Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩuTuấn Lộc, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.s Vũ Minh Ngọc cùng các anh chị trong công ty, em đã mạnh dạn
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TUẤN LỘC 3
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TUẤN LỘC 3
1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY 4
1.3 BỘ MÁY CÔNG TY 5
1.4 NGÀNH, NGHỀ KINH DOANH 6
1.5 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY 7
1.5.1 Tài chính của công ty 7
1.5.2 Nguồn nhân lực 10
1.5.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật 11
1.5.4 Nguồn nguyên vật liệu 12
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG KHĂN BÔNG TẠI CÔNG TY TNHH SXKD XUẤT NHẬP KHẨU TUẤN LỘC 14
2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU KHĂN BÔNG CỦA CÔNG TY 14
2.1.1 Mặt hàng xuất khẩu 14
2.1.2 Thị trường tiêu thụ mặt hàng khăn bông của công ty 16
2.1.3 Phương thức xuất khẩu 17
2.1.4 Đối tác 19
2.1.5 Đối thủ cạnh tranh trên thị trường 20
2.2 NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU KHĂN BÔNG CỦA CÔNG TY 21
Trang 22.2.1 Nội dung hoạt động xuất khẩu 21
2.2.2 Quy trình thực hiện hợp đồng 25
2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG KHĂN BÔNG CỦA CÔNG TY 30
2.3.1 Kết quả đạt được 30
2.3.2 Hạn chế trong hoạt động kinh doanh của công ty 37
CHƯƠNG III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY 40
3.1 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG THẾ GIỚI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG XUẤT KHẨU 40
3.1.1 Dự báo 40
3.1.2 Mục tiêu, phương hướng và tiềm năng xuất khẩu công ty 42
3.2 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 44
3.2.1 Giải pháp đối với doanh nghiệp 44
3.2.2 Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước 49
KẾT LUẬN 52 PHỤ LỤC
Trang 3CIF : Cost and insurance freight
FOB : Free on board
TTR : Telegraphic Transfer Reimbursement
L/C : Letter of Credit
VAT : Thuế giá trị gia tăng
Trang 4DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1: Bộ máy tổ chức công ty tnhh sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu
Tuấn Lộc 5
Sơ đồ 2: Sơ đồ thực hiện hợp đồng ngoại thương 25
DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Bảng cân đối kế toán 2007-2011 8
Bảng 2: Cơ cấu nguồn lao động của công ty năm 2011 10
Bảng 3: Tình hình cơ sở vật chất, kỹ thuật 11
Bảng 4: Số lượng hàng xuất khẩu theo thiết kế riêng trong năm 2011 14
Bảng 5: Doanh thu tiêu thụ khăn bông của công ty giai đoạn 2007-2011 15
Bảng 6: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 2007-2011 31
DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường tiêu thụ khăn bông của công ty 2007-2011 16
Biểu đồ 2: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giai đoạn 2007-2011 31
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự gia tăng mạnh mẽ của toàn cầu hóa kinh tế và tự do hóa thương mại đòi hỏimỗi một quốc gia phải có những chiến lược hội nhập phù hợp vào nền kinh tế thế giới,khu vực Hội nhập vào nền kinh tế thế giới cho phép Việt Nam tận dụng được thịtrường thế giới to lớn, thu hút được nguồn vốn, nắm bắt được công nghệ, kỹ thuật vàquản lý tiên tiến, giải quyết được vấn đề việc làm cho một lực lượng lớn lao động,từng bước tạo nên những đội ngũ công nhân có trình độ phù hợp với sự phát triển nềncông nghiệp hiện đại Trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế, xuất khẩu đóng mộtvai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Theo số liệu thống kê, tỷ lệ kim ngạchxuất khẩu trên GDP đã tăng liên tục từ mức 30% những năm 1990 lên tới 70% nhữngnăm 2008 Thị trường xuất khẩu ngày một mở rộng Do đó, việc nâng cao hiệu quảxuất khẩu đang là một bài toán cấp bách cần giải quyết của các doanh nghiệp và Nhànước
Qua thời gian thực tập tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩuTuấn Lộc, được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo Th.s Vũ Minh Ngọc cùng các anh chị
trong công ty, em đã mạnh dạn đưa ra đề tài nghiên cứu “Phân tích hoạt động xuất khẩu mặt hàng khăn bông tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tuấn Lộc” nhằm phân tích hoạt động xuất khẩu khăn bông của công ty, đưa ra nhận
xét và một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại đơn vị kinh
tế này
2 Mục đích nghiên cứu
- Giới thiệu khái quát về công ty
- Phân tích tổng quan chung hoạt động xuất khẩu mặt hàng khăn bông của công
ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tuấn Lộc
- Đánh giá thực trạng và hiệu quả của hoạt động xuất khẩu mặt hàng khăn bôngcủa công ty nhằm nhận xét một cách khái quát về những gì công ty đã đạt được và rút
ra các mặt còn tồn tại
- Dự báo, đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu
Trang 63 Phạm vi nghiên cứu
- Địa điểm: Công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tuấn Lộc
- Thời gian: Hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2007-2011
- Nội dung: Quy trình, nghiệp vụ xuất khẩu và kết quả hoạt động kinh doanhxuất khẩu
- Sản phẩm nghiên cứu: khăn tay bông xuất khẩu
4 Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài trên, em đã thực hiện phân tích dựa trên những phương pháp, cơ sởnhư:
- Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài theo không gian vàthời gian tại công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tuấn Lộc và có sửdụng các tài liệu về thủ tục hải quan, nghiệp vụ xuất nhập khẩu
- Phương pháp phân tích, so sánh số liệu dựa trên các số liệu mà cán bộ phòngxuất nhập khẩu của công ty cung cấp
- Phương pháp tổng hợp: tập hợp lại các số liệu, tài liệu đó để đưa ra nhận xét,đánh giá cụ thể
Trang 7CHƯƠNG I QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT
KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TUẤN LỘC
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TUẤN LỘC
Xuất phát từ các hộ gia đình riêng rẽ trong làng nghề dệt truyền thống (làng Mẹo– Hưng Hà – Thái Bình), các hộ gia đình này mới chỉ là làm ăn riêng lẻ, sản phẩm dệtchủ yếu là các loại khăn đơn giản, chất lượng thấp chủ yếu là phục vụ nhu cầu trong
xã, huyện, tỉnh và liên tỉnh Trong khi đất nước ngày một phát triển, hội nhập mở cửa
là xu thế tất yếu, các sản phẩm nước ngoài tràn ngập ngày một nhiều thị trường trongnước Để tồn tại và phát triển sản phẩm của mình và không làm mất uy tín làng nghềlâu đời, họ đã cùng sản xuất, mở rộng quy mô, đầu tư máy móc, trang thiết bị sản xuất,xây dựng bộ máy quản lý để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với thời đại.Năm 2007 Công ty TNHH sản xuất kinh doanh XNK Tuấn Lộc được thành lập
Tên giao dịch đối ngoại: TuanLoc import export production and trade company limited
Tên giao dịch viết tắt: TUANLOC Co.,Ltd
Trụ sở công ty: Thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh TháiBình
Trang 8Mặt hàng sản xuất và xuất khẩu chủ yếu của công ty là khăn tay bông Nhật Bản,Đài Loan là hai thị trường xuất khẩu chính của công ty.
Từ năm 2007 đến nay, chứng kiến cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và ĐôngNam Á, Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy đó, công ty TNHH sản xuất kinhdoanh xuất nhập khẩu Tuấn Lộc cũng đã không ngừng thay đổi, điều chỉnh bộ máyquản lý, phương thức hoạt động cho phù hợp điều kiện nền kinh tế và đã đạt đượcnhững thành tựu đáng kể
Ngoài ra, công ty cũng đã góp phần giải quyết việc làm cho một lực lượng lớnlao động nông thôn Đây cũng là một lợi thế được công ty khai thác, sử dụng triệt đểnhằm nâng cao tiến độ sản xuất và mở rộng quy mô trong thời gian tới
Nhìn chung từ khi thành lập đến nay, công ty đã từng bước đi vào nề nếp vàkhông ngừng mở rộng kinh doanh, trang bị đầy đủ thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất,phòng ban, đảm bảo đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty, thực hiện đóng gópđầy đủ cho Ngân sách Nhà nước, chấp hành tốt công tác xã hội
1.2 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CÔNG TY
Công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tuấn Lộc có chức năng vànhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu
thị trường trong và ngoài nước
- Nhập nguyên vật liệu, thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất, sản xuất đáp ứng nhu
cầu của khách hàng trong và ngoài nước
- Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và tạo ra các nguồn vốn cho sản
xuất kinh doanh
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân
sách của nhà nước, pháp luật
- Thực hiện báo cáo theo ngành và chịu sự thanh tra của pháp luật
- Mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ mới
- Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường,giữ gìn trật tự an ninh chính trị và an
toàn xã hội trong phạm vi quản lý của công ty theo quy định của pháp luật
Trang 91.3 BỘ MÁY CÔNG TY
Cùng với quá trình phát triển và mở rộng quy mô và mạng lưới kinh doanh, công
ty đã không ngừng hoàn thiện bộ máy quản lý của mình
Đến nay, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo hệ trực tuyến gồm Giám đốc vàcác phòng ban trực thuộc, bao gồm:
SƠ ĐỒ 1: BỘ MÁY TỔ CHỨC CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT KINH
DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TUẤN LỘC
(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính)
Chức năng, nhiệm vụ mỗi phòng ban được phân công cụ thể như sau:
- Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty, là người trực tiếp điều hành mọihoạt động sản xuất của toàn công ty theo đúng chức năng, nhiệm vụ một cách có hiệuquả; chịu trách nhiệm trước Nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của công ty
- Phó giám đốc: là người giúp giám đốc điều hành một hay một số lĩnh vực hoạtđộng kinh doanh, cùng các phòng ban theo dõi tình hình sản xuất, kế hoạch cung ứngvật tư, thiết bị cho sản xuất Chịu trách nhiệm trước giám đốc của công ty, Pháp luật
về nhiệm vụ được giao
Trang 10- Phòng kế toán tài chính: có nhiệm vụ quản lý tài chính, tham mưu cho giám đốccông ty về tổ chức thực hiện pháp lệnh của Nhà nước về thống kê và kế toán tại công
ty Kiểm kê, cân đối tiền hàng và báo cáo kịp thời cho ban lãnh đạo Tổ chức quản lýchặt chẽ và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn và tài sản của công ty
- Phòng tổ chức hành chính: Soạn thảo và triển khai kế hoạch của công ty, cónhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo thực hiện quản lý các lĩnh vực công tác: tổ chức,hành chính, lao động, tiền lương, y tế, đào tạo, thực hiện các chính sách đối với ngườilao động của công ty
- Phòng kinh doanh: tham mưu cho giám đốc về công tác kinh doanh, tổ chứcquản lý thị trường và hệ thống các phương án tiêu thụ sản phẩm, làm cho sản xuất đápứng nhu cầu thị trường và đạt hiệu quả cao
- Phòng xuất nhập khẩu: thực hiện quy trình nghiệp vụ xuất khẩu, tham mưu chogiám đốc về công tác xuất nhập khẩu, tìm kiếm khai thác thị trường, mở rộng hoạtđộng hoạt động xuất nhập khẩu của công ty
Bộ máy của công ty đang dần hoàn thiện hơn, nhiệm vụ các phòng ban được điềuchỉnh, cân đối cho phù hợp với quy mô và khả năng để có thể đáp ứng tốt, phù hợp vớithời kỳ phát triển của kinh tế
- Mua bán vật tư, thiết bị, nguyên liệu, hóa chất ngành dệt.
- Xây dựng các công trình dân dụng và giao thông.
- Đại lý kinh doanh xăng, dầu, khí gas hóa lỏng.
- Kinh doanh vận tải hàng hóa xe tải liên tỉnh và nội tỉnh.
- Mua bán xe ô tô (cả cũ và mới).
- Mua bán thiết bị máy công nghiệp và xây dựng.
- Mua bán vật liệu xây dựng, đồ ngũ kim, thiết bị nhiệt và phụ tùng thay thế.
- Mua bán thiết bị dụng cụ hệ thống điện (máy biến thế, mơ tơ điện, ổn áp, máy
phát điện, vật liệu dẫn)
Trang 11- Mua bán thiết bị điều hòa nhiệt độ, thiết bị vệ sinh (điều hòa không khí, lò sưởi
kim loại, hệ thống sưởi bằng nước nóng,thiết bị vệ sinh)
- Mua bán sắt thép, ống thép, kim loại màu.
- Mua bán đồ gỗ các loại (gỗ tròn, gỗ xẻ, ván lát sàn, gỗ dán, gỗ ép).
- Mua bán sơn, gương, kính (kể cả khung nhà kính).
- Sản xuất các loại sợi.
Nhưng tính đến thời điểm hiện tại thì công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuấtnhập khẩu Tuấn Lộc tập trung nguồn lực vào ngành dệt truyền thống để sản xuất ra sảnphẩm khăn tay bông phục vụ xuất khẩu, nhằm khai thác triệt để lợi thế vốn có của làngnghề, xây dựng mối quan hệ với các bạn hàng trong và ngoài nước để có được nguồnnguyên liệu đầu vào và thị trường tiêu thụ ổn định cho mặt hàng xuất khẩu, xây dựngđược hình ảnh và thương hiệu cho khăn tay bông Đặc biệt là tạo được nguồn vốn đểđầu tư những mảng kinh doanh khác mà công ty có dự định hướng đến
1.5 ĐẶC ĐIỂM NGUỒN LỰC CỦA CÔNG TY
1.5.1 Tài chính của công ty
Nguồn lực tài chính thể hiện khả năng sản xuất của công ty trong mỗi giai đoạn
Từ năm 2007 khi công ty mới thành lập, tiềm lực tài chính mà công ty có chưa đáng
kể, nên quy mô sản xuất không lớn để có thể thực hiện nhiều hợp đồng một lúc Sau 5năm tham gia xuất khẩu, công ty cũng tạo dựng được uy tín với đối tác, có được nhiềuđơn đặt hàng nên tiềm lực tài chính của công ty tăng đều qua các năm
Trang 12Bảng 1: Bảng cân đối kế toán 2007-2011
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 5,966,629,052 14,140,437,102 23,658,751,721 24,385,966,277 31,649,794,738 NGUỒN VỐN
A.NỢ PHẢI TRẢ 3,349,585,112 11,376,040,448 20,945,449,148 21,594,735,469 31,933,310,350
Trang 13Vốn kinh doanh và tài sản là những yếu tố không thể thiếu khi một doanh nghiệpmuốn gia nhập thị trường mới Qua số liệu của bảng trên ta thấy:
Về tài sản :
- Tài sản lưu động: là một công ty xuất khẩu nên tài sản lưu động của công tychiếm hơn 90% tổng tài sản của công ty và liên tục thay đổi Giai đoạn 2008 – 2009,lượng tài sản lưu động có xu hướng tăng từ hơn 13 tỷ đồng năm 2008 lên đến hơn 22
tỷ đồng năm 2009, nhưng đến năm 2010 lượng tài sản này lại có xu hướng giảm cònhơn 20 tỷ năm 2010 và đến năm 2011 lượng tài sản của công ty có xu hướng tăngnhanh trở lại Sự tăng nhanh nguồn tài sản lưu động này có thể giải thích bởi những lý
do sau :
Tiền mặt năm 2009 là 133,166,326 đồng đã giảm vào năm 2010 là 186,700,426đồng, nhưng năm 2011 lượng tiền mặt của công ty đã tăng lên xấp xỉ 4,5 lần so vớinăm 2010 là 552,813,548 đồng Điều này làm tăng khả năng thanh khoản cho công ty
Lượng hàng tồn kho của công ty từ hơn 20 tỷ năm 2009 giảm còn 15 tỷ năm
2010 và đến năm 2011 là hơn 18 tỷ
Mặt khác khoản phải thu khách hàng tăng mạnh năm 2011, từ hơn 1 tỷ năm 2008
và 2009 tăng mạnh lên hơn 5 tỷ năm 2011, có thể do hợp đồng kinh doanh kéo dàichưa đến kỳ thanh toán nên công ty chưa thu được từ đối tác Nhưng tình trạng nàykéo dài làm hoạt động kinh doanh của công ty không thực sự an toàn, công ty cần chú
ý thu nợ
- Tài sản cố định: Tài sản dài hạn này của công ty chủ yếu nằm ở cơ sở vật chất
kỹ thuật như máy móc, nhà xưởng…lượng tài sản này được công ty rất chú trọng đầu
tư và tăng nhanh qua các năm nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và số lượngsản phẩm để cạnh tranh
Nhìn chung về cơ cấu tài sản của công ty như vậy cũng khá hợp lý, đảm bảo mụctiêu kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế
Trang 14- Vốn huy động : Trong 100% vốn hoạt động của công ty thì có đến hơn 85% làvốn vay của công ty tại ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàngVietcombank và một số tổ chức khác.
Tóm lại, là một công ty mới, vốn tự có chưa nhiều, chủ yếu công ty sử dụngnguồn vốn vay để sản xuất hàng hóa Quy mô ngày một mở rộng, cơ sở vật chất đượcđầu tư, điều này cho thấy công ty rất quan tâm đến nhiệm vụ phát triển kinh tế củamình Hàng hóa được nâng cao về chất và lượng sẽ tạo thuận lợi cho công ty mở rộngthị trường tiêu thụ
1.5.2 Nguồn nhân lực
Đây là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên sự thành công của công ty, làlực lượng quyết định đến khả năng cung ứng hàng hóa, chất lượng sản phẩm của mộtdoanh nghiệp
Bảng2: Cơ cấu nguồn lao động của công ty năm 2011
Lợi thế là một doanh nghiệp được thành lập trên vùng đất nông nghiệp, nên công
ty có một nguồn lao động dồi dào, với tổng số lao động trong công ty năm 2011 là 225người và hơn 1000 xã viên Đây cũng là một con số khá lớn, cho thấy được sự pháttriển và ngày một mở rộng về quy mô của công ty, góp phần giải quyết công ăn việclàm cho một lực lượng lớn người dân
Đội ngũ lao động của công ty không ngừng tăng lên qua các năm về số lượng vàchất lượng Trình độ đại học và cao đẳng tăng lên nhanh chóng Từ khi mới thành lập,
Trang 15số lượng cán bộ có trình độ chỉ chiếm khoảng 20 người, nhưng đến năm 2011 số lượng
ấy tăng lên 100 người, chiếm vào khoảng 40% tổng số lao động Điều này xảy ra rấthợp lý vì những lý do sau:
- Quy mô công ty ngày một mở rộng
- Hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi cán bộ phải có trình độ chuyên môn
- Công ty có những chính sách thu hút lao động giỏi, có tay nghề
Để có thể nâng cao hiệu quả sản xuất, công ty luôn chú trọng đào tạo và tuyểndụng những nhân viên giỏi, có tay nghề Do vậy, mà công ty luôn tìm hướng đào tạo,bồi dưỡng kỹ năng quản lý cao cấp cho ban lãnh đạo; tăng cường kỹ năng nghiệp vụcho cán bộ công nhân viên; hướng dẫn vận hành, sử dụng thiết bị công nghệ cao chocông nhân
Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu về mở rộng quy mô, công ty đã xây dựng các kếhoạch tuyển dụng để bổ sung thêm lao động vào bộ máy quản lý và đội ngũ công nhângiỏi tại các xưởng sản xuất
1.5.3 Cơ sở vật chất, kỹ thuật
Từ khi thành lập đến nay, ban lãnh đạo luôn đầu tư, thay đổi cơ sở vật chất kỹthuật hiên đại nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất và theo kịp xu hướng phát triển của quy
mô, giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh
Đến thời điểm này, cơ sở vật chất của công ty tương đối đầy đủ và hiện đại
(Nguồn: Phòng kế toán)
Trang 16Qua bảng trên, ta có thể thấy số lượng máy dệt tương đối lớn, điều này cũng thểhiện khả năng công ty có thể tạo ra lượng lớn sản phẩm khăn bông để xuất khẩu.Ngoài ra, công ty đầu tư mua một số lượng lớn ô tô để chở hàng ra cảng, sự đầu tư nàygiúp công ty chủ động việc chất hàng và đem ra cảng kịp thời gian giao hàng cho đốitác, mặt khác nó giúp công ty giảm được một khoản chi phí thuê xe mang hàng đi.Ngoài ra công ty đầu tư một hệ thống máy đóng kiện, máy dán nẹp làm tăng năngsuất, tăng tính thẩm mỹ cho các kiện hàng thay vì các thao tác thủ công trước Công tycũng đầu tư nối mạng internet cho toàn bộ số máy tính trong các phòng ban và xưởngsản xuất, nhằm giúp cán bộ cập nhật thông tin về cách sử dụng máy móc, thông tin thịtrường, giá cả, chính sách pháp luật một cách nhanh chóng, kịp thời.
1.5.4 Nguồn nguyên vật liệu
Để phục vụ sản xuất khăn bông xuất khẩu, công ty đã mua nguyên liệu và phụkiện đóng gói từ những bạn hàng là các công ty sản xuất trong nước như:
- Sợi: Công ty Cổ Phần dệt may Sơn Nam,Nam Định
Công ty TNHH Phúc Hà, Hà Nam
Công ty Cổ Phần dệt sợi Dam San, Thái Bình
Công ty Đầu tư công nghiệp và thương mại Ha Na, Hà Nam
- Chỉ: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Mạnh Hương,Thái Bình
- Phụ kiện:
Bao manh: Công ty Cổ Phần Tam Kỳ,Thái Bình
Túi bóng, đai nhựa, khóa nẹp: Công ty Cổ Phần nhựa Phú Lâm,Thái Bình
Bìa carton: Công ty TNHH Thái Hiệp Hưng,Thái Bình
Tận dụng được các nguồn nguyên liệu trong nước để phục vụ sản xuất, đây cũng
là môt lợi thế mà công ty sử dụng triệt để, vừa tiết kiệm được chi phí sản xuất và vậnchuyển nguyên liệu, vừa có thể giúp các doanh nghiệp trong nước phát triển
Trang 17CHƯƠNG II PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG KHĂN BÔNG TẠI
CÔNG TY TNHH SXKD XUẤT NHẬP KHẨU TUẤN LỘC
2.1 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU KHĂN BÔNG CỦA CÔNG TY
2.1.1 Mặt hàng xuất khẩu
Sản phẩm mà công ty sản xuất chủ yếu là khăn tay bông Lợi thế của công ty từtrước là làng nghề dệt truyền thống nên đa số công nhân là những người có tay nghề,chăm chỉ và có khả năng học hỏi Sản phẩm từ khi được xuất sang thị trường mới đềuđược cải tiến về chất lượng, hình thức, đa dạng về sản phẩm phù hợp với nhu cầu củakhách hàng trong và ngoài nước
Sản phẩm được sả xuất xuất khẩu chủ yếu ở công ty là các loại khăn tay và khănbông loại to dùng trong gia đình Hiện nay công ty rất chú trọng đa dạng hóa sản phẩm
để tăng sự lựa chọn mua hàng cho khách hàng Không những đa dạng về mẫu mã, kíchthước, đặc biệt là công ty sản xuất các loại khăn theo nhu cầu của khách hàng Một sốmặt hàng mới của công ty và số lượng được đặt trong năm 2011 như sau:
Bảng 4: Số lượng hàng xuất khẩu theo thiết kế riêng trong năm 2011
Đơn vị: chiếc
1 Khăn quấn đầu
bông mềm, thấm hút tốt, kích thước lớn:
34x78 trọng lượng 116,67g, 40x80 trọng lượng 128,66g
2500
2 Khăn mặt
bông mềm, hút nước gấp 2 đến 3 lần khănbình thường, nhanh khô, màu sắc đa dạng,học tiết đáng yêu
2500
4 Khăn bông lớn sản phẩm mềm, dòng sản phẩm này chủ
yếu xuất cho các khách sạn 2000
5 Áo choàng tắm mặt hàng được thiết kế với một lớp bông,
mềm, mịn, không gây kích ứng da 2000
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu)
Trang 18Các mặt hàng trong bảng trên là các sản phẩm mới được đưa ra thị trường tiêuthụ vào khoảng cuối năm 2010, lượng xuất phụ thuộc vào yêu cầu của khách, các trungtâm thương mại Nhật Bản và Đài Loan họ muốn thay đổi kiểu dáng các mặt hàng đểxem thị hiếu tiêu dùng, nên số lượng xuất chưa được nhiều.
Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang ngày một hội nhập sâu hơn, công ty đãrất nỗ lực để tạo ra những bước đi đúng đắn trong định hướng chiến lược kinh doanhcủa mình Mặt hàng khăn bông xuất khẩu của công ty xuất đi ngày một nhiều, manglại giá trị lớn
Bảng 5: Doanh thu tiêu thụ khăn bông của công ty giai đoạn 2007-2011
Giátrị (tỷđồng)
Tỷ lệ(%)
Giátrị (tỷđồng)
Tỷ lệ(%)
Giátrị (tỷđồng)
Tỷ lệ(%)
Giátrị (tỷđồng)
Tỷ lệ(%)
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Từ khi thành lập đến nay công ty đã rất tích cực vào việc mở rộng thị trường xuấtkhẩu, mở rộng thị trường Qua bảng số liệu thống kê trên ta có thể nhận thấy doanh thubán hàng xuất khẩu của công ty ngày một tăng, tuy chưa đáng kể nhưng nó cũng đãphản ánh sự nỗ lực làm việc của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty Xuấtkhẩu đóng vai trò chủ đạo trong tổng doanh thu của doanh nghiệp hàng năm
Năm 2010, công ty đã xuất được 655.736,56 kg loại khăn B và khăn rách, thuđược 2.709.676,54 USD tương đương với 50.730.419.771 VNĐ Đến năm 2011, công
Trang 19ty xuất được 489.842,05 kg thu về 3.258.739,44 USD tương đương với61.590.175.416 VNĐ Ta có thể thấy, doanh thu xuất khẩu của công ty tăng đều quacác năm, tuy mức tăng không đồng đều Năm 2008 và 2009 do ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng kinh tế toàn cầu nên lượng xuất không đáng kể, doanh thu chỉ tăng nhẹ,nhưng đến năm 2011 doanh thu có xu hướng tăng nhanh Về tổng doanh thu toàn công
ty vẫn không bị giảm sút qua các năm Điều này cho thấy sự thích ứng của công ty với
sự biến động không ngừng, khó dự đoán của thị trường Kết quả đó là do công ty đãđầu tư hệ thống máy móc hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, thu hút thêm nhiềuđơn hàng mới
2.1.2 Thị trường tiêu thụ mặt hàng khăn bông của công ty
Do lý do hạn chế là một nhà cung cấp mới, và hạn chế về số lượng cũng như chấtlượng của mặt hàng, lượng xuất hàng năm cũng chưa nhiều nên thị trường sản phẩmcủa Công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tuấn Lộc không lớn, ít mởrộng chủ yếu vẫn là những bạn hàng truyền thống:
- 92% xuất khẩu sang Nhật Bản, các bạn hàng như: HOUEI Co.,Ltd;TAKANABE Co,Ltd; ATEX Co,Ltd
- 8% xuất sang Đài Loan, đơn vị nhập khẩu như HSING KUNG INDUSTRY
Cơ cấu thị trường xuất khẩu trong năm 5 qua của công ty như sau:
Trang 20Biểu đồ 1: Cơ cấu thị trường tiêu thụ khăn bông của công ty 2007-2011
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Trong kinh doanh, việc lựa chọn được một thị trường làm ăn rất quan trọng Xâydựng được mối quan hệ với bạn hàng truyền thống lâu dài sẽ xây dựng được uy tín,cũng như hình ảnh đẹp cho doanh nghiệp trong thời buổi hiện nay số lượng nhà cungcấp nhiều nên sự cạnh tranh đang diễn ra ngày một khốc nghiệt Qua bảng số liệu trên
ta có thể thấy được tiềm năng phát triển của công ty Tuy mới chỉ có Nhật Bản và ĐàiLoan thường xuyên đặt hàng, nhưng những giá trị đem lại không hề nhỏ, giá trị xuấtkhẩu tăng đều, ổn định qua từng năm
Công ty đã và đang cải tiến sản phẩm về cả chất lượng, mẫu mã và nâng cao sốlượng hàng hóa để có thể mở rộng thị trường trong và mở rộng thị trường xuất khẩusang các khu vực lớn có tiềm năng như: Mỹ, EU, …
Ngoài ra, công ty rất chú trọng đến bán hàng trong nước Công ty cung cấp cho
hệ thống nhà hàng, khách sạn, trung tâm hội nghị của huyện, tỉnh và một số tỉnh lâncận, và một số công ty trong làng nghề để họ xuất khẩu vì họ thiếu hàng
2.1.3 Phương thức xuất khẩu
Phương thức xuất khẩu hiện nay được công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuấtnhập khẩu Tuấn Lộc sử dụng chủ yếu là phương thức xuất khẩu trực tiếp Hoạt độngxuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu độc lập của công ty trên cơ sở những thông
Trang 21tin được nghiên cứu kỹ lưỡng của cán bộ kinh doanh về thị trường, tính toán đầy đủcác chi phí như vận chuyển, chi phí xếp hàng lên tàu…nhằm đảm bảo kinh doanh củacông ty có lãi, đúng hướng, đúng chính sách pháp luật Nhà nước và quốc tế Công ty
và đối tác sẽ tiến hành giao dịch trực tiếp với nhau mà không thông qua một cá nhânhay tổ chức trung gian nào Hình thức sẽ là thông qua gặp mặt nếu là những hợp đồnglớn, qua thư tín điện tử để bàn bạc, thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiệngiao dịch khác nếu là các bạn hàng truyền thống của công ty
Trong hoạt động xuất khẩu này, công ty sẽ phải độc lập, chủ động và tự tiến hànhthự hiện các nghiệp vụ như: nghiên cứu thị trường để có thể xuất khẩu, lựa chọn đốitác để kinh doanh, lựa chọn phương thức giao dịch để giao dịch với khách hàng đượctốt nhất, giá cả có thể xuất để rồi đi đến ký kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng Vớiviệc sử dụng phương thức giao dịch trực tiếp này công ty sẽ tự bỏ vốn để chi trả cácchi phí trong hoạt động kinh doanh và hưởng toàn bộ số lợi nhuận mà nó đem lại, cũngnhư phải tự chịu trách nhiệm nếu hoạt động xuất khẩu của mình thua lỗ
Sử dụng phương thức giao dịch tực tiếp này, công ty sẽ:
- Phải chủ động nghiên cứu để nắm bắt nhu cầu thị trường, thị trường nào cần
nhập khẩu khăn bông của mình? Số lượng bao nhiêu? Hình thức, mẫu mã họ yêu cầunhững gì? Giá cả của đối thủ thế nào? Khách hàng có mức hài lòng như thế nào đốivới sản phẩm của công ty? Từ đó công ty có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng
- Tiết kiệm cho công ty một khoản chi phí nếu phải người trung gian hay tổ chức
môi giới trong quá trình tham gia ký kết hợp đồng, từ đó có thể đầu tư vào sản xuấtkhăn bông xuất khẩu
- Nhờ sử dụng phương thức giao dịch trực tiếp này mà công ty sẽ chủ động được
về thời gian sản xuất và thời gian hoàn thành để xuất khẩu đúng như hợp đồng
- Khi công ty trực tiếp giao dịch với đối tác thì mọi thông tin trao đổi giữa hai
bên sẽ dễ dàng thỏa thuận và đi đến ký kết hợp đồng, các yêu cầu của khách đượccông ty tiếp nhận chính xác
Tuy nhiên, hình thức giao dịch này gây cho công ty một số hạn chế như:
- Dễ xảy ra những rủi ro nếu phía đối tác không nhận hàng, là những công ty hay
tổ chức lừa đảo
Trang 22- Công ty là một đơn vị mới tham gia xuất khẩu được hơn 5 năm nên lực lượngcán bộ có thể vẫn chưa già dặn, có đủ trình độ, kinh nghiệm khi tham gia ký kết hợpđồng ngoại thương với các đối tác lớn, dày dặn kinh nghiệm nên sẽ dễ mắc sai lầm, bị
ép giá, gây thiệt hại cho công ty
- Chi phí để xuất khẩu lớn, nên khối lượng hàng hóa xuất khẩu phải lớn mới cóthể bù đắp được và mang về lợi nhuận
Do đó khi tham gia giao dịch, công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhậpkhẩu Tuấn Lộc cần:
Nghiên cứu kỹ thị trường xuất khẩu mà công ty dự định xuất khẩu, nhu cầu thịtrường đó và giá cả mà công ty có thể bán
Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, để họ có đủ khả năng xử lý tình huống vànghiệp vụ vững chắc
Cân nhắc kỹ hợp đồng với điều kiện nội tại và khả năng cung ứng hàng của bảnthân công ty để xác định xem có thể thực hiện hợp đồng đó không
2.1.4 Đối tác
Nguyên liệu chính để công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu TuấnLộc tiến hành sản xuất khăn bông xuất khẩu là sợi Nguồn nguyên liệu này công ty đãmua từ các đối tác trong tỉnh Thái Bình và một số tỉnh lân cận khác như Công ty cổphần dệt sợi Dam San, Công ty cổ phần dệt may Sơn Nam…chất lượng tốt và đượcđảm bảo uy tín Mặc dù mới chỉ thành lập được hơn 5 năm, nhưng công ty đã xâydựng được mối quan hệ tốt với các công ty cung cấp nguyên liệu này và có đượcnguồn nguyên liệu đầu vào ổn định là một lợi thế để công ty tham gia các hợp đồngngoại thương có giá trị lớn đem lại lợi nhuận cao Điểm mạnh của nguồn cung cấp nàychính là công ty nắm bắt được thông tin chi tiết về đối tác, chi phí thu mua và vậnchuyển rẻ, trong những trường hợp thiếu nguyên liệu sản xuất có thể được cung cấpnhanh chóng và kịp thời không làm ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng của công ty.Rất ít hợp đồng công ty nhận yêu cầu xuất khẩu theo giá CIF, nhưng trong một
số trường hợp do thỏa thuận giữa hai bên công ty vẫn nhận chuyển hàng theo điềukiệm CIF Khi đó công ty sẽ phải chịu tất cả chi phí và rủi ro để vận chuyển hàng đếnđúng địa điểm nhập hàng Do đó công ty sử dụng hãng dịch vụ vận chuyển và bảo
Trang 23hiểm tin cậy trong nước như hãng tàu VINASHIN và công ty BẢO VIỆT Đây cũng làcông ty có uy tín được nhiều công ty trong nước sử dụng.
2.1.5 Đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Về mặt hàng khăn bông mà công ty đang sản xuất, tuy là sản phẩm thiết yếu hàngngày nhưng số lượng công ty sản xuất và gia công sản phẩm tương tự không phải lànhỏ Nên là một đơn vị mới công ty cũng đã xác định và xây dựng cho mình chiếnlược kinh doanh phù hợp
Công ty có xuất phát điểm tại làng nghề dệt truyền thống, do kinh tế ngày mộtkhó khăn nên các hộ gia đình đã tập trung lại với nhau để cùng sản xuất, vì vậy mà sốlượng công ty được thành lập trên mảnh đất đó ngày một nhiều như công ty TNHHToàn Thắng, Công ty cổ phần may Hưng Nhân…và một số công ty trong nước có têntuổi như: Công ty dệt Minh khai, Tổng công ty dệt may Việt Nam (Vinatex),…Vì vậy
mà sự cạnh tranh trong nước ngày một lớn, cùng sử dụng một lợi thế đó là giá nhâncông rẻ, vì thế mà giá cả mặt hàng khăn bông cạnh tranh rất mạnh mẽ giữa các công
ty Do vậy, công ty đã đặt mục tiêu để tạo dựng lợi thế như:
- Đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, tạo sự hài lòng cho khách hàng
- Thực hiện đúng hợp đồng về sản phẩm, thời hạn giao hàng để tạo uy tín với đốitác về công ty và lòng tin cho những chuyến hàng tiếp theo
- Xây dựng bộ máy quản lý chuyên trách gọn và hiệu quả, có chính sách quantâm, khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên để có được nguồn lao động chấtlượng phục vụ tốt cho công tác sản xuất
Mặt khác, khi nước ta mở cửa hội nhập vào toàn bộ nền kinh tế thì sự cạnh tranhgay gắt ngày càng khốc nghiệt Các đối thủ lớn, họ đều sở hữu nguồn lực kinh tếmạnh, máy móc sản xuất hiện đại, sản phẩm nhiều và ồ ạt sang mọi quốc gia Mộttrong những đối thủ đáng gườm nhất là Trung Quốc và một số quốc gia khác như HànQuốc, Thái Lan, Singapore, Ấn Độ…Để cạnh tranh được với các đối thủ lớn như vậythì chỉ có cạnh tranh về giá cả, do đó mà công ty cần phải tận dụng triệt để mối quan
hệ với nguồn cung cấp dồi dào trong nước và giá nhân công rẻ để sản phẩm khăn bôngcủa công ty có thể cạnh tranh về giá với các đối thủ khác
Trang 242.2 NGHIỆP VỤ XUẤT KHẨU KHĂN BÔNG CỦA CÔNG TY
2.2.1 Nội dung hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động rất phức tạp và chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố Hoạtđộng xuất khẩu phải trải qua nhiều khâu và ràng buộc lẫn nhau, đòi hỏi các doanhnghiệp xuất khẩu nói chung và Công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩuTuấn Lộc nói riêng phải hết sức thận trọng, linh hoạt, nắm bắt thời cơ và giảm tối đarủi ro nhằm thu lại được lợi nhuận cao nhất
Một quy trình xuất khẩu hoàn chỉnh của công ty phải được xây dựng bởi đội ngũcán bộ có năng lực cùng với kinh nghiệm thực tế sẽ giúp công ty tiết kiệm được thờigian, nhân lực trong hoạt động xuất khẩu, đồng thời nó cũng góp phần không nhỏtrong thành công của việc kinh doanh xuất khẩu khăn bông của công ty
2.2.1.1 Nghiên cứu thị trường
Công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tuấn Lộc mới tham gia vàohoạt động xuất khẩu hàng hóa được 5 năm nên thị trường tiêu thụ vẫn còn hạn hẹp, do
đó công tác nghiên cứu thị trường và lập kế hoạch kinh doanh luôn là khâu mà cán bộphòng kinh doanh của công ty đặt là nhiệm vụ quan trọng nhất Nghiệp vụ này đượctiến hành nghiên cứu cẩn thận và kỹ lưỡng bởi khi nghiên cứu tốt thị trường cán bộcông ty có thể nhận ra được quy luật vận động của mặt hàng khăn bông thông qua quyluật cung cầu, giá cả; giúp họ giải quyết được các vấn đề thực tế kinh doanh như yêucầu thị trường về sản phẩm, khả năng tiêu thụ của thị trường, khả năng cạnh tranh từcác nhà cung cấp trong và ngoài nước Từ đó họ mới có thể lựa chọn ra những thịtrường xuất khẩu phù họp với công ty
Nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường xuất khẩu
Nghiên cứu thị trường là quá trình điều tra để tìm hiểu triển vọng bán hàng chosản phẩm khăn bông của công ty tại các thị trường quốc tế, cũng có thể hiểu đây là quátrình các cán bộ phòng kinh doanh sẽ thu thập các thông tin từ báo chí, internet…vềcác thị trường, số liệu thị trường, rồi tiến hành so sánh những số liệu đó và đưa ra kếtluận để lập kế hoạch sản xuất, marketing sản phẩm…trình lên Ban Giám đốc
Công tác nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường này đòi hỏi các cán bộkinh doanh của công ty phải trả lời được các câu hỏi như: Nước nào là sẽ thị trường cótriển vọng nhất đối với mặt hàng khăn bông này? Nhu cầu về khăn bông của các thị
Trang 25trường này là gì? Khả năng xuất sản phẩm của công ty là bao nhiêu? Sản phẩm khănbông mà công ty đang sản xuất cần có những thích ứng gì trước những đòi hỏi của thịtrường tiêu thụ? Nên chọn phương thức bán hàng nào cho phù hợp và thu được lợinhuận hơn cho công ty? Thị trường có những đối thủ cạnh tranh nào và khả năng cungứng của họ ra sao? Văn hóa, phong tục tập quán, chính sách thuế, hạn nghạch và phápluật của nước nhập khẩu thế nào?
Với 5 năm xây dựng hình ảnh và thiết lập quan hệ buôn bán với nước ngoài,công ty mới chỉ tham gia giao dịch buôn bán với hai thị trường chính là Nhật Bản vàĐài Loan Điểm thuận lợi để công ty có thể xuất khẩu tại hai thị trường đó là:
- Nhật Bản và Đài Loan là một trong những thị trường lớn của Châu Á về nhậpkhẩu các sản phẩm ngành dệt may nói chung và khăn bông nói riêng để phục vụ chotiêu dùng nội địa do họ thiếu lao động, chi phí nhân công cao vì thế mà sản xuất ngànhdệt may tại hai nước này ngày một giảm
- Là các thị trường mở cửa đối với hàng dệt may, không áp dụng hạn nghạch vớimặt hàng khăn bông, chính sách thuế quan không khắt khe
Bên cạnh đó, hai thị trường này cũng là một trong số những thị trường rất khótính và có đòi hỏi khắt khe nhất với mặt hàng khăn bông của công ty như: về độ bềncủa bông và màu sắc khăn, đường chỉ, khả năng thấm hút…và họ sẵn sàng chấp nhậntrả giá cao cho các sản phẩm có thương hiệu Do đó, trong công tác nghiên cứu và lựachọn thị trường xuất khẩu này công ty cần cử các cán bộ có kinh nghiệm, nhanh nhẹn,hoạt bát để nắm bắt kịp thời thông tin về nhu cầu của người tiêu dùng, thông tin củađất nước nhập khẩu để giữ vững mối quan hệ với thị trường truyền thống là Nhật Bản
và Đài Loan, mặt khác nắm bắt cơ hội về nhu cầu khăn bông của những thị trường mớitiềm năng để mở rộng những thị trường tiêu thụ
Nghiên cứu giá cả hàng hóa xuất khẩu
Sau khi nghiên cứu được thị trường để xuất khẩu khăn bông của công ty, nhânviên trong công ty sẽ tiến hành nghiên cứu, tính toán các chi phí để đưa ra giá cả chosản phẩm, vì mỗi giai đoạn khác nhau giá cả luôn biến động và chịu ảnh hưởng củanhiều nhân tố, do đó công ty phải có sự thay đổi phù hợp để việc kinh doanh có lãi vàvẫn phải giữ được lượng khách hàng của mình Như trong cuộc khủng hoảng kinh tế
Trang 26tiêu dùng giảm, lạm phát tăng cao, để có thể tồn tại công ty cần có những đối sách vềgiá cả phù hợp Các chi phí cần để tính toán giá cả như: giá nguyên vật liệu gồm sợi vàphụ kiện đi kèm, chi phí vận chuyển hàng ra tàu…Ngoài ra, cán bộ kinh doanh củacông ty cũng rất chú trọng theo dõi diễn biến của giá khăn bông trên thế giới, cung cầutiêu dùng, lạm phát, tỷ giá hối đoái, chính sách của chính phủ và giá của các đối thủcạnh tranh khác.
Ta có thể nhận thấy rằng giá cả là một trong số những nhân tố ảnh hưởng trựctiếp đến khă năng cạnh tranh của công ty vì thế mà việc nghiên cứu và tính toán chínhxác giá cả của các hợp đồng kinh doanh xuất nhập khẩu là một công việc khó khăn đòihỏi các cán bộ công ty phải xem xét trên nhiều khía cạnh
Mặt khác chi phí xuất khẩu phụ thuộc chủ yếu vào khối lượng đơn đặt hàng, nêncông ty thường chào hàng xuất khẩu theo giá FOB Với việc sử dụng giá FOB nàycông ty sẽ không phải tính toán giá cả nhiều lần nên tiết kiệm được thời gian và chiphí Nhưng chính sách giá này lại kém linh hoạt với sự biến động của giá cả thịtrường Do đó mà tùy từng trường hợp công ty có các phương án thỏa thuận giá thanhtoán phù hợp để đem lại lợi nhuận tối đa
Đi lên từ một làng nghề truyền thống có tiếng cũng là một lợi thế của công ty,nhưng một khó khăn lớn là công ty là một đơn vị mới thành lập nên các thị trườngnước ngoài chưa biết đến, sự hiểu biết về thị trường nước ngoài còn hạn hẹp và sựcạnh tranh trên thị trường trên thế giới rất khốc liệt nên để tồn tại, phát triển và có mộthướng đi đúng đắn thì công ty cần có những sự chuẩn bị về thông tin một cách chínhxác để giúp ban giám đốc đưa ra được những quyết định đúng hướng, hợp thời
2.2.1.2 Lập phương án kinh doanh
Kết thúc quá trình nghiên cứu và tìm hiểu công ty đã xác định được những thịtrường có thể xuất khẩu như thị trường Nhật Bản và Đài Loan Để thực hiện một hợpđồng ngoại thương với các đối tác này được thuận lợi, các cán bộ kinh doanh sẽ xâydựng phương án kinh doanh đúng đắn, khoa học và các phương án dự phòng nhằmtránh rủi ro bất ngờ trong quá trình thực hiện
Trước hết, để lập được phương án kinh doanh thì cán bộ kinh doanh sẽ tiến hànhđánh giá các điều kiện nội tại của mình và mức độ sẵn sang xuất khẩu của công ty tạithời điểm hiện tại về: vốn kinh doanh, máy móc sản xuất, quy mô của công ty, nguồn
Trang 27lao động, hàng tồn kho, nguồn cung cấp nguyên liệu (sợi, chỉ khâu, thuốc nhuộm), lợithế của công ty hiện nay… Từ việc tự đánh giá này công ty sẽ có thể phát huy lợi thế,khắc phục những điểm yếu và đánh giá được chính xác khả năng hiện tại để tham giamột hợp đồng mới có giá trị như thế nào và khả năng mà công ty có thể đáp ứng hợpđồng trong thời gian bao lâu để tránh mất uy tín với bạn hàng.
Tiếp đó, công ty sẽ phải xem xét, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng từ hai thị trườngnày đến việc xuất khẩu là gì Ví dụ như văn hóa, mức cầu khăn bông mà hai thị trườngnày hàng năm tiêu thụ, khă năng kinh tế tại thời điểm này của hai quốc gia, sở thíchtiêu dùng của người dân,…việc đánh giá được những nhân tố này sẽ giúp bản thâncông ty có thể tự tin trong việc chào hàng ra nước ngoài
Một khâu quan trọng trong công tác lập kế hoạch này là các cán bộ trong công ty
sẽ phải tính toán được tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu là số đồng nội tệ bỏ ra để thu về mộtđồng ngoại tệ để có thể đưa ra quyết định là nên xuất khẩu vào Nhật Bản hay Đài Loanvới giá cả bao nhiêu và số lượng như thế nào để việc kinh doanh không bị lỗ Côngviệc này đòi hỏi sự tính toán cẩn thận và dự đoán tương đối các con số nên công ty cần
có những cán bộ giỏi, am hiểu thị trường đảm nhiệm
Khi phương án kinh doanh được đề xuất, công ty sẽ tổ chức thực hiện phương ánthông qua việc quảng cáo, chào hàng…
2.2.1.3 Đàm phán và ký kết hợp đồng
Khi nhận được lời đề nghị đặt mua hàng của đối tác Nhật Bản và Đài Loan, công
ty tiến hành trao đổi với đối tác những thông tin cơ bản đầu tiên qua email Sau khinhận được những thông tin cần thiết, đối với những đối tác mới quan hệ họ có thể yêucầu công ty gửi hàng mẫu cụ thể cho họ trong những hợp đồng nhỏ, còn ở những hợpđồng có giá trị lớn, phía đối tác thường sẽ cử đại diện sang xem hàng cụ thể Một trongnhững điều quan trọng để có thể hợp tác với các đối tác này là hàng mẫu cần phải đápứng đầy đủ các tiêu chí của khách hàng về chất lượng, mẫu mã, kích thước, kỹ thuật…Giao dịch thành công, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng Với những khách hàngquen thuộc thì hợp đồng được kéo dài khoảng 1 năm, các đối tác mới thì hợp đồng cóthời hạn ngắn hơn Nội dung trong hợp đồng bao gồm đầy đủ thông tin như tên đơn vịnhập khẩu và xuát khẩu, yêu cầu về hàng hóa, giá cả, phương thức thanh toán…hợp
Trang 282.2.2 Quy trình thực hiện hợp đồng
Sau khi hợp đồng ngoại thương được ký kết, công ty có trách nhiệm thực hiệnhợp đồng Đây là công việc rất phức tạp, đòi hỏi phải tuân thủ luật pháp quốc gia vàquốc tế, đồng thời phải đảm bảo uy tín cho bản thân công ty Đa số hợp đồng ngoạithương của công ty thực hiện trình tự các bước như sau:
SƠ ĐỒ 2: SƠ ĐỒ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG
(Thanh toán bằng L/C và giao hàng bằng điều kiện FOB)
Trong một số trường hợp do hai bên thỏa thuận nếu vẫn có lãi, công ty sẽ thựchiện hợp đồng theo điều kiện giao hàng CIF, khi đó công ty TNHH sản xuất kinhdoanh xuất nhập khẩu Tuấn Lộc sẽ phải chịu thêm chi phí thuê tàu và mua bảo hiểmcho hàng hóa đến nước nhập khẩu, trình tự sẽ như quy trình trên nhưng sau bước kiểmtra hàng hóa công ty phải thuê tàu và mua bảo hiểm theo đúng quy định
Ký kết hợp đồng xuất
khẩu Kiểm tra L/C
Chuẩn bị hàng hóa xuất
khẩu
Kiểm tra chất lượng hàng hóa
Làm thủ tục Hải quan Giao hàng lên tàu
Nhận tiền hàng Giải quyết các khiếu nại
(nếu có)