Đối với kiểu bài nghe kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện lớp 5 (Trang 42 - 44)

9. Bố cục của luận văn

3.1.1. Đối với kiểu bài nghe kể lại câu chuyện vừa nghe trên lớp

3.1.1.1. Hoàn thiện kĩ năng kể của giáo viên

Nắm kĩ cốt truyện

Đây là việc làm hết sức cơ bản và cần thiết đầu tiên của trong quá trình chuẩn bị của người giáo viên. Để có thể kể được câu chuyện thật sự hấp dẫn cuốn hút người nghe, người giáo viên cần phải thuộc, phải nắm vững các tình tiết của truyện, hiểu thấu đáu ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện. Giáo viên cần phải đọc để thâm nhập, để thẩm thấu nội dung cốt truyện và cũng là để hoà mình, để sống với nhân vật trong truyện. Giáo viên phải đọc thật kĩ, thật thuộc câu chuyện để nắm được chi tiết nào là quan trọng, chi tiết nào là phụ, là không quan trọng. Điều này giúp cho giáo viên khi kể lại không được quên các chi tiết quan trọng, với các chi tiết phụ, không quan trọng, giáo viên có thể thay đổi trong lúc kể. Có như thế, người giáo viên mới có thể kể lại câu chuyện theo lời của mình một cách sinh động được.

Việc đọc truyện, người giáo viên cần phải sử dụng phối hợp hai hình thức đọc đó là đọc thầm và đọc thành tiếng. Đọc thầm được sử dụng khi giáo viên tiếp xúc với câu chuyện ngay lần đầu tiên và nhằm mục đích giúp giáo viên nắm toàn bộ nội dung câu chuyện. Đọc thành tiếng có kết hợp với ngữ điệu phù hợp để tìm cho mình một giọng điệu chuẩn. Khi phát âm thành tiếng vang bên tai, người giáo viên mới có thể thẩm thấu truyện kể đó vào trong kí ức của mình. Việc đọc thành tiếng còn tạo điều kiện cho

người giáo viên tự kiểm tra khả năng và nghệ thuật phát âm thực tế của mình. Ngoài ra việc đọc truyện còn thể hiện được sắc thái ngôn ngữ của các nhân vật khác nhau, ngôn ngữ đối thoại theo tâm trạng nhân vật. Khi đọc truyện, giáo viên có thể dừng lại ở những chỗ quan trọng, cần thiết để tìm hiểu sâu kĩ từng tình tiết, từ ngữ của truyện hoặc lời đối thoại của nhân vật trong truyện. Có thể lược ghi ra giấy nháp các tình tiết chính, cốt lõi của truyện để thấy rõ cả mạch của truyện. Đồng thời trên cơ sở đó, người giáo viên có thể hình thành cho mình một sơ đồ thể hiện sự phát triển của các tình tiết và cốt truyện cũng như xác lập được mối quan hệ giữa các tình tiết và chú ý các tình tiết cần nhấn mạnh. Việc lược ghi còn nhằm mục đích loại bỏ bớt các tình tiết phụ hoặc trùng lặp. Việc làm này còn giúp cho giáo viên xâu chuỗi các sự kiện, tình tiết câu chuyện trong khi kể lại, đây là một việc làm không thể bỏ qua trong khi kể chuyện. Cũng trong quá trình đọc truyện, giáo viên tìm hiểu những chú giải về từ ngữ, địa danh, tên các nhân vật cũng như ý nghĩa và bài học rút ra của truyện.

Trau dồi nghệ thuật kể chuyện

Đọc để thâm nhập truyện là bước đầu làm quen với truyện kể. Nhưng khi đó, giáo viên cũng chỉ mới có thể thuộc lòng và kể lại chuyện theo đúng văn bản truyện chứ chưa thể kể lại bằng lời của mình. Giáo viên cần phải biến truyện đó thành truyện của bản thân mình bằng cách tập kể chuyện. Tập kể nghĩa là giáo viên tiến hành việc chuyển từ ngôn ngữ văn bản in ấn sang ngôn ngữ nói của bản thân mình, làm được điều này có nghĩa là giáo viên đã khắc phục được hiện tượng đọc thuộc lòng diễn cảm câu chuyện cho các em nghe. Người giáo viên cần chú ý kể chuyện trong trường học khác với việc biểu diễn nghệ thuật của diễn viên, đây là một điều tối kị mà giáo viên cần hết sức tránh. Vì vậy người giáo viên chỉ cần dừng lại ở mức kể bằng lời của mình với ngôn ngữ dễ hiểu, trong sáng, kể rành mạch các tình tiết và có nghệ thuật diễn cảm và kết hợp với các yếu tố phi ngôn ngữ phù hợp là được.

Giáo viên có thể kể cho các em nhỏ trong nhà, trong xóm nghe hoặc cho chính mình nghe. Với mục đích là kể lại bằng lời của mình, tạo nên sự tự tin khi kể trước học sinh hay nói khác là giúp giáo viên rèn kĩ thuật nói cho mình. Chú ý kết hợp các yếu tố phi ngôn ngữ.

Như chúng tôi đã đề cập trong chương một, kể chuyện là một dạng độc thoại đặc biệt. Do đó để dạy học có hiệu quả, người giáo viên phải có một nghệ thuật nói, diễn đạt trước đông người. Nói có liên quan mật thiết với thể chất người giáo viên cho nên nếu chúng ta có những khuyết điểm về bộ máy phát âm thì chúng ta phải luyện tập nhiều hơn những người may mắn có một giọng nói trời cho. Chúng ta cần hiểu rằng không phải cứ nói to là sẽ thu hút được cảm tình người nghe. Để đạt được điều đó, lời nói cần rõ ràng, khúc chiết từng âm, từng từ và từng câu riêng lẻ, cần phải cảm nhận sắc thái của từ để phát âm diễn cảm. Không nói quá nhanh, không nói quá chậm, không nói đều đều, không quá nhấn mạnh vào bất kì từ nào, chi tiết nào. Không cố sức gào to trước đám thính giả ồn ào. Lời nói cần kết hợp với ngữ điệu như đã đề cập trong chương một.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học kể chuyện lớp 5 (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w