Chiều cao cây

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại tỉnh tuyên quang (Trang 47)

Chiều cao cây là một trong những chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống, vì chiều cao cây có liên quan trực tiếp tới khả năng tiếp nhận ánh sáng, khả năng chống đổ và đặc biệt là khả năng thụ phấn, thụ tinh. Chiều cao cây cao càng thuận lợi cho thụ phấn, thụ tinh, khả năng tiếp nhận ánh sáng tốt hơn, tắch lũy được nhiều vật chất, nhưng khả năng chống đổ của cây kém. Ngược lại, chiều cao cây thấp thì khả năng chống đổ của giống tốt nhưng lại khó khăn cho thụ phấn, thụ tinh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vì vậy tùy điều kiện của từng địa phương mà lựa chọn giống có chiều cao cây thắch hợp. Chiều cao cây được đo từ gốc sát mặt đất đến đỉnh bông cờ. Chiều cao cây cũng như các tắnh trạng khác có sự biến động rất lớn. Chiều cao cây phụ thuộc chủ yếu vào giống, điều kiện thời tiết khắ hậu, kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc.

Từ bảng số liệu ta thấy: chiều cao cây của các giống trong thắ nghiệm qua hai vụ, vụ Xuân dao động từ 200,0- 221,0 cm và vụ Đông từ 183,0- 214,9cm. Giá trị P> 0,05 có nghĩa là các giống ngô thắ nghiệm đều có chiều cao cây tương đương nhau và tương đương với giống đối chứng (NK67) (sự sai khác không có ý nghĩa) ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 3.2. Chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống thắ nghiệm vụ Xuân và vụ Đông 2013 tại Tuyên Quang

Giống Chiều cao cây (cm)

Chiều cao đóng bắp (cm) Tỷ lệ CC đóng bắp/CC cây (%) VX2013 VĐ2013 VX2013 VĐ2013 VX2013 VĐ2013 SSC91010 203,0 193,2 85,0* 87,1* 41,9 45,3 SSC110474 221,0 214,9 101,5ns 103,3ns 46,0 48,4 SSC10509 200,0 193,9 93,1ns 91,2* 46,5 47,1 SSC90867 201,0 183,0 87,2* 86,1* 43,5 47,3 SSC100437 200,0 194,9 90,0* 88,3* 45,1 45,4 NK67 (Đ/C) 221,7 218,2 104,1 105,8 47,0 48,6 P >0,05 >0,05 <0,05 <0,01 >0,05 >0,05 CV (%) 5,9 6,9 7,1 3,0 6,6 9,0 LSD 0.05 - - 12,1 5,2 - - 3.2.2. Chiều cao đóng bắp

Chiều cao đóng bắp của các giống trong vụ Xuân dao động từ 85,0- 101,5cm. Trong đó, giống SSC110474 và giống SSC10509 có chiều cao đóng bắp tương đương với giống đối chứng (NK67- 104,1cm) ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vụ Đông chiều cao đóng bắp dao động từ 86,1- 103,3cm. Giống SSC110474 có chiều cao đóng bắp cao nhất (103,3cm) tương đương với đối chứng ở mức độ tin cậy 95%, các giống còn lại có chiều cao đóng bắp thấp hơn so với đối chứng.

Qua hai vụ giống SSC110474 đều có chiều cao đóng bắp cao nhất và tương đương với giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Hình 3.1: Biểu đồ chiều cao cây và chiều cao đóng bắp của các giống ngô thắ nghiệm vụ Xuân và vụ Đông 2013 tại Tuyên Quang

3.2.3. Chiều dài bắp

Chiều dài bắp là một chỉ tiêu quan trọng cấu thành nên năng suất và tỷ lệ thuận với năng suất, chiều dài bắp càng lớn thì khả năng cho năng suất càng cao và ngược lại. Vì vậy đây là một chỉ tiêu để đánh giá khả năng cho năng suất của một giống. Chiều dài bắp phụ thuộc vào đặc tắnh di truyền của giống và chế độ canh tác.

Ở vụ Xuân 2013, các giống ngô thắ nghiệm có chiều dài bắp dao động từ 13,5 - 16,4 cm. Trong đó, giống SSC10509 và giống SSC90867 có chiều dài bắp thấp hơn so với đối chứng (16,3 cm) ở độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều dài bắp tương đương với đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Vụ Đông các giống ngô có chiều dài bắp biến động từ 13,8- 15,8 cm. Trong đó, giống SSC10509 và SSC100437 có chiều dài dài bắp (13,8- 14,5 cm) thấp hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chiều dài bắp (14,9- 15,8 cm) tương đương đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Bảng 3.3. Chiều dài bắp, đƣờng kắnh bắp và độ bao bắp của các giống thắ nghiệm vụ Xuân và vụ Đông 2013 tại Tuyên Quang

Giống Chiều dài bắp (cm) Đƣờng kắnh bắp (cm) Độ bao bắp (điểm 1- 5) X2013 Đ2013 X2013 Đ2014 X2013 Đ2014 SSC91010 15,8ns 14,9ns 4,2 4,0* 2 2 SSC110474 16,4ns 15,8ns 4,5 4,4ns 2 2 SSC10509 13,5* 13,8* 4,2 4,1* 2 2 SSC90867 15,2* 15,0ns 4,2 4,0* 2 2 SSC100437 15,9ns 14,5* 4,3 4,2* 2 2 NK67 (Đ/C) 16,3 15,7 4,4 4,5 2 2 P <0,01 <0,01 >0,05 <0,01 CV(%) 2,3 2,9 3,5 2,2 LSD.05 0,6 0,8 - 0,2 3.2.4. Đường kắnh bắp

Đường kắnh bắp là yếu tố quyết định số hạt/bắp. Đường kắnh bắp được đo ở phần giữa bắp; chỉ tiêu này biến động chủ yếu do yếu tố giống và kết quả của quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô quyết định. Đường kắnh bắp cũng là yếu tố ảnh hưởng đến tiềm năng năng suất, đường kắnh bắp lớn hạt nhiều nên có khả năng cho năng suất cao. Tuy nhiên đường kắnh bắp còn phụ thuộc vào độ lớn của lõi ngô. Đường kắnh bắp của các giống ngô thắ nghiệm vụ Xuân 2013 dao động 4,2 - 4,5 cm. Kết quả xử lý thống kê cho thấy không có sự sai khác giữa các giống với đối chứng, đường kắnh bắp của các giống đều tương đương với giống đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Vụ Đông 2013, đường kắnh bắp của các giống ngô thắ nghiệm dao động từ 4,0 - 4,4 cm. Giống SSC110474 có đường kắnh bắp tương đương với đối chứng, các giống còn lại có đường kắnh bắp nhỏ hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

3.2.5. Độ bao bắp

Độ bao bắp hay còn gọi là độ che kắn bắp, là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá khả năng bảo vệ bắp. Nếu bắp được bao kắn thì khả năng bảo vệ bắp tốt, ngăn chặn được sâu bệnh và các điều kiện ngoại cảnh bất thuận. Ngược lại bắp không được bao kắn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh xâm nhập và gây hại. Độ bao bắp được đánh giá trước khi thu hoạch theo thang điểm từ 1-5.

Các giống ngô thắ nghiệm có độ bao bắp qua hai vụ thắ nghiệm được đánh giá điểm 2, bao kắn bắp và tương đương với giống đối chứng.

3.2.6. Số lá trên cây

Số lá trên cây là đặc điểm tương đối ổn định chủ yếu phụ thuộc vào giống, có quan hệ chặt chẽ với số đốt và thời gian sinh trưởng. Lá là cơ quan quang hợp chủ yếu của cây ngô, đồng thời còn làm nhiệm vụ trao đổi khắ, hô hấp, dự trữ dinh dưỡng cho cây. Vì vậy số lượng lá trên cây, thời gian tồn tại của lá và hiệu suất quang hợp của bộ lá có vai trò quan trọng đối với năng suất ngô cũng như phẩm chất của hạt, quyết định 90-95% năng suất cũng như phẩm chất hạt. Ngoài ra, số lá trên cây còn quyết định đến mật độ cây trồng của từng giống trên một đơn vị diện tắch. Đối với cây ngô, số lá trên cây ngoài phụ thuộc vào giống, còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật canh tác.

Qua số liệu bảng 3.4 ta thấy:

Ở vụ Xuân 2013, các giống có tổng số lá trên cây biến động từ 18,0- 18,7 lá/cây. Các giống đều có số lá trên cây tương đương với giống đối chứng ở độ tin cậy 95%.

Vụ Đông 2013, các giống có số lá trên cây dao động từ 16,4 Ờ 19,0 lá. Giá trị P< 0,05 chứng tỏ có sự sai khác giữa các giống về số lá so với đối chứng và mức sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa (LSD.05) là 1,2 lá/cây. Trong đó, giống SSC90867 có tổng số lá thấp nhất (16,4 lá), các giống còn lại có tổng số lá trên cây tương đương với đối chứng NK67 (19,1 lá) ở độ tin cậy 95%.

3.2.7. Chỉ số diện tắch lá

Chỉ số diện tắch lá được đo bằng m2

lá/m2đất, là đại lượng đặc trưng cho diện tắch lá cao hay thấp (LAI). Nisiporovich đã chứng minh rằng 90-95% chất khô tắch lũy trong đời sống cây trồng được tạo ra do quang hợp, trong đó diện tắch lá là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn để tăng cao năng suất sinh vật học. Nâng cao chỉ số diện tắch lá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

là cơ sở nâng cao năng suất cây trồng. Số lá, độ lớn của lá tạo nên diện tắch lá. Diện tắch lá trung bình của 1 cây ngô là 600 cm2. Sự tăng trưởng diện tắch lá ở cây trồng tuân theo quy luật: thời kỳ gieo hạt và thời kỳ cây con diện tắch lá thấp sau đó tăng dần và đạt tối đa vào khoảng từ trỗ cờ đến khi hạt ngậm sữa rồi giảm dần cho đến khi thu hoạch. Chỉ số diện tắch lá tối ưu của ngô là 4m2lá/m2đất. Vì vậy để nâng cao diện tắch lá tối ưu ngoài việc tạo ra giống có bộ lá đứng, góc lá hẹp nhằm tăng mật độ trồng, giảm khả năng che khuất ánh sáng, là mục tiêu của các nhà chọn tạo giống.

Bảng 3.4. Số lá trên cây và chỉ số diện tắch lá của các giống ngô thắ nghiệm vụ Xuân và vụ Đông 2013 tại Tuyên Quang

Giống Số lá/cây (lá) Chỉ số diện tắch lá (m2lá/m2đất) VX2013 VĐ2013 VX2013 VĐ2013 SSC91010 18,3 18,6ns 2,87* 3,21ns SSC110474 18,0 19,0ns 3,74ns 3,73ns SSC10509 18,5 18,0ns 3,30ns 3,19ns SSC90867 18,0 16,4* 3,10ns 3,00* SSC100437 18,7 18,0ns 3,22ns 3,21ns NK67 (Đ/C) 19,5 19,1 3,42 3,52 P >0,05 <0,01 <0,01 <0,05 CV (%) 3,4 3,7 5,6 5,9 LSD 0.05 - 1,23 0,33 0,36

Các giống ngô thắ nghiệm vụ Xuân có chỉ số diện tắch lá dao động từ 2,87- 3,74 m2lá/ m2đất. Giống SSC91010 có chỉ số diện tắch lá thấp nhất (2,87 m2

lá/ m2đất) và thấp hơn đối chứng ở mức độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chỉ số diện tắch lá tương đương đối chứng (3,42 m2lá/m2đất), dao động từ 3,10- 3,74 m2lá/m2đất ở mức độ tin cậy 95%.

Ở vụ Đông các giống có chỉ số diện tắch lá biến động từ 3,00- 3,73 m2lá/m2đất. Kết quả xử lý thống kê cho thấy, giống SSC90867 có chỉ số diện tắch lá là 3,00 m2lá/m2đất, thấp nhất và thấp hơn so với đối chứng chắc chắn ở độ tin cậy 95%. Các giống còn lại có chỉ số diện tắch lá tương đương với đối chứng (3,52 m2lá/m2đất) ở mức độ tin cậy 95%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua hai vụ thắ nghiệm ta thấy giống SSC110474 có chỉ số diện tắch lá cao nhất so với các giống thắ nghiệm và gần đạt đến chỉ số diện tắch lá (LAI) tối ưu (3,73- 3,74 m2lá/m2đất), là giống có tiềm năng cho năng suất cao.

Hình 3.2: Biểu đồ số lá trên cây của các giống ngô thắ nghiệm vụ Xuân và vụ Đông 2013 tại Tuyên Quang

3.3. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các giống ngô thắ nghiệm vụ Xuân và vụ Đông 2013 Tuyên Quang và vụ Đông 2013 Tuyên Quang

Một trong những nguyên nhân chủ yếu hạn chế năng suất ngô ở nước ta là sự gây hại của sâu bệnh hại. Sâu bệnh không những làm giảm năng suất ngô ở ngoài đồng mà còn làm hư hao khối lượng lớn hạt ngô trong khi bảo quản. Theo tài liệu của tổ chức lương thực và Nông nghiệp liên hợp quốc (FAO) cho biết: tổng thiệt hại do sâu gây ra mỗi năm từ 20-30 tỷ USD bằng 13-14% sản lượng, do bệnh gây ra từ 24-25 tỷ USD bằng 11-12% năng suất.

Nước ta nằm trong khu vực có khắ hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều nên rất thuận lợi cho nhiều loại sâu, bệnh sinh trưởng, phát triển cũng làm cho vòng đời của sâu ngắn lại. Đồng thời do sử dụng thuốc hóa học không hợp lý dẫn đến sâu bệnh kháng thuốc, do vậy việc phòng trừ bệnh tối ưu nhất là phương pháp phòng trừ tổng hợp (IPM), vừa đem lại hiệu quả kinh tế, vừa đảm bảo môi trường và không gây hại tới sức khỏe con người. Bên cạnh đó, việc chọn tạo giống ngô có khả năng chống chịu sâu bệnh là mục tiêu quan trọng của các nhà chọn tạo giống.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Khả năng chống chịu sâu bệnh của các giống ngô tham gia thắ nghiệm được thể hiện dưới bảng 3.5.

3.3.1. Sâu đục thân

Là loại sâu gây hại phổ biến trên rất nhiều cây trồng nói chung và cây ngô nói riêng. Sâu thường gây hại ở nhiều vùng và mọi mùa vụ trong năm. Triệu chứng dễ phát hiện là khi quan sát trên đồng ruộng thấy các lỗ đục gần như thẳng hàng cắt ngang mặt lá. Sâu non tuổi nhỏ ăn biểu bì lá làm cho cây giảm diện tắch lá quang hợp, gặm rách lá và bông cờ hoặc cắn xiên thủng lá nõn, ba tuổi trở lên mới đục vào thân. Sâu đục thân phát triển mạnh nhất vào lúc ngô trỗ cờ và sau phun râu 2 tuần bắt đầu giảm. Sâu gây hại có thể làm năng suất giảm 20-30%.

Quy luật phát sinh gây hại của sâu đục thân ngô có liên quan chặt với các yếu tố ngoại cảnh. Nhiệt độ và ẩm độ là 2 yếu tố khắ hậu quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của sâu đục thân ngô. Ở các tỉnh phắa Bắc sâu phá hại chủ yếu trong vụ ngô xuân hè và vụ thu vào các tháng có nhiệt độ cao (từ tháng 5 đến tháng 9).

Tỷ lệ bị hại có thể lên tới 70-100%.

Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô thắ nghiệm vụ Xuân và vụ Đông 2013 tại Tuyên Quang

Giống

Sâu đục thân

(điểm 1 - 5) Sâu đục bắp (điểm 1 - 5)

Bệnh khô vằn (%) VX2013 VĐ2013 VX2013 VĐ2013 VX2013 VĐ2013 SSC91010 2 2 3 3 4,2 2,5 SSC110474 2 1 2 2 1,7 1,3 SSC10509 2 2 2 2 3,8 2,5 SSC90867 2 2 3 3 5,8 3,8 SSC100437 2 2 2 2 5,8 3,3 NK67 (Đ/C) 2 1 2 2 2,1 1,7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các giống ngô bị sâu đục thân gây hại ở mức nhẹ trong vụ Xuân (Điểm 2) tương đương với đối chứng. Vụ Đông bị nhẹ hơn (Điểm 1-2), trong đó giống SSC110474 có tỷ lệ bị sâu đục thân thấp tương đương với đối chứng (điểm 1), các giống còn lại có tỷ lệ cao hơn so với đối chứng (Điểm 2).

3.3.2. Sâu đục bắp

Sâu đục bắp (sâu cắn râu) gồm 2 loại: loại sâu có màu xanh và loại sâu có màu xám.

Loại sâu có màu xám (Heliothis Zea): Loại sâu này cắn râu và chui một nửa mình vào trong bắp.

Loại sâu có màu xanh (Heliothis armigara): Loại sâu này thường cắn râu sau đó chui cả mình vào bắp.

Đây là loại sâu phát sinh nhiều lứa trong năm, loại này phá hoại mạnh lúc ngô phun râu, sâu cắn hết những râu ngoài bắp. Vòng đời của loại sâu này rất ngắn chỉ khoảng 7 ngày là hóa nhộng.

Qua hai vụ thắ nghiệm ta thấy các giống SSC91010 và SSC90867 có tỷ lệ sâu đục bắp cao nhất (Điểm 3) cao hơn so với đối chứng. Các giống còn lại có tỷ lệ tương đương đối chứng (Điểm 2).

3.3.3. Bệnh khô vằn

Bệnh khô vằn là bệnh nấm gây hại nghiêm trọng nhất trên cây ngô hiện nay. Bệnh xuất hiện ở khắp các vùng trồng ngô nước ta. Tùy theo mức độ bị bệnh năng suất ngô bị giảm trung bình từ 20-40%. Khi cây ngô bị bệnh vết bệnh xuất hiện trên cả bắp và bông cờ, làm giảm năng suất đến hơn 70%.

Bệnh gây hại trên nhiều bộ phận của cây như: lá, thân, bắp và bông cờ.

Vết bệnh xuất hiện trên các các lá già phắa dưới gốc sau đó lan lên các lá trên, khi số lá bị nhiễm lớn hơn 1/3 số lá hiện có sẽ gây ảnh hưởng lớn tới năng suất ngô.

Vết bệnh to dần, kéo dài tạo thành những đường vằn trên lá, hình dạng không xác định, phần lá bị bệnh chết và khô và có màu xám. Khi bệnh nặng, vết bệnh lan dần từ gốc lên ngọn, gây thối thân, dễ đổ, hạt bị chắn ép.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Các giống trong thắ nghiệm có tỷ lệ nhiễm bệnh khô vằn tương đối thấp dao động từ 1,7- 5,8% ở vụ Xuân, và 1,3- 3,8% ở vụ Đông. Trong đó giống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống ngô lai tại tỉnh tuyên quang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)