Nội dung của dạy học thực nghiệm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện lớp 5 (Trang 79 - 91)

9. Bố cục của luận văn

3.2.2.Nội dung của dạy học thực nghiệm

Với mỗi kiểu bài, chúng tôi chọn dạy thực nghiệm một bài, đó là: Kiểu bài Nghe- kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp: Tuần 1. Bài. Lý Tự Trọng.

Kiểu bài Kể chuyện đã nghe, đã đọc: Tuần 17. Hãy kể một câu chuyện em được nghe hoặc được đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui cho người khác.

Kiểu bài Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia: Tuần 3. Kể một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.

Sở dĩ chúng tôi chọn các bài trên để dạy học thực nghiệm là vì đó là những bài học có được sự ứng dụng các biện pháp đã đề xuất là đầy đủ hơn cả.

Dưới đây là bài soạn của các bài dạy trên: Bài1. LÝ TỰ TRỌNG

I - MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh họa, học sinh biết thuyết minh cho nội dung mỗi tranh bằng 1 hoặc 2 câu; kể được từng đoạn

và toàn bộ câu chuyện; biết kết hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, nét mặt một cách tự nhiên.

2. Hiểu ý nghĩa câu chuyện: ca ngợi anh Lý Tự Trọng là người giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng chí, hiên ngang, bất khuất trước kẻ thù.

Học sinh biết trao đổi, thảo luận với bạn bè về ý nghĩa của câu chuyện.

II - CHUẨN BỊ

- Tranh minh hoạ trong sách giáo khoa (phóng to). - Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho sáu tranh.

- Phiếu bài tập hướng dẫn học sinh nghe (đính kèm ở phần cuối bài soạn)

III – HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

1. Giới thiệu bài

Trong tiết kể chuyện mở đầu chủ điểm nói về Tổ quốc của chúng ta, các em sẽ được nghe thầy (cô) kể về chiến công của một thanh niên yêu nước mà tên tuổi anh đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam, đó là anh Lý Tự Trọng. Anh tham gia cách mạng khi mới 13 tuổi. Và anh đã anh dũng hi sinh khi mới 17 tuổi.

2. Giáo viên kể chuyện

- Giáo viên kể lần 1, học sinh lắng nghe.

- Giáo viên kể lần 2, vừa kể vừa kết hợp chỉ vào tranh minh hoạ, có thể giải thích một số từ khó. Học sinh vừa lắng nghe vừa thực hiện các bài tập hướng dẫn nghe. (Phiếu bài tập được giáo viên phát trước khi kể lần 2).

3. Hướng dẫn học sinh kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện

a. Hoạt động 1: Đặt lời thuyết minh cho tranh. - Học sinh đọc yêu cầu của đề bài.

- Học sinh thảo luận theo nhóm 2 để tìm cho mỗi tranh 1 hoặc 2 câu thuyết minh. Các câu hỏi thảo luận:

Tranh1. Lý Tự Trọng học như thế nào?

Tranh 2. Khi về nước, anh được giao nhiệm vụ gì?

Tranh 3. Qua cách xử lí của anh trong công việc, chúng ta thấy anh là người như thế nào?

Tranh 4. Trong một cuộc mít tinh, anh đã làm gì?

Tranh 5. Câu nói của anh trước toà chứng tỏ anh là người như thế nào?

Tranh 6. Trước lúc hy sinh, anh đã thể hiện tâm trạng như thế nào? - Học sinh phát biểu lời thuyết minh cho 6 tranh.

- Cả lớp và giáo viên nhận xét. Giáo viên treo bảng phụ đã chuẩn bị; yêu cầu học sinh đọc lại các lời thuyết minh. Có thể gợi ý như sau:

Tranh1. Lý Tự Trọng rất sáng dạ, được cử ra nước ngoài học.

Tranh 2. Về nước, anh được giao nhiệm vụ chuyển và nhận thư từ, tài liệu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tranh 3. Trong công việc, anh rất bình tĩnh và nhanh trí.

Tranh 4. Trong một buổi mít tinh, anh bắn chết một tên mật thám và bị giặc bắt.

Tranh 5. Trước toà án của giặc, anh hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.

Tranh 6. Trước lúc hy sinh anh vẫn lạc quan, anh đã hát vang bài Quốc tế ca.

b. Hoạt động 2: Kể lại toàn bộ câu chuyện. - Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 2.

- Học sinh kể chuyện theo nhóm (kể từng đoạn và kể toàn bộ câu chuyện).

Sau đây là câu hỏi gợi ý hướng dẫn học sinh kể lại (sử dụng khi học sinh quên trong khi kể ).

Đoạn1:

- Anh Lý Tự Trọng sinh ra trong một gia đình như thế nào? - Năm 1928, anh đã làm gì?

- Anh học như thế nào?

Đoạn 2:

Khi về nước, anh được giao nhiệm vụ gì?

Khi bị tên đội Tây gọi lại khám, anh đã làm gì để trốn thoát?

Khi chuyển tài liệu từ tàu biển lên, anh đã gặp điều không may gì? và anh đã xử lí ra sao?

Trong một cuộc mít tinh, anh đã có những hành động gì?

Đoạn 3:

Khi bị bắt, anh đã tỏ rõ khí phách của mình ra sao? Trước toà, anh đã tuyên bố điều gì?

Anh đã hi sinh trong tâm trạng như thế nào?

c. Hoạt động 3: Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện: Học sinh làm việc theo nhóm đôi. Có thể sử dụng câu hỏi gợi ý:

Vì sao những người coi ngục gọi anh là “ông nhỏ”? / Câu chuyện giúp bạn hiểu điều gì? / Em đã học tập được gì từ tấm gương của anh Lí Tự Trọng? ....

- Học sinh trình bày ý kiến của mình. Giáo viên động viên, khen ngợi.

3. Củng cố, dặn dò

- Nhận xét tiết học, bình chọn học sinh kể hay nhất.

- Khuyến khích học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Và tìm đọc các câu chuyện về anh hùng, danh nhân Việt Nam để chuẩn bị cho tiết sau.

PHIẾU BÀI TẬP

Bài 1. Truyện Lý Tự Trọng có mấy nhân vật? (trả lời bằng cách khoanh vào chữ cái trước ý đúng).

a. 2 nhân vật: Lý Tự Trọng và tên mật thám Lơ - grăng.

b. 3 nhân vật: Lý Tự Trọng, tên đội Tây và tên mật thám Lơ-grăng. c. 4 nhân vật: Lý Tự Trọng, tên đội Tây, tên mật thám Lơ - grăng và luật sư.

Bài 2. Khoanh vào chữ cái trước chi tiết có trong đoạn 1 của truyện. a. Anh đang tham gia học một lớp ngoại ngữ ở Hà Tĩnh để chuẩn bị đi du học.

b. Năm 1928, anh tham gia cách mạng và được cử đi học ở nước ngoài. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Anh học rất sáng dạ.

Bài 3. Đánh số thứ tự vào ô trống trước mỗi ý cho đúng với trình tự xuất hiện của các chi tiết sau:

a. 2 Anh nhanh chân ôm tài liệu nhảy xuống nước, lặn qua gầm tàu trốn thoát.

b. 1 Anh nhảy xuống vờ cởi bọc nhưng kì thật là buộc lại cho chặt hơn.

c. 3 Anh bắn chết tên mật thám.

Bài 4. Nối mỗi ý ở cột A sao cho phù hợp với một ý ở cột B.

A B

Trước toà án của giặc Lý Tự Trọng vẫn hát vang bài Quốc tế ca

Ra pháp trường anh vẫn hiên ngang khẳng định lí tưởng cách mạng của mình.

Trong nhà giam nhưng chúng không moi được bí mật gì ở anh. Giặc tra tấn dã man anh được những người coi ngục rất khâm phục và

kiêng nể.

Bài 2. KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I – Mục đích, yêu cầu

- Biết kể bằng lời của mình một câu chuyện đã được nghe, được đọc về những người biết sống đẹp, mang lại niềm vui cho người khác.

- Biết trao đổi với các bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện. II – Chuẩn bị

Một số sách truyện, bài báo có liên quan mà giáo viên và học sinh sưu tầm được, truyện danh nhân, truyện thiếu nhi.

III – Hoạt động dạy học A. Kiểm tra bài cũ

Học sinh kể chuyện về một buổi sinh hoạt đầm ấm trong gia đình. B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

Trong tiết kể chuyện hôm nay, tiếp tục chủ điểm Vì hạnh phúc con người, các em sẽ kể những câu chuyện đã nghe, đã đọc về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui hạnh phúc cho người khác.

2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện

a. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề

- Học sinh đọc yêu cầu của đề bài.

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đề: Học sinh nhắc lại yêu cầu của đề bài và giải thích những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui hạnh phúc cho người khác là như thế nào?

b. Học sinh kể chuyện và trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.

- Học sinh đọc gợi ý 1, 2 và 3.

- Học sinh nêu tên truyện mình đã chọn. - Giáo viên hướng dẫn học sinh lập dàn ý

Nhân vật trong câu chuyện có hoạt động hay hành động gì để mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác? Hoạt động hay hành động ấy được diễn ra như thế nào? Hoạt động hay hành động đó mang lại niềm vui gì cho ai?

Ví dụ: Để kể lại câu chuyện “Nhà ảo thuật”, học sinh có thể hình thành cho mình dàn ý như sau:

+ Giới thiệu câu chuyện sẽ kể. + Diễn biến câu chuyện:

* Một nhà ảo thuật nổi tiếng sẽ có một buổi biểu diễn ở thành phố. * Trường của Xô-phi và Mác tổ chức cho học sinh đi xem. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Xô-phi và Mác không có tiền mua vé.

* Hai chị em Xô-phi và Mác đã giúp đỡ chú Lí.

* Chú Lí định mời hai chị em Xô-phi vào rạp để xem ảo thuật nhưng hai bạn đã về.

* Chú Lí tìm đến nhà Xô-phi và Mác.

* Tại nhà của Xô-phi, chú Lí đã trình diễn những màn ảo thuật thật thú vị.

+ Suy nghĩ của em về các nhân vật trong câu chuyện.

- Học sinh kể chuyện theo cặp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. Giáo viên theo dõi hướng dẫn, giúp đỡ, chữa lỗi diễn đạt cho học sinh.

- Học sinh thi kể chuyện trước lớp, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. - Cả lớp và giáo viên bình chọn bạn kể chuyện hay nhất.

3. Củng cố dặn dò

Nhận xét tiết học. Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện vừa kể cho người thân nghe. Có thể tìm thêm câu chuyện theo đề tài trên .

Lưu ý: Trước khi học bài này, nhân ngày Tết trung thu trường đã tổ chức buổi nói chuyện về những tấm gương sống đẹp, mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.

Học sinh có thể kể câu chuyện “Nhà ảo thuật ” như sau:

Các bạn biết không! Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều những tấm gương luôn mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác. Hôm nay mình muốn kể với các bạn một tấm gương như thế. Mời các bạn cùng nghe nhé!

Chiều nay, trong thành phố sẽ có một buổi biểu diễn của một nhà ảo thuật rất nổi tiếng mà từ sáng nay người ta đã quảng cáo rầm rộ. Các bạn có thích xem ảo thuật không? Riêng tôi và hai chị em Xô-phi cũng như các bạn ở trường của Xô-phi rất mê ảo thuật. Chính vì vậy nên nhà trường của Xô-phi đã tổ chức cho các bạn đi xem. Tuy nhiên hai chị em Xô-phi vẫn không được đến rạp để xem ảo thuật. Các bạn biết tại sao không? Bởi vì hai bạn ấy không dám xin tiền mẹ vì hai bạn ấy biết mẹ đang rất cần tiền để lo cho bố đang nằm viện. Hai bạn ấy rất ngoan và thật đáng thương phải không các bạn?

Như vậy hai bạn ấy có được xem ảo thuật không? Mình đố các bạn đấy. Không có tiền thì làm sao mà vào rạp xem được. Chắc chắn các bạn sẽ trả lời như thế phải không? Muốn biết thực hư ra sao mời các bạn nghe mình kể tiếp nhé!

Thế rồi, chiều hôm đó, hai bạn được mẹ nhờ đi ra ga để mua sữa. Một tình cờ thật hết sức thú vị là khi ra ga hai bạn được gặp nhà ảo thuật, đó là chú Lí. Các bạn biết không hai chị em Xô-phi rất ngoan đấy. Hai bạn đã giúp chú Lí mang đồ đạc đến rạp xiếc. Do đó, chú Lí đã bảo hai bạn chờ chú một lát để chú đưa vào rạp xem chú biểu diễn. Thế là được xem ảo thuật rồi. Thích thật! Nhưng không như bọn mình nghĩ đâu. Hai bạn ấy đã ra về vì hai bạn luôn nhớ lời mẹ dặn là không được làm phiền người khác. Thế là lỡ cơ hội được xem ảo thuật rồi. Tiếc thật!

Mình đố các bạn cuối cùng hai chị em Xô-phi có được xem ảo thuật không? Mời các bạn nghe mình kể tiếp nhé!

Các bạn biết không? Tối hôm đó, khi mẹ của Xô-phi đang chuẩn bị bữa tối thì có tiếng gõ cửa. Cả nhà vô cùng ngạc nhiên khi nhận ra người khách ấy chính là chú Lí. Vừa bước vào nhà chú đã nói ngay: “Tôi đến đây để cảm ơn các con chị. Các cháu rất ngoan.”

Mẹ Xô-phi mời chú uống trà. Các bạn biết điều gì đã xảy ra trong lúc uống trà không? Từ lúc đó cả nhà được chứng kiến những màn trình

diễn hết sức thú vị như: Khi Xô-phi lấy một cái bánh, đến khi đặt vào đĩa lại thành hai cái hay khi mẹ Xô-phi mở lọ đường thì có hàng mét dải băng nhiều màu sắc bắn ra hoặc đột nhiên một chú thỏ nhỏ màu hồng rất đẹp xuất hiện dưới chân Mác...

Hai chị em Xô-phi và Mác mải mê ngắm chú làm ảo thuật đến nổi chú đã ngưng biểu diễn lúc nào không hay.

Các bạn ạ! Như vậy là hai chị em Xô- phi đã không mất tiền nhưng vẫn được xem những màn ảo thuật thật là thú vị phải không. Các bạn có biết vì sao thế không? Các bạn hãy trả lời giúp mình nhé!

Bài 3. KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA

I – Mục đích, yêu cầu

Học sinh biết kể lại rõ ràng, tự nhiên câu chuyện về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước.

II – Chuẩn bị

Một số tranh ảnh liên quan (nếu có).

III – Hoạt động dạy học

A – Kiểm tra bài cũ

Học sinh kể lại một câu chuyện đã được nghe hoặc được đọc về các anh hùng, danh nhân của Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

B – Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài

Giáo viên nêu mục đích yêu cầu của tiết học và kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của học sinh.

2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện

a. Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của đề bài

- Học sinh đọc đề.

- Giáo viên yêu cầu học sinh dùng bút chì gạch chân những từ ngữ quan trọng trong đề bài

- Yêu cầu học sinh giới thiệu câu chuyện mình định kể. - Học sinh đọc gợi ý 3.

- Giáo viên gợi ý giúp học sinh kể chuyện:

Hiện thực hoá đề tài:

Em đã tham gia việc gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước? Hoặc đã chứng kiến ai? Làm việc gì? Ở đâu?

Những việc làm cụ thể là gì?

Nếu tham gia: Em đã tham gia việc làm cụ thể gì? (quét dọn đường sá nơi em ở chẳng hạn). Công việc đó diễn biến ra sao? (mọi người tập hợp, phân công, tiến hành công việc). Và kết quả của nó như thế nào? (đường sá sạch sẽ).

Nếu chứng kiến: Người đó là ai? (một ông hay một bác nào đấy). Đã làm việc gì? (vận động mọi người góp công, góp của xây dựng đường sá, cầu cống...). Cuộc vận động đó đã diễn ra như thế nào? ( gồm những ai tham gia? Ý kiến của mọi người ra sao?...) Kết quả cuộc vận động ra sao? ( bao nhiêu bà con đồng ý? Đóng góp những gì? được bao nhiêu?...).

Hướng dẫn học sinh xây dựng cốt truyện

Em kể về việc làm nào em đã làm? (dọn vệ sinh nơi ở của mình) Hoặc em đã chứng kiến ai làm? Đó là việc gì? (một ông hay một bác nào đó đã vận động mọi người góp công, góp của để xây dựng đường sá, cầu cống...).

Việc làm trên có ý nghĩa gì? Góp phần làm cho đường phố thêm sạch đẹp. Hoặc tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, vận chuyển hàng hoá của bà con...làm cho bộ mặt quê hương thêm tươi đẹp...

Nhân vật: ngoài em (người thực hiên công việc em chứng kiến), còn có bạn bè hoặc những người xung quanh. Các chi tiết: Chẳng hạn với việc dọn vệ sinh thì mỗi người một việc: người quét, người hốt rác, người làm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện lớp 5 (Trang 79 - 91)