Phương pháp dạy học Kể chuyệ nở tiểu học

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện lớp 5 (Trang 26 - 29)

9. Bố cục của luận văn

1.2.3.2. Phương pháp dạy học Kể chuyệ nở tiểu học

Như đã nói trên, kể chuyện là một hoạt động lời nói. Cho nên có thể nói phương pháp đặc trưng của dạy học kể chuyện là phương pháp dùng lời (kể). Tuy nhiên, do dặc trưng của Kể chuyện là kể nên phương pháp này được sử dụng không giống như đối với các phân môn khác. Điểm khác biệt đó là giáo viên không phải dùng lời để thuyết trình nội dung dạy học mà là dùng để kể và sau đó học sinh cũng dùng lời của mình để kể lại câu chuyện vừa được nghe giáo viên kể hoặc kể các câu chuyện của mình (đã nghe, đã đọc hoặc được chứng kiến, tham gia). Nói như thế có nghĩa là phương pháp kể là phương pháp của cả giáo viên lẫn học sinh. Và điều quan trọng hơn cả là làm sao rèn cho học sinh có được một kĩ năng kể tốt như mục tiêu dạy học đề ra. Do đó có thể xem kể vừa là phương pháp dạy học vừa là mục tiêu mà dạy học phải hướng tới. Chính vì lẽ đó, việc sử dụng lời kể của giáo viên phải thật mẫu mực. Giáo viên phải lựa chọn ngôn ngữ sao cho chính xác, trong sáng và có tính nghệ thuật cao, đặc biệt là phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. Đồng thời lời kể của giáo viên phải chuyển tải được nội dung, ý nghĩa của câu chuyện.

Phương pháp thứ hai có thể kể đến trong dạy học kể chuyện là phương pháp gợi mở, vấn đáp. Phương pháp này được sử dụng để giúp học

sinh tìm hiểu truyện và để hướng dẫn học sinh kể lại. Thông qua việc trả lời hệ thống câu hỏi của giáo viên, học sinh sẽ ghi nhớ được cốt truyện, các tình tiết trong truyện để kể lại cũng như rút ra đươc ý nghĩa của câu chuyện. Trong lúc học sinh kể, nếu các em có quên một vài chi tiết thì câu hỏi sẽ có tác dụng các em nhớ lại để tiếp tục kể thay vì giáo viên phải nhắc nội dung cho các em. Phương pháp này còn được sử dung trong việc hướng dẫn học sinh lập dàn ý câu chuyện hoặc xây dựng cốt truyện. Như vậy phương pháp gợi mở, vấn đáp trong kể chuyện ngoài tác dụng giúp cho các em khắc sâu hơn nội dung, ý nghĩa của câu chuyện nó còn góp phần hình thành kĩ năng kể cho các em.

Một phương pháp không thể thiếu trong dạy học Kể chuyện đó là phương pháp quan sát. Trong khi kể chuyện, giáo viên luôn kết hợp cho các em quan sát tranh ảnh thể hiện nội dung câu chuyện. Việc này giúp học sinh dễ ghi nhớ nội dung câu chuyện và nó cũng là điểm tựa khi các em kể lại chuyện. Tranh ảnh còn có tác dụng kích thích sự chú ý và trí tưởng tượng của các em hơn.

Trong dạy học kể chuyện, đôi khi chúng ta sử dụng phương pháp sắm vai. Phương pháp này được sử dụng khi học sinh tập kể lại câu chuyện theo lối phân vai.

Để việc dạy học Kể chuyện đạt hiệu quả cao, giáo viên cần sử dụng phối hợp nhuần nhuyễn và linh hoạt các phương pháp trên.

Kết luận: Kể chuyện là hoạt động sử dụng lời nói để trình bày một sự việc có mở đầu, diễn biến và kết thúc. Thông qua kể chuyện người ta trao đổi thông tin với nhau đồng thời nó giúp cho con người tự hoàn thiện và triển nhân cách cho mình. Vì Kể chuyện có tầm quan trọng rất to lớn như thế nên nhu cầu về kể chuyện của tất cả mọi người (kể cả trẻ nhỏ cho đến người lớn) là rất cao. Kể chuyện không phải là một hình thức giải trí thông thường mà nó một hoạt động lời nói, là một hình thức sinh hoạt văn hoá và là một hoạt động sáng tạo nghệ thuật. Kể chuyện ở tiểu học có nội

dung và phương pháp rất riêng, cho nên người giáo viên cần phải nắm vững chúng để việc dạy học Kể chuyện đạt hiệu quả cao nhất.

Chương II

THỰC TRẠNG DẠY HỌC KỂ CHUYỆN LỚP 5

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện lớp 5 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w