trên mô hình hoặccho HS quan sát tranh vẽ

Khi tiến hành thí nghiệm, GV nêu rõ yêu cầu và mục đíchthí nghiệm hoặc y6eu cầu HS cho biết mục đích của thínghiệm chuẩn bị tiến hành Sau đó GV mới phát các dụng cụ,vật liệu thí nghiệm tương ứng với hoạt động

Các thí nghiệm được tiến hành lần lượt tương ứng với cácmôđun kiến thức Mỗi thí nghiệm được thực hiện xong, GVnên dừng lại để HS rút ra kết luận

Khi HS làm thí nghiệm, GV bao quát lớp, quan sát từngnhóm Nếu thấy nhóm hoặc HS nào đó làm sai theo yêu cầuthì GV chỉ nhắc nhở trong nhóm đó hoặc nói riêng với HS đó

GV nên yêu cầu cá nhân hoặc các nhóm thực hiện độc lập đểtránh HS nhìn và làm theo cách của nhau

e Bước 5: Kết luận và hợp thức hóa kiến thức

Sau khi thực nghiệm tìm tòi - nghiên cứu, các câu trả lờidần dần được giải quyết, các giả thuyết được kiểm chứng, kiếnthức được hình thành, GV có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệthống lại để HS ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học

Trước khi kết luận chung, GV nên yêu cầu một vài ý kiếncủa HS cho kết luận sau khi thực nghiệm GV khắc sâu kiếnthức cho HS bằng cách cho HS nhìn lại, đối chiếu lại với các ýkiến ban đầu trước khi học kiến thức mới

4 Mối quan hệ giữa phương pháp BTNB với các phương pháp dạy học khác:

Trang 16

Đối chiếu với tiến trình sư phạm của phương phápBTNB, chúng ta có thể nhận thấy điểm tương đồng củaphương pháp này so với các phương pháp dạy học tích cựckhác là ở chỗ đều nhằm tổ chức cho HS hoạt động ti1chchcực, tự lực giải quyết vấn đề Về cơ bản thì tiến trình dạy họccũng đều diễn ra theo 3 pha chính là: chuyển giao nhiệm

vụ cho HS, HS hoạt động tự chủ giải quyết vấn đề; báo cáo,hợp thức hoá và vận dụng kiến thức mới

Điểm khác biệt của phương pháp này so với các phươngpháp dạy học khác là ở chỗ các tình huống xuất phát và câuhỏi nêu vấn đề là những sự vật hay hiện tượng của thế gióithực tại, gần gũi với đời sống, dễ cảm nhận và các em sẽ thựchành trên những cái đó Đặc biệt, phương pháp BTNB chútrọng việc giúp HS bộc lộ quan niệm ban đầu để tạo ra cácmâu thuẫn nhận thức làm cơ sở đề xuất các câu hỏi và giảthiết Hoạt động tìm tòi - nghiên cứu trong phương phápBTNB rất đa dạng, trong đó, các phương án thí nghiệm nếuđược tiến hành thì chủ yếu là các phương án được HS đề xuất,với những dụng cụ đơn giản, dễ kiếm Đặc biệt, trong phươngpháp BTNB, HS bắt buộc phải có mỗi em một quyển vở thựchành do chính các em ghi chép theo cách thức và ngôn ngữcủa chính các em

III CÁC KĨ THUẬT DẠY HỌC VÀ RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CHO HS TRONG PHƯƠNG PHÁP BTNB:

1 Tổ chức lớp học:

1.1 Bố trí vật dụng trong lớp học:

- Các nhóm bàn ghế cần sắp xếp hài hào theo số lượng

HS trong lớp;

Trang 17

- Cần chú ý đến hướng ngồi của các HS sao cho tất cả HSđều nhìn thấy rõ thông tin trên bảng;

- GV nên lưu ý đối với các HS bị các tật quang học ở mắtnhư cận thị, loạn thị để bố trí cho các em ngồi với tầm nhìnkhông quá xa bảng chính, màn hình, máy chiếu,…

- Khoảng cách giữa các nhóm không quá chật, tạo điềukiện đi lại dễ dàng cho HS lên bảng trình bày, di chuyển khicần thiết;

- Chú ý đảm bảo ánh sáng cho HS;

- Đối với những bài học có làm thí nghiệm cần bố trí chỗ

để các vật dụng dự kiến làm thí nghiệm cho HS;

- Mỗi lớp học nên có thêm một tủ đựng đồ dùng dạy học

cố định;

- Nếu trường có phòng học bộ môn hoặc phòng đặc biệtthì nên bố trí các vật dụng theo yêu cầu trong phòng này đểtiện lợi cho việc dạy học của GV và HS;

- Chú ý sắp xếp bàn ghế không nên gập ghềnh vì gây khókhăn cho HS khi làm một số thí nghiệm cần sự thăng bằnghoặc gây khó khăn khi viết

1.2 Không khí làm việc trong lớp học:

GV cần xây dựng không khí làm việc và các mối quan hệgiữa các HS dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và đối xử côngbằng, bình đẳng giữa các HS trong lớp

2 Giúp HS bộc lộ quan niệm ban đầu:

GV cần khuyến khích HS trình bày ý kiến của mình Cầnbiết chấp nhận và tôn trọng những quan điểm sai của HS khi

Ngày đăng: 05/11/2014, 21:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w