9. Bố cục của luận văn
3.1.2.1. Lập tủ sách để cung cấp tư liệu cho giáo viên và học sinh
Đây là một biện pháp thật sự cần thiết và có ích cho cả giáo viên và họ sinh. Vì trong thực tế việc sưu tầm truyện của học sinh là rất khó, các em đa số kể các câu chuyện có trong sách giáo khoa mà các em vừa được học. Điều này chưa phát huy hết mục đích của kiểu bài này là rèn thói quen ham thích đọc sách cho các em. Một số học sinh muốn có được câu chuyện hay các em phải tìm mua bằng được những quyển sách giáo viên giới
thiệu, như thế sẽ rất tốn kém cho phụ huynh. Tủ sách sẽ là nguồn cung cấp tư liệu vô cùng quí báu cho không chỉ học sinh mà còn cho cả giáo viên. Đối với giáo viên, biện pháp này sẽ hạn chế được tình trạng học sinh kể những câu chuyện mà bản thân giáo viên chưa biết. Chúng tôi nghĩ mỗi trường nên có một tủ sách chuyên phục vụ cho việc dạy học kiểu bài này.
Chúng tôi xin giới thiệu một số bản sách cần có trong tủ sách tư liệu của chúng ta: Bộ truyện đọc từ lớp1 đến lớp 5 chương trình cải cách giáo dục và chương trình 2000, đây là hai bộ sách được nhà xuất bản giáo dục ấn hành; Truyện kể lịch sử lớp 4 và 5 chương trình cải cách giáo dục của nhà xuất bản giáo dục; Tuyển tập Việt sử giai thoại (tám tập) do Nguyễn Khắc Thuần sưu tầm biên soạn-NXB Giáo dục; Thần đồng xưa của nước ta, Quốc Chấn biên soạn, NXB Giáo dục; các loại báo dành cho tuổi thiếu niên như: Nhi đồng, Thiếu niên, Hoa học trò, ...; một số báo trung ương hoặc địa phương có chuyên trang “Người tốt việc tốt”.
Ngoài ra chúng ta cũng có thể giới thiệu và khuyến khích các em xem các chương trình trên truyền hình như: Vườn cổ tích; Chương trình thiếu nhi; Chuyện lạ Việt Nam; Gương người tốt việc tốt; Làm giàu không khó; Vượt lên chính mình; Nông dân làm giàu... Hoặc có thể khuyến khích các em chọn nghe các chương trình của đài phát thanh: Người tốt việc tốt; Chương trình thiếu nhi...