Tổ chức tham quan, du lịch và hoạt động ngoại khoá cho

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện lớp 5 (Trang 70 - 74)

9. Bố cục của luận văn

3.1.3.1. Tổ chức tham quan, du lịch và hoạt động ngoại khoá cho

học sinh

Mục đích của việc tham quan, du lịch và hoạt động ngoại khoá là cho học sinh thâm nhập thực tế. Qua những chuyến đi, những việc làm, các em có dịp tham gia hoặc chứng kiến những sự việc xảy ra trong đời sống xã hội. Ngoài việc giúp các em hiểu biết hơn về cuộc sống xung quanh, việc tham quan, du lịch còn giúp cho các em nhận ra đâu là điều nên làm hoặc nên tránh. Nhờ đó mà vốn sống các em ngày càng được nâng lên không phải chỉ giúp các em học tốt kiểu bài này mà còn làm hành trang cho cuộc sống của các em sau này. Chúng tôi có thể giới thiệu một số hoạt động có thể phục vụ cho học tập như sau:

Tổ chức cho các em trồng cây, trồng hoa, làm vệ sinh đường phố xóm làng để chuẩn bị cho các em học bài ở tuần 3. Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm kết hợp với cán bộ đoàn ở ấp (thôn, khóm) cùng tổ chức.

Với đề tài của tuần 6, chúng ta có thể cho các em xem một số đoạn phim giới thiệu một số nước trên thế giới. Về việc tìm các băng hình tư liệu sẽ được phó Hiệu trưởng chịu trách nhiệm. Chúng ta có thể tìm nguồn tư liệu này thông qua các Đài truyền hình ở địa phương.

Trước khi học bài ở tuần 9, chúng ta có thể cho các em đi thăm một phong cảnh ở địa phương khác (nếu có điều kiện) hoặc một phong cảnh ở địa phương. Các phong cảnh các em đến thăm có thể là dòng sông, cánh đồng, ngọn núi hay cây cầu....

Bài học ở tuần 13 chúng ta cũng có thể chuẩn bị bằng cách cho các em tham gia một số hoạt động giữ gìn môi trường như: quét dọn đường sá, trồng cây, trồng hoa...

Thăm viếng, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ là hoạt động chúng ta nên tổ chức cho các em tham gia trước khi học bài ở tuần 21.

Với đề bài ở tuần 24, chúng ta có thể tổ chức cho các em đi thăm đơn vị công an biên phòng trước khi tiến hành giờ học này.

Tổ chức cho các em tham gia công tác xã hội như giúp đỡ người già neo đơn hoặc người có hoàn cảnh khó khăn trước khi học bài ở tuần 34.

3.1.3.2. Định hướng và hiện thực hoá đề tài bằng cách đặt học sinh vào tình huống cụ thể, phân tích tình huống

Đa số các đề tài trong sách giáo khoa là tương đối khó đối với học sinh. Để giúp các em có thể kể lại được các câu chuyện này, chúng ta cần hướng dẫn, đặt các em vào tình huống cụ thể nhằm giúp các em nhớ lại các câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia. Việc làm này có nghĩa là giáo viên sử dụng câu hỏi để gợi cho các em nhớ lại những sự việc mình đã chứng kiến hoặc tham gia. Trong các ví dụ dưới đây, chúng tôi chỉ giới thiệu một số gợi ý mà trong sách giáo khoa cũng như sách giáo viên chưa đề cập tới.

Một số câu hỏi gợi ý có thể sử dụng như sau:

Với việc tham gia: Em đã làm việc gì? Ở đâu? Diễn biến công việc ra sao? Kết quả công việc như thế nào?

Với việc chứng kiến: Em đã chứng kiến việc làm của ai? Người ấy đã làm việc gì? Những việc làm cụ thể là gì? Kết quả công việc ra sao?

Sau đây là một số ví dụ cụ thể;

Tuần 3. Kể về một việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước.

Gợi ý:

Em đã tham gia việc gì để góp phần xây dựng quê hương, đất nước? Hoặc đã chứng kiến ai? Làm việc gì? Ở đâu?

Những việc làm cụ thể là gì?

Nếu tham gia: Em đã tham gia việc làm cụ thể gì? (quét dọn đường sá nơi em ở chẳng hạn). Công việc đó diễn biến ra sao? (mọi người tập

hợp, phân công, tiến hành công việc). Và kết quả của nó như thế nào? (đường sá sạch sẽ).

Nếu chứng kiến: Người đó là ai? (một ông hay một bác nào đấy). Đã làm việc gì? (vận động mọi người góp công, góp của xây dựng đường sá, cầu cống...). Cuộc vận động đó đã diễn ra như thế nào? ( gồm những ai tham gia? Ý kiến của mọi người ra sao?...) Kết quả cuộc vận động ra sao? ( bao nhiêu bà con đồng ý? Đóng góp những gì? được bao nhiêu?...).

Tuần 6. Đề1. Kể lại một câu chuyện em đã chứng kiến hoặc một việc em đã làm thể hiện tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước.

Gợi ý:

- Em đã tham gia làm việc gì? (chẳng hạn như: quyên góp ủng hộ nước bạn khắc phục thiên tai).

Em đã làm những việc cụ thể nào? (Góp tiền dành dụm chẳng hạn) Kết quả công việc ra sao? (Đã góp được bao nhiêu tiền?)

Em có suy nghĩ gì khi được tham gia công việc ấy? (em cảm thấy vui khi đã chia sẻ với các bạn trong lúc khó khăn và muốn đóng góp nhiều hơn).

Tuần 9. Kể chuyện về một lần em được đi thăm cảnh đẹp ở địa phương hoặc nơi khác.

Với đề tài này, một số học sinh sẽ bị lúng túng ở chỗ là đi thăm cảnh đẹp. Các em lúng túng là vì các em nghĩ rằng cảnh đẹp phải là một danh lam thắng cảnh. Tuy nhiên, trong thực tế có không ít em chưa bao giờ được đi tham quan, du lịch. Cho nên để giúp các em tháo gỡ lúng túng, chúng ta nên định hướng lại đề tài như sau: Kể chuyện về một lần em được đi xem một phong cảnh ở địa phương em hoặc nơi khác.

Tuần 13.

Việc làm của ai? Đã làm việc gì? (em hoặc những người xung quanh đã làm một trong những việc theo gợi ý như trồng cây chẳng hạn ). Những việc làm cụ thể của công việc đó? (chọn vị trí, đào hố, đặt cây vào hố, vun gốc, rào xung quanh, tưới....). Kết quả? (bao nhiêu cây đã được trồng?...). Em có suy nghĩ gì?

Đề 2. Hoạt động dũng cảm bảo vệ môi trường.

Đó là hành động gì? Của ai? Hành động đó diễn biến như thế nào? ( Hành động đấu tranh quyết liệt với hành vi phá hoại môi trường như khai thác gỗ bừa bãi chẳng hạn. Đó là hành động của một ông hay một bác nào đấy. Ông phải chống chọi quyết liệt với chúng ra sao? (tri hô mọi người ứng cứu, gọi công an... )

Tuần 16. Kể về một buổi sum họp đầm ấm trong gia đình.

Với đề tài này, giáo viên cần định hướng cho các em kể về những buổi sum họp vào các dịp đặc biệt như: lễ tết, sinh nhật, mừng thọ, ngày giỗ hoặc đón người thân ở xa về.... Vì trong những tình huống đặc biệt như thế mọi người mới thể hiện sự quan tâm chăm sóc lẫn nhau một cách rõ nét. Với những buổi sum họp bình thường như: Bữa cơm thường ngày hoặc một buổi tối bình thường giáo viên không nên khuyến khích các em kể vì ở đó sự quan tâm lẫn nhau của mọi người không được thể hiện rõ thậm chí có thể là chưa thể hiện được.

Tuần 34.

Đề1. Kể một câu chuyện mà em biết về gia đình, nhà trường hoặc xã hội chăm sóc, bảo vệ thiếu nhi.

Gợi ý:

Ai hoặc tổ chức nào đã có việc làm thể hiện sự chăm sóc (bảo vệ) thiếu nhi? (ông bà của các bạn). Đó là việc làm gì? (chỉ bảo cho bạn khi bạn có những biểu hiện chưa tốt trong ứng xử ...). Ông bà đã có lời nói, hành động gì? (khuyên răn, chỉ bảo...). Kết quả công việc đó mang lại ra

sao? (đã giúp các bạn ấy hiểu và sửa chữa khuyết điểm...). Em có suy nghĩ gì về việc làm đó? (em xúc động và thêm kính trọng các ông bà...).

Đề 2. Kể về một lần em cùng các bạn trong lớp hoặc trong chi đội tham gia công tác xã hội.

Gợi ý:

Em và các bạn đã tham gia làm gì? (giúp đỡ người già neo đơn). Việc làm cụ thể của em và các bạn là gì? (nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa,...). Kết quả của việc làm đó? (các gia đình có người già neo đơn đỡ vất vả và hiu quạnh, các ông bà ấy cảm thấy vui vẻ hơn...).

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện lớp 5 (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w