3.1.1 Dự báo
3.1.1.1 Dự báo kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam có lịch sử phát triển từ rất lâu đời,là ngành mũi nhọn của nước ta. Từ nhiều năm qua các sản phẩm của ngành không ngừng tăng về số lượng, cơ cấu mặt hàng, trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiếm một vị trí quan trọng.
Ngành dệt may hiện là mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam, có tốc độ tăng trưởng cao qua các năm. Sản phẩm dệt may của Việt Nam đã tạo dựng được uy tín trên hầu hết các thị trường như Mỹ, EU, Nhật Bản.
Kim ngạch xuất khẩu nghành dệt may Việt Nam tăng trưởng mạnh trong năm 2008 (xấp xỉ 18%). Nhưng đến năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên kim ngạch xuất khẩu Dệt may của nước ta có xu hướng giảm nhẹ (xấp xỉ 0,6%) so với năm 2008. Tuy nhiên đến năm 2010, giá trị xuất khẩu Dệt may của Việt Nam tăng trưởng mạnh trở lại, tốc độ trên 20% (năm 2010). Có thể nhận thấy sự ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đến xuất khẩu mặt hàng Dệt may là không lớn do Dệt may thuộc nhóm mặt hàng phục vụ tiêu dùng thiết yếu, đây là mặt hàng có cầu ít nhậy cảm với thu nhập của người tiêu dùng, vậy nên khi thu nhập của người tiêu dùng thay đổi thì lượng cầu về mặt hàng này thay đổi không đáng kể. Và một thuận lợi khác là trên thị trường dệt may Trung Quốc – một trong những đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam, có xu hướng giảm dần sự tham gia trong các lĩnh vực xuất khẩu có giá trị thấp để có thể tập trung các nguồn lực sản xuất vào các mặt hàng có giá trị gia tăng cao hơn, vì vậy phần nào giảm bớt tính khốc nghiệt của cạnh tranh trên thị trường dệt may xuất khẩu mà Việt Nam đang là một chủ thể tích cực.
Trong một vài năm trở lại đây, mặc dù ngành dệt may thế giới giảm, nhưng dệt may Việt Nam vẫn duy trì được kim ngạch xuất khẩu không những không giảm mà còn tăng được thị phần vào ba thị trường chính là Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU.
- Thị trường Mỹ vẫn là khách hàng nhập khẩu lớn nhất cho các hàng hóa của Việt Nam nói chung và hàng dệt may của nước ta nói riêng. Ngành dệt may là một trong số những ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ
- Thị trường EU
EU là một trong những thị trường nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam, đối với hàng dệt may thì EU là thị trường lớn thứ hai sau Mỹ với trên 500 triệu người tiêu dùng luôn đòi hỏi sản phẩm chất lượng cao, kiểu dáng đẹp, mẫu mã đa dạng.
Theo dự báo của Hiệp hội dệt may Việt Nam (VITAS), trong năm 2011 và một vài năm tới hàng dệt may nước ta vẫn còn nhiều cơ hội để gia tăng thị phần tại EU.
- Thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc
Những mặt hàng Việt Nam có tiềm năng xuất khẩu sang Nhật đều nằm trong những mặt hàng Nhật Bản sẽ tăng cường nhập khẩu trong những năm tiếp theo
3.1.1.2 Dự báo kim ngạch xuất khẩu mặt hàng khăn bông của công ty
Ngành dệt may của nước ta là một trong những ngành mũi nhọn, có kim ngạch xuất khẩu lớn hàng năm. Nhà nước rất quan tâm và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường. Do đó mà số lượng công ty, xí nghiệp tham gia thị trường ngày một nhiều, nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Nhật Bản là thị trường mà lượng xuất của công ty chiếm tỷ trọng rất lớn, là một trong những thị trường không áp dụng hạn ngạch đối với mặt hàng khăn bông nói riêng và ngành dệt may nói chung, nên hầu hết các doanh nghiệp dệt nước ta luôn hướng đến thị trường này. Do vậy mà thị trường có thể áp dụng hạn ngạch cho sản phẩm khăn bông của công ty. Vì thế mà lượng hàng có thể xuất vào thị trường Nhật Bản có thể giảm trong thời gian tới. Nên công ty cần mở rộng sang các thị trường tiềm năng khác như thị trường Châu Á, một trong những khu vực đông dân nhất thế giới và nước ta cũng tham gia rất nhiều tổ chức thương mại của khu vực cũng như của thế giới nên vấn đề về thuế hay hạn ngạch cũng không trở nên quá khó khăn cho công ty, nên tiềm năng để công ty xuất khẩu khăn bông rất cao.
3.1.2 Mục tiêu, phương hướng và tiềm năng xuất khẩu công ty
- Về nhân lực: Với tổng dân số của tỉnh gần 2 triệu người, đa số là người dân lao động nông nghiệp, có thể nói nguồn nhân lực tỉnh khá dồi dào, đặc biệt họ có đặc điểm cần cù, sáng tạo, nhanh nhẹn, đây là một lợi thế để công ty khai thác để mở rộng quy mô sản xuất.
- Về nguồn cung cấp nguyên vật liệu: Chủ yếu công ty nhập từ nguồn nguyên vật liệu sản xuất trong nước, nên công ty có nguồn cung cấp tương đối ổn đinh và lâu dài.
- Các chính sách của Nhà nước, của tỉnh và huyện: Với mục tiêu xóa đói, giảm nghèo ở các vùng nông thôn và tăng nguồn vốn cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các chính sách nhằm phát triển kinh tế được chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
3.1.2.2 Mục tiêu
Kinh doanh có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao, giải quyết được công ăn việc làm cho một số lượng lớn công nhân nông thôn luôn là mục tiêu của công ty cần đạt được.
Để phát huy những gì đã đạt được và khắc phục những tồn tại nhằm đảm bảo duy trì kinh doanh có hiệu quả, hoàn thành kế hoạch đề ra, công ty đã đưa ra mục tiêu cho năm 2012 như sau:
- Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lương làm tăng khả năng cạnh tranh.
- Đẩy mạnh xuất khẩu khăn bông chất lượng cao, từng bước nâng cao hiệu quả các nghiệp vụ xuất khẩu.
- Đầu tư, liên doanh liên kết với các cơ sở cung cấp nguyên vật liệu nhằm tạo nguồn nguyên liệu ổn định, lâu dài.
- Mở rộng quan hệ buôn bán sang Mỹ, Hàn Quốc,..
Với mục tiêu cụ thể như vậy, công ty cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ, tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại để có thể nắm bắt được các cơ hội kinh doanh. Đồng thời tăng cường hoạt động marketing, chăm sóc khách hàng để có thể nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng, mở rộng thêm mặt hàng xuất khẩu, để có thể tăng doanh thu và lợi nhuận cho công ty.
Mặt khác, là một công ty được xây dựng trên mảnh đất nông nghiệp, lao động phổ thông nhiều, để góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh thì việc tạo công ăn việc làm cho người dân lúc nông rỗi cũng là một trong những mục tiêu mà công ty hướng đến lâu dài. Vừa mở rộng được quy mô sản xuất, đẩy nhanh được tiến độ giao hàng, và việc sử dụng được một nguồn lực nhân công rẻ sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận cho công ty.
3.1.2.3 Phương hướng
Trong khi xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu tiêu dùng cho những sản phẩm cao cấp phục vụ cuộc sống hàng ngày ngày càng cao, chính vì vậy mà công ty phải tận dụng mọi cơ hội để nắm bắt được những nhu cầu đó để có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của cac công ty cung cấp mặt hàng khăn bông thì tồn tại cạnh đó là thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, vì vậy mà nhiệm vụ hàng đầu của mỗi công ty là phải giữ được các khách hàng truyền thống và đồng thời phải tận dụng được thời cơ phát triển thêm khách hàng mới. Mở rộng quy mô, mở rộng thị trường tiêu thụ làm tăng lượng khách hàng sẽ tạo tên tuổi, uy tín cho công ty.
- Nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên, đào tạo những cán bộ có tay nghề cao, có tư duy sáng tạo.
- Đầu tư công nghệ tiên tiến, hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy nhanh thời gian sản xuất.
- Phát triển mối quan hệ ổn định với các đơn vị cung cấp nguyên vật liệu, nhằm đảm bảo nguồn cung cấp thường xuyên, lâu dài.
- Theo dừi, nắm bắt xu hướng và nhu cầu của thị trường, người tiờu dựng, đa dạng hóa sản phẩm nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Duy trì và củng cố thị trường đã có, đẩy mạnh công tác xúc tiến, tiếp thị để giữ khách hàng truyền thống, xây dựng mối quan hệ với các thị trường tiềm năng.
- Đảm bảo thực hiện hợp đồng nghiêm túc, chuẩn về số lượng, chất lượng, mẫu mã, thời gian và địa điểm giao hàng. Việc làm này sẽ tạo tâm lý tin tưởng của khách hàng đối với công ty.
- Thường xuyên cập nhật, nắm vững các chính sách, quy định của các chính sách, chế độ hiện hành của chính quyền địa phương và của Nhà nước, đặc biệt là luật thương mại, thuế.
- Sử dụng tổng hợp các hình thức kinh doanh để hạn chế rủi ro đem lại lợi nhuận cao nhất.