Sử dụng câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh đặt lời thuyết

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện lớp 5 (Trang 55 - 60)

9. Bố cục của luận văn

3.1.1.3. Sử dụng câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh đặt lời thuyết

minh cho tranh

Trong chương trình, kiểu bài này gồm mười bài tất cả. Trong số đó có ba câu chuyện có sẵn lời thuyết minh và bảy câu chuyện chưa có lời thuyết minh dưới tranh.

Ba câu chuyện có sẵn lời thuyết minh đó là: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai, Người đi săn và con nai Ông Nguyễn Khoa Đăng.

Bảy câu chuyện không có lời thuyết minh đó là: Lý Tự Trọng, Cây cỏ nước Nam, Pa- xtơ và em bé, Chiếc đồng hồ, Vì muôn dân, Lớp trưởng tôi Nhà vô địch.

Sử dụng câu hỏi gợi ý để hướng dẫn học sinh đặt lời thyết minh cho tranh nhằm mục đích giúp các em hiểu và nhớ các sự kiện xoay quanh bức tranh đó. Từ đó nó tạo ra một điểm tựa giúp học sinh dễ dàng khi kể lại chuyện.

Chúng tôi xin giới thiệu hệ thống câu hỏi hướng dẫn đặt lời thuyết minh cho tranh của một số bài như sau:

Bài 1. Lý Tự Trọng

Tranh 2. Khi về nước, anh được giao nhiệm vụ gì?

Tranh 3. Qua cách xử lí của anh trong công việc, chúng ta thấy anh là người như thế nào?

Tranh 4. Trong một cuộc mít tinh, anh đã làm gì?

Tranh 5. Câu nói của anh trước toà chứng tỏ anh là người như thế nào?

Tranh 6. Trước lúc hy sinh, anh đã thể hiện tâm trạng như thế nào?

Gợi ý :

1. Lý Tự Trọng học rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học tập. 2. Về nước, anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu. 3. Anh rất bình tĩnh và nhanh trí trong công việc.

4. Trong một buổi mít tinh, anh đã bắn chết một tên mật thám và đã bị bắt.

5. Anh đã hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình trước toà.

6. Trước lúc hi sinh, anh rất lạc quan. Anh đã hát vang bài Quốc tế ca.

Bài 3. Cây cỏ nước Nam

Tranh 1. Ông Tuệ Tĩnh dắt học trò của mình lên Phả Lại để làm gì? Tranh 2. Quân dân nhà Trần đã làm gì khi giặc Nguyên nhòm ngó nước ta?

Tranh 3. Nhà Nguyên đã áp dụng lệnh gì với nước ta?

Tranh 4. Để đối phó lại lệnh cấm của nhà Nguyên, quân dân nhà Trần đã làm gì?

Tranh 5. Cây cỏ nước Nam đã giúp gì cho cuộc chiến? Tranh 6. Ông Tuệ Tĩnh và học trò của mình đã làm gì?

Gợi ý:

1. Tuệ Tĩnh dắt học trò của mình lên núi Phả Lại để giảng giải cho họ nghe về cây cỏ nước Nam.

2. Quân dân nhà Trần Tập luyện chuẩn bị chống giặc Nguyên. 3. Nhà Nguyên cấm bán thuốc men, vật dụng cho nước ta.

4. Để đối phó lại lệnh cấm đó, quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu.

5. Cây cỏ nước Nam đã góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh. 6. Tuệ Tĩnh và học trò của mình phát triển cây thuốc nam.

Bài 5. Pa - xtơ và em bé

Tranh 1. Nhìn vẻ đau đớn của em bé và đôi mắt đỏ hoe của bà mẹ, Pa- xtơ cảm thấy như thế nào?

Tranh 2. Đêm ấy Pa - xtơ đã làm gì? Tranh 3. Pa - xtơ đã quyết định điều gì?

Tranh 4. Sau khi tiêm phát thứ mười, Pa- xtơ đã lo lắng cho em bé ra sao?

Tranh 5. Cuối cùng bệnh trạng của em bé như thế nào? Tranh 6. Sau thành công của Pa - xtơ, người ta đã làm gì?

Gợi ý:

1. Nhìn vẻ mặt đau đớn của em bé và đôi mắt rưng rưng của bà mẹ, Pa- xtơ rất lo lắng, lòng ông se lại. Ông nghĩ đến cái chết thảm thương của em bé.

2. Đêm ấy Pa- xtơ lo lắng đến không ngủ được. Ông đắn đo: có nên tiêm vắc – xin cho em bé hay không?

3. Ông đã quyết định tiêm vắc – xin cho em bé.

4. Sau khi tiêm phát vắc – xin thứ mười, Pa- xtơ đã nhiều đêm không ngủ, ông thường xuyên chống gậy xuống cầu thang để thăm em bé.

5. Cuối cùng em bé đã khỏi bệnh.

6. Sau thành công của Pa- xtơ, người ta đã đưa phòng thí nghiệm của ông thành viện Pa- xtơ – viện chống dại đầu tiên trên thế giới.

Tranh 1. Khi nhận được tin Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản Thủ đô, không khí buổi hội nghị tổng kết như thế nào?

Tranh 2. Giữa lúc ấy, ai đến thăm hội nghị?

Tranh 3. Bác đã nói cho các cán bộ nghe về điều gì?

Tranh 4. Khi nghe xong chuyện, mọi mgười có những suy nghĩ gì?

Gợi ý:

1. Khi nhận được tin Trung ương rút bớt một số cán bộ đi học lớp tiếp quản Thủ đô, anh em bàn tán sôi nổi, tư tưởng cán bộ có chiều phân tán.

2. Giữa lúc ấy, Bác Hồ đến thăm hội nghị. Anh em ùa ra đón Bác. 3. Bác mượn câu chuyện chiếc đồng hồ để đả thông tư tưởng cán bộ một cách hóm hỉnh.

4. Nghe xong câu chuyện của Bác, ai cũng thấm thía, tự đánh tan những thắc mắc riêng tư.

Bài 8. Vì muôn dân

Tranh 1. Trước khi mất, cha của Trần Quốc Tuấn trăng trối với ông điều gì?

Tranh 2. Năm 1284, chuyện gì đã xảy đến với đất nước ta?

Tranh 3. Trần Quốc Tuấn mời Trần Quang Khải xuống thuyền để làm gì?

Tranh 4. Trần Quốc Tuấn đã làm gì mà cởi bỏ được mối hiềm khích gia tộc?

Tranh 5. Theo lời Trần Quốc Tuấn, vua đã làm gì? Tranh 6. Nhờ đâu quân ta đánh tan giặc Nguyên?

Gợi ý:

1. Trước khi mất, cha của Trần Quốc Tuấn trăng trối rằng ông phải giành lại ngôi vua.

3. Trần Quốc Tuấn mời Trần Quang Khải xuống thuyền để cùng bàn kế đánh giặc.

1. Trần Quốc Tuấn đã tự tay dội nước tắm cho Trần Quang Khải. 5. Theo lời Trần Quốc Tuấn, vua mở hội nghị Diên Hồng triệu tập các bô lão từ mọi miền đất nước để bàn việc chống giặc.

6. Nhờ cả nước một lòng nên giặc Nguyên đã bị đánh bại.

Bài 9. Lớp trưởng tôi

Tranh 1. Vân được bầu làm lớp trưởng, thái độ của các bạn nam ra sao?

Tranh 2. Kết quả bài kiểm tra Địa có gì đáng nhớ? Tranh 3. Vân đã làm gì khi Quốc quên trực nhật?

Tranh 4. Đang lao động giữa buổi chiều nắng, các bạn đã nhận được điều gì?

Tranh 5. Qua các việc làm của Vân, các bạn nam đã nghĩ về Vân ra sao?

Gợi ý:

1. Vân được bầu làm lớp trưởng, các bạn nam bàn tán sôi nổi sau lưng Vân.

2. Bài kiểm tra Địa Vân được điểm mười. Còn bạn trai cho rằng Vân học không giỏi chỉ điểm năm.

3. Quốc quên trực nhật, lớp trưởng Vân đã làm giúp.

4. Đang lao động giữa buổi chiều nắng, các bạn đã được Vân chia kem cho.

5. Qua những việc làm của Vân, các bạn nam bây giờ rất phục Vân, tự hào về Vân.

Bài 10. Nhà vô địch

Tranh 1. Các bạn nhỏ trong làng đang làm gì?

Tranh 2. Các bạn đều đã nhảy thành công, riêng Tôm Chíp thì sao? Tranh 3. Trong lần nhảy thứ hai, Tôm Chíp đã làm gì?

Tranh 4. Sau khi Tôm Chíp nhảy qua con mương rộng, các bạn tỏ thái độ như thế nào?

Gợi ý:

1. Các bạn nhỏ trong làng đang tổ chức cuộc thi nhảy xa.

2. Các bạn đều nhảy thành công. Riêng Tôm Chíp thì rụt rè, bối rối, khi đến gần điểm nhảy là cậu đứng sựng lại.

3. Trong lần nhảy thứ hai, Tôm Chíp nhìn thấy một bé trai đang lăn xuống bờ mương nên cậu đã lao đến, vọt qua bờ mương và cứu em bé.

4. Sau khi Tôm Chíp nhảy qua con mương rộng, các bạn ngạc nhiên, thán phục và tuyên bố chức vô địch thuộc về Tôm Chíp.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện lớp 5 (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w