1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, MÔN KHOA HỌC

37 1,8K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 247,5 KB

Nội dung

GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI, MÔN KHOA HỌC... MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP1.Mục tiêu: Giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Tự nhiên và Xã hội,

Trang 1

GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG

TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI,

MÔN KHOA HỌC.

Trang 2

I MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP

II NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP GIÁO

DỤC SDNLTK&HQ

III HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH DẠY

DẠNG BÀI TÍCH HỢP GIÁO DỤC SDNLTK&HQ

IV GIÁO ÁN MINH HOẠ

Trang 4

I MỤC TIÊU, PHƯƠNG THỨC TÍCH HỢP

1.Mục tiêu:

Giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học ở cấp Tiểu học nhằm giúp học sinh:

- Một số kiến thức cơ bản ban đầu về:

+ Năng lượng, năng lượng sạch

+ Các nguồn năng lượng như: mặt trời, gió, nước,

điện, than đá, dầu mỏ, khí đốt và vai trò của chúng đối với đời sống và sản xuất

+ Một số biện pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và

hiệu quả để phát triển bền vững

- Hình thành và phát triển một số kĩ năng sử dụng

năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đời sống hàng

Trang 5

2 Phương thức tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ qua môn Tự nhiên và Xã hội, môn Khoa học

2.1 Khái niệm tích hợp

Tích hợp giáo dục SDNLTK&HQ vào môn Tự nhiên và

Xã hội, môn Khoa học là sự hoà trộn nội dung giáo dục

SDNLTK&HQ vào nội dung bộ môn thành một nội dung

thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau.

2.2 Các nguyên tắc tích hợp

- Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng

của môn học

- Nguyên tắc 2 : Khai thác nội dung giáo dục SDNLTK&HQ

có chọn lọc, có tính tập trung vào bài nhất định, không tràn lan tuỳ tiện.

- Nguyên tắc 3 : Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận

Trang 6

3 Các mức độ tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ

- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung của bài

trùng hợp phần lớn hay hoàn toàn với nội dung giáo dục

SDNLTK&HQ

- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có nội

dung giáo dục SDNLTK&HQ, được thể hiện bằng mục riêng, một đoạn hay một vài câu trong bài học

- Mức độ liên hệ: Các kiến thức giáo dục

SDNLTK&HQ không được nêu rõ trong sách giáo khoa

nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ

sung, liên hệ các kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ

Trang 7

II NỘI DUNG, ĐỊA CHỈ, MỨC ĐỘ TÍCH HỢP

GIÁO DỤC SDNLTK&HQ

Căn cứ vào nội dung chương trình, SGK môn Tự

nhiên và Xã hội, môn Khoa học, thầy (cô) hãy thực hiện nhiệm vụ sau:

Xác định các bài có khả năng tích hợp giáo dục

SDNLTK&HQ; Nêu nội dung giáo dục SDNLTK&HQ

và mức độ tích hợp trong các bài đó

Trang 8

Tên bài Nội dung

Trang 9

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN TN & XH LỚP 1

Ví dụ : Khi tắm không để vòi hoa sen chảy liên tục,

Liên hệ

Trang 10

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN TN & XH LỚP 1

7 Thực hành:

Đánh răng và rửa

mặt

Giáo dục HS biết đánh răng, rửa mặt đúng cách và tiết kiệm nước

Liên hệ

17 Giữ gìn lớp

học sạch, đẹp

Giáo dục HS ý thức tiết kiệm khi sử

dụng nước để làm

vệ sinh giữ gìn lớp học sạch đẹp

Liên hệ

Trang 11

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN TN & XH LỚP 2

Trang 12

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN TN & XH LỚP 2

sử dụng nước để làm vệ sinh giữ gìn nhà ở, trường học sạch đẹp

Liên hệ

Trang 13

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN TN & XH LỚP 3

Trang 14

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN TN & XH LỚP 3

hợp

23 Phòng

cháy khi ở nhà

Giáo dục HS biết sử dụng năng lượng chất đốt an toàn, tiết kiệm, hiệu quả Ví dụ: tắt bếp khi sử dụng

xong,

Liên hệ

Trang 15

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN TN & XH LỚP 3

có thể tái chế thành các sản phẩm khác, như vậy là đã giảm thiểu sự lãng phí khi dùng các vật liệu, góp phần tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng

lượng có hiệu quả

Bộ phận

Trang 16

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN TN & XH LỚP 3

Bộ phận

Trang 17

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN TN & XH LỚP 4

Trang 18

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN K HỌC LỚP 4

hình thành ý thức tiết kiệm nước

Bộ phận

Trang 19

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN K HỌC LỚP 4

52 Vật dẫn

nhiệt và vật

cách nhiệt

HS biết cách sử dụng các chất dẫn nhiệt, cách nhiệt hợp lí trong những trường hợp đơn giản để tránh thất thoát nhiệt năng

Liên hệ

Trang 20

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN TN & XH LỚP 5

Trang 21

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN K HỌC LỚP 5

Toàn phần

Trang 22

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN K HỌC LỚP 5

- Những thành tựu trong việc khai thác để sử dụng năng

Toàn phần

Trang 23

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN K HỌC LỚP 5

điện; đề phòng điện quá mạnh gây chập và cháy

-- Các biện pháp tiết kiệm điện

-Liên hệ

-Toàn phần

63 Tài -Kể một số tài nguyên thiên Bộ phận

Trang 24

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN K HỌC LỚP 5

- Tác động của con người đối với tài nguyên thiên nhiên và môi trường

Trang 25

GDSDNLTK&HQ TRONG MÔN K HỌC LỚP 5

Bộ phận

Trang 26

III HÌNH THỨC, PHƯƠNG PHÁP VÀ CÁCH DẠY DẠNG BÀI TÍCH HỢP GIÁO DỤC SDNLTK&HQ

1 Hình thức tổ chức

Giáo dục SDNLTK&HQ có thể tổ chức theo hai hình

thức tổ chức dạy học trong lớp và ngoài lớp Tuy nhiên,

do học sinh tiểu học còn nhỏ hơn nữa thời gian dành cho việc dạy học nội dung giáo dục SDNLTK&HQ cũng

không nhiều nên hình thức được sử dụng thường xuyên

trong quá trình dạy học vẫn là hình thức tổ chức dạy học trong lớp Để giờ học mang tính thực tiễn và đạt

hiệu quả cao giáo viên cũng có thể giao cho các nhóm

hoặc cá nhân nhiệm vụ điều tra khám phá ngoài giờ học thông qua sách, báo, trên các phương tiện thông tin đại

Trang 27

2 Phương pháp

2.1 Phương pháp thăm quan, khảo sát thực tế

Giúp học sinh kiểm nghiệm các kiến thức đã học trên lớp, đồng thời mở rộng tầm hiểu biết thực tế và phát triển kĩ năng quan sát, phân tích, rèn luyện hành vi Khi giáo dục SDNLTK & HQ cho học sinh tiểu học, cần tổ chức cho học sinh thăm quan, khảo sát

thực tế sử dụng tiết kiệm năng lượng trong phạm vi các em có thể tiếp cận được, với sự chỉ dẫn cặn kẽ của giáo viên

2.2 Phương pháp thảo luận

Giúp học sinh có thể huy động trí tuệ của tập thể để tìm hiểu

những vấn đề về năng lượng, từ đó cùng nhau đưa ra những những giải pháp phù hợp nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Trang 28

3 Dạy các dạng bài có nội dung tích hợp giáo

- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt

động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng

thời lưu ý giúp học sinh hiểu, cảm nhận đầy đủ và sâu sắc phần nội dung bài học có liên quan đến giáo dục

Trang 29

3.2 Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục

SDNLTK&HQ ở mức độ liên hệ.

Đối với dạng bài học này, các kiến thức giáo dục

SDNLTK&HQ không được nêu rõ trong SGK nhưng dựa vào kiến thức bài học, giáo viên có thể bổ sung các kiến thức giáo dục

SDNLTK&HQ cho phù hợp Vì vậy:

- Khi chuẩn bị bài dạy, giáo viên cần có ý thức tích hợp, đưa

ra những vấn đề gợi mở, liên hệ nhằm giáo dục cho học sinh hiểu biết về năng lượng, có kĩ năng sống và học tập trong môi trường phát triển bền vững

- Khi tổ chức dạy học, giáo viên tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu bộ môn đồng thời lưu ý liên hệ,

bổ sung kiến thức giáo dục SDNLTK&HQ một cách tự nhiên, phù hợp với trình độ nhận thức, khả năng hành động của học sinh

Tránh lan man, sa đà, gượng ép, ảnh hưởng đến việc thực hiện mục

Trang 30

3.3 Dạng bài học tích hợp nội dung giáo dục SDNLTK&HQ ở mức độ toàn phần.

Khi chuẩn bị bài dạy và tổ chức dạy học, giáo viên thiết kế và tiến hành các hoạt động dạy học đảm bảo đúng theo yêu cầu của bộ

môn và đạt được mục tiêu của bài học.

Trang 31

IV GIÁO ÁN MINH HOẠ

Bài 28 Bảo vệ nguồn nước

I Mục tiêu

Sau bài học, HS biết:

- Nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ

nguồn nước, góp phần tiết kiệm nước

- Cam kết thực hiện bảo vệ nguồn nước

- Vẽ tranh cổ động tuyên truyền bảo vệ nguồn nước

II Đồ dùng dạy học

- Hình trang 58, 59 SGK

Trang 32

III Hoạt động dạy học

Hoạt động 1: Tìm hiểu những biện pháp bảo vệ nguồn nước

*Mục tiêu: HS nêu được những việc nên làm và không nên làm để

bảo vệ nguồn nước.

Cách tiến hành:

Bước 1 Làm việc theo cặp

- GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trang 58 SGK

- Hai HS quay lại với nhau chỉ vào từng hình vẽ, nêu những việc nên và không nên làm để bảo vệ nguồn nước.

Bước 2: Làm việc cả lớp.

GV gọi một số HS trình bày kết quả làm việc theo cặp Phần trả lời của HS cần nêu được:

- Những việc không nên làm để bảo vệ nguồn nước:

+ Hình 1: Đục ống nước sẽ làm cho các chất bẩn thấm vào

nguồn nước.

+ Hình 2: Đổ rác xuống ao sẽ làm nước ao bị ô nhiễm; cá và

Trang 33

- Những việc nên làm để bảo vệ nguồn nước:

+ Hình 3: Vứt rác có thể tái chế vào một thùng riêng vừa

tiết kiệm, vừa bảo vệ được môi trường đất, vì những

chai, lọ, túi nhựa rất khó bị phân huỷ, chúng sẽ là nơi ẩn náu của mầm bệnh và các vật trung gian truyền bệnh

+ Hình 4: Nhà tiêu tự hoại tránh làm ô nhiễm nguồn

nước ngầm

+ Hình 5: Khơi thông cống rãnh quanh giếng, để nước

bẩn không ngấm xuống mạch nước ngầm và muỗi không

có nơi sinh sản

+ Hình 6: Xây dựng hệ thống thoát nước thải, sẽ tránh

được ô nhiễm đất, ô nhiễm nước và không khí

Trang 34

Kết luận:

Để bảo vệ nguồn nước cần:

- Giữ vệ sinh sạch sẽ xung quanh nguồn nước sạch như giếng nước, hồ nước, đường ống dẫn nước

- Không đục phá ống nước làm cho chất bẩn thấm vào nguồn nước

- Xây dựng nhà tiêu tự hoại, nhà tiêu hai ngăn, nhà tiêu đào cải tiến để phân không thấm xuống đất

và làm ô nhiễm nguồn nước

- Cải tạo và bảo vệ hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và công nghiệp trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung

* Bảo vệ nguồn nước chính là tiết kiệm nước.

Trang 35

Hoạt động 2: Vẽ tranh cổ động bảo vệ nguồn nước

*Mục tiêu: Bản thân HS cam kết tham gia bảo vệ nguồn nước và

tuyên truyền cổ động người khác cùng bảo vệ nguồn nước.

* Cách tiến hành:

Bước 1 Tổ chức và hướng dẫn

GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:

- Xây dựng bản cam kết bảo vệ nguồn nước

- Thảo luận để tìm ý cho nội dung tranh tuyên truyền cổ động mọi người cùng bảo vệ nguồn nước.

- Phân công từng thành viên của nhóm vẽ hoặc viết từng phần của bức tranh.

Bước 2 Thực hành

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm việc như GV đã hướng dẫn

- GV đi tới các nhóm kiểm tra và giúp đỡ, đảm bảo rằng mọi HS

Trang 36

Bước 3 Trình bày và đánh giá

Các nhóm treo sản phẩm của nhóm mình Cử đại diện phát biểu cam kết của nhóm về việc thực hiện bảo vệ nguồn nước và nêu ý tưởng của bức tranh cổ động do nhóm vẽ Các nhóm khác có thể góp ý để nhóm đó tiếp tục hoàn thiện, nếu cần.

GV đánh giá nhận xét, chủ yếu tuyên dương các sáng kiến tuyên truyền cổ động mọi người

cùng bảo vệ nguồn nước, tranh vẽ đẹp hay xấu

không quan trọng.

Ngày đăng: 18/11/2014, 17:09

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình thành ý thức tiết kiệm  nước. - GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI,  MÔN KHOA HỌC
Hình th ành ý thức tiết kiệm nước (Trang 18)
1. Hình thức tổ chức - GIÁO DỤC SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM, HIỆU QUẢ TRONG MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI,  MÔN KHOA HỌC
1. Hình thức tổ chức (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w