VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP “BÀN TAY NẶN BỘT” TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC Ở

Một phần của tài liệu Chuyên đê dạy tự nhiên và xã hội, môn khoa học theo phương pháp “bàn tay nặn bột” ở trường tiểu học (Trang 28 - 30)

TRONG DẠY HỌC CÁC MÔN KHOA HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC:

1. Những thuận lợi và khó khăn khi sử dụng phươngpháp BTNB tại Việt Nam: pháp BTNB tại Việt Nam:

1.1. Thuận lợi:

- Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang thực hiện đổi mới căn bản và toàn diện nền GD trong đó đổi mới PPDH là một trong các nhiệm vụ cấp bách. Phương pháp BTNB được Bộ GD&ĐT quyết định đầu tư nghiên cứu, biên soạn tài lệu, tổ chức tập huấn để từng bước triển khai áp dụng.

- Phương pháp BTNB là một phương pháp có tiến trình dạy học rõ ràng, dễ hiểu, có thể áp dụng được ở điều kiện của

Việt Nam. Đội ngũ CBQL và GV luôn nhiệt tình, ham học hỏi là điều kiện tốt thúc đẩy việc áp dụng phương pháp BTNB vào trong dạy học các môn khoa học trong ở trường tiểu học và THCS.

- Qua quá trình thử nghiệm áp dụng phương pháp BTNB vào trong lớp học, HS hứng thú với những hoạt động tìm kiếm kiến thức mới.

1.2. Khó khăn:

- Về điều kiện, cơ sở vật chất:

+ Bàn ghế bố trí không thuận lợi cho việc tổ chức học theo nhóm.

+ Phần lớn các trường chưa có phòng bộ môn và phòng thí nghiệm,

+ Trang thiết bị dạy học chưa đầy đủ. + Số HS/lớp quá đông.

- Về đội ngũ giáo viên:

+ Trình độ GV hiện nay chưa đồng đều cả về chuyên môn và năng lực sư phạm. Kiến thức chuyên sâu về khoa học của một bộ phận không nhỏ GV còn hạn chế.

+ Năng lực sư phạm của GV trong việc áp dụng các PPDH mới nói chung còn hạn chế.

- Về công tác quản lí:

+ Quan điểm đánh giá giờ dạy của CBQL nặng tính hình thức với các tiêu chí đánh giá mà chưa chú ý nhiều đến hiệu quả hoạt động nhận thức cho HS.

+ Công tác kiểm tra, đánh giá kiến thức của HS chưa đổi mới theo hướng đánh giá kĩ năng và sự sáng tạo của HS, các bài thi, kiểm tra chủ yếu vẫn là kiểm tra sự ghi nhớ và vận dụng lí thuyết của HS.

2. Lựa chọn chủ đề dạy học phương pháp BTNB:

Một phần của tài liệu Chuyên đê dạy tự nhiên và xã hội, môn khoa học theo phương pháp “bàn tay nặn bột” ở trường tiểu học (Trang 28 - 30)