1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện lớp 5

110 6K 59

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 655 KB

Nội dung

Thông qua việc kể lại các câu chuyện dưới các dạng bàikhác nhau các em đã tiếp xúc với các tác phẩm văn học, điều này đồngnghĩa với việc vốn văn học của các em được tích luỹ dần trong dạ

Trang 1

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Kể chuyện là một phân môn của Tiếng Việt, do đó việc dạy tốtphân môn này cũng nhằm góp phần thực hiện các mục tiêu dạy học bộmôn Tiếng Việt đề ra Những mục tiêu đó được thể hiện cụ thể như sau:

Một là: Môn Tiếng Việt góp phần hình thành và phát triển bốn kĩnăng sử dụng Tiếng việt đó là: nghe, nói, đọc, viết để tiếp tục học lên cácbậc học cao hơn và để giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày Đồng thời nócòn rèn luyện cho học sinh các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp,khái quát, hệ thống Ngoài ra, môn Tiếng Việt còn giúp nâng cao phẩmchất tư duy và năng lực về nhận thức cho học sinh

Hai là: Khi học Tiếng Việt, các em sẽ được cung cấp các hiểu biết

sơ giản về hệ thống tiếng Việt và tri thức sử tiếng Việt trong giao tiếp.Song song đó, các em còn tiếp thu được những hiểu biết sơ giản về xã hội,

tự nhiên và con người, về văn hoá và văn học Việt Nam và nước ngoài

Ba là: Tình yêu tiếng Việt của các em sẽ được hình thành và pháttriển thông qua việc học môn học này, cũng từ đó các em sẽ có ý thức đốivới việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

Tất cả những điều đó sẽ góp phần hình thành nên nhân cách của conngười Việt Nam xã hội chủ nghĩa

1.2 Mục tiêu dạy học bộ môn Tiếng Việt được cụ thể hoá ở phân môn Kể chuyện bởi mục đích và ý nghĩa của nó Cụ thể như sau:

Một là: Môn học này nhằm thoả mãn nhu cầu được nghe kể chuyện củatrẻ, đồng thời nó còn mang lại những xúc cảm thẩm mĩ cho tâm hồn học sinh

Hai là: Những câu chuyện kể sẽ góp phần giáo dục các em một cáchhết sức tự nhiên, nhẹ nhàng và thoải mái Góp nhặt từng chút một từ ýnghĩa của mỗi câu chuyện, các em sẽ ngày càng tự hoàn thiện nhân cáchcủa mình

Trang 2

Ba là: Giờ kể chuyện còn góp phần tích luỹ vốn văn học, mở rộngvốn sống cho trẻ Thông qua việc kể lại các câu chuyện dưới các dạng bàikhác nhau các em đã tiếp xúc với các tác phẩm văn học, điều này đồngnghĩa với việc vốn văn học của các em được tích luỹ dần trong dạy học Kểchuyện Song song đó, các giờ kể chuyện còn mở ra cho các em một tầmhiểu biết mới hơn về cuộc sống xung quanh.

Bốn là: Trí tưởng tượng của các em ngày càng phát triển nhờ vàoviệc được nghe hoặc kể lại các câu chuyện Các câu chuyện cũng gieo vàotâm hồn các em những ước mơ, hoài bão về một tương lai tươi đẹp

Năm là, việc kể lại câu chuyện bằng lời của mình đã góp phần rènluyện và phát triển kĩ năng nói, kể trước đám đông Từ đó, các em sẽ tự tin,mạnh dạn hơn trong giao tiếp với mọi người Để thu hút sự chú ý của mọingười vào câu chuyện của mình, các em phải luôn nghĩ để tìm ra cách kểsao cho hấp dẫn nhất Đó quả là một nghệ thuật

Cuối cùng là, để kể tốt, các em còn phải biết nghe tốt các câuchuyện Điều này góp phần rèn kĩ năng nghe cho các em

1.3 Tuy nhiên, thực tế dạy học kể chuyện ở tiểu học hiện nay chưađáp ứng được những mục đích, yêu cầu của Kể chuyện đặt ra Điều đóđược biểu hiện như sau:

Một là, do giáo viên chưa có một quan miện đúng đắn và đầy đủ vềtầm quan trọng của việc dạy học Kể chuyện cũng như họ chưa hiểu đầy đủnhững ích lợi mà Kể chuyện mang lại nên họ nghĩ rằng đây là môn họckhông phải là thật sự cần thiết đối với học sinh Vì lẽ đó nên giáo viên rất ítđầu tư cho việc dạy học Kể chuyện (từ việc rèn luyện kĩ năng kể chuyệncho bản thân đến việc tìm ra phương pháp phù hợp để hướng dẫn cho họcsinh)

Hai là, do giáo viên chưa có phương pháp dạy tốt nên học sinh chưathể có một giờ học Kể chuyện thật sự thú vị Điều này dẫn tới việc các em

Trang 3

không hứng thú thậm chí còn không thích học mặc dù trẻ em nào hầu nhưcũng rất thích kể chuyện

Những điều trên đây đã dẫn đến một hệ quả tất yếu là chất lượng dạyhọc Kể chuyện ở tiểu học, trong đó có lớp 5 chưa đạt hiệu quả như mongmuốn

Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Kể chuyện lớp 5” Đề tài nhằm khắc phục những thực

tế trên để góp phần đạt được mục tiêu dạy học Kể chuyện nói riêng và dạyhọc Tiếng Việt nói chung

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Đọc và kể chuyện văn học là một loại hình nghệ thuật có từ rất lâuđời Nó xuất hiện cả trước khi con người tìm ra chữ viết Điều này đượcchứng minh bằng một kho tàng văn học dân gian khổng lồ mà các bậc tiềnnhân đã để lại cho chúng ta Kể chuyện đã sớm được đưa vào chương trìnhgiảng dạy trong trường tiểu học Và nó đã được các em học sinh đón nhậnrất hào hứng vì đây là một môn học lí thú và hấp dẫn Tuy nhiên để giảngdạy tốt môn học, người giáo viên cần có những hiểu biết về một số điểm líluận cơ bản về phương pháp và kĩ thuật dạy học phân môn này Xuất phát

từ yêu cầu trên, một số nhà khoa học đã lao vào nghiên cứu vấn đề nàynhưng số lượng các công trình hãy còn khá khiêm tốn

Đầu tiên trong số đó, chúng ta phải nhắc đến là quyển Đọc và kể

chuyện văn học ở vườn trẻ của M.K Bogliuxkaia V.V Septsenkô do Lê

Đức Mẫn dịch Đây là một quyển sách thật sự bổ ích đối với những giáoviên mầm non Trong quyển sách này, tác giả đã đề cập đến ba vấn đề lớn

đó là: nghệ thuật đọc văn học và những thủ thuật cơ bản khi đọc, kểchuyện văn học và phương pháp đọc, kể chuyện văn học cho trẻ

Bàn về nghệ thuật đọc văn học, tác giả chủ yếu nói đến tầm quantrọng của nghệ thuật đọc văn học: “Nhiệm vụ của người đọc là giúp chongười nghe nhìn thấy cái đã nghe được, làm cho những bức tranh và những

Trang 4

hình ảnh tương ứng nổi lên chân thực và đập vào mắt, gợi lên những tìnhcảm và cảm xúc nhất định ”.

Bàn về thủ thuật đọc, ông đã phân tích một số thủ thuật cơ bản sau:thanh điệu cơ bản, ngữ điệu, tính lô gích trong đọc truyện, cách ngắt giọng,nhịp điệu, cường độ của giọng và tư thế, nét mặt, cử chỉ

Trong phần những vấn đề về phương pháp tổ chức giờ đọc và kểchuyện cho trẻ em, tác giả đã viết rất cụ thể và có nhiều bài soạn mẫu đểdẫn chứng minh hoạ rất rõ ràng

Một tài liệu viết về đề tài kể chuyện mà không thể không nhắc đến

đó là quyển Kể chuyện 1 của đồng tác giả Đỗ Lê Chẩn và Nguyễn Thị

Ngọc Bảo Trong phần lí luận chung, các tác giả đã nêu đầy đủ về vị trí,nhiệm vụ cũng như phương pháp của dạy học kể chuyện ở lớp 1 cũng nhưđối với tiểu học Phần hướng dẫn cụ thể, các tác giả đã tóm tắt nội dungtruyện, hướng dẫn tìm hiểu truyện và hướng dẫn các bước lên lớp cho từngbài cụ thể

Một tác giả đã có nhiều đóng góp trong lĩnh vực này, đó chính là

Chu Huy với Dạy kể chuyện ở trường Tiểu học Theo tác giả, nhu cầu kể

chuyện đối với học sinh tiểu học là rất lớn Ngoài việc xác định vị trí,nhiệm vụ rất quan trọng của phân môn Kể chuyện, ông còn đề ra phươngpháp và kĩ thuật lên lớp với những bài soạn mẫu rất cụ thể

Xuất phát từ quan điểm: Tiếng Việt - là công cụ, là phương tiện lĩnhhội tiếp thu nền văn hoá của dân tộc, nền văn minh của nhân loại – phảiđược coi trọng từ thời thơ ấu, cần được tổ chức hướng dẫn dạy dỗ thật

khoa học, Nguyễn Xuân Khoa đã cho ra mắt bạn đọc quyển Phương pháp

phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo Dạy học kể chuyện là một trong

những phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mà tác giả đã đề cập tới.Trong đó, tác giả đã chỉ ra phương pháp cũng như nghệ thuật đọc và kểchuyện thật cụ thể

Trang 5

Quyển giáo trình Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 do đồng tác giả

Lê Phương Nga và Nguyễn Trí biên soạn cũng đã đề cập đến phương phápdạy học Kể chuyện Viết về phương pháp dạy học kể chuyện, các tác giả

đã vạch ra mục đích quan trọng và ý nghĩa thiết thực của việc dạy học kểchuyện Đồng thời, các tác giả cũng đã xây dựng cách thức tổ chức cũngnhư các hoạt động chủ yếu trong tiết kể chuyện Đặc biệt, các tác giả đãnhấn mạnh đến việc rèn kĩ năng nghe và kể cho học sinh

Đề tài Truyện cổ tích và một số biện pháp dạy học kể chuyện cổ tích

cho học sinh lớp 1, 2, 3 là khóa luận tốt nghiệp của Phạm Thị Thu Thuỷ,

sinh viên K 46, khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Sư phạm Hà Nội.Trong đề tài này, tác giả đã đưa ra một số biện pháp dạy học kể chuyện cổtích ở lớp 1, 2, 3 khá cụ thể

Xác định quan niệm và biện pháp dạy học Kể chuyện ở Tiểu học là

đề tài nghiên cứu của Trần Thị Mến, sinh viên K47, khoa Giáo dục Tiểuhọc trường Đại học Sư phạm Hà Nội Ngoài việc xác định quan niệm vềviệc dạy học kể chuyện ở Tiểu học, trong đề tài này, tác giả còn đề xuấtmột số biện pháp dạy học kể chuyện ở Tiểu học nhưng cũng chỉ dừng lại ởhướng dẫn học sinh kể lại câu chuyện vừa được nghe thầy cô kể

Tất cả các công trình nghiên cứu trên đây là rất giá trị cho giáo viêntrong việc dạy học kể chuyện theo chương trình cải cách giáo dục Đối vớichương trình 2000 thì các công trình trên đây chỉ có thể áp dụng với các

lớp 1,2,3 và kiểu bài Nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp ở lớp 4-5

Ngoài việc điều chỉnh, phát triển và ứng các kết quả của những côngtrình nghiên cứu trên đây, trong phạm vi nghiên cứu của mình, chúng tôicòn nghiên cứu đề xuất một số biện pháp dạy học cho hai kiểu bài mới

được bổ sung vào chương trình kể chuyện 4-5, đó là: kiểu bài Kể chuyện

đã nghe, đã đọc và kiểu bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia.

Trang 6

Tất cả những điều đúc kết được từ các công trình nghiên cứu trênđây cũng chỉ là phần cứng Vấn đề là ở chỗ giáo viên hiểu và vận dụngchúng ở mức độ nào Đó là điều mà chúng ta cần quan tâm hiện nay

Học sinh được rèn luyện kĩ năng kể chuyện thật tốt Từ đó, các em

sẽ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp Điều đó chỉ đạt được khi giáo viên cómột quan niệm đúng đắn về mục đích, ý nghĩa của kể chuyện cũng như họphải có những biện pháp dạy học thật hợp lí Đó cũng chính là những gì

mà đề tài này mong muốn mang đến cho giáo viên

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài này nhằm giúp cho giáo viên nhận thức một cách đúng đắn vàđầy đủ về tầm quan trọng của phân môn Kể chuyện, từ đó họ thấy rằng dạyhọc tốt Kể chuyện là hết sức cần thiết Đồng thời khi nghiên cứu đề tàichúng tôi cũng cố gắng tìm ra một số biện pháp để cùng giáo viên tháo gỡnhững khó khăn trong dạy học Kể chuyện thời gian qua Những việc làmtrên không ngoài mục đích là nhằm nâng cao hiệu quả dạy học Kể chuyện

ở lớp 5 nói riêng và ở tiểu học nói chung

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu: Dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, dạy học Kể chuyện ởlớp 5

Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp dạy học nhằm nâng cao chấtlượng dạy học Kể chuyện lớp 5

5 Giả thuyết khoa học

Chất lượng dạy học Kể chuyện ở Tiểu học nói chung và ở lớp 5 nóiriêng sẽ được nâng cao nếu:

Giáo viên nhận thức đúng mục đích, vai trò của phân môn Kể chuyện, đồngthời họ có cách tổ chức giờ học sao cho hấp dẫn học sinh và có các biện pháp hữu hiệugiúp học sinh biết cách kể chuyện

Học sinh biết kể chuyện, hứng thú với giờ học, mạnh dạn, tự tin trong khi kểchuyện cũng như trong giao tiếp

Trang 7

6 Các nhiệm vụ nghiên cứu

Tìm hiểu cơ sở lí luận của việc dạy học Kể chuyện ở Tiểu học

Tìm hiểu thực trạng dạy học Kể chuyện ở trường Tiểu học nói chung và ở lớp

7 Những đóng góp mới của luận văn

Góp phần giúp giáo viên nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn về mụcđích, vai trò của phân môn Kể chuyện trong dạy học Tiếng Việt

Thông qua các biện pháp đã đề xuất, đề tài có thể giúp giáo viênthực hiện tốt hơn giờ dạy học Kể chuyện lớp 5

8 Phương pháp nghiên cứu

8.1 Phân tích tài liệu: Đọc, nghiên cứu và sử dụng các tài liệu cóliên quan đến đề tài

8.2 Phương pháp điều tra: Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu quanniệm của giáo viên về Kể chuyện, ý thức học tập của học sinh và thựctrạng việc dạy học Kể chuyện hiện nay

8.3 Quan sát: Dự một số giờ dạy thực tế để nắm được cách thứcdạy học của giáo viên và kĩ năng kể chuyện của học sinh ở lớp 5 đồng thờicũng nhằm bổ sung, tăng độ chính xác, khách quan cho việc điều tra

8.4 Thực nghiệm sư phạm: Nhằm kiểm tra tính khoa học và tínhkhả thi của những biện pháp đã đề xuất

8.5 Tổng hợp và thống kê các kết quả thu được từ điều tra, quan sát

và thực nghiệm sư phạm

9 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm ba chương:

Chương I Cơ sở lí luận của việc dạy học Kể chuyện ở Tiểu học.

Trang 8

Chương II Thực trạng dạy học Kể chuyện lớp 5.

Chương III Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học Kể

1.1 QUAN NIỆM CHUNG VỀ KỂ CHUYỆN

1.1.1 Quan niệm về kể và kể chuyện

Từ điển Tiếng Việt do Văn Tân chủ biên giải thích “kể”: nói rõ đầuđuôi, và nêu ví dụ: kể chuyện cổ tích Theo đó “kể” tức là nói một sự việc

có mở đầu, diễn biến và kết thúc

Tác giả Nguyễn Trí cho rằng: Kể chuyện là một phương thức tự sự,một phương thức biểu đạt để kể các chuyện Theo quan niệm này, muốn kểchuyện chúng ta phải có chuyện để kể Hay nói cách khác là người ta dùngcách kể chuyện khi có chuyện muốn kể

Thuật ngữ kể chuyện cũng được tác giả Chu Huy trình bày trong

quyển Dạy học kể chuyện ở trường Tiểu học Theo đó, ông cho rằng “ kể

chuyện” bao gồm bốn phạm trù ngữ nghĩa sau:

Một là: Chỉ loại hình tự sự trong văn học (phân biệt với loại hình trữtình, loại hình kịch) còn gọi là truyện hay tiểu thuyết

Hai là: Chỉ tên một phương pháp nói trong diễn giảng

Ba là: Chỉ tên một loại văn thuật chuyện trong môn Tập làm văn.Bốn là: Chỉ tên một phân môn ở các lớp trong trường tiểu học

Trang 9

Ở phạm trù ngữ nghĩa thứ nhất, tác giả cho rằng kể chuyện là mộtloại hình trong sáng tác văn học mà đặc trưng của nó là phải có tình tiết,tức là sự việc đang xảy ra, đang diễn biến, có nhân vật với ngôn ngữ, tâmtrạng, tính cách riêng Theo đó thì phạm trù ngữ nghĩa này chỉ đề cập tới

“ chuyện” mà chưa nói tới hoạt động “kể”

Ở phạm trù ngữ nghĩa thứ hai, tác giả cho rằng kể chuyện là mộtphương pháp trực quan sinh động bằng lời nói Theo cách hiểu này, tác giả

đã quan niệm kể chuyện là một phương pháp dùng lời để trình bày một vấn

đề một cách sinh động nhằm thu hút sự chú ý của người nghe

Nếu ở phạm trù ngữ nghĩa thứ nhất, tác giả xem kể chuyện chỉ hàmchứa nội dung thì trong phạm trù ngữ nghĩa thứ hai, tác giả lại cho rằng kểchuyện là một hành động nói Vậy cộng hai phạm trù ngữ nghĩa trên lại vớinhau chúng ta sẽ được một cách hiểu đầy đủ về kể chuyện

Ở thuật ngữ thứ ba và thứ tư thì kể chuyện được sử dụng là mộtdanh từ để gọi tên một thể loại văn trong phân môn Tập làm văn (văn kểchuyện) hoặc một phân môn trong bộ môn Tiếng Việt ở tiểu học (kể

chuyện) Xét về bản chất, sở dĩ có tên gọi là (văn) Kể chuyện hay (phân môn) Kể chuyện là do bản thân của chúng mang những nét đặc trưng của

kể chuyện Điều đó có nghĩa là tên gọi có sau và nó phản ánh bản chất mà

môn học đó chứa đựng

Tóm lại, dù theo quan điểm nào thì chúng ta cũng phải hiểu: kểchuyện là một hoạt động của lời nói, nhằm trình bày một sự việc có mởđầu, diễn biến và kết thúc

1.1.2 Nhu cầu kể chuyện trong cuộc sống

Trong cuộc sống sinh hoạt của xã hội loài người, con người luônluôn trao đổi thông tin với nhau Để thoả mãn nhu cầu đó, con người cầnmột phương tiện đó là ngôn ngữ Như ta đã biết, ngôn ngữ tồn tại dưới haidạng là ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết Trong cuộc sống sinh hoạt hàngngày, con người sử dụng ngôn ngữ nói để trao đổi thông tin với nhau Việc

Trang 10

sử dụng lời nói để trao đổi với nhau các vấn đề của cuộc sống, thật ra lúc

đó con người đang kể chuyện cho nhau nghe Vì sao có thể khẳng định nhưvậy? Vì khi đó con người đang tiến hành một hoạt động lời nói để trìnhbày một sự việc sao cho người nghe hiểu được ý của mình

Trong cuộc sống và lao động của người xưa, khi mà xã hội chưaphân chia giai cấp, con người sống với nhau theo bầy đàn, sau một ngàysăn bắt hái lượm, họ cùng quây quần với nhau bên bếp lửa để kể cho nhaunghe những câu chuyện về những cuộc săn bắt, hái lượm của họ

Xã hội ngày càng phát triển, cùng với ngôn ngữ trình độ nhận thứccủa con người cũng phát triển Khi đó, trong quá trình lao động sản xuấtcủa mình, họ lại kể cho nhau nghe những câu chuyện có thể tự mình nghĩ

ra hoặc của thế hệ trước để lại Những câu chuyện này chủ yếu nói về kinhnghiệm sản xuất hoặc giải thích các hiện tượng thiên nhiên hay ước mơchinh phục thiên nhiên của người xưa Đó chính là kho tàng văn học dângian đồ sộ và vô cùng quý giá mà nhân loại bao thế hệ đã dành tặng chohậu thế

Khi chữ viết xuất hiện cũng là lúc nền văn học viết ra đời, hơn baogiờ hết nhu cầu kể chuyện của con người là rất cao Điều này thể hiện ởviệc con người ghi lại những câu chuyện dân gian để tiếp tục kể lại và lưutruyền lâu dài cho đời sau Song song đó, con người luôn không ngừng đuanhau sáng tác thêm rất nhiều câu chuyện mang hơi thở của thời đại nhằmđáp ứng nhu cầu về kể chuyện ngày càng cao của con người

Tóm lại, kể chuyện là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sốngcon người Dù muốn dù không nhu cầu này vẫn tồn tại và phát triển mộtcách tự nhiên từ đời này qua đời khác và ngày càng cao

1.1.3 Nhu cầu kể chuyện đối với trẻ

Từ lúc bập bẹ tập nói, các em nhỏ đã rất thích nghe kể chuyện.Những câu chuyện của bà luôn là niềm hứng khởi đối với các em và nó đã

để lại trong lòng các em những tình cảm tốt đẹp Khi đến tuổi mẫu giáo,

Trang 11

nhu cầu được nghe cũng như được kể chuyện của các em lại tăng lên Bộmôn cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học mà chủ yếu là cho trẻ làmquen với truyện và thơ là bộ môn quan trọng ở các lớp mẫu giáo.

Đến khi bước vào tuổi tiểu học, nhu cầu về kể chuyện lại tiếp tụctăng, đặc biệt là đối với các loại truyện cổ dân gian Vì sao vậy? Vì nhữngtruyện kể dân gian là những câu chuyện rất gần gũi với các em, các em đãđược làm quen với chúng từ rất sớm Những câu chuyện này giúp các emnhận thức thế giới và chúng cũng giúp các em chính xác hoá những biểutượng đã có về tự nhiên và xã hội Đồng thời chúng từng bước cung cấpthêm những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống cho trẻ Nhữngcâu chuyện ấy còn hình thành cho các em thái độ với cuộc sống xungquanh Puskin - một nhà thơ vĩ đại của Nga - đã từng bộc bạch: “Buổi tối,tôi nghe kể những câu chuyện cổ tích và lấy việc đó bù đắp những thiếu sóttrong sự giáo dục đáng nguyền rủa của mình Mỗi truyện cổ tích ấy mớiđẹp đẽ làm sao, mỗi truyện là một bài ca”

Rõ ràng nhu cầu về kể chuyện là không thể thiếu đối với cuộc sốngcủa tất cả mọi người, mọi giới, mọi lứa tuổi trong xã hội

1.2 KỂ CHUYỆN Ở TIỂU HỌC

1.2.1 Mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện ở trường Tiểu học

Trước khi tìm hiểu về mục tiêu, nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện

ở Tiểu học, chúng ta hãy cùng nhau điểm qua vài nét về mục tiêu, nhiệm

vụ của phân môn này ở bậc học Mầm non

Theo hai tác giả Nguyễn Thị Tuyết Nhung và Phạm Thị Việt, dạyhọc Kể chuyện ở Mầm non nhằm đáp ứng những mục tiêu, nhiệm vụ vôcùng quan trọng Cụ thể như sau:

Trang 12

Một là, giúp cho trẻ yêu thích văn học và có nhu cầu tham gia vàocác hoạt động văn học nghệ thuật mà một trong những hình thức đó là kểchuyện.

Hai là, Kể chuyện giúp cho trẻ mở rộng nhận thức về thế giới xungquanh, bồi dưỡng cho trẻ những tình cảm lành mạnh, những ước mơ caođẹp, giúp trẻ cảm nhận được vẻ đẹp trong tự nhiên, trong các mối quan hệ

xã hội Đồng thời, kể chuyện còn giúp cho các em cảm nhận được vẻ đẹpcủa ngôn ngữ

Ba là, Kể chuyện còn góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ: giúp trẻphát âm chính xác, giúp làm giàu vốn từ, phát triển kĩ năng diễn đạt rõràng, mạch lạc, sử dụng ngôn ngữ một cách linh hoạt trong giao tiếp

Bốn là, Kể chuyện giúp rèn kĩ năng đọc, kể diễn cảm các câu chuyệnvăn học cho trẻ

1.2.1.1 Mục tiêu của dạy học Kể chuyện ở Tiểu học

Theo tác giả Hoàng Hoà Bình, dạy học kể chuyện ở tiểu học nhằmđạt các mục tiêu sau:

Một là, cùng với phân môn Tập đọc, kể chuyện bước đầu cho các

em tiếp xúc với ngôn ngữ văn học, biết rung cảm trước vẻ đẹp của nó.Đồng thời các em nắm được một số đặc điểm chính yếu của nó để vậndụng trong việc tiếp nhận các tác phẩm văn học và trong việc sáng tạo lờinói phục vụ cho hoạt động giao tiếp

Hai là, bước đầu cho các em tiếp xúc với hình tượng văn học, rungcảm trước những vui, buồn, yêu, ghét của con người Từ đó hình thành vàphát triển nhận thức, tình cảm và thái độ đúng đắn trong cuộc sống nhưbiết phân biệt cái đẹp với cái xấu, cái thiện với cái ác, cái đúng với cái sai;biết yêu thương trường lớp, thầy cô, bạn bè, quê hương, đất nước; có lòngnhân ái vị tha; có ý thức về bổn phận với ông bà, cha mẹ, người thân, thầy

cô giáo, bạn bè; biết tôn trọng nội qui, tôn trọng pháp luật, bảo vệ của

Trang 13

công, bảo vệ môi trường; biết sống tự tin, năng động, trung thực, dũngcảm; có ý thức và nhu cầu nhận thức bản thân

Ba là, bước đầu rèn luyện và hình thành các kĩ năng cơ bản như biết

kể chuyện, biết tóm tắt câu chuyện, biết rút ra ý nghĩa câu chuyện, biếtnhận xét, nêu cảm nghĩ của mình về các nhân vật có trong truyện để vậndụng trong học tập trên lớp và trong thưởng thức nghệ thuật ngoài lớp

1.2.1.2 Nhiệm vụ của phân môn Kể chuyện ở trường Tiểu học

Trong quyển Dạy kể chuyện ở trường Tiểu học, tác giả Chu Huy đã

chỉ ra nhiệm vụ cơ bản của phân môn kể chuyện là: bồi dưỡng tâm hồn,đem lại niềm vui, trau dồi vốn sống và vốn văn học, phát triển ngôn ngữ và

tư duy cho trẻ Chúng ta có thể hiểu các nhiệm vụ của kể chuyện cụ thểnhư sau:

Nhiệm vụ thứ nhất là bồi dưỡng tâm hồn, đem lại niềm vui cho trẻ

Kể chuyện đã đáp ứng nhu cầu nghe kể chuyện của trẻ Đối với các em nhucầu này rất lớn (như đã nói đến ở phần trên) Các câu chuyện được sử dụng

để kể cho trẻ là các tác phẩm văn học nghệ thuật Các tác phẩm này có tácđộng rất lớn đến tâm hồn và xúc cảm của trẻ, đồng thời nó còn đem lạinhững xúc cảm thẩm mĩ cho các em

Nhiệm vụ thứ hai là trau dồi vốn sống và vốn văn học cho các em.Các em được học kể chuyện từ khi chưa biết đọc biết viết, điều này cũng

có nghĩa là các em được tiếp xúc rất sớm với các tác phẩm văn học Trongchương trình tiểu học, các em được nghe và kể rất nhiều câu chuyện vớinhiều thể loại khác nhau, từ truyện cổ tích đến hiện đại, có cả tác phẩm vănhọc trong nước lẫn ngoài nước Nhờ đó vốn văn học của trẻ được pháttriển Các câu chuyện kể với nhiều đề tài khác nhau đã đưa các em tới mộtthế giới muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống, tự nhiên và xã hội Các câuchuyện phản ánh trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc sống: nỗi khổ cực, bị áp bứcbốc lột của nhân dân lao động xưa, bộ mặt ích kĩ, tham lam, gian tà của

Trang 14

giai cấp bốc lột, tập quán, truyền thống của dân tộc, các gương chiến đấu

hi sinh bảo vệ và xây dựng đất nước Vốn sống của các em được mở rộngcũng nhờ đó

Nhiệm vụ thứ ba là phát triển ngôn ngữ và tư duy cho trẻ Qua việcnghe và kể các câu chuyện, trẻ được tiếp xúc với các hình ảnh nghệ thuậtcủa ngôn từ mà tác giả đã sử dụng Chính điều đó giúp cho ngôn ngữ củatrẻ phát triển Các chi tiết, các hình ảnh nghệ thuật, tính cách của nhânvật trong câu chuyện làm phát triển tư duy cho trẻ Trong quá trình nghe,

kể trẻ phải thâm nhập vào trong truyện Muốn vậy trẻ phải hiểu sâu sắc câunội dung chuyện Mà nội dung câu chuyện chính là các chi tiết, các hìnhảnh, các nhân vật

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng mục tiêu và nhiệm vụ dạy học ởhai bậc học trên có những nét tương đồng Mục tiêu, nhiệm vụ dạy học ởTiểu học là sự phát triển cao so với Mầm non

Tóm lại, Kể chuyện có mục tiêu, nhiệm vụ rất quan trọng trongtrường tiểu học Ngoài việc góp phần hoàn thiện nhân cách cho học sinh,

Kể chuyện còn tạo cho các em hứng thú học tập

1.2.2 Đặc điểm của hoạt động dạy học Kể chuyện ở Tiểu học

1.2.2.1.Kể chuyện là hoạt động lời nói – là một dạng độc thoại đặc biệt

Tác giả Nguyễn Trí cho rằng: Nói là hoạt động phát tin nhờ sử dụng

bộ máy phát âm Đầu tiên người nói phải xác định nội dung lời nói, lựachọn ngôn ngữ để diễn tả nội dung ấy Sau đó người nói sử dụng bộ máyphát âm để truyền đi chuỗi lời nói đã được xác định

Như vậy muốn người khác hiểu được những ý nghĩ của mình, conngười phải sử dụng bộ máy phát âm để chuyển đổi những ý nghĩ đó thànhlời nói Hay nói cách khác là để tiến hành hoạt động giao tiếp con ngườiphải sử dụng lời nói phù hợp với những hoàn cảnh giao tiếp khác nhau.Hoạt động lời nói là một phương thức giao tiếp, trong đó, con người sử

Trang 15

dụng lời nói trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm mục đích trao đổi thông tin chonhau.

Theo quan niệm về kể chuyện thì hoạt động chủ yếu của kể chuyện làhoạt động ngôn ngữ nói Đó là hoạt động lời nói sinh động Về bản chất

“ truyện” xuất phát từ hoạt động “ nói chuyện” nên khi tái tạo lại truyện thìphải tái tạo bằng cách“ kể” sao cho truyền cảm thì mới chuyển tải hết cáihay, cái đẹp của câu chuyện Muốn đạt được điều này, ngoài phương tiệnchính là ngôn ngữ, người kể còn phải sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữnhư: cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, để hỗ trợ

Về bản chất chúng ta có thể xem kể chuyện là một kiểu đặc biệt của

dạng nói độc thoại

Trong quyển Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương

trính mới, tác giả Nguyễn trí có viết: “Kể chuyện là lời nói độc thoại có

tính nghệ thuật cao nhằm truyền đạt đến người nghe không phải nhữngthông báo khô khan, nhạt nhẽo mà là một văn bản nghệ thuật (có trongsách vở, trong cuộc sống, hoặc do chính người nói xây dựng nên)” Điềunày được thể hiện rất rõ nét qua các kiểu bài trong chương trình kể chuyện

ở tiểu học Đó là các kiểu bài: kiểu bài nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe

kể trên lớp; kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc và kiểu bài kể chuyện đượcchứng kiến hoặc tham gia

Là một dạng đặc biệt của độc thoại nên kể chuyện mang đầy đủ đặcđiểm của lời nói độc thoại Đó là: nội dung câu chuyện, nghệ thuật kể vàviệc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ khi kể sao cho hấp dẫn người nghe

Nội dung câu chuyện phải hấp dẫn, phù hợp với tâm lí, hứng thú củatừng lứa tuổi Câu chuyện càng có nội dung xã hội sâu sắc, càng có ý nghĩanhân văn to lớn, càng có sức hấp dẫn người nghe Giở lại các câu chuyện ởtiểu học, chúng ta thấy chúng quá thoả mãn với yêu cầu này Mỗi câuchuyện trong chương trình đều phục vụ cho một chủ điểm học tập nhất

Trang 16

định mà các chủ điểm học tập ở tiểu học phù hợp với đặc điểm tâm lí,hứng thú, hấp dẫn với các em là điều quá tất nhiên.

Một câu chuyện dù hay đến mấy nhưng nghệ thuật kể không hay thìviệc kể chuyện không thể thành công được

Nghệ thuật kể có thể được hiểu là khi kể một câu chuyện, người kểphải truyền đạt một cách say mê nội dung câu chuyện, làm sao cho ngườinghe tưởng như người kể là một nhân chứng của những sự kiện đang diễn

ra Để làm được điều đó, người kể phải khéo léo sử dụng toàn bộ kho tàngsắc thái âm thanh của mình Một số biểu hiện của sắc thái âm thanh có thể

mà phải thay đổi cho phù hợp với từng tình tiết cụ thể Ví dụ khi kể chuyện

Ông Nguyễn Khoa Đăng (lớp 5, tuần 21), chúng ta sẽ kể với giọng trầm tĩnh ở đoạn (từ một lần cho đến lính bắt họ giải về quan) để thuật lại

nguyên nhân vụ kiện của người bán dầu nhưng ở đoạn kể lại cuộc chiếngiữa quân của triều đình với bọn cướp thì chúng ta phải kể với giọng hùngtráng để thấy được sức mạnh của quân triều đình

Hai là kĩ thuật ngắt giọng: Ngắt giọng là cách ngừng, nghỉ giọngtrong khi kể để bộc lộ ý tứ của câu chuyện

Trong Kể chuyện, chúng ta thường sử dụng hai kĩ thuật ngắt giọngsau:

Trang 17

Thứ nhất là ngắt giọng lô gích: Đó là những chỗ dừng lại giữa các

từ, nhóm từ có quan hệ mật thiết với nhau về nghĩa Cách ngắt giọng nàychủ yếu dựa vào dấu hiệu hình thức đó là các dấu câu hoặc dựa vào cấutrúc câu (trạng ngữ/ chủ ngữ/ vị ngữ) Nhờ ngắt giọng lô gích, chúng tahiểu được ý nghĩa của câu nói một cách rõ ràng, đầy đủ hơn

Thứ hai là ngắt giọng tâm lí: Ngắt giọng tâm lí là một phương tiệntác động đến tình cảm của người nghe Như vậy nếu ngắt giọng lô gíchphục vụ cho trí tuệ thì ngắt giọng tâm lí phục vụ cho tình cảm Sự im lặng

có tác dụng truyền cảm, đó chính là ngắt giọng tâm lí”

Ngắt giọng tâm lí bắt nguồn từ trạng thái tâm hồn của người kể, nóđược xác định bằng sự hàm ý, bằng thái độ của người kể, nó phản ánh hoạtđộng sáng tạo của người kể Ngắt giọng lô gích có thể trùng hoặc khôngtrùng với ngắt giọng lô gích Ví dụ khi kể đoạn nói về suy nghĩ của Pa-xtơ

khi nhìn thấy em bé đau đớn trong câu chuyện Pa-xtơ và em bé (lớp 5,

tuần 14), để diễn tả nỗi xót thương em bé của Pa-xtơ, ta có cách ngắt giọng

tâm lí như sau: “ Nhìn vẻ đau đớn của em bé/ và đôi mắt đỏ hoe rưng rưng

muốn khóc của người mẹ,/ lòng Pa-xtơ se lại./ Ông nghĩ đến một ngày kia/

em bé đáng thương sẽ lên cơn dại, lịm dần/ vì tê liệt,/ hoặc nghẹt thở/ vì một cơn giật dữ dội,/ rồi chết./”.

Ngắt giọng tâm lí còn được sử dụng khi kể xong một câu chuyện.Điều này có tác dụng làm cho câu chuyện như lắng đọng mãi trong tâmhồn người nghe

Ba là nhịp điệu: Nhịp điệu là sự thể hiện của giọng đọc nhanh haychậm, khẩn trương hay vừa phải Nhịp điệu là phương tiện rất hiệu nghiệmcủa tính truyền cảm nghệ thuật Sử dụng các sắc thái khác nhau của nhịpđiệu sẽ đem đến cho lời nói, kể một sức mạnh đặc biệt Nếu khi nói, chúng

ta chỉ sử dụng một nhịp điệu thì nó sẽ héo hon và mất sức sống

Nhịp điệu được quy định bởi tính chất, nội dung của tác phẩm, nógắn liền với thực chất những điều mà người biểu diễn muốn thể hiện và có

Trang 18

thể biến đổi từ đoạn này sang đoạn khác Ví dụ khi kể về hai hành động

khác nhau của anh Lý Tự Trọng (trong truyện LýTự Trọng- lớp 5, tuần1),

chúng ta phải kể với hai nhịp điệu khác nhau Với hành động thứ nhất

“ anh nhảy xuống vờ cởi bọc, kì thật buộc lại cho chặt hơn.”, chúng ta

phải kể với nhịp điệu chậm rãi để cho thấy anh cố tình kéo dài thời gian đểtìm cách đối phó với tên mật thám Nhưng với hành động thứ hai của anh,chúng ta phải kể với giọng thật nhanh để thể hiện sự nhanh nhẹn, khẩn

trương của anh khi chạy thoát: “ Nhanh trí, anh vồ lấy xe của nó, nhảy lên,

phóng mất”.

Bốn là cường độ của giọng: Cường độ của giọng là độ vang, độ hoànchỉnh của giọng, là khả năng điều chỉnh giọng, làm cho nó có thể to hoặc nhỏ,

có thể tạo được các bậc thang chuyển độ vang từ to đến nhỏ và ngược lại

Cường độ của giọng phụ thuộc vào nội dung tác phẩm, nó thay đổiphụ thuộc vào hoàn cảnh phát triển của các tình tiết Ví dụ giọng vang tođược sử dụng khi thuật lại lời nói của anh Lý Tự Trọng trước toà để thểhiện sự đĩnh đạc, hùng tráng và mạnh mẽ nhằm tỏ rõ khí phách của người

cộng sản: “Tôi hành động có suy nghĩ Mọi việc tôi làm đều vì mục đích

cách mạng Tôi chưa đến tuổi thành niên thật nhưng tôi đủ trí khôn để hiểu rằng thanh niên Việt Nam chỉ có một con đường duy nhất là làm cách mạng, không có con đường nào khác” Một ví dụ khác, chúng ta sẽ kể

giọng trầm lặng với đoạn sau để thể hiện lòng đau xót đối với những đồngbào, với quê hương ta đã bị bọn lính Mĩ giết hại, tàn sát một cách vô cùng

dã man: “ Vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968, chỉ trong vòng bốn tiếng

đồng hồ, quân đội Mĩ đã huỷ diệt hoàn toàn mảnh đất này: thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc, bắn chết 504 người, phần lớn là cụ già, trẻ em và phụ nữ mang thai Có gia đình 11 người bị lính Mĩ ập tới, xả súng giết đồng loạt trong ít phút Có những đứa bé bị bắn khi đang bú trên xác mẹ” (Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai- Lớp 5, tuần 4).

Trang 19

Việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ trong kể chuyện Ngoài những

kĩ thuật về mặt âm thanh đã nêu trên, trong khi kể chuyện, người kể cần sửdụng phối hợp các yếu tố phi ngôn ngữ nhằm tăng sức hấp dẫn của lời kể.Lời kể của chúng ta sẽ tạo ra sức hấp dẫn bội phần nếu như nó được kếthợp chặt chẽ, hài hoà với tư thế, nét mặt và cử chỉ

Yêu cầu về tư thế là người kể, trong lúc kể, phải giữ tư thế của mìnhsao cho tự nhiên và đẹp, đĩnh đạc, không gò bó

Nét mặt của người kể là rất quan trọng đối với việc truyền cảm câuchuyện Vẻ mặt của người kể giúp cho người nghe dễ dàng tiếp thu được ýnghĩa của câu chuyện Vẻ mặt phải được biểu hiện sao cho phù hợp với nộidung câu chuyện Nếu là một câu chuyện vui thì nét mặt người kể phảibiểu lộ vẻ tươi vui Nếu là một câu chuyện buồn thì nét mặt phải lộ vẻbuồn rầu, ủ dột, thương cảm Những vẻ mặt đó tự nó xuất hiện nếu người

kể thấu hiểu nội dung và cảm thụ được nó Người kể chuyện mà vẻ mặtdửng dưng, thờ ơ, lãnh đạm là điều cần tránh Vì như thế người nghe sẽ bịđẩy đến chỗ tách biệt với người kể Đặc biệt đối với học sinh, điều đó sẽngăn cản không cho các em nhận thức được ý nghĩa câu chuyện một cáchđầy đủ và trọn vẹn Tuy nhiên người kể cũng không nên gượng ép hay tháiquá vì như thế sẽ không tạo được một cảm xúc thật sự Điều này đôi khitạo ra tác dụng ngược lại

Cử chỉ là động tác của tay Nó cũng là phương tiện bổ sung vào câuchuyện Cử chỉ là sự biểu lộ thái độ của người kể đối với các nhân vật, các

sự kiện trong câu chuyện Cử chỉ chỉ làm tăng cường những sắc thái, ngữđiệu của lời nói Cho nên người kể tuyệt đối không dùng cử chỉ thay cho lờinói Cử chỉ phải đa dạng để không gây nhàm chán và tăng sức biểu cảm

Tóm lại, kể chuyện là hoạt động lời nói Nó là một dạng độc thoạiđặc biệt Do đó muốn phát huy hết sức mạnh của nó, chúng ta phải sử dụngcác kĩ thuật của độc thoại sao cho hiệu quả nhất

Trang 20

1.2.2.2 Kể chuyện là một hình thức sinh hoạt văn hoá

Kể chuyện ở tiểu học là một hoạt động văn hoá được nảy sinh vàphát triển do nhu cầu của xã hội Sống trong thế giới bao la, muôn hìnhmuôn vẻ, con người có nhu cầu khám phá, nhận thức nó Kể chuyện là nhucầu to lớn của cả người lớn lẫn trẻ em Với trẻ em, kể chuyện là hoạt độngrất quan trọng để các em nhận thức thế giới xung quanh, tích lũy kinhnghiệm sống Chính vì vậy mà Kể chuyện được đưa vào chương trình và làmột phân môn trong tiếng Việt

Kể chuyện nói chung và trong tiểu học nói riêng đều sử dụng các tácphẩm của văn học làm chất liệu Như chúng ta đã biết, các tác phẩm vănhọc cho chúng ta hiểu biết rất nhiều điều về thiên nhiên, xã hội và conngười Qua các tác phẩm văn học chúng ta như được làm quen với conngười, cuộc sống hiện tại và cả trong quá khứ, trong phạm vi đất nước ta

và cả các nước khác trên thế giới Văn học không những cho chúng ta nhậnthức được mối quan hệ của con người với đời sống hiện thực mà thông qua

đó nó giúp chúng ta hiểu con người một cách đầy đủ hơn, hiểu biết bảnthân mình một cách cặn kẽ hơn Con người trong sự phản ánh của văn học

là con người với những biểu hiện phong phú về tinh thần, tình cảm, thếgiới tinh thần con người thật đa dạng, phong phú và bí ẩn Cũng chính nhờquá trình nhận thức về con người mà người đọc, người nghe có được mộthoạt động tự nhận thức Đó là quá trình đối chiếu, liên tưởng, nghiềnngẫm, tự quan sát và hiểu mình hơn

Tóm lại, do bản chất phản ánh đới sống con người trong tính toàn vẹnsinh động mà các tác phẩm văn học có thể cung cấp cho người đọc, ngườinghe một vốn tri thức phong phú về nhiều mặt: từ cây cỏ, chim muông, vậtdụng cho đến phong tục tập quán, các trạng thái tình cảm và đời sống tinhthần của con người Nếu có dịp đọc qua các câu chuyện dành cho các em,chúng ta sẽ tìm thấy tất cả những điều đó trong các câu chuyện ấy

Trang 21

Ngoài việc cung cấp cho con người những hiểu biết về thế giới xungquanh, văn học còn giúp con người hiểu được chính mình, nhờ hiểu đượcmình nên con người tự tin với chính mình hơn Văn học cũng góp phầnlàm nảy sinh trong con người một khát vọng hướng tới chân lí, đấu tranhvới cái xấu xa trong con người, biết tìm thấy cái tốt của con người và thứctỉnh trong tâm hồn họ sự xấu hổ, chí căm thù và lòng dũng cảm, biết làmtất cả để con người lành mạnh hơn và tắm đẫm cuộc sống con người trongánh sáng thiêng liêng của vẻ đẹp.

Như vậy, các tác phẩm văn học được sử dụng trong Kể chuyện còn

có tác dụng nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ, tình cảm, đạo đức cho con người

Nó giúp con người nhận ra cái đẹp, cái xấu, cái đúng, cái sai, cái thật, cáigiả Đồng thời, nó còn gieo vào lòng ta một sự cảm thông sâu sắc với nỗiđau, sự cô đơn, tủi nhục của người khác Nó làm cho chúng ta hiểu rằngnỗi đau không của riêng ai

Rõ ràng qua mỗi câu chuyện các em sẽ được bồi dưỡng một phẩmchất trong các phẩm chất trên Nội dung giáo dục được thể hiện trong ýnghĩa của câu chuyện mà trong giờ dạy chúng ta yêu cầu các em tìm ra.Trong chương trình kể chuyện ở tiểu học, mỗi câu chuyện gắn với một chủđiểm cụ thể Các chủ điểm đó cũng chính là nội dung giáo dục mà các câuchuyện hướng tới Ví dụ ở lớp 5, chủ điểm Giữ lấy màu xanh thuộc cáctuần 11, 12, 13 Trong tuần 11, câu chuyện các em được nghe và kể lại đó

là Người đi săn và con nai, câu chuyện nhằm giáo dục các em tình yêu

thiên nhiên, từ đó các em có ý thức bảo vệ thiên nhiên Trong tuần 12, đề

bài yêu cầu các em Hãy kể lại một câu chuyện đã nghe hay đã đọc có nội

dung liên quan đến việc bảo vệ môi trường Đến tuần 13, đề bài yêu cầu

các em hoặc Kể lại một việc làm tốt của em hoặc của những người xung

quanh để bảo vệ môi trường hoặc kể chuyện về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường

Trang 22

Các tác phẩm văn học sử dụng trong Kể chuyện còn làm thoả mãnnhu cầu và thị hiếu thẩm mĩ của con người Văn học thỏa mãn nhu cầu vàthị hiếu thẩm mĩ của con người bằng nhiều cách Trước tiên là nó thoả mãnnhu cầu thưởng thức cái đẹp của người đọc, người nghe qua việc phản ánhcái đẹp vốn có trong thiên nhiên, trong cuộc sống vào trong nó Hai là qualăng kính nghệ thuật, các nhà văn đã gọt giũa, nhào nặn làm cho cái đẹpvốn đã đẹp lại càng rực rỡ, lóng lánh hơn Nhờ tiếp xúc với tác phẩm vănhọc con người không chỉ nhận thức được cái đẹp một cách tinh tế, nhạybén mà còn biết khám phá cái đẹp.

Qua các câu chuyện được nghe, được kể trong chương trình tiểuhọc, các em được nhìn thấy, được sờ mó vẻ đẹp của quê hương đất nước,con người Đồng thời các em cũng nhận ra được đâu là điều thiện đâu làđiều ác Các em sẽ vui thích khi điều thiện bao giờ cũng chiến thắng cái ác.Các em cũng vui buồn, khóc cười với nhân vật trong truyện Qua câu

chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai, các em đau xót đối với đồng bào ta bao

nhiêu thì các em căm thù bọn lính Mĩ tàn ác bấy nhiêu Ôi cảnh thiên nhiên

đẹp biết bao: “ Thế rồi, trên lưng đồi sẫm đen dưới ánh trăng, bóng con

nai hiện rõ dần ánh đèn ló trên trán người thợ săn chợt vụt lên Hai con mắt nai đỏ như hổ phách bối rối trong làn sáng đèn Con nai ngây ra đẹp quá” (Người đi săn và con nai) Các em sẽ vui sướng biết bao khi em bé

được Pa-xtơ cứu sống (Pa-xtơ và em bé)

Ngoài việc cảm nhận vẻ đẹp do nội dung tác phẩm mang lại, ngườiđọc, người nghe còn cảm nhận được vẻ đẹp của nghệ thuật ngôn từ (chúngtôi sẽ đề cập trong mục 2.2.3.)

Ngoài ra tác phẩm văn học còn đưa ra nội dung giao tiếp cụ thể.Nhưng tác phẩm văn học không phải đưa ra một thứ kí hiệu giao tiếp thôngthường mà nó còn chứa đựng nội dung tư tưởng tình cảm và mang tính xãhội rất đậm nét Do đó tác phẩm nghệ thuật trở thành phương tiện có hiệu

Trang 23

quả nhất đưa con người xích lại gần nhau hơn về tình cảm cũng như về mặttinh thần

1.2.2.3 Kể chuyện là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật

Kể chuyện có tính chất sáng tạo vì khi kể, người kể đã chuyển vănbản từ ngôn ngữ viết sang ngôn ngữ nói Đồng thời, người kể cũng thể hiệnmối quan hệ riêng của mình đối với tác phẩm và kể theo phong cách riêngcủa mình Trong kể chuyện, người kể sử dụng ngôn từ theo cách riêng củamình để dựng lại câu chuyện và gửi gắm tình cảm, cách nghĩ, cách nhìncủa mình đối với những sự kiện, nhân vật trong tác phẩm Ngôn ngữ đượcngười kể sử dụng ở đây là ngôn ngữ nói, nó mang tính trực giác và biểucảm, nó gắn liền với ngữ cảnh và hoàn cảnh nói Cho nên ngôn ngữ kể cóđôi lúc không phải sử dụng nguyên xi ngôn ngữ viết trong tác phẩm Cóthể nói cách khác là người kể chuyện đã tái tạo tác phẩm văn học một cáchnghệ thuật

Đặc biệt đối với kiểu bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham giathì hoạt đông sáng tạo nghệ thuật thể hiện rất rõ nét Điều đó được thể hiện

ở chỗ là từ những sự việc được nhìn thấy hoặc được trực tiếp tham gia, các

em phải biết sử dụng ngôn ngữ của mình để kể lại cho người khác nghe.Muốn câu chuyện kể của mình hấp dẫn, thu hút sự chú ý của người khác,các em phải biết lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ một cách hay nhất Và lúcnày, các em không phải là người tái tạo mà chính các em là người đã sángtạo hoàn toàn ra câu chuyện

Như đã trình bày ở phần trên, kể chuyện là một hoạt động lời nói.Cho nên kể chuyện là hoạt động nghệ thuật của lời nói như ngữ điệu, cáchngắt giọng, cường độ giọng, cử chỉ, điệu bộ Mà không người nào thểhiện giống người nào

Tóm lại, câu chuyện được kể lại mang dấu ấn của người kể từ lờivăn đến, giọng điệu lẫn cảm xúc Đó là sáng tạo Sáng tạo trong kể chuyện

là yếu tố cực kỳ quan trọng Vì nhờ có sáng tạo mà chuyện xưa thành

Trang 24

chuyện nay, những tác phẩm xa lạ trở nên gần gũi, thân quen, nội dung bênngoài người kể biến thành nội dung bên trong bản thân người kể Nhờ đótác phẩm để lại tác động sâu sắc, những dấu ấn khó phai trong tâm hồnngười kể, người nghe.

1.2.3 Nội dung và phương pháp dạy học Kể chuyên ở Tiểu học

1.2.3.1 Nội dung dạy học Kể chuyện ở Tiểu học

Đối với lớp 1: Trong giai đoạn học vần, ở các bài ôn tập, sau phầnluyện đọc và luyện viết là phần kể chuyện theo tranh nhằm giúp cho nộidung học tập thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn Các câu chuyện được

kể ở giai đoạn này có tên gắn với những âm, vần vừa học

Ở giai đoạn này, giáo viên kể cho các em nghe là chủ yếu Học sinhnhìn tranh minh hoạ trong sách giáo khoa và nghe giáo viên kể Giáo viên

có thể đặt câu hỏi đơn giản cho học sinh trả lời, hoặc học sinh có thể kể lạitừng đoạn theo tranh

Đến phần Luyện tập tổng hợp, cuối mỗi tuần có một bài kể chuyện,

các văn bản dùng để kể chuyện được tuyển chọn và biên soạn lại cho phùhợp với trẻ lớp một Độ dài của các văn bản khoảng từ 120 đến 300 chữ.Nội dung các mỗi truyện gắn liền với một chủ điểm học tập của chương

trình Các chủ điểm ở lớp 1 gồm có: Nhà trường, Gia đình và Thiên nhiên

đất nước.

Đối với lớp 2: Số lượng bài của lớp hai là 31 bài ứng với 31 tiết Nộidung kể được chọn từ các bài tập đọc học trong hai tiết Các câu chuyện ở

lớp hai gắn liền với các chủ điểm: Em là học sinh; Bạn bè; Trường học;

Thầy cô; Ông bà; Cha mẹ; Anh em; Bạn trong nhà; Bốn mùa; Chim chóc; Muông thú; Sông biển; Cây cối; Bác Hồ và Nhân dân

Với lớp 2, kể chuyện có ba hình thức chủ yếu, đó là: kể theo tranh,

kể theo dàn ý cho sẵn hoặc kể theo lối phân vai

Trang 25

Đối với lớp 3: Nội dung truyện kể chính là những văn bản các emvừa học trong bài tập đọc Kể chuyện ở lớp ba không có tiết riêng mà được

bố trí chung với tiết Tập đọc, nó chiếm thời lượng khoảng nửa tiết Nội

dung các câu chuyện ở lớp 3 phục vụ các chủ điểm: Măng non; Mái ấm;

Tới trường; Cộng đồng; Quê hương; Bắc-Trung-Nam; Anh em một nhà; Thành thị và nông thôn; Bảo vệ Tổ quốc; Sáng tạo; Nghệ thuật; Lễ hội; Thể thao; Ngôi nhà chung và Bầu trời và mặt đất

Về hình thức, ở lớp 3 có bốn hình thức kể, trong đó có ba hình thức

giống với lớp hai, hình thức Tự đặt tên cho các đoạn rồi kể lại là mới

Nội dung dạy học kể chuyện ở lớp 4 và lớp 5 nhằm củng cố kĩ năng

kể chuyện đã được hình thành ở các lớp dưới đồng thời hình thành cho các

em những kĩ năng mới về kể chuyện

Nội dung dạy học nhằm củng cố kĩ năng kể chuyện đã được hìnhthành ở các lớp dưới: Đây là kiểu bài tập kể chuyện ở tuần thứ nhất trongmột chủ điểm học tập Trong trường hợp này, câu chuyện có độ dài khoảngtrên dưới 500 chữ, được in trong sách giáo viên Sách giáo khoa chỉ trìnhbày tranh hoặc tranh kèm lời dẫn giải ngắn gọn Bên cạnh mục đích chung

là rèn kĩ năng nói, kiểu bài tập này còn có mục đích rèn kĩ năng nghe chohọc sinh

Nội dung dạy học nhằm hình thành những kĩ năng mới về kểchuyện: Nội dung này được thể hiện ở việc các em phải kể lại những câuchuyện đã nghe, đã đọc (không phải vừa được nghe trên lớp) và những câuchuyện các em được chứng kiến hoặc tham gia Với việc kể lại những câuchuyện đã nghe, đã đọc thì nội dung là những câu chuyện các em đã đượcnghe hoặc đã được đọc từ bất kì kênh thông tin nào Nội dung của nhữngcâu chuyện được chứng kiến hoặc tham gia là hoàn toàn không có sẵn Để

kể được câu chuyện thuộc kiểu bài này, các em phải nhớ lại các tình tiếtnhững câu chuyện mà mình đã được chứng kiến hoặc tham gia Khi có ýtưởng, các em dựa vào cách thức xây dựng câu chuyện đã được học ở phân

Trang 26

môn Tập làm văn để sắp xếp lại các chi tiết và kể Tất nhiên nội dung củanhững câu chuyện này phải phù hợp với chủ điểm mà các em được học

Các chủ điểm học tập của lớp 4 gồm: Thương người như thể thương

thân (lòng nhân ái); Măng mọc thẳng (trung thực, tự trọng); Trên đôi cánh ước mơ (ước mơ); Tiếng sáo diều (vui chơi); Người ta là hoa đất (năng

lực, tài trí); Vẻ đẹp muôn màu (óc thẩm mĩ); Những người quả cảm (lòng dũng cảm); Khám phá thế giới (du lịch, thám hiểm) và Tình yêu cuộc sống

(lạc quan, yêu đời)

Với lớp 5, các em được kể các câu chuyện xung quanh các chủ điểm:

Việt Nam -Tổ quốc em; Cánh chim hoà bình; Con người với thiên nhiên; Giữ lấy màu xanh; Vì hạnh phúc con người; Người công dân; Vì cuộc sống thanh bình; Nhớ nguồn; Nam và nữ và Những chủ nhân tương lai.

1.2.3.2 Phương pháp dạy học Kể chuyện ở tiểu học

Như đã nói trên, kể chuyện là một hoạt động lời nói Cho nên có thểnói phương pháp đặc trưng của dạy học kể chuyện là phương pháp dùng

lời (kể) Tuy nhiên, do dặc trưng của Kể chuyện là kể nên phương pháp

này được sử dụng không giống như đối với các phân môn khác Điểm khácbiệt đó là giáo viên không phải dùng lời để thuyết trình nội dung dạy học

mà là dùng để kể và sau đó học sinh cũng dùng lời của mình để kể lại câuchuyện vừa được nghe giáo viên kể hoặc kể các câu chuyện của mình (đãnghe, đã đọc hoặc được chứng kiến, tham gia) Nói như thế có nghĩa làphương pháp kể là phương pháp của cả giáo viên lẫn học sinh Và điềuquan trọng hơn cả là làm sao rèn cho học sinh có được một kĩ năng kể tốt

như mục tiêu dạy học đề ra Do đó có thể xem kể vừa là phương pháp dạy

học vừa là mục tiêu mà dạy học phải hướng tới Chính vì lẽ đó, việc sửdụng lời kể của giáo viên phải thật mẫu mực Giáo viên phải lựa chọn ngônngữ sao cho chính xác, trong sáng và có tính nghệ thuật cao, đặc biệt làphải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh Đồng thời lời kể củagiáo viên phải chuyển tải được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện

Trang 27

Phương pháp thứ hai có thể kể đến trong dạy học kể chuyện làphương pháp gợi mở, vấn đáp Phương pháp này được sử dụng để giúp họcsinh tìm hiểu truyện và để hướng dẫn học sinh kể lại Thông qua việc trảlời hệ thống câu hỏi của giáo viên, học sinh sẽ ghi nhớ được cốt truyện, cáctình tiết trong truyện để kể lại cũng như rút ra đươc ý nghĩa của câuchuyện Trong lúc học sinh kể, nếu các em có quên một vài chi tiết thì câuhỏi sẽ có tác dụng các em nhớ lại để tiếp tục kể thay vì giáo viên phải nhắcnội dung cho các em Phương pháp này còn được sử dung trong việchướng dẫn học sinh lập dàn ý câu chuyện hoặc xây dựng cốt truyện Nhưvậy phương pháp gợi mở, vấn đáp trong kể chuyện ngoài tác dụng giúpcho các em khắc sâu hơn nội dung, ý nghĩa của câu chuyện nó còn gópphần hình thành kĩ năng kể cho các em.

Một phương pháp không thể thiếu trong dạy học Kể chuyện đó làphương pháp quan sát Trong khi kể chuyện, giáo viên luôn kết hợp chocác em quan sát tranh ảnh thể hiện nội dung câu chuyện Việc này giúp họcsinh dễ ghi nhớ nội dung câu chuyện và nó cũng là điểm tựa khi các em kểlại chuyện Tranh ảnh còn có tác dụng kích thích sự chú ý và trí tưởngtượng của các em hơn

Trong dạy học kể chuyện, đôi khi chúng ta sử dụng phương phápsắm vai Phương pháp này được sử dụng khi học sinh tập kể lại câu chuyệntheo lối phân vai

Để việc dạy học Kể chuyện đạt hiệu quả cao, giáo viên cần sử dụngphối hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt các phương pháp trên

Kết luận: Kể chuyện là hoạt động sử dụng lời nói để trình bày một

sự việc có mở đầu, diễn biến và kết thúc Thông qua kể chuyện người tatrao đổi thông tin với nhau đồng thời nó giúp cho con người tự hoàn thiện

và triển nhân cách cho mình Vì Kể chuyện có tầm quan trọng rất to lớnnhư thế nên nhu cầu về kể chuyện của tất cả mọi người (kể cả trẻ nhỏ chođến người lớn) là rất cao Kể chuyện không phải là một hình thức giải trí

Trang 28

thông thường mà nó một hoạt động lời nói, là một hình thức sinh hoạt vănhoá và là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật Kể chuyện ở tiểu học có nộidung và phương pháp rất riêng, cho nên người giáo viên cần phải nắmvững chúng để việc dạy học Kể chuyện đạt hiệu quả cao nhất.

Trang 29

Chương II

THỰC TRẠNG DẠY HỌC KỂ CHUYỆN LỚP 5

2.1 CÁC KIỂU BÀI KỂ CHUYỆN LỚP 5

2.1.1 Kiểu bài nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp

Đây là kiểu bài tập kể chuyện ở tuần thứ nhất trong một chủ điểmhọc tập Trong trường hợp này, câu chuyện (có độ dài trên dưới 500 chữ)được in trong sách giáo viên và được trình bày thành tranh hoặc tranh kèmlời dẫn giải ngắn gọn trong sách học sinh Học sinh được nghe thầy cô giáo

kể rồi sau đó kể lại Bên cạnh mục đích chung là rèn kĩ năng nói cho họcsinh, kiểu bài tập trên còn có mục đích rèn kĩ năng nghe cho học sinh Kiểubài tập này trong chương trình gồm 10 bài được sắp xếp cụ thể như sau:

Tuần1 Lý Tự Trọng; Tuần 4 Tiếng vĩ cầm ở Mĩ Lai; Tuần 7.

Cây cỏ nước Nam; Tuần11 Người đi săn và con nai; Tuần14 Pa-xtơ và

em bé; Tuần19 Chiếc đồng hồ; Tuần 22 Ông Nguyễn Khoa Đăng;

Tuần 25 Vì muôn dân; Tuần 29 Lớp trưởng tôi; Tuần 32 Nhà vô địch.

2.1.2 Kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc

Đây là kiểu bài tập kể chuyện ở tuần thứ hai trong một chủ điểm họctập Những câu chuyện này học sinh phải tự sưu tầm trong sách báo hoặc

đã được nghe ai đó kể cho nghe Bên cạnh mục đích chung là rèn kĩ năngnói cho học sinh, kiểu bài tập này còn có mục đích kích thích học sinhham đọc sách Trong chương trình kể chuyện lớp 5, kiểu bài này gồm 11bài được sắp xếp như sau:

Tuần 2 Hãy kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về

các anh hùng danh nhân của nước ta

Tuần 5 Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc ca

ngợi hoà bình, chống chiến tranh

Trang 30

Tuần 8 Kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc nói về

quan hệ con người với thiên nhiên

Tuần12 Hãy kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc

có nội dung bảo vệ môi trường

Tuần15 Hãy kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc

nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu, vì hạnhphúc của nhân dân

Tuần17 Hãy kể một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về

những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho ngườikhác

Tuần 20 Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về

những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh

Tuần 23 Hãy kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được

đọc về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự, an ninh

Tuần 26 Hãy kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được

đọc nói về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộcViệt Nam

Tuần 30 Kể chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về một nữ anh

hùng hoặc một phụ nữ có tài

Tuần 33 Kể lại một câu chuyện em đã được nghe hoặc được đọc về

việc gia đình, nhà trường và xã hội chăm sóc, giáo dục trẻ em hoặc trẻ emthực hiện bổn phận với gia đình, nhà trường và xã hội

2.1.3 Kiểu bài kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia

Đây là kiểu bài tập kể chuyện ở tuần thứ ba trong một chủ điểm họctập Kiểu bài tập này đòi hỏi sự sáng tạo ở mức cao: Học sinh phải nhớ lạicác tình tiết của những câu chuyện đã được chứng kiến hoặc được thamgia, từ đó các em tự sắp xếp các chi tiết và kể lại Ngoài mục đích luyện kĩnăng nói, kiểu bài này còn rèn cho học sinh thói quen quan sát, ghi nhớ.Đồng thời kiểu bài này còn hình thành cho các em kĩ năng xây dựng cốt

Trang 31

truyện và kĩ năng diễn đạt Kiểu bài này được xếp trong chương trình gồm

10 tiết Cụ thể như sau:

Tuần 3 Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất

nước

Tuần 6 Chọn một trong hai đề sau:

1 Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với các nước

2 Nói về một nước mà em biết qua truyền hình, phim ảnh

Tuần 9 Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa

phương hoặc ở nơi khác

Tuần13 Chọn một trong hai đề sau:

1 Kể một việc làm tốt của em hoặc của những người xung quanh để bảo vệ môi trường

2 Kể về một hành động dũng cảm bảo vệ môi trường

Tuần16 Kể chuyện về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình Tuần 21 Chọn một trong các đề sau:

1 Kể một việc làm của những công dân nhỏ tuổi thể hiện ý thức bảo

vệ các công trình công cộng, các di tích lịch sử - văn hoá

2 Kể một việc làm thể hiện ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ

3 Kể một việc làm thể hiện lòng biết ơn các thương binh, liệt sĩ

Tuần 24 Hãy kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh

nơi làng xóm, phố phường mà em biết

Tuần 27 Chọn một trong hai đề sau:

1 Kể một câu chuyện trong cuộc sống nói lên truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam ta

2 Kể một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo của em, qua đó thể hiệnlòng biết ơn của em đối với thầy cô

Tuần 31 Kể một việc làm tốt của bạn em.

Trang 32

Tuần 34 Chọn một trong hai đề sau:

1 Kể một câu chuyện về việc chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi của gia đình, nhà trường hoặc xã hội

2 Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội

2.2 THỰC TRẠNG DẠY HỌC KỂ CHUYỆN LỚP 5

Để xác lập cơ sở cho việc đề xuất một số biện pháp nâng cao chấtlượng dạy học Kể chuyện lớp 5, chúng tôi đã tiến hành điều tra thực trạngdạy học Kể chuyện ở một số trường Tiểu học Cụ thể như sau:

Về địa bàn: Chúng tôi đã tiến hành điều tra tại các trường: Tiểu họcThị Trấn Vũng Liêm, Tiểu học Trung Hiếu thuộc huyện Vũng Liêm tỉnhVĩnh Long; Tiểu học Thành Công B và Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểmthuộc Thành phố Hà Nội; Tiểu học Liên Minh, Tiểu học Liên Bảo, Tiểuhọc Đống Đa thuộc thị xã Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc

Về hình thức: Chúng tôi sử dụng phiếu điều tra và dự trực tiếp cáctiết dạy học

Về nội dung (xin xem phiếu đính kèm theo ở phần phụ lục)

2.2.1 Quan niệm về dạy học Kể chuyện của giáo viên lớp 5

Sau khi điều tra, chúng tôi tiến hành xử lí và thu được kết quả như sau:Quan niệm của giáo viên về tầm quan trọng của dạy học kể chuyện ởTiểu học (câu 1): 100% giáo viên chọn ý a/ Điều đó cho thấy giáo viên đãnhận ra tầm quan trọng của dạy học Kể chuyện ở lớp 5 nói riêng và ở Tiểuhọc nói chung

Khi trò chuyện với chúng tôi, thầy giáo Ngô Văn Hoàng - Giáo viêntrường Tiểu học Thị Trấn Vũng Liêm - cho rằng việc dạy học Kể chuyệntrong nhà trường tiểu học là vô cùng quan trọng vì nó góp phần bồi dưỡngnăng lực tiếng Việt cho học sinh Ngoài ra, Kể chuyện còn góp phần bồidưỡng nhân cách cũng như phát triển kĩ năng nói cho học sinh Cô NguyễnThị Huệ, giáo viên trường Tiểu học Dân lập ĐoànThị Điểm, cũng có

Trang 33

những suy nghĩ tương tự như thế Nói về tầm quan trọng của Kể chuyện,giáo viên nào cũng cho là vô cùng quan trọng nhưng không phải ai cũnghiểu cặn kẽ về tầm quan trọng của kể chuyện do mục đích của nó mang lạinhư thầy Ngô Văn Hoàng và cô Nguyễn Thị Huệ đã trình bày Điều đó thể

hiện qua việc trả lời câu hỏi 2 mà chúng tôi đề cập ở Bảng 1

Bảng 1 (câu2) Quan niệm của giáo viên về mục đích của dạy học Kể

- Đúng-chưa đủ: thiếu một trong ba ý trên

- Chưa đúng: thiếu hai trong ba ý trên hay thêm b hoặc d

Theo Bảng 1, chúng ta thấy rằng: Tỉ lệ giáo viên quan đúng về mục

đích của dạy học kể chuyện là rất ít chỉ chiếm 15% (trên tổng số giáo viênđược thăm dò) 35% giáo viên có quan niệm đúng nhưng chưa đủ và tỉ lệgiáo viên quan niệm chưa đúng chiếm một tỉ lệ khá lớn, tỉ lệ này là 50%

Kết quả trên phản ánh một thực tế đáng lo ngại về quan niệm củagiáo viên về mục đích của việc dạy học kể chuyện Rõ ràng khi đã chưaxác định một cách đúng đắn, đầy đủ mục đích của một việc làm thì khó cóthể cho một kết quả tốt đẹp từ việc làm ấy được

Bảng 2 (câu5) Tiêu chí đánh giá của giáo viên đối với học sinh

- Đúng-đủ: chọn b và c

- Đúng-chưa đủ: một trong hai ý trên

- Chưa đúng: chọn b, c thêm a hoặc d hay chỉ chọn a hoặc d

Trang 34

Thực tế việc đánh giá học sinh trong dạy học Kể chuyện đã đượcphản ánh ở bảng 2 Dựa vào bảng, chúng ta thấy rằng: có 50% giáo viênđưa ra tiêu chí đánh giá đúng, đủ và 50% giáo viên đưa ra tiêu chí đánh giáđúng nhưng chưa đủ Hầu hết các ý kiến đưa ra tiêu chí đánh giá chưa đủ

là họ quên cho việc phải kết hợp cử chỉ điệu bộ vào trong tiêu chí đánh giáhọc sinh Họ chưa thấy rằng việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp

là một trong những yếu tố quyết định thành công trong hoạt động giao tiếp

Bảng 3 (câu6) Về việc giúp đỡ học sinh trong khi kể chuyện

- Đúng: ý d (gợi ý giúp học sinh kể tiếp)

- Chưa đúng: chọn d thêm một trong các ý còn lại hoặc chỉ chọn mộttrong các ý a, b hay c

Làm gì để giúp đỡ học sinh trong lúc kể chuyện? Đó là câu hỏi

chúng tôi đặt ra và chúng tôi đã nhận được kết quả như Bảng 3 Cụ thể

như sau:

Đa số giáo viên chưa có một biện pháp giúp đỡ học sinh phù hợp:90% giáo viên chọn cách “cho học sinh về chỗ và khuyến khích: cô hyvọng lần sau em sẽ kể tốt hơn ” hoặc chọn cách “nhờ học sinh khác giúp

đỡ ” Chỉ có 10% chọn phương án d/ và ghi rõ là “sử dụng câu hỏi gợi ý đểcác em tiếp tục kể ”

Tâm sự với chúng tôi, một số giáo viên cho rằng mình làm như thế

vì hai lý do: thứ nhất là để tranh thủ thời gian cho các em khác được kể.Thứ hai là khi chúng tôi hỏi tại sao không sử dụng câu hỏi để gợi ý thì đa

số giáo viên cho rằng không biết phải đặt câu hỏi như thế nào để gợi ý chohọc sinh

Chính việc làm này của giáo viên đã hạn chế hứng thú học tập củacác em yếu kém vì mỗi lần như thế các em sẽ cảm thấy xấu hổ với các bạn

Trang 35

Đây là một thực tế đáng buồn Chúng ta phải tìm cách khắc phục thựctrạng này nhằm cải thiện tình hình dạy học Kể chuyện hiện nay

2.2.2 Cách thức dạy học Kể chuyện của giáo viên lớp 5

Qua tiến hành dự một số tiết dạy của giáo viên kết hợp với kết quảcủa việc điều tra, chúng tôi đã thu được kết quả về cách thức dạy học kểchuyện của giáo viên lớp 5 như sau:

2.2.2.1 Đối với kiểu bài nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp

Cách thức dạy học của giáo viên

Sau khi giới thiệu bài, giáo viên kể mẫu hai lần Lần thứ nhất, giáoviên kể toàn bộ câu chuyện từ đầu đến cuối Lần thứ hai, giáo viên kể kếthợp cho học sinh xem tranh và giải nghĩa một số từ

Để đặt lời thuyết minh cho tranh, giáo viên yêu cầu học sinh thảoluận nhóm đôi Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh kể chuyện (theo nhiềuhình thức khác nhau) Trong khi kể, nếu học sinh có quên thì giáo viên yêucầu học sinh khác nhắc bạn hoặc kể tiếp bạn Cuối cùng giáo viên cho họcsinh thảo luận về ý nghĩa của câu chuyện

Những ưu điểm, tồn tại và khó khăn

Những ưu điểm: Một là, giáo viên đã tiến hành giờ dạy hợp lí, đúng

qui trình Hai là, tất cả học sinh được tham gia kể chuyện (kể theo nhóm)

và các em hầu hết kể lại được câu chuyện theo các mức độ khác nhau (chỉ

có một số em kể tốt còn đa số kể chưa tốt)

Những tồn tại: Một là, khi kể chuyện, hầu hết giáo viên còn bám quá

sát với văn bản, chưa kể theo lời của mình (do giáo viên chưa có được một

kĩ năng kể chuyện thật sự thú vị) Hai là, giáo viên chưa sử dụng câu hỏi gợi

ý giúp học sinh đặt lời thuyết minh cho tranh, giúp học sinh kể lại chuyệncũng như sử dụng câu hỏi để rút ra ý nghĩa của câu chuyện Phần này giáoviên tiến hành theo các bài tập trong sách giáo khoa và gợi ý của sách giáoviên Do đó, học sinh gặp nhiều khó khăn khi thực hiện các bài tập trên

Trang 36

Những khó khăn thường gặp của giáo viên: Theo kết quả chúng tôi

điều tra được, 100% giáo viên đều cho rằng khó khăn lớn nhất họ gặp phải

là “về kĩ năng kể: giọng kể, cử chỉ, điệu bộ ” Điều này cho thấy kĩ năng

kể chuyện của giáo viên hiện nay còn nhiều hạn chế Một khó khăn nữa màgiáo viên thường nhắc tới là khả năng ghi nhớ câu chuyện của học sinh rấthạn chế Việc sử dụng câu hỏi gợi ý cho học sinh cũng là một khó khăn mà

giáo viên thường hay gặp (như đã đề cập trong phần nhận xét sau Bảng 3).

Rõ ràng kĩ năng sử dụng câu hỏi của giáo viên là vấn đề chúng ta cần phảiquan tâm nhiều hơn nữa

Tóm lại, đối với kiểu bài này có ba tồn tại cũng chính là ba khó khănlớn đó là: kĩ năng kể của giáo viên, khả năng ghi nhớ của học sinh và kĩnăng sử dụng câu hỏi để hướng dẫn học sinh kể

2.2.2.2 Đối với kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc

Cách thức dạy học của giáo viên

Tiếp theo phần giới thiệu bài, giáo viên yêu cầu học sinh đọc đề bài

và cùng nhau tìm hiểu yêu cầu của đề bài bằng cách yêu cầu học sinh gạchchân những yêu cầu trọng tâm của đề bài Trước khi tiến hành kể trongnhóm, giáo viên yêu cầu học sinh giới thiệu tên và xuất xứ câu chuyệnmình dự định kể Khi kể trong nhóm cũng như lúc kể trước lớp, học sinhnêu cả ý nghĩa câu chuyện sau khi kể xong

Những ưu điểm, tồn tại và khó khăn

Những ưu điểm: Cũng như trên, giáo viên tiến hành tiết dạy đúng

qui trình và học sinh đều được tham gia kể (tất nhiên là ở những mức độkhác nhau)

Những tồn tại: Đa số học sinh kể câu chuyện không trọn vẹn: hoặc

các em kể giữa chừng hoặc chỉ kể khái quát chứ không đi vào chi tiết(những chi tiết quan trọng), một số khác lại kể lung tung (sự việc diễn ratrước lại kể sau và ngược lại) Nguyên nhân của những yếu kém trên là dogiáo viên chưa hướng dẫn học sinh sắp xếp các ý câu chuyện trước khi kể

Trang 37

Những khó khăn thường gặp: Một là học sinh rất khó khăn trong

việc tìm được câu chuyện Hai là giáo viên chưa biết cách hướng dẫn họcsinh lập dàn ý cũng như hướng dẫn học sinh kể lại

2.2.2.3 Đối với kiểu bài kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia

Cách thức dạy học của giáo viên

Sau khi giới thiệu bài, đọc và tìm hiểu đề xong, giáo viên yêu cầuhọc sinh đọc các gợi ý trong sách giáo khoa Tiếp theo, giáo viên yêu cầucác em giới thiệu tên câu chuyện mình định kể Sau đó, cho học sinh tiếnhành kể chuyện theo cặp và thi kể trước lớp Trong khi kể, học sinh traođổi ý nghĩa câu chuyện của mình với các bạn

Những ưu điểm, tồn tại và khó khăn:

Những ưu điểm: Giáo viên tiến hành đúng tiến trình của tiết dạy.

Học sinh được tham gia kể chuyện (ở các mức độ khác nhau)

Những tồn tại: Đa số học sinh kể câu chuyện không trọn vẹn: hoặc

các em kể giữa chừng hoặc chỉ kể khái quát chứ không đi vào chi tiết(những chi tiết quan trọng), một số khác lại kể lung tung (sự việc diễn ratrước lại kể sau và ngược lại) Nguyên nhân của những yếu kém trên là dogiáo viên chưa hướng dẫn học sinh sắp xếp các ý câu chuyện trước khi kể

Những khó khăn thường gặp: Đa số các đề tài của kiểu bài tập này

có phần chưa gần gũi với các em Thật ra những tình huống như gợi ýtrong sách giáo khoa là không xa lạ Nhưng với học sinh ngày nay, các emphải suốt học tập cả ngày, ngày nghỉ thì các em phải học thêm nào ngoạingữ, nào tin học, năng khiếu kể cả văn hóa Do đó các em không có dịp đểgặp gỡ, tiếp xúc hoặc tham gia với các tình huống có trong yêu cầu của bàitập Đây là một tâm sự hết sức bức xúc của tất cả giáo viên khi được hỏiđến vấn đề này Còn nếu như khi đã có được chuyện rồi thì các em thườnggặp phải những khó khăn sau: Một là học sinh khó nhớ các chi tiết đã xảy

Trang 38

ra, hai là học sinh không biết dùng lời để diễn đạt các sự việc và ba là họcsinh gặp khó khăn trong việc sắp xếp diễn biến câu chuyện

Tóm lại, để dạy tốt kiểu bài này, chúng ta cần khắc phục hai khókhăn cơ bản là: vốn hiểu biết thực tế của học sinh và kĩ năng xây dựng cốttruyện

Trong quá trình điều tra, quan sát các tiết dạy, chúng tôi đã nhận thấymột tồn tại và cũng là khó khăn chung đối với ba kiểu bài là vấn đề chữalỗi diễn đạt cho học sinh Qua quan sát các tiết dạy, chúng tôi nhận thấygiáo viên ít quan tâm đến việc chữa lỗi diễn đạt cho học sinh Đa số giáoviên chỉ nhận xét chung chung và chữa qua loa, không cụ thể, không kĩcàng

2.2.3 Ý thức học tập và kĩ năng kể chuyện của học sinh lớp 5

Để tìm hiểu về ý thức học tập và kĩ năng kể chuyện của học sinh,chúng tôi đã tiến hành điều tra và quan sát một số tiết học của các em Kết quả thu được như sau:

Nhu cầu về kể chuyện của học sinh (câu 5): 100% học sinh khi đượchỏi đều trả lời là em rất thích học kể chyện Rõ ràng nhu cầu về kể chuyệnđối với các em là rất lớn Vì thế, là giáo viên chúng ta phải làm sao để đápứng nhu cầu thích đáng của các em

Bảng 4 (câu 2) Hiểu biết của học sinh về ích lợi của việc học kể

- Đúng-chưa đủ: một trong hai ý trên

- Chưa đúng: chọn b, d thêm a hoặc c hoặc chỉ chọn a hoặc c

Trang 39

Các em rất ham thích kể chuyện nhưng hiểu biết của các em vềnhững lợi ích mà kể chuyện mang lại chưa đầy đủ Chỉ 30% học sinh hiểuđầy đủ lợi ích của kể chuyện 49% học sinh hiểu ở mức độ chưa đầy đủ(các em không nghĩ rằng kể chuyện giúp các em kể nói một cách mạnh dạn

tư tin hơn) Và 21% hiểu chưa đúng về ích lợi của kể chuyện Kết quả nàyphản ánh một thực tế là giáo viên ít chú ý đến việc phát triển kĩ năng nóicho học sinh nên các em không cảm nhận được ích lợi này

Bảng 5 (câu3) Cách thức kể chuyện của học sinh

2.2.3.1 Ý thức học tập phân môn Kể chuyện của học sinh lớp 5

Mặc dù việc hiểu biết về lợi ích của học kể chuyện còn hạn chếnhưng 100% học sinh khi được hỏi đều trả lời là rất thích học kể chuyện

Trang 40

Điều đó càng được khẳng định khi chúng tôi tiến hành quan sát trực tiếpcác tiết học của các em Các em rất hào hứng sôi nổi tham gia kể chuyệnmặc dù không phải tất cả đều kể tốt Không khí kể chuyện trong nhóm vôcùng rôm rả, em nào cũng muốn kể nhiều, kể hay cho bạn mình nghe Vàkhi được giáo viên cho phép kể trước lớp thì cả một rừng tay mọc lên vì

em nào cũng muốn trổ tài cho cả lớp xem

Tóm lại, các em rất thích học Kể chuyện nhưng các em chưa đượctrang bị một cách thức kể chuyện thích hợp

2.2.2.3 Kĩ năng kể chuyện của học sinh lớp 5

Qua việc quan sát một số tiết học, chúng tôi đi đến nhận xét về kĩnăng kể chuyện của học sinh với từng kiểu bài Cụ thể như sau:

Đối với kiểu bài nghe - kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp

Trong ba kiểu bài thì đây là kiểu bài học sinh có kĩ năng kể tốt hơn

cả Mặc dù vậy, các em vẫn chưa kể lại được câu chuyện theo lời củamình Một số học sinh kể theo kiểu học thuộc lòng câu chuyện rồi kể lại(nội dung câu chuyện được giáo viên cung cấp hoặc các em có tài liệuhướng dẫn giảng dạy) hoặc các em kể theo lời kể của giáo viên Một số emkhác lại không thể kể lại được do chưa kịp ghi nhớ nội dung câu chuyệnvừa nghe Việc kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ, một số học sinh khágiỏi có thực hiện được tuy nhiên còn gượng ép hoặc khuôn sáo

Đối với kiểu bài kể chuyện đã nghe đã đọc

Đây là kiểu bài tương đối khó với học sinh Muốn kể tốt câu chuyệnthuộc kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có khả năng ghi nhớ và tái hiện tốtđồng thời học sinh phải có một tư duy lô gích để sắp xếp các tình tiết chohợp lí khi kể lại Tuy nhiên trong thực tế, học sinh rất khó thực hiện đượcđiều này mà hầu hết các em học thuộc lòng câu chuyện rồi kể lại hoặc các

em không kể không đúng trình tự, lô gích của câu chuyện Việc kết hợpcác yếu tố phi ngôn ngữ cũng như với kiểu bài trên

Đối với kiểu bài kể chuyện chứng kiến hoặc tham gia

Ngày đăng: 05/11/2014, 14:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Duy Bình - Dạy văn dạy cái hay cái đẹp - NXB Giáo Dục, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy văn dạy cái hay cái đẹp
Nhà XB: NXB Giáo Dục
2. Hoàng Hoà Bình - Dạy văn cho học sinh tiểu học- NXB Giáo Dục, 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy văn cho học sinh tiểu học
Nhà XB: NXB Giáo Dục
3. Hoàng Văn Cẩn - Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi - NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy học tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi
Nhà XB: NXBGiáo Dục
4. Đỗ Lê Chẩn, Nguyễn Thị Ngọc Bảo - Kể chuyện 1 - NXB Giáo Dục, 1981 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kể chuyện 1
Nhà XB: NXB Giáo Dục
5. Phan Phương Dung, Dương Thị Hương, Lê Phương Nga, Ðỗ Xuân Thảo - Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 5 – NXB Ðại học Sư phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 5
Nhà XB: NXB Ðại học Sư phạm
6. Phạm Đăng Dư - Lý luận văn học - NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm Hà Nội
7. Hồ Ngọc Đại - Tâm lý học dạy học - NXB Giáo Dục, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học dạy học
Nhà XB: NXB Giáo Dục
9. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan - Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm - NXB Giáo Dục, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sưphạm
Nhà XB: NXB Giáo Dục
11. I-A.Rez - Phương pháp luận dạy văn học (Phan Thiều dịch)- NXB Giáo Dục, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp luận dạy văn học
Nhà XB: NXBGiáo Dục
12. Ibalinốpki - Nghệ thuật nói chuyện của tuyên truyền viên – NXB VHNT, 1962 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật nói chuyện của tuyên truyền viên
Nhà XB: NXBVHNT
13. Kak-hai-nơ-dich – Dạy trẻ học nói như thế nào (Đỗ Thanh dịch) - NXB Giáo Dục, 1990 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dạy trẻ học nói như thế nào
Nhà XB: NXB Giáo Dục
14. Vũ Ngọc Khánh - Cách dạy tập làm văn miệng và luận nói cấp 2, 3 - NXB Giáo Dục, 1963 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cách dạy tập làm văn miệng và luận nói cấp 2, 3
Nhà XB: NXB Giáo Dục
15. Nguyễn Xuân Khoa - Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo – NXB Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫugiáo
Nhà XB: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
16. M.K-bogoliupxkaia, V.V.Seplsenko – Đọc và kể chuyện văn học ở vườn trẻ (Lê Đức Mẫn dịch) - NXB Giáo Dục, 1976 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc và kể chuyện văn học ởvườn trẻ
Nhà XB: NXB Giáo Dục
17. Vũ Tú Nam, Phạm Hổ, Bùi Hiển, Nguyễn Quang Sáng - Văn miêu tả và kể chuyện - NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn miêu tảvà kể chuyện
Nhà XB: NXB Giáo Dục
18. Lê Phương Nga, Nguyễn Trí – Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2 – NXB Giáo Dục, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dạy học Tiếng Việt 2
Nhà XB: NXB Giáo Dục
19. Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh – Rèn luyện kĩ năng sử dụng Tiếng Việt - Vụ giáo viên, 1993 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rèn luyện kĩ năng sử dụng TiếngViệt
20. Ngkazanski, T.S. Nazarova – Lý luận dạy học cấp một (Phan Tất Đắc dịch) - NXB Giáo Dục, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận dạy học cấp một
Nhà XB: NXB Giáo Dục
21. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phạm Thị Việt – Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học – NXB Ðại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp cho trẻ làmquen với tác phẩm văn học
Nhà XB: NXB Ðại học Quốc gia Hà Nội
22. NS. Savin - Giáo dục học, tập 1 - NXB Giáo Dục, 1983 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục học, tập 1
Nhà XB: NXB Giáo Dục

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w