GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu mặt hàng khăn bông tại công ty tnhh sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tuấn lộc (Trang 45 - 55)

Nhận tiền hàng Giải quyết các khiếu nạ

3.2 GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

Sự phát triển của ngành dệt may của nước ta được ghi nhận với những kết quả đáng khích lệ, đến thời điểm này nó đã trở thành một trong những ngành công nghiệp sản xuất, xuất khẩu quan trọng, thu hút lực lượng lớn lao động, tạo ra giá trị hàng hóa phục vụ tốt nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Tuy nhiên ngành Dệt may Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh ngay cả trên thị trường nội địa từ sản phẩm của Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan. Trên thị trường thế giới, Trung Quốc cũng là một đối thủ cạnh tranh lớn mà Việt Nam khó có thể vượt qua được. Đồng thời, một số đối thủ cạnh tranh đang nổi lên với lợi thế giá nhân công thấp hơn Việt Nam như Lào, Campuchia, Myanmar có thể đe dọa thị phần của Việt Nam trên thị trường thế giới. Vì vậy mà giá nhân công rẻ của nước ta sẽ không còn là lợi thế trong dài hạn. Do đó mà công ty và Nhà nước cần có những biện pháp để ứng phó trước những thay đổi không thể lường trước được này.

3.2.1.Giải pháp đối với doanh nghiệp

3.2.1.1 Về nguồn lực phát triển công ty

- Về cơ sở vật chất kỹ thuật:

Cơ sở vật chất kỹ thuật phải hiện đại, phù hợp là yếu tố tạo nên sản phẩm chất lượng cao, giúp các mặt hàng của công ty có khả năng cạnh tranh trên thị trường lớn. Xây dựng hình ảnh, lập kế hoạch kinh doanh để thu hút vốn đầu tư và sử dụng nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả, nhằm mở rộng quy mô cho doanh nghiệp.

- Công ty phải chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty. Trong thời gian tới công ty cần:

+Có chính sách tuyển dụng thêm những cán bộ trẻ, có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu, đồng thời sàng lọc những nhân viên không có năng lực, không thể thích nghi được với cơ chế mới.

+Đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hoạt động của mình theo tiêu chuẩn lao động chuẩn quốc tế.

+Cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, am hiểu toàn bộ các lĩnh vực: kỹ thuật, ngoại thương, ngoại ngữ,pháp luật. Đầu tư cho các cán bộ đi học thêm các lớp nghiệp vụ ngắn hạn, nếu có điều kiện công ty có thê đầu tư cho một số cán bộ sang nước ngoài học hỏi, tích lũy thêm kiến thức thực tế. Với nhân viên trẻ, có triển vọng nhưng chưa có điều kiện, công ty cần tạo điều kiện cho họ có cơ hội tiếp cận công việc.

+Xây dựng chính sách khuyến khích vật chất, tinh thần cán bộ công nhân viên trong công ty, giúp họ yên tâm công tác, khen thưởng kịp thời để nâng cao trách nhiệm trong công việc.

- Hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý của bộ máy công ty

+Phân bổ chức năng, nhiệm vụ của mỗi phòng ban trong công ty một cách khoa học, không chồng chéo lẫn nhau.

+Xây dựng nhiệm vụ, mục tiêu cho mỗi phòng ban, có cơ sở để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng cán bộ.

- Về nguồn vốn sản xuất hàng xuất khẩu

Vốn là điều kiện đầu tiên và không thể thiếu đối với tất cả các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Vì vậy mà việc chủ động xây dựng, huy động và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả là một trong những nhiệm vụ cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho doanh nghiệp. Do là một đơn vị mới thành lập, vốn cố định chưa nhiều, nên nguồn vốn để công ty sản xuất chủ yếu là nguồn vốn vay từ ngân hàng. Để đảm bảo nguồn vốn sản xuất đúng thời gian phục vụ công tác kinh doanh của mình, bản thân công ty phải :

+Tăng cường quan hệ với các ngân hàng trong huyện, tỉnh, các tổ chức tín dụng, phải thiết lập được mối quan hệ đối tác chiến lược với các ngân hàng để có thể vay vốn ưu đãi trong một thời gian dài.

+Đàm phán, thương lượng, thiết lập những cam kết, tạo uy tín với khách hàng để họ có thể trả trước một khoản tiền để phục vụ sản xuất hàng hóa.

Ngoài ra để đảm bảo đủ nguồn vốn, không để lãng phí cho sản xuất hàng xuất khẩu doanh nghiệp cần lập kế hoạch sử dụng nguồn vốn có hiệu quả bằng cách:

+Tính toán, xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn vốn hợp lý, tiết kiệm tối đa chi phí trong sản xuất.

+Đàm phán, lựa chọn phương thức thanh toán nhanh chóng, đảm bảo thu hồi vốn nhanh.

+Lập báo cáo chi tiết về tình hình sử dụng vốn hàng năm, hàng quý để theo dõi hiệu quả sử dụng. Từ đó đưa ra được các biện pháp tiết kiệm, giảm thiểu thất thoát và lãng phí.

+Nếu vốn sản xuất thừa, công ty phải có biện pháp xử lý kịp thời tránh lãng phí, để có thể sinh lời giúp tăng lợi nhuận.

3.2.1.2 Về quy trình xuất khẩu của hàng hóa

- Công tác nghiên cứu thị trường và xây dựng chiến lược kinh doanh

Muốn hoạt động xuất khẩu phát triển, công ty cần có một thị trường tiêu thụ rộng lớn, ổn định lâu dài. Do đó mà công tác nghiên cứu, tìm kiếm khách hàng là khâu vô cùng quan trọng, là điều kiện tiên quyết khi doanh nghiệp muốn mở rộng buôn bán ra

Để có thể thâm nhập vào thị trường mới cần có cách tiếp cận, phương pháp và có hệ thống để thu hút khách hàng.

+Tìm hiểu nhu cầu khách hàng về chất lượng, hình thức, mẫu mã và xác định đúng đối tượng mà công ty hướng tới.

+Tìm hiểu chi tiết thông tin về đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.

+Tìm hiểu rõ chính sách của nhà nước có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nắm vững các chính sách thương mại, chính trị và phong tục tập quán của mỗi quốc gia.

+Xác định mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, áp dụng được vào thực tiến.

+Nghiên cứu, lập kế hoạch mục tiêu, đồng thời xây dựng các chiến lược dự phòng bởi môi trường kinh doanh luôn thay đổi

+Tăng cường đầu tư cho quảng cáo, các hoạt động xúc tiến bán hàng, xây dựng trang web đầy đủ thông tin, tạo ra sự thu hút với đối tác.

+Nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm mới. +Lập ngân sách cho việc tiếp thị ở nước ngoài.

Công ty cần linh hoạt trong cách lựa chọn phương thức chào hàng theo giá CIF hay giá FOB một cách hợp lý để thu thêm lợi nhuận.

Bên cạnh đó, ban lãnh đạo công ty cần phải thường xuyên theo dõi, góp ý, kiểm tra, đôn đốc kịp thời quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch nhằm phát hiện kịp thời sai sót và đưa ra các biện pháp khắc phục nhanh chóng, tránh gây lãng phí thời gian, tiền bạc, sức lao động để các kế hoạch được thực hiện theo đúng tiến trình vạch sẵn.

- Công tác đàm phán và ký kết hợp đồng

Do hạn chế công tác nghiên cứu, tìm kiếm thị trường nên công ty rất dễ yếu thế khi ngồi vào bàn đàm phán. Thực tế này không thể nhanh chóng có thể xóa bỏ được mà công ty cần có thời gian, kinh nghiệm để hạn chế bớt phần nào do đối tác nước ngoài có tiềm lực, lợi thế buôn bán quốc tế lâu đời trong khi công ty mới được thành lập, tiềm lực tài chính yếu, trình độ hạn hẹp. Do đó, để có thể khắc phục, tăng cường vị thế của mình công ty cần phải:

+Tạo thế chủ động khi ngồi vào bàn đàm phán.

+Thiết lập đội ngũ cán bộ đầy đủ kinh nghiệm, hoạt bát, khéo léo, có kiến thức về ngoại thương, ngoại ngữ và pháp luật, đặc biệt là có khả năng xử lý tình huống tốt.

+Trong quá trình đàm phán cần tùy cơ ứng biến mọi khả năng xảy ra, không dùng ngôn ngữ tùy tiện và phải có sự chuẩn bị trước.

+Thủ tục hải quan: Thủ tục hải quan rất phức tạp, tốn nhiều thời gian cho doanh nghiệp, nên công ty cần chú ý cử cán bộ có kinh nghiệm ra lo các công việc này.

+Công tác khai hải quan: Đây là công việc đòi hỏi sự chính xác cao, yêu cầu cán bộ có kinh nghiệm, cẩn thận tránh khai nhầm mất thời gian.

- Kiểm tra L/C: Thanh toán trong xuất khẩu là khâu cuối cùng và rất quan trọng, nó là thành quả của một quá trình khó khắn, vất vả. Vì thế mà công ty cần phải cử cán bộ chuyên nghiệp, có trình dộ để kiểm tra L/C, nếu không đúng, không phù hợp phải nhanh chongs đưa ra biện pháp xử lý kịp thời.

- Về nghiệp vụ thanh toán: Công ty nên sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ để có thể yên tâm về sự bảo lãnh của ngân hàng, để phòng tránh những rủi ro đáng tiếc.

3.2.1.3 Nâng cao sức cạnh tranh cho mặt hàng khăn bông

- Về chất lượng sản phẩm: một sản phẩm tốt sẽ mang đến sự hài lòng, tin tưởng sử dụng của người tiêu dùng ở các quốc gia khác nhau. Vì vậy, cán bộ quản lý của công ty cần quán triệt đảm bảo chất lượng là trách nhiệm của toàn bộ các khẩu từ sản xuất đến phân phối, tăng cường cải tiến, đổi mới cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.

- Về hình ảnh và uy tín của sản phẩm: Cần phải đa dạng hóa mẫu mã, kích thước, giá cả cho phù hợp với từng thị trường

Xây dựng được hình ảnh và thương hiệu của khăn bông trên trường quốc tế, sẽ là lợi thế cho công ty có thể xâm nhập sâu hơn vào thị trường tiêu dùng mới.

3.2.1.4 Thiết lập các quan hệ với nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào

Lợi thế của công ty là có một nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất dồi dào và giá rẻ từ trong nước. Vì vậy, công ty cần xây dựng mối quan hệ ổn định, vững chắc để đảm bảo nguồn cung cấp lâu dài, kịp thời.

3.2.1.5 Đẩy mạnh khâu xúc tiến bán hàng

Sau khâu nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp cũng cần xây dựng những kế hoạch hoạt động để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm, bằng cách:

- Tăng cường hoạt động quảng cáo, marketing xây dựng hình ảnh cho công ty và sản phẩm khăn bông của công ty.

- Xây dựng kế hoạch tham gia hôi chợ triển lãm để giới thiệu sản phẩm, tìm đối tác kinh doanh.

- Cử cán bộ sang nghiên cứu thị trường nước ngoài để mở rộng hiểu biết, quảng cáo thêm về sản phẩm.

3.2.1.6 Xây dựng trang web và ứng dụng thương mại điện tử vào kinh doanh

Hiện nay khoa học công nghệ đang phát triển rầm rộ, công ty TNHH sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Tuấn Lộc cũng đã xây dựng được cho mình một trang web riêng, nhưng mới chỉ là để giới thiệu các sản phẩm nên công ty nên tận dụng thương mại điện tử vào việc kinh doanh.

Thương mại điện tử được xem như là một công cụ hỗ trợ bán hàng trực tuyến hay nhất, không mất quá nhiều thời gian cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng, mà vẫn đảm bảo mang lại lợi ích to lớn cho bản thân doanh nghiệp

- Thứ nhất, thông qua internet, các sản phẩm của doanh nghiệp có thể được quảng bá rộng khắp mà không tốn thời gian của cán bộ phòng kinh doanh đi tìm kiếm khách hàng, tiếp thị, mà khách hàng sẽ tự tìm đến, đặc biệt nó giúp doanh nghiệp mất chi phí quảng cáo cực thấp.

- Thứ hai, chỉ cần một click chuột, khách hàng trong và ngoài nước có thể biết được thông tin, chất lượng, giá cả mặt hàng một cách nhanh chóng.

- Thứ ba, nó giúp doanh nghiệp tăng doanh thu với một số lượng khách hàng đáng kể.

- Giảm chi phí hoạt động như thuê cửa hàng giới thiệu sản phẩm,hoặc là mang hàng đi tiếp thị...

Vì vậy mà việc xây dựng một trang web với đầy đủ thông tin, hình thức hấp dẫn sẽ là một lợi thế cạnh tranh mới cho công ty.

Cuối cùng, để thực hiện được một số biện pháp trên, ngoài kiến thức chuyên môn của đội ngũ cán bộ và sự quản lý sáng suốt của ban lãnh đạo thì cần có sự đoàn kết của cả tập thể công ty. Điều đó sẽ là động lực giúp công ty đứng vững trên thị trường thế giới, hoàn thành kế hoạch đặt ra.

3.2.2.Kiến nghị đối với cơ quan Nhà nước

3.2.2.1 Hoàn thiện, ổn định cơ chế điều hành xuất khẩu

- Thực hiện cải cách các thủ tục hành chính

Muốn có hiệu quả cao trong kinh doanh, nhà nước nên tạo điều kiện giúp đỡ doanh nghiệp, cần đơn giản hóa thủ tục hành chính. Trên thực tế thì bộ máy hành chính nước ta khá cồng kềnh, thủ tục rườm rà, mang nặng tính quan liêu, bao cấp. Do

đó, Nhà nước cần phải đơn giản thủ tục hành chính giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi, bằng cách:

+Đơn giản hóa thủ tục hải quan.

+Quy định rõ quyền hạn, phạm vi, trách nhiệm của Hải quan.

Đặc biệt, nhà nước cần giám sát chặt chẽ công tác hải quan, quy định rõ nếu cơ quan hải quan làm việc không đúng, gây thiệt hại cho doanh nghiệp thì yêu cầu cơ quan hỉ quan có trách nhiệm bồi thường cho doanh nghiệp.

- Tăng cường vai trò của các đại diện thương mại nước ta ở nước ngoài

Đa số công ty dệt may ở nước ta được thành lập ở quy mô vừa và nhỏ, nên điều kiện ra nước ngoài để giới thiệu sản phẩm là rất hạn chế. Dù nước ta sự mở cửa hội nhập được thực hiên muộn so với các nước khác, nhưng chúng ta nên học hỏi kinh nghiệm của các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc…Tại sao hàng hóa của họ lại có thể xâm nhập vào rất nhiều thị trường? có phải chỉ là thương hiệu hay chất lượng? một nhân tố không kém phần quan trọng đó là sự hiện diện của mạng lưới cơ quan kinh tế của họ bên các nước sở tại, họ sẽ là những tổ chức trung gian thu thập thông tin về phong tục tập quán, cách thức làm ăn… lập thành các dữ liệu chuyển về nước. Mặt khác, họ còn có thể giúp các doanh nghiệp xuất khẩu mở chi nhánh ở nước ngoài, tạo sự gặp gỡ khách hàng tiềm năng.

Nói như vậy không có nghĩa là đại diện thương mại của ta tại nước sở tại cũng phải bắt chước họ bởi ta còn quá ít kinh nghiệm về buôn bán quốc tế, tiềm lực kinh tế cũng không đủ mạnh. Tuy nhiên, các đại diện thương mại của ta không thể chỉ thực hiện những nhiệm vụ chung chung mãi như thế và để họ thực sự nhập cuộc với các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước, Nhà nước nên có các biện pháp như: cử những cán bộ thực sự có trình độ chuyên môn, nhanh nhạy nắm bắt thông tin hoặc là thành lập riêng đại diện thương mại chứ không nhất thiết phải gắn với cơ quan bộ ngoại giao.

- Xây dựng chính sách hỗ trợ xuất khẩu

Từ khi hội nhập đến nay, Nhà nước mới chỉ tập trung các biện pháp hỗ trợ bên bán (hay nhà xuất khẩu), nhưng theo các nhà kinh tế thì sử dụng biện pháp khuyến khích tiêu dùng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Vốn ODA là một ví dụ điển hình. Phương tiện vận chuyển hàng hóa xuyên quốc gia hiện nay hiện nay chủ yếu là bằng

chính sách khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài nhập khảu là con đường hiệu quả nhất. Cụ thể là cho nước ngoài vay tiền với lãi suất ưu đãi nhưng kèm với điều kiện họ sẽ mua hàng của chúng ta, lập quỹ bảo lãnh xuất khẩu để các doanh nghiệp Việt Nam cấp tín dụng hàng hóa cho nhà nhập khẩu nước ngoài với lãi suất ưu đãi…

3.2.2.2 Tạo môi trường pháp lý, môi trường kinh tế cho doanh nghiệp xuất khẩu

Nhà nước ta hiện nay ra quá nhiều văn bản pháp luật, được thay đổi hàng năm và chồng chéo lên nhau, thiếu cơ sở chung, gây khó khăn cho công tác kinh doanh của doanh nghiệp.

Cho nên Nhà nước cần xây dựng hành lang pháp lý thông thoáng cho các doanh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động xuất khẩu mặt hàng khăn bông tại công ty tnhh sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tuấn lộc (Trang 45 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w