9. Bố cục của luận văn
2.2.2.3. Đối với kiểu bài kể chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia
Cách thức dạy học của giáo viên
Sau khi giới thiệu bài, đọc và tìm hiểu đề xong, giáo viên yêu cầu học sinh đọc các gợi ý trong sách giáo khoa. Tiếp theo, giáo viên yêu cầu các em giới thiệu tên câu chuyện mình định kể. Sau đó, cho học sinh tiến hành kể chuyện theo cặp và thi kể trước lớp. Trong khi kể, học sinh trao đổi ý nghĩa câu chuyện của mình với các bạn.
Những ưu điểm, tồn tại và khó khăn:
Những ưu điểm: Giáo viên tiến hành đúng tiến trình của tiết dạy. Học sinh được tham gia kể chuyện (ở các mức độ khác nhau).
Những tồn tại: Đa số học sinh kể câu chuyện không trọn vẹn: hoặc các em kể giữa chừng hoặc chỉ kể khái quát chứ không đi vào chi tiết (những chi tiết quan trọng), một số khác lại kể lung tung (sự việc diễn ra trước lại kể sau và ngược lại). Nguyên nhân của những yếu kém trên là do giáo viên chưa hướng dẫn học sinh sắp xếp các ý câu chuyện trước khi kể.
Những khó khăn thường gặp: Đa số các đề tài của kiểu bài tập này có phần chưa gần gũi với các em. Thật ra những tình huống như gợi ý trong sách giáo khoa là không xa lạ. Nhưng với học sinh ngày nay, các em phải suốt học tập cả ngày, ngày nghỉ thì các em phải học thêm nào ngoại ngữ, nào tin học, năng khiếu kể cả văn hóa. Do đó các em không có dịp để gặp gỡ, tiếp xúc hoặc tham gia với các tình huống có trong yêu cầu của bài tập. Đây là một tâm sự hết sức bức xúc của tất cả giáo viên khi được hỏi đến vấn đề này. Còn nếu như khi đã có được chuyện rồi thì các em thường gặp phải những khó khăn sau: Một là học sinh khó nhớ các chi tiết đã xảy ra, hai là học sinh không biết dùng lời để diễn đạt các sự việc và ba là học sinh gặp khó khăn trong việc sắp xếp diễn biến câu chuyện.
Tóm lại, để dạy tốt kiểu bài này, chúng ta cần khắc phục hai khó khăn cơ bản là: vốn hiểu biết thực tế của học sinh và kĩ năng xây dựng cốt truyện.
Trong quá trình điều tra, quan sát các tiết dạy, chúng tôi đã nhận thấy một tồn tại và cũng là khó khăn chung đối với ba kiểu bài là vấn đề chữa lỗi diễn đạt cho học sinh. Qua quan sát các tiết dạy, chúng tôi nhận thấy giáo viên ít quan tâm đến việc chữa lỗi diễn đạt cho học sinh. Đa số giáo viên chỉ nhận xét chung chung và chữa qua loa, không cụ thể, không kĩ càng.