- Đối tượng: Học sinh lớp 5
3.2.3.2. Dạy học thực nghiệm
* Các tiết dạy học theo thiết kế thông thường:
Tiết 1. Kiểu bài nghe -kể lại câu chuyện vừa nghe giáo viên kể trên lớp
Bài. Lý Tự Trọng
Giáo viên thực hiện: cô Vương Thị Tú Nhi, giáo viên trường Tiểu học Nhuận Phú Tân 1.
Tiến trình lên lớp: + Giáo viên kể chuyện
Sau khi giới thiệu bài, giáo viên kể lần 1 kết hợp giải nghĩa một số từ khó.
Giáo viên kể chuyện lần 2 (kể theo tranh).
Khi kể chuyện, giáo viên chưa thoát li khỏi nội dung trong sách giáo viên.
+ Học sinh tìm lời thuyết minh cho tranh
Học sinh thảo luận nhóm đôi tìm lời thuyết minh cho tranh.
Học sinh còn lúng túng và mất nhiều thời gian trong nhiệm vụ này. + Học sinh kể chuyện.
- Học sinh kể theo nhóm 4.
- Học sinh kể từng đoạn trước lớp. - Học sinh kể toàn bộ câu chuyện.
Một số học sinh kể không đầy đủ, không trọn vẹn một đoạn hoặc cả câu chuyện mà giáo viên không gợi ý giúp học sinh kể tiếp.
- Học sinh nêu ý nghĩa câu chuyện. + Giáo viên nhận xét, dặn dò
Tiết 2. Kiểu bài kể chuyện đã nghe, đã đọc
Đề bài: Hãy kể một câu chuyện em được nghe hoặc được đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui cho người khác.
Giáo viên thực hiện: cô Thạch Kim Hoa, Trường Tiểu học Nhuận Phú Tân 1.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh kể:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài, gạch dưới các từ ngữ quan trọng. + Học sinh đọc các gợi ý trong sách giáo khoa
+ Học sinh giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể + Học sinh kể chuyện
- Học sinh kể chuyện theo nhóm, trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Học sinh kể chuyện trước lớp. - Học sinh thi kể
Học sinh kể không trọn vẹn câu chuyện hoặc kể không đúng trình tự diễn biến của câu chuyện.
- Bình chọn học sinh kể chuyện hay nhất. + Nhận xét dặn dò
Tiết 3. Kể chuyện chứng kiến tham gia.
Đề bài: Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.
Giáo viên thực hiện: cô Nguyễn Thị Hằng, trường tiểu học Khánh Thạnh Tân 2.
Tiến trình lên lớp:
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh kể:
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài, gạch chân những từ ngữ quan trọng. - Học sinh đọc các gợi ý.
- Học sinh lập dàn ý.
Học sinh khó khăn trong việc lập dàn ý do giáo viên không hướng dẫn.
+ Học sinh kể chuyện theo nhóm đôi và nêu ý nghĩa của câu chuyện hoặc cảm nghĩ của mình về câu chuyện.
+ Học sinh kể trước lớp và thi kể
Học sinh kể không trọn vẹn hoặc kể không phù hợp với tiến trình diễn biến của câu chuyện.
+ Bình chọn học sinh kể chuyện hay. + Nhận xét, dặn dò.
* Các tiết dạy theo thiết kế thực nghiệm của luận văn:
Tiết 1. Giáo viên thực hiện: cô Lê Thị Trúc Loan, trường Tiểu học Nhuận Phú Tân 1.
Tiết 2 . Giáo viên thực hiện: cô Nguyễn Thị Phương, trường Tiểu
học Nhuận Phú Tân 1.
Tiết 3. Giáo viên thực hiện: cô Trần Thị Mỹ Ly, trường Tiểu học Khánh Thạnh Tân 2.
Tổ chức tiết dạy: Như thiết kế thực nghiệm của luận văn
3.2.3.3. Kết quả thực nghiệm
So sánh hiệu quả về kĩ năng kể của học sinh giữa các tiết học theo thiết kế thông thường và theo thiết kế thử nghiệm của luận văn
Mặc dù chúng tôi đã chọn những lớp học sinh có trình độ tương đương cũng như giáo viên có tay nghề như nhau nhưng chúng tôi nghĩ rằng đây chưa phải là những yếu tố để khẳng định tính hiệu quả cao của các tiết dạy thực nghiệm. Chúng tôi chỉ xem sự so sánh này là một bằng chứng để suy nghĩ tiếp mà chưa vội khẳng định tính xác thực, khoa học của các biện pháp đã đề xuất trong luận văn.
Tiết 1. Kiểu bài nghe- kể lại chuyện vừa nghe trên lớp
Học sinh có trình độ trung bình - Học sinh không kể được
trọn vẹn câu chuyện, rời rạc, gián đoạn
- Bỏ quên một vài chi tiết quan trọng.
- Chưa sáng tạo trong lời kể, chưa sử dụng phối hợp các yếu tố phi ngôn ngữ.
- Kể được tương đối trọn vẹn câu chuyện, tương đối liền mạch (nhờ sự gợi ý của giáo viên).
- Không quên các chi tiết quan trọng.
- chưa sáng tạo trong lời lời kể, chưa sử dụng phối hợp các yếu tố phi ngôn ngữ.
Học sinh có trình độ khá - Kể trọn vẹn câu chuyện
theo lối đọc thuộc lòng hoặc nhớ lặp lại lời kể của giáo viên. Đôi khi còn bỏ sót một vài tình tiết.
- Kể tương đối mạch lạc, rõ ràng.
- Bước đầu kết hợp một số yếu tố phi ngôn ngữ
- Kể hết chuyện, không bỏ sót chi tiết.
- Ở một vài đoạn, học sinh biết kể theo lời của mình.
- Việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ tương đối khá.
Học sinh có trình độ giỏi - Học sinh nắm tương đối
vững cốt truyện, kể lại khá lưu loát. - Bước đầu kể có sáng tạo. - Sử dụng tương đối tốt các yếu tố phi ngôn ngữ.
- Học sinh nắm vững cốt truyện, kể lại một cách lưu loát, có sáng tạo, có bộc lộ tình cảm của mình với nhân vật.
- Sử dụng khá tốt các yếu tố phi ngôn ngữ.
Tiết 2. Kể chuyện đã nghe, đã đọc
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm
Học sinh có trình độ trung bình
vài câu.
- Không sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ.
chuyện hoàn chỉnh (có mở đầu, diễn biến, kết thúc) nhưng chưa đi sâu vào các chi tiết.
- Chưa kết hợp sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
Học sinh có trình độ khá - Kể hoàn chỉnh câu chuyện,
tương đối đầy đủ các chi tiết nhưng các em đa phần đọc thuộc lòng là chính.
- Bước đầu sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ.
- Học sinh kể đầy đủ, mạch lạc, sắp xếp bố cục rõ ràng, có một số chi tiết sáng tạo.
- Sử dụng tương đối tốt các yếu tố phi ngôn ngữ.
Học sinh có trình độ giỏi - Kể đầy đủ các chi tiết, có
sáng tạo.
- Các chi tiết được sắp xếp tương đối mạch lạc.
- Bước đầu biểu lộ tình cảm với nhân vật.
- Sử dụng tốt các yếu tố phi ngôn ngữ.
- Học sinh kể đầy đủ nội dung câu chuyện, nhiếu chi tiết sáng tạo.
- Bố cục mạch lạc, rõ ràng. - Bước đầu biểu lộ tình cảm của mình với nhân vật.
- Sử dụng tốt các yếu tố phi ngôn ngữ.
Tiết 3. Kể chuyện được chứng kiến, tham gia.
Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm
Học sinh có trình độ trung bình - Hoặc không kể được hoặc
chỉ kể một vài câu.
- Chưa kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ.
- Học sinh kể được một câu chuyện hoàn chỉnh (có mở đầu, diễn biến, kết thúc) nhưng ở mức chưa đi sâu vào chi tiết.
- Chưa kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ.
Học sinh có trình độ khá - Học sinh kể khá hoàn chỉnh
câu chuyện, bố cục đầy đủ nhưng chưa mạch lạc rõ ràng, các chi tiết sắp xếp còn lộn xộn.
- Kết hợp khá tốt các yếu tố phi ngôn ngữ.
- Học sinh kể hoàn chỉnh câu chuyện, bố cục đầy đủ, các chi tiết sắp xếp tương đối mạch lạc, rõ ràng. - Kết hợp khá tốt các yếu tố phi ngôn ngữ.
Học sinh có trình độ giỏi - Học sinh kể hoàn chỉnh câu
chuyện theo một bố cục rõ ràng, các chi tiết sắp xếp theo diễn biến nhưng chưa đi sâu vào một số chi tiết.
- Tương đối mạch lạc, rõ ràng, có cảm xúc.
- Kết hợp khá tốt các yếu tố phi ngôn ngữ.
- Học sinh kể hoàn chỉnh câu chuyện, bố cục rõ ràng.
- Diễn biến đúng trình tự, các chi tiết đầy đủ, cụ thể, mạch lạc, rõ ràng.
- Có biểu hiện cảm xúc và kết hợp khá tốt các yếu tố phi ngôn ngữ.