1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh chương dương (2)

89 1,3K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Thêm vào đó khách hàng chủ yếu của chi nhánhlại là các tổ chức kinh tế nên đối tượng khách hàng cá nhân chưa được quan tâmđúng mức dẫn đến nguồn vốn huy động chưa xứng với tiềm năng của

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình xây dựng Việt Nam từ một nước nông nghiệp lạc hậu trởthành một nước công nghiệp tiên tiến với những thành tựu kinh tế nổi bật nhưhiện nay chúng ta có thể nhận thấy vai trò quan trọng của các trung gian tàichính, đặc biệt là các ngân hàng thương mại Nhờ có hệ thống ngân hàng, nguồnvốn đã được quản lý và sử dụng một cách hiệu quả hơn, tạo động lực phát triểnkinh tế xã hội Đặc biệt khi Việt Nam gia nhập vào tổ chức thương mại thế giớiWTO năm 2007, đi theo các nhà đầu tư là các dòng vốn từ nước ngoài đổ về đãcàng làm cho các ngân hàng trong nước phát triển nhanh chóng và có nhữngbước tiến vượt bậc cả về quy trình nghiệp vụ cũng như phong cách phục vụ để

có thể cạnh tranh với nhau cũng như với các ngân hàng nước ngoài để giành lấythị phần cho mình Để có thể làm được điều này thì điều các ngân hàng quan tâmhàng đầu chính là nguồn vốn huy động mà chủ yếu là từ dân cư và các tổ chứckinh tế xã hội

Các ngân hàng thương mại có thể huy động vốn từ rất nhiều nguồn khác nhaunhưng trong tình hình hiện nay, khi thị trường tài chính ở Việt Nam còn để lộnhiều thiếu sót, thị trường chứng khoán đình trệ trong khi lãi suất huy động liêntục giảm từ 8/2011 đã gây không ít khó khăn cho các ngân hàng Bởi lẽ rằng khicác ngân hàng không huy động đủ nguồn vốn thì nó khó lòng có thể thực hiệncác nghiệp vụ kinh doanh khác một cách thuận lợi Từ đó cho thấy công tác huyđộng vốn với các ngân hàng thương mại luôn luôn được ưu tiên hàng đầu, làhoạt động mang ý nghĩa sống còn

NHCT Chi nhánh Chương Dương là một trong những chi nhánh lớn trong hệthống NHCT Việt Nam cũng sớm nhận thức được tầm quan trọng của công táchuy động vốn nên đã có nhiều chủ trương, biện pháp nhằm không ngừng nângcao hiệu quả huy động vốn, bảo đảm nguồn vốn huy động được luôn ở mức caovới chi phí thấp

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 2

Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn của chi nhánh Chương Dương trongnhững năm gần đây cũng gặp khá nhiều khó khăn và còn nhiều hạn chế do sựcạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng để lôi kéo khách hàng cũng như nhữngkhó khăn chung từ nền kinh tế Thêm vào đó khách hàng chủ yếu của chi nhánhlại là các tổ chức kinh tế nên đối tượng khách hàng cá nhân chưa được quan tâmđúng mức dẫn đến nguồn vốn huy động chưa xứng với tiềm năng của chi nhánh.Chính vì vậy, để góp phần thúc đẩy hoạt động huy động vốn của chi nhánh em

quyết định chọn vấn đề “Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam – Chi nhánh Chương Dương” làm đề tài khóa luận.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ thêm cơ sở lý luận về hoạt động huy động vốn và hiệu quả huyđộng vốn của ngân hàng thương mại trong nền kinh tế

- Phân tích đánh giá tình hình huy động vốn và hiệu quả huy động vốn tạiNgân hàng thương mại cổ phần công thương – Chi nhánh Chương Dương Chỉ ranhững mặt tích cực cũng như những mặt còn hạn chế của chi nhánh, nguyênnhân của nó

- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốntại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương – Chi nhánh Chương Dương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại

- Phạm vi nghiên cứu: Tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương –Chi nhánh Chương Dương với số liêu khảo sát từ năm 2010 – 2012

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

- Phương pháp so sánh, đối chiếu, phân tích tổng hợp, thống kê, logic…

5 Kết cấu của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóaluận gồm 3 chương cụ thể như sau:

Trang 3

Chương 1: Những vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của ngân hàng

thương mại

Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Công Thương

– Chi nhánh Chương Dương

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động

vốn tại Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Chương Dương

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 4

CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN

CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Nguồn vốn của NHTM

1.1.1 Khái niệm và vai trò của nguồn vốn đối với NHTM

1.1.1.2 Vai trò của nguồn vốn đối với NHTM

a) Vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, muốn hoạt động kinh doanh được thì đềuphải có vốn, vì vốn phản ánh năng lực kinh doanh của chính mỗi bản thân doanhnghiệp Là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trong lĩnh vực tàichính – tiền tệ thì vốn lại càng có vai trò quan trọng với các NHTM Nếu ngânhàng không có vốn thì không thể tiến hành bất kỳ hoạt động kinh doanh nào vìvốn không chỉ là hoạt động kinh doanh chính mà còn là đối tượng kinh doanhchủ yếu của NHTM Thực tế chứng minh rằng, những ngân hàng nào có quy môvốn lớn thì sẽ có nhiều lợi thế trong kinh doanh Chính vì vậy trong suốt quátrình hoạt động của mình, các NHTM sẽ luôn phải quan tâm đến việc duy trìcũng như tăng trưởng nguồn vốn cho mình

b) Vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của ngân hàng

Vốn của ngân hàng quyết định đến việc mở rộng hay thu hẹp khối lượng tíndụng Thông thường nếu so với các ngân hàng lớn thì ngân hàng nhỏ có khoảnmục đầu tư và cho vay kém đa dạng hơn, phạm vi và các đối tượng cho vay cũngthu hẹp hơn Trong khi các ngân hàng có nguồn vốn lớn thì có thể cho vay đượctại các thị trường trong nước, thậm chí là ở nước ngoài thì các ngân hàng nhỏ chỉ

Trang 5

hoạt động trong từng khu vực nhỏ lẻ, phân tán Ngoài ra do lượng vốn hạn hẹpnên các ngân hàng nhỏ khó có thể phản ứng nhạy bén trước những biến động lớncủa lãi suất thị trường cũng như được NHNN cấp hạn mức tín dụng ở mức thấphơn Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng huy động vốn, quy mô tíndụng cũng như các hoạt động khác của các ngân hàng này.

c) Vốn quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của ngân hàng

Trong nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiệnnay thì để tồn tại cũng như phát triển được thì đòi hỏi các ngân hàng phải khôngngừng nâng cao uy tín của mình trong mắt khách hàng Uy tín đó trước hết thểhiện ở việc sẵn sàng thanh toán khi khách hàng có nhu cầu Mặt khác, uy tín củangân hàng còn thể hiện ở khả năng cho vay và đầu tư của ngân hàng (ngân hàngmuốn tham gia cho vay vào những dự án lớn, thời hạn dài thì cần có nguồn vốnlớn và ổn định) Điều này phụ thuộc vào hoạt động HĐV của ngân hàng Vớitiềm năng vốn và khả năng HĐV tốt, ngân hàng có thể dễ dàng mở rộng hoạtđộng kinh doanh, cạnh tranh hiệu quả; vừa giữ vững chữ tín với khách hàng lạivừa nâng cao vị thế của ngân hàng mình

d) Vốn quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng

Thực tế đã chứng minh: quy mô, trình độ nghiệp vụ, cung cách phục vụ,phương tiện kỹ thuật hiện đại của ngân hàng là tiền đề cho việc thu hút nguồnvốn Đồng thời, khả năng lớn về vốn là điều kiện thuận lợi với ngân hàng trongviệc mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế xét cả về quy mô, loạihình, khối lượng tín dụng, chủ động về thời gian, thời hạn cho vay thậm chíquyết định mức lãi suất có lợi nhất cho khách hàng Khách hàng của ngân hàng

sẽ tăng lên cùng với đó là việc tăng doanh số, gia tăng vốn tự có và mở rộng thịphần cho ngân hàng Với nguồn vốn lớn, ngân hàng có đủ khả năng tài chính đểkinh doanh đa năng trên thị trường mà không chỉ đơn thuần là cho vay mà cònđầu tư trên thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối, liên doanh, liên kết… Việc đadạng danh mục đầu tư sẽ góp phần phân tán rủi ro trong hoạt động kinh doanh vàtạo lợi nhuận cho ngân hàng hàng, đặc biệt là tăng cường khả năng cạnh tranh

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 6

của ngân hàng trên thị trường.

1.1.2 Phân loại nguồn vốn

1.1.2.1 Vốn tự có

Vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được,thuộc sở hữu của ngân hàng Vốn tự có của ngân hàng bao gồm Vốn cấp I vàVốn cấp II

Vốn cấp I bao gồm:

- Vốn điều lệ (Vốn đã được cấp, vốn đã góp): là khoản vốn thuộc sở hữucủa ngân hàng, ghi trong điều lệ của ngân hàng, được hình thành ngay từ khingân hàng mới thành lập Vốn điều lệ có thể được điều chỉnh tăng lên trong quátrình hoạt động của ngân hàng

- Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: được trích lập hàng năm từ lợi nhuậnròng hàng năm của ngân hàng theo tỷ lệ 5% lợi nhuận ròng và không được vượtquá vốn điều lệ

- Quỹ dự phòng tài chính: được trích lập hàng năm theo tỷ lệ 10% lợi nhuậnròng nhưng không được vượt quá 25% vốn điều lệ

- Lợi nhuận không chia

- Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ

Trang 7

- Là điều kiện bắt buộc để ngân hàng có được giấy phép tổ chức và hoạt động

- Tạo niềm tin cho công chúng và là sự đảm bảo đối với chủ nợ ( gồm cảngười gửi tiền) về sức mạnh tài chính của ngân hàng

- Cung cấp năng lực tài chính cho sự tăng trưởng và phát triển của các hìnhthức dịch vụ mới, cho những chương trình và trang thiết bị mới

- Là phương tiện điều tiết sự tăng trưởng, giúp đảm bảo rằng sự tăng trưởngcủa một ngân hàng có thể được duy trì ổn định, lâu dài

1.1.2.2 Vốn huy động

Vốn huy động của NHTM là những giá trị tiền tệ mà các ngân hàng huyđộng được trên thị trường thông qua nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và một sốnguồn vốn khác

Đặc điểm của nguồn vốn huy động:

Quy mô vốn huy động rất lớn so với vốn tự có, chiếm 70 – 80% tổng nguồnvốn của ngân hàng, nó quyết định quy mô hoạt động của ngân hàng Ngân hànghuy động được nhiều vốn thì có thể sử dụng được nhiều vốn và ngược lại

Chi phí huy động vốn cao hơn so với các nguồn vốn khác Ngân hàng phảitrả lãi cho người gửi tiền, phải trả phí mua bảo hiểm tiền gửi mà không được sửdụng hết nguồn vốn này, phải trích lập dự phòng theo quy định của NHNN Hơnnữa chi phí huy động chiếm tỷ trọng chi phí đầu vào rất lớn trong hoạt động kinhdoanh của NHTM nhưng lại là nguồn vốn có tính cạnh tranh cao giữa các ngânhàng, bởi vì muốn tăng trưởng tín dụng buộc các ngân hàng phải tăng đượcnguồn vốn huy động

Hoạt động HĐV khá nhạy cảm với các biến động của thị trường như lãi suất,

tỷ giá, tỷ lệ lạm phát… Khi các biến số này thay đổi sẽ tác động đến khả năng tàichính cũng như tâm lý của người gửi tiền Mặt khác nó cũng ảnh hưởng đến lãisuất huy động và lãi suất cho vay, làm thay đổi chi phí huy động của ngân hàng.Ngân hàng HĐV từ các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế nhưng không cóquyền sở hữu lượng vốn này Do đó bất cứ lúc nào ngân hàng cũng có khả năngphải hoàn trả lại số vốn đó Điều này có thể khiến ngân hàng gặp rủi ro (đặc biệt

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 8

là rủi ro thanh khoản) Quy mô HĐV càng lớn thì đỏi hỏi ngân hàng càng phải

có cơ chế quản lý rủi ro chặt chẽ hơn để đảm bảo tính ổn định cho nguồn vốnkinh doanh của mình

1.1.2.3 Vốn đi vay

Vay ngân hàng nhà nước:

Đây là những khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả củaNHTM như thiếu hụt dự trữ hay thiếu hụt thanh khoản NHNN cấp tín dụng chocác NHTM chủ yếu dưới hai hình thức đó là:

- Chiết khấu hay tái chiết khấu giấy tờ có giá

- Cho vay thế chấp hay ứng trước

Hiện nay NHNN Việt Nam áp dụng 3 hình thức cấp tín dụng sau:

- Chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác

- Cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắnhạn khác

- Cho vay lại theo hồ sơ tín dụng, thường là các hồ sơ tín dụng hỗ trợ theoyêu cầu của nền kinh tế như: mua lương thực, nông sản; dự trữ vật tư, nguyênliệu; sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc diện ưu tiên…

NHNN điều hành chính sách cho vay này một cách chặt chẽ, tùy thuộc chínhsách tiền tệ từng thời kỳ mà NHNN phải thực hiện các điều kiện đảm bảo vàkiểm soát nhất định

Vay từ các tổ chức tín dụng, tài chính khác

Đây là những khoản vay mà các NHTM thường vay lẫn nhau hay vay củacác TCTD khác trên thị trường liên ngân hàng hay thị trường tiền tệ Mục đíchchính là để đáp ứng nhu cầu thanh khoản Trong nhiều trường hợp hình thức vaynay còn bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vay mượn từ NHNN Do lãi suất vaycao nên thời hạn vay thường ngắn và các NHTM chỉ sử dụng nguồn vốn vay nàykhi thật cần thiết

1.1.2.4 Vốn khác

Trang 9

1.1.3.1 Huy động vốn thông qua nghiệp vụ tiền gửi

Tiền gửi không kỳ hạn

Đây là khoản tiền gửi mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất cứ lúc nào vảngân hàng phải thỏa mãn yêu cầu đó của khách hàng TGKKH có lãi suất thườngthấp nhưng đổi lại người gửi tiền sẽ được hưởng các dịch vụ tiện ích mà ngânhàng cung cấp như dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, thu chi hộ… TGKKH bao gồmhai loại sau:

- Tiền gửi thanh toán là các khoản TGKKH trước hết được sử dụng để tiếnhành thanh toán, chi trả cho các hoạt động hàng hóa, dịch vụ và các khoản chikhác phát sinh trong quá trình kinh doanh một cách thường xuyên, an toàn vàthuận tiện Tiền gửi thanh toán được bảo quản tại ngân hàng trên hai tài khoản:tài khoản tiền gửi thanh toán và tài khoản vãng lai

- TGKKH phi giao dịch là khoản tiền được ký gửi với mục đích an toàn tàisản, không mang tính chất phục vụ thanh toán Khi cần khách hàng có thể đếnngân hàng rút ra để chi tiêu

TGKKH là một trong những nguồn vốn biến động nhiều nhất và khó dự báo

về quy mô tiền gửi có thể huy động Do tính chất không ổn định của nó nên ngânhàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ phần trăm nhất định nào đó của lượng TGKKHnhận được và phải dự báo được sự ổn định tương đối của lượng tiền này

Tiền gửi có kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi có sự thỏa thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng vềthời gian rút tiền Về nguyên tắc, người gửi chỉ có thể rút tiền theo thời hạn đãthỏa thuận, nhưng trên thực tế để thu hút loại tiền gửi này với kỳ hạn dài, các

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 10

ngân hàng thường cho phép rút tiền trước thời hạn nhưng khách hàng chỉ đượchưởng lãi suất không kỳ hạn hoặc hưởng mức lãi suất tương ứng theo kỳ hạnnhất định do ngân hàng quy định

Nguồn vốn này có độ ổn định cao, ngân hàng chủ động trong quá trình sửdụng Vì vậy, để có thể thu hút nhiều hơn loại tiền gửi này, các ngân hàngthường đưa ra nhiều loại kỳ hạn khác nhau phù hợp với thời gian vốn nhàn rỗi ởcác đơn vị, mỗi kỳ hạn có một mức lãi suất tương ứng theo nguyên tắc kỳ hạncàng dài lãi suất càng cao

Tiền gửi tiết kiệm

Đây là một phần thu nhập của cá nhân gửi vào ngân hàng nhằm mục đíchhưởng lãi theo định kỳ Các mức lãi suất tương ứng với từng kỳ hạn được ngânhàng công bố sẵn Các kỳ hạn gửi thường là 1, 3, 6, 9, 12 tháng hoặc trên 1 năm

Kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao Khách hàng khi gửi tiền sẽ được ngânhàng cấp cho một cuốn sổ dùng để xác nhận số tiền đã gửi đồng thời ghi nhậncác khoản tiền gửi vào và rút ra khi khách hàng có giao dịch với ngân hàng.TGTK được phát triển chủ yếu dưới hai hình thức là:

- TGTK không kỳ hạn là khoản tiền gửi có thể rút ra bất cứ lúc nào songkhông được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác

- TGTK có kỳ hạn là khoản tiền có sự thỏa thuận về thời hạn gửi và rúttiền, có mức lãi suất cao hơn so với TGKKH Khách hàng không được phép rúttrước hạn, nếu rút trước hạn sẽ phải chịu lãi suất không kỳ hạn

TGTK có số dư ít biến động nhất trong các loại tiền gửi và nó là nguồn vốnchủ yếu để ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh của mình

Tiền gửi khác

Ngoài các loại tiền gửi trên, các NHTM còn có thêm các khoản tiền gửi khácnhư: tiền gửi của tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của Kho bạc nhà nước, tiền gửicủa các tổ chức đoàn thể xã hội…

1.1.3.2 Huy động vốn thông qua nghiệp vụ phát hành giấy tờ có giá

Trang 11

Ngoài nghiệp vụ truyền thống là huy động tiền gửi, ngân hàng có thể pháthành các loại GTCG để HĐV GTCG thực chất là giấy nhận nợ, xác nhận nghĩa

vụ trả nợ của ngân hàng đối với khách hàng Ngân hàng thường phát hành cácloại GTCG sau:

Trái phiếu

Trái phiếu là một chứng thư xác nhận khoản nợ của ngân hàng phát hành đốivới người sở hữu, trong đó cam kết sẽ hoàn trả nợ kèm lãi trong một khoảng thờigian nhất định Kỳ hạn của trái phiếu thường từ 1 năm đến 5 năm Do đó, tráiphiếu là công cụ HĐV trung và dài hạn của ngân hàng Trái phiếu NHTM cótính thanh khoản cao, lãi suất hấp dẫn

Kỳ phiếu

Hình thức của kỳ phiếu giống như trái phiếu, chỉ khác ở điềm kỳ hạn của kỳphiếu thường nhỏ hơn một năm Các ngân hàng thường phát hành kỳ phiếu vớimục tiêu HĐV ngắn hạn Kỳ phiếu có tính ổn định, tính tập trung và lãi suất caohơn so với TGCKH Ngoài ra kỳ phiếu được phép mua bán, chuyển nhượng, chiếtkhấu nên ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc huy động và sử dụng vốn

Chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi là công cụ vay nợ do ngân hàng phát hành nhằm HĐVtrên thị trường với bản chất tương tự như một khoản TGCKH Theo đó người sởhữu chứng chỉ tiền gửi được hưởng các khoản lãi suất định kỳ tính toán trên cơ

sở 360 ngày và được hoàn trả mệnh giá khi đến hạn

Sự khác biệt giữa chứng chỉ tiền gửi với các khoản TGCKH là chúng có thểmua bán, chuyển nhượng trên thị trường Điều này tạo nên sự hấp dẫn cho chứngchỉ tiền gửi so với các hình thức tiền gửi có kỳ hạn khác, tạo điều kiện cho ngânhàng HĐV tốt hơn trong môi trường cạnh tranh như hiện nay

Trang 12

bên: Ngân hàng đi vay có thể bù đắp được sự thiếu hụt tạm thời vốn khả dụngtrong khi ngân hàng cho vay lại kiếm lời từ khoản dự trữ dư thừa của mình Tuynhiên lãi suất cho vay trên thị trường liên ngân hàng thường khá cao và không ổnđịnh nên ngân hàng chỉ áp dụng hình thức này khi thiếu hụt vốn ngắn hạn.

Ngoài ra trong các trường hợp thiếu hụt thanh khoản, các ngân hàng khôngthể đi vay các TCTD khác thì có thể đi vay NHNN thông qua nghiệp vụ tái chiếtkhấu GTCG ngắn hạn Thông thường NHNN quản lý khá chặt chẽ hạn mức táichiết khấu của các ngân hàng vì nó có thể ảnh hưởng tới việc phát hành tiềntrung ương NHNN đóng vai trò là người cho vay cuối cùng trong trường hợpngân hàng gặp những khó khăn bất khả kháng

1.1.4 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn

1.1.4.1 Đối với nền kinh tế

Hệ thống NHTM đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của nềnkinh tế Thông qua nghiệp vụ HĐV mà hệ thống ngân hàng tập trung được mộtkhối lượng lớn của cải trong xã hội, đặc biệt là từ các tầng lớp dân cư để biếnnguồn tiền nhàn rỗi này trở thành nguồn vốn đầu tư phục vụ cho sự phát triểncủa các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trong xã hội Nguồn vốn vì thế đượctận dụng và sử dụng có hiệu quả, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển

Nước ta đang trong giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ, phấn đấu xây dựng nềnkinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa Để làm được điềunày thì cần có nguồn vốn đầu tư rất lớn mà chủ yếu là từ phía các ngân hàng.Chính vì vậy nghiệp vụ HĐV lại càng có vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnhvực ngân hàng nói riêng và phát triển kinh tế nói chung Thông qua nghiệp vụnày NHNN còn có thể kiểm soát được khối lượng tiền tệ trong lưu thông quaviệc sử dụng chính sách tiền tệ (quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất cơ bản,lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, tỷ giá…) từ đó giải quyết các vấn đề củanền kinh tế như lạm phát, suy thoái kinh tế, lưu thông tiền tệ…

1.1.4.2 Đối với Ngân hàng thương mại

Có thể nói nghiệp vụ HĐV là nghiệp vụ quan trọng hàng đầu của các

Trang 13

NHTM Để có thể hoạt động được thì ngoài nguồn vốn tự có ban đầu, bất kỳngân hàng nào cũng cần đến nguồn vốn huy động để có thể thực hiện các hoạtđộng kinh doanh khác như tín dụng, thanh toán, bảo lãnh, đầu tư trên thị trườngtiền tệ… Chính nguồn vốn này chứ không phải nguồn vốn chủ sở hữu đã tạonguồn lực tài chính cũng như vị thế cho các ngân hàng Khi hoạt động HĐVkhông hiệu quả thì sẽ kéo theo các hệ lụy liên quan cho ngân hàng vì nguồn vốnhuy động của các ngân hàng hiện nay chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn trong khicác dự án đầu tư lại thường là trung và dài hạn Nguồn vốn không quay vòng kịp

sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt thanh khoản và nghiêm trọng hơn có thể là phásản Hoạt động HĐV càng hiệu quả thì kết quả mà ngân hàng đạt được càng cao

1.1.4.3 Đối với khách hàng

Nghiệp vụ HĐV cung cấp cho khách hàng một kênh đầu tư hiệu quả và antoàn Trước tình hình kinh tế khó khăn khi mà chứng khoán liên tục giảm giá,bất động sản đóng băng, giá vàng thay đổi bấp bênh thì gửi tiền vào ngân hànglại là sự lựa chọn của nhiều người lúc này Ngân hàng không chỉ giúp kháchhàng có một khoản thu nhập ổn định từ số tiền họ gửi vào mà còn cung cấpnhiều dịch vụ gia tăng khác như cho vay tiêu dùng, cung cấp dịch vụ thanh toán,dịch vụ ủy thác thu hộ, chi hộ… Nhờ các tiện ích này mà khách hàng có thể tiếtkiệm được thời gian cũng như các chi phí không cần thiết

1.2 Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại

1.2.1 Quan niệm về hiệu quả huy động vốn của NHTM

Đánh giá hoạt động của ngân hàng cũng như bất cứ chủ thể kinh tế nào cũngcần xem xét đến cả hai mặt là số lượng và chất lượng Số lượng biểu hiện quadoanh số của các hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định Trong khi

đó chất lượng biểu hiện tính hiệu quả của hoạt động, ảnh hưởng của quá trìnhthực hiện hành động với kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể cũngnhư chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng

Trong đánh giá hoạt động HĐV của ngân hàng, ngoài việc xem xét quy môHĐV còn phải phân tích đánh giá được hiệu quả thông qua sự so sánh kết quả,

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 14

lợi ích đạt được với chi phí bỏ ra Hoạt động HĐV chịu tác động của nhiều yếu

tố vì vậy khi xét đến hiệu quả HĐV phải xét trong mối tương quan với các yếu tốkhác như phương pháp HĐV, chi phí bỏ ra, khả năng sử dụng nguồn vốn này…Hiệu quả HĐV là khả năng đáp ứng một cách nhanh chóng, đầy đủ, thườngxuyên nhu cầu sử dụng vốn của một ngân hàng với chi phí hợp lý và mức độ rủi

ro thấp Một ngân hàng HĐV có hiệu quả là ngân hàng có khả năng đáp ứng tất

cả các khoản phải thanh toán, không dư thừa quá nhiều vốn so với nhu cầu NếuHĐV dư thừa thì việc quản lý sử dụng vốn sẽ tốn kém, phức tạp, không đem lạilợi ích về mặt kinh tế

1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM

1.2.2.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng vốn huy động

Quy mô HĐV là tổng khối lượng vốn mà ngân hàng huy động được trongmột khoảng thời gian nhất định Quy mô HĐV phản ánh lợi thế cạnh tranh củangân hàng với nhiều cơ hội trong việc sử dụng vốn

Trước khi tiến hành HĐV, ngân hàng cần xây dựng cho mình một kế hoạch

cụ thể trong đó phải xem xét toàn diện các khía cạnh như tổng nhu cầu HĐV củangân hàng, hình thức HĐV, chi phí mà ngân hàng có thể chấp nhận được cũngnhư lợi nhuận dự kiến từ nguồn vốn này Quy mô HĐV quá nhỏ thì sẽ không đápứng được nhu cầu kinh doanh của ngân hàng, đánh mất lợi nhuận lẽ ra có được.Còn nếu huy động quá nhiều mà lại không được sử dụng hết hoặc sử dụng khônghiệu quả sẽ làm cho chi phí trả lãi, chi phí quản lý cũng như rủi ro với nguồn vốnnày tăng lên Chính vì vậy các nhà quản trị ngân hàng cần xác định rõ các chỉtiêu về quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ngay từ đầu để có chính sách quản

lý cho phù hợp

1.2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động

Công thức:

Trang 15

Chỉ tiêu này phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động, tính hợp lýtrong quá trình huy động các loại vốn khác nhau Cơ cấu vốn cần đa dạng, cânđối trong đó cần đảm bảo một tỷ lệ hợp lý giữa các kỳ hạn, loại tiền gửi… Mỗimột nguồn vốn có điểm mạnh, điểm yếu riêng biệt trong việc huy động và sửdụng Do đó sự biến động về cơ cấu vốn sẽ kéo theo sự thay đổi trong việc cơcấu sử dụng vốn và theo đó là sự thay đổi về lợi nhuận, mức độ an toàn của ngânhàng Cơ cấu HĐV có thể biến đổi do sự tác động từ các yếu tố bên ngoài hoặccũng có thể do sự thay đổi chính sách từ bản thân ngân hàng Để có một cơ cấuHĐV hợp lý các ngân hàng cần thường xuyên quan tâm theo dõi các diễn biếnthị trường để có những điều chỉnh kịp thời, tận dụng các cơ hội để mở rộng quy

mô cũng như giảm chi phí huy động

1.2.2.3 Chi phí huy động vốn

Thành phần cơ bản của chi phí huy động vốn của các ngân hàng thể hiện ởkhoản chi phí trả lãi (trả lãi cho tiền gửi và tiền vay), cùng với các khoản chi phíkhông dưới dạng lãi suất (chi phí phi lãi) mà ngân hàng phải bỏ ra để HĐV.Công tác HĐV của ngân hàng được đánh giá có chất lượng và hiệu quả cao vềphương diện chi phí khi nó đạt được những lợi ích cơ bản sau:

- Tìm kiếm được nguồn vốn có chi phí thấp nhất để đáp ứng nhu cầu chovay và đầu tư trong khi vẫn thỏa mãn các yêu cầu tương xứng giữa HĐV và sửdụng về các phương diện quy mô, thời hạn, tính ổn định theo nguyên lý chung,những nguồn có chi phí biên thấp nhất sẽ là nguồn có ưu thế nhất về phươngdiện chi phí

- Tăng được lợi nhuận cho ngân hàng mà không cần thiết phải chấp nhậnnhững rủi ro cao do sức ép tăng chi phí vốn

Việc xác định chi phí huy động vốn là việc làm rất hữu ích cho ngân hàng để

từ đó xây dựng chính sách kinh doanh có hiệu quả Các ngân hàng thường xácđịnh chi phí huy động vốn thông qua chi phí bình quân gia quyền theo nguyên giá

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 16

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh chi phí trả lãi cho một đồng vốn huy độngcủa ngân hàng Phương pháp này có ích cho ngân hàng trong việc theo dõi biếnđộng của chi phí huy động vốn theo thời gian và mức chi phí lãi suất bình quân.

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh chi phí phải trả thêm khi huy động thêm mộtđồng vốn Chỉ tiêu này rất quan trọng trong việc xác định lãi suất tiền gửi vàquyết định mở rộng cơ số tiền gửi Việc mở rộng chỉ nên tiến hành khi chi phítăng thêm bằng thu nhập tăng thêm và tổng lợi nhuận đạt tối đa

Bên cạnh chi phí trả lãi, trong quá trình HĐV còn có các chi phí phi lãi nhưchi phí tiền lương, chi phí in ấn phát hành, chi phí giao dịch…

Tuy chi phí này chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ nhưng nếu tiết kiệm vàphân bổ hợp lý cũng góp phần giảm bớt gánh nặng về chi phí cho ngân hàng

Quy mô

Quy mô là chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động của ngân hàng Quy môphải đủ lớn để đáp ứng các nhu cầu về tín dụng, thanh toán cũng như các hoạtđộng kinh doanh khác của ngân hàng Quy mô nguồn vốn huy động gia tăng sẽ

là cơ sở cho ngân hàng mở rộng quy mô, nâng cao tính thanh khoản và tính ổn

Trang 17

định của nguồn vốn.

Về kỳ hạn

Nguồn vốn huy động thường gắn với một kỳ hạn nhất định Ứng với mỗi kỳhạn sẽ là một mức lãi suất nhất định, thông thường kỳ hạn càng dài lãi suất càngcao và ngược lại Kỳ hạn là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn,đánh giá tính an toàn và sinh lới cho ngân hàng

Do mỗi loại nguồn vốn có đặc điểm riêng nên khi cho vay, đầu tư phải có sựtương xứng về kỳ hạn: tức là nguồn vốn nào thì cho vay loại hình đó Tuy nhiêntùy từng trường hợp cụ thể mà ngân hàng có thể sử dụng một phần nguồn vốnngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, song đó chỉ là biện pháp tạm thời để giảiquyết sự mất cân đối về kỳ hạn giữa HĐV và sử dụng vốn

Về lãi suất

Về nguyên tắc, lãi suất trên tài sản phải cao hơn lãi suất trên nguồn vốn huyđộng có cùng kỳ hạn và các loại tài sản có thời hạn dài hơn phải có lãi suất caohơn để bù đắp chi phí trả lãi cao hơn của bên nguồn vốn

Mỗi ngân hàng đều sử dụng những cách xác định khác nhau để đánh giá hiệuquả HĐV, tuy nhiên mục đích chung của các cách tính đó là để xác định xemviệc HĐV có đạt hiệu quả hay không Nếu chưa thì ngân hàng cần có những biệnpháp, chiến lược ra sao

Về loại tiền

Việc sử dụng và HĐV bằng ngoại tệ có liên quan tới rủi ro tỷ giá nên tiếnhành cân đối theo loại tiền giúp ngân hàng loại bỏ được rủi ro này Ngân hàngphải căn cứ vào nhu cầu vay ngoại tệ của khách hàng, cũng như khả năng đảmbảo vốn thanh toán của ngân hàng bằng ngoại tệ để quyết định có HĐV bằngngoại tệ hay không, số lượng bao nhiêu

1.2.2.5 Tính ổn định của nguồn vốn

Để xem xét tính ổn định của NVHĐ, ta sẽ đi xem xét 2 chỉ tiêu dưới đây:

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 18

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh trung bình một đồng vốn huy động được gửitại ngân hàng trong bao lâu Vì thông thường người gửi tiền có thể rút ra gửi vàonhiều lần, do đó doanh số chi trả sẽ cao hơn nhiều so với số dư VHĐ bình quântrong năm

Trong đó: Độ lệch chuẩn VHĐ = với D là số dư VHĐ bình quân

trong năm, Dt là số dư vốn huy động ngày thứ t trong năm

Độ lệch chuẩn (standard deviation) được tính là sự khác biệt giữa các giá trịthực tế của VHĐ qua thời gian và trung bình của VHĐ trong khoảng thời gian đó

Tỷ lệ biến động VHĐ cần ở một tỷ lệ hợp lý dể đảm bảo cho NVHĐ ổn định,phát triển theo mục tiêu của ngân hàng

Hai chỉ tiêu này phụ thuộc rất lớn vào quy mô, uy tín của ngân hàng cũng như

sự biến động của lãi suất thị trường Do đó ngân hàng cần thường xuyên theo dõidiễn biến thị trường để có những giải pháp kịp thời và hiệu quả, đảm bảo mọi hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng bị chi phối ở mức chấp nhận được

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM

1.2.3.1 Nhân tố khách quan

Môi trường kinh tế

Sự phát triển của nền kinh tế là một yếu tố vĩ mô có tác động trực tiếp đếnmọi hoạt động của các NHTM trong đó có hoạt động HĐV Trong điều kiện nềnkinh tế phát triển ổn định, thu nhập dân cư được đảm bảo và ổn định thì nguồntiền vào ra của các ngân hàng cũng ổn định, số vốn huy động của ngân hàngngày càng tăng lên và cơ hội đầu tư cho vay cũng sẽ được mở rộng do lòng tin

Trang 19

của các nhà đầu tư vào nền kinh tế Và ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, lạmphát tăng cao, thu nhập dân cư biến động thì lòng tin của dân chúng giảm sút.Khi đó không những nguồn vốn huy động giảm sút mà các ngân hàng có thể gặpphải rủi ro thanh khoản khi mà người dân ồ ạt rút tiền ra.

Môi trường văn hóa – xã hội

Thành phần cũng như đặc tính phân bố của dân cư ảnh hưởng đến khả năngHĐV cũng như mạng lưới hoạt động kinh doanh của ngân hàng Tại những nơitập trung đông dân cư như các thành phố lớn, mạng lưới chi nhánh của ngânhàng thường lớn và mật độ cao nhằm thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ trong dân cưcũng như các doanh nghiệp Còn tại các vùng dân cư thưa thớt thì số chi nhánh,phòng giao dịch của ngân hàng cũng ít hơn

Môi trường văn hóa cùng với tâm lý, tập quán, thói quen tiêu dùng chi phốirất lớn đến quyết định kinh tế của dân cư Phần lớn người dân Việt Nam còn cóthói quen tiêu dùng bằng tiền mặt mà ít sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tửqua ngân hàng Thêm vào đó người dân chưa có niềm tin vào đồng nội tệ, ưathích tích trữ vàng và ngoại tệ nên các ngân hàng vẫn chưa huy động được hếtnguồn vốn dư thừa trong nền kinh tế Tại các vùng nông thôn cuộc sống củangười dân còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, chưa được tiếp cận vớinhiều dịch vụ của ngân hàng làm cho công tác HĐV từ đối tượng này còn nhiềukhó khăn

Môi trường pháp lý

Mọi hoạt động kinh doanh, trong đó có hoạt động của ngân hàng đều phảichịu sự điều chỉnh của pháp luật Các hoạt động của NHTM chịu sự điều chỉnhcủa luật các TCTD và hệ thống các văn bản pháp luật khác của Nhà nước Mặtkhác, ở Việt Nam hiện nay các NHTM được tổ chức theo mô hình tổng công ty,

do vậy các chi nhánh ngân hàng trong hoạt động của mình ngoài việc phải tuânthủ theo pháp luật và các văn bản dưới luật của nhà nước ban hành còn phải tuânthủ theo các quy định mà ngân hàng mẹ ban hành trong từng thời kỳ về lãi suất,

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 20

tỷ lệ dự trữ, hạn mức cho vay… Trong sự ràng buộc về luật pháp, các yếu tố củanghiệp vụ HĐV thay đổi làm ảnh hưởng đến quy mô và chất lượng của hoạtđộng HĐV.

Điều kiện về môi trường cạnh tranh

Khi định ra chiến lược phát triển cho ngân hàng cần phải tính đến điều kiện

về môi trường kinh doanh Sự cạnh tranh của các ngân hàng ngày càng khốc liệt

Để có thể tồn tại và phát triển, ngân hàng cần phải định ra chiến lược kinh doanhphù hợp để có thể thu hút khách hàng về với mình như đa dạng các loại hìnhdịch vụ, đưa ra mức lãi suất hợp lý, nâng cao chất lượng phục vụ, có chính sáchmarketing phù hợp… Cạnh tranh vừa là thách thức nhưng cũng đồng thời lànhân tố thúc đẩy sự phát triển chất lượng các hoạt động của ngân hàng trong đó

có hoạt động HĐV

Khách hàng

Đối tượng khách hàng của ngân hàng ngày càng mở rộng, mỗi đối tượng lại

có đặc điểm, yêu cầu khác nhau do đó đòi hỏi ngân hàng cần xây dựng chínhsách khách hàng phù hợp cho từng đối tượng Ngoài những khách hàng truyềnthống, có quan hệ giao dịch lâu năm với ngân hàng thì ngân hàng cũng cần tìmcách tiếp cận đến các đối tượng khách hàng tiềm năng khác Có như vậy côngtác HĐV mới đạt hiệu quả cao nhất, tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển cácdịch vụ khác

1.2.3.2 Nhân tố chủ quan

Chính sách lãi suất

Lãi suất HĐV thường là mối quan tâm hàng đầu của cá nhân và tổ chứcmuốn gửi tiền vào ngân hàng Điều này hoàn toàn hợp lý vì trong nền kinh tế,lĩnh vực có lợi nhuận cao hơn bao giờ cũng thu hút được nhiều người tham giađầu tư hơn Tuy nguồn tiền gửi không chỉ phụ thuộc vào lãi suất cao mà còn phụthuộc vào các nhân tố khác như kỳ hạn, mức độ rủi ro, điều kiện thanh toán, uytín, địa điểm… của ngân hàng nhưng với lãi suất cao, linh hoạt, hợp lý thì luôn

Trang 21

luôn có tác dụng kích thích người gửi tiền

Tuy nhiên lãi suất cũng là thành phần chính trong chi phí HĐV của ngânhàng Lãi suất cao đồng nghĩa chi phí huy động lớn, lợi nhuận của ngân hàng sẽgiảm Vì vậy ngân hàng cần phải có một chính sách lãi suất hợp lý để cân đốiquy mô vốn huy động với chi phí phải bỏ ra, đảm bảo lợi nhuận mong muốn

Hình thức huy động vốn

Ngân hàng muốn dễ dàng tìm kiếm nguồn vốn thì trước hết phải đa dạnghình thức HĐV Hình thức HĐV của ngân hàng càng phong phú, phù hợp với thịtrường bao nhiêu thì khả năng hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu Mức

độ đa dạng của các hình thức huy động càng cao thì càng dễ dàng đáp ứng mộtcách tối đa nhu cầu của dân cư Do vậy các NHTM thường cân nhắc rất kỹ lưỡngtrước khi đưa vào áp dụng một hình thức huy động mới

Uy tín và vị thế của ngân hàng

Uy tín, vị thế của ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút kháchhàng đến gửi tiền tại ngân hàng bởi khách hàng luôn đặt niềm tin vào nhữngngân hàng có uy tín trên thị trường Họ tin rằng khi đến với những ngân hàngnhư vậy thì số tiền họ gửi sẽ được đảm bảo thanh toán cũng như sẽ được hưởngdịch vụ chăm sóc khách hàng tốt hơn Chính vì vậy các ngân hàng cần khôngngừng nỗ lực nâng cao uy tín cũng như vị thế cho mình trên thị trường để có thểthu hút nhiều khách hàng hơn

Trình độ công nghệ ngân hàng

Trình độ công nghệ ngân hàng được thể hiện qua các yếu tố sau:

Thứ nhất: Các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung ứng

Thứ hai: Trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên ngân hàng

Thứ ba: Cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ hoạt động kinh doanh của

Trang 22

ngân hàng Đây là một yếu tố rất quan trọng giúp ngân hàng cạnh tranh phi lãisuất vì khách hàng mà ngân hàng phục vụ, không quan tâm đến lãi suất mà quantâm đến chất lượng và loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp Với cùng mộtlãi suất huy động như nhau, ngân hàng nào cải tiến chất lượng dịch vụ tốt hơn,tạo sự thuận tiện hơn cho khách hàng thì sức cạnh tranh sẽ cao hơn.

Chính sách Marketing

Hoạt động marketing của ngân hàng có nhiệm vụ nắm bắt kịp thời nhữngthay đổi của thị trường cũng như nhu cầu của khách hàng để từ đó xây dựngchính sách, giải pháp thích hợp để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, tăngsức cạnh tranh so với các đối thủ Với một chính sách marketing phù hợp, ngânhàng không những đạt hiệu quả trong công tác HĐV mà còn khuếch trương giátrị thương hiệu của mình, để lại dấu ấn tốt trong lòng khách hàng

Các nhân tố khác

Ngoài các nhân tố đã nêu ra ở trên còn phải kể đến các nhân tố thuộc nội bộngân hàng tác động không nhỏ đến hoạt động HĐV như chiến lược kinh doanhcủa ngân hàng, quy mô vốn tự có… Những yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếpđến mô hình, cơ cấu tổ chức huy động vốn thậm chí uy tín của ngân hàng trên thịtrường, củng cố hơn nữa lòng tin của khách hàng với ngân hàng

1.3 Kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1.3.1 Kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM trên thế giới

1.3.1.1 Kinh nghiệm huy động vốn của ngân hàng ANZ

Vài năm trước đây, các quan chức của ANZ Bank nhận xét ANZ Bank chắcchắn sẽ gặp khó khăn do ảnh hưởng của sự suy giảm kinh tế thế giới cũng như sựcạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường trong nước và quốc tế Bên cạnh đó,giá cả trên thị trường cũng không ổn định, các mặt hàng như nông sản, dầu thô…đều có những biến động thất thường Là một NHTM chiếm trên 30% thị phầnAustralia, ANZ Bank không tránh khỏi những ảnh hưởng xấu của tình hình trên

Trang 23

Một nhân tố ảnh hưởng lớn tới hoạt động HĐV của ANZ Bank và hệ thốngngân hàng thế giới trong giai đoạn này là sự sụt giảm lãi suất thế giới dưới sự tácđộng của Cục dự trữ liên bang Mỹ ANZ nhận định rằng việc giảm lãi suất tấtyếu sẽ kéo theo sự sụt giảm nguồn vốn huy động ngoại tệ Để đối phó với tìnhhình này, ANZ Bank đã đẩy mạnh việc đa dạng hóa các loại hình HĐV cũng nhưphát triển, cung ứng, bổ sung thêm nhiều tiện ích cho người gửi tiền Việc điềuchỉnh lãi suất tiền gửi đồng USD của ANZ Bank hoàn toàn phụ thuộc vào diễnbiến cung cầu ngoại tệ trên thị trường trên cơ sở đảm bảo sự cạnh tranh lànhmạnh cũng như duy trì được lợi nhuận của ngân hàng Đồng thời ANZ Bankcung cấp thêm cho khách hàng nhiều dịch vụ tiện ích mới như: đáp ứng nhiềuyêu cầu tại quầy giao dịch, chuyển tiền tự động giúp khách hàng nhận được tiềnhàng tháng hay chuyển vào một tài khoản, trả lương tự động, mở rộng các dịch

vụ E – banking, phát triển các sản phẩm mới như tiết kiệm tích lũy… Trong tìnhhình hiện nay bài học kinh nghiệm rút ra từ HĐV và hoạt động của ANZ Bank làđẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức HĐV cùng với việc phát triển các dịch vụ,tiện ích mới cho khách hàng đồng thời có chiến lược cơ cấu lại đối phó vớinhững thách thức trong tương lai

1.3.1.2 Kinh nghiệm huy động vốn của ngân hàng Bangkok Bank

Bangkok Bank là ngân hàng lớn tại Thái Lan hiện nay, quá trình hoạt độngcủa nó rất năng động với thị trường Ban giám đốc của Bangkok Bank đã xácđịnh không được bỏ qua một mảng kinh tế hết sức quan trọng là các khách hàng

cá thể Về HĐV, mạng lưới TGTK được mở rộng, thủ tục hết sức thuận lợi đểthu nhận từ 1 Bath trở lên Năm 1982, Bangkok Bank đã thí điểm thành lập cácchi nhánh “tý hon” đặt tại các vùng hẻo lánh Người dân thích thú với mô hìnhngân hàng nhỏ này do nó đáp ứng được các nhu cầu mà lại rất gần gũi, thoảimái Trong tổng nguồn vốn tự có của Bangkok Bank có tới 80% là tiền gửi cánhân, trong đó có tới 90% là những người có tiền gửi nhỏ Kinh nghiệm từBangkok Bank cho thấy: Mạng lưới hoạt động rộng lớn cùng với vốn tự cókhông ngừng tăng lên có tác động mạnh đến hiệu quả HĐV tiền gửi

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 24

1.3.1.3 Kinh nghiệm huy động vốn của ngân hàng CitiBank

Citibank là một trong những ngân hàng lớn và lâu đời nhất trên thế giới Với

kế hoạch phát triển đa dạng, sản phẩm tốt và lượng khách hàng đông đảo,Citibank trở thành một trong những ngân hàng thành công nhất hiện nay trên thịtrường tài chính ngân hàng thế giới Citibank luôn tạo ra cách tiếp cận đến kháchhàng cá nhân và doanh nghiệp rất khác biệt so với đối thủ cạnh tranh Các sảnphẩm mới được tạo ra trên cơ sở hiểu biết và nắm bắt rõ nhu cầu của khách hàng

do đó sản phẩm mà Citibank thiết kế rất sáng tạo, linh hoạt và hoàn toàn phù hợpvới nhu cầu khách hàng Có thể kể ra một số sản phẩm như E – savings account,Day to day savings account, Citibank Money Market Plus account Thêm vào đóCitibank nâng cao số lượng kênh phân phối tự động, phát triển hệ thống giaodịch trực tuyến như Phonebanking, Internetbanking, Contract center… Điều này

đã mang lại khả năng cung cấp dịch vụ vượt trội mà không cần chi phí vốn quálớn Citibank luôn tập trung xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng thôngqua chương trình marketing trực tiếp với rất nhiều ý tưởng sáng tạo như cungcấp cho thành viên những chuyến du lịch, trò giải trí đặc biệt và hàng loạt cácsản phẩm dịch vụ độc đáo khác Các chương trình quảng cáo và chương trình tàitrợ để nâng cao việc quảng bá hình ảnh và tạo dựng thương hiệu được Citibankthực hiện thường xuyên Kinh nghiệm từ Citibank cho thấy mọi hoạt động ngânhàng cần hướng tới khách hàng, hoạt động nghiên cứu phát triển sản phẩm cầnđược đầu tư nhiều hơn để tạo sự khác biệt cho sản phẩm của ngân hàng Dịch vụchăm sóc khách hàng tốt cùng chiến lược marketing phù hợp là chìa khoá tạodựng uy tín cho ngân hàng

1.3.1.4 Kinh nghiệm huy động vốn của ngân hàng DBS Group Holdings

DBS Group Holdings (DBS) là ngân hàng lớn nhất ở Singapore về tài sản và làngân hàng ngân hàng dẫn đầu HongKong Kinh nghiệm HĐV của DBS là pháttriển mạng lưới hoạt động rộng khắp và tăng cường mở rộng hoạt động ra thịtrường nước ngoài theo phân khúc thị trường đã xác định là thị trường châu Á;phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử để khách hàng có thể tiếp cận với ngân hàng

Trang 25

mọi nơi, mọi lúc; xây dựng đội ngũ nhân viên nhiệt tình, tận tuỵ và trung thực.DBS luôn tích cực tham gia vào thiết kế và phát triển sản phẩm thông qua mốiquan hệ với các đối tác trong mạng lưới của DBS và với các định chế toàn cầu;thực hiện tốt công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm xuất phát từ nhu cầucủa khách hàng, kết hợp với việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến và các hệthống quản lý rủi ro DBS có một đội ngũ các nhà tư vấn đầu tư có nhiều kinhnghiệm có thể đáp ứng các giải pháp tư vấn đầu tư theo nhu cầu của khách hàngphù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau Đến với DBS, khách hàng sẽ được phục

vụ tốt nhất với những giải pháp tài chính hoàn hảo cho mình

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong công tác huy động vốn

- Hình thức HĐV phải đa dạng, phù hợp với từng đối tượng vùng miền,nhằm khai thác tốt nhất mọi nguồn lực tiềm tàng trong dân cư

- Xây dựng mạng lưới giao dịch rộng khắp, có thể phát triển ra thị trườngnước ngoài tiềm năng khi có đủ nguồn lực cần thiết

- Mô hình ngân hàng cần phải linh hoạt hơn, đáp ứng được yêu cầu củangười dân, hướng người dân tới với ngân hàng một cách thoải mái nhất

- Phải đưa ra chính sách lãi suất hợp lý, linh hoạt để khuyến khích ngườidân gửi tiền vào ngân hàng

- Tập trung đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm xuấtphát từ nhu cầu của khách hàng, tạo sự khác biệt cho sản phẩm của ngân hàngmình so với các ngân hàng khác

- Nâng cao trình độ của nhân viên, xây dựng chuẩn mực phong cách phục

vụ khách hàng Ngân hàng cần tạo lập một đội ngũ nhân viên tư vấn am hiểunghiệp vụ, sản phẩm của ngân hàng để có thể hỗ trợ khách hàng bất cứ lúc nào

- Ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động, đặc biệt là hoàn thiện, pháttriển dịch vụ ngân hàng trực tuyến, tạo sự thuận tiện cho khách hàng cũng nhưtiết kiệm các chi phí giao dịch không cần thiết cho ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 26

Chương 1 của khóa luận đã nêu ra những vấn đề cơ bản về hoạt động HĐVcũng như các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả HĐV của NHTM Cụ thể có một số nộidung cơ bản như sau:

- Nguồn vốn của NHTM

- Quan niệm về hiệu quả HĐV

- Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả HĐV của NHTM

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả HĐV của NHTM

- Kinh nghiệm HĐV của một số ngân hàng trên thế giới và bài học kinhnghiệm cho Việt Nam

Những nội dung trên là cơ sở để phân tích, đánh giá, đối chiếu với thực tếcông tác nâng cao hiệu quả HĐV sẽ trình bày trong chương 2 của khóa luận

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG

CÔNG THƯƠNG – CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

2.1 Tổng quan về ngân hàng Công thương – Chi nhánh Chương Dương

2.1.1 Giới thiệu về ngân hàng Công thương – Chi nhánh Chương Dương

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của chi nhánh

NHCT Chi nhánh Chương Dương được thành lập chính thức vào tháng8/1988, trước đó là chi nhánh của NHNN Việt Nam, hoạt động với tên là NHNNhuyện Gia Lâm Theo nghị định số 53 ngày 26/03/1988 cuả Hội đồng bộ trưởngnhằm tổ chức lại bộ máy hệ thống NHNN Việt Nam: tháng 8/1988, NHNNhuyện Gia Lâm chuyển về thuộc NHCTViệt Nam, hoạt động với tư cách là chinhánh ngân hàng cơ sở trực thuộc chi nhánh NHCT Hà Nội Năm 1993, chinhánh được nâng cấp thành chi nhánh NHCT khu vực Chương Dương trực thuộcNHCT Việt Nam Hiện nay, chi nhánh Chương Dương có trụ sở tại số 32, ngõ

298, đường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội, nằm trên địa bàn tập trungnhiều cơ sở sản xuất công nghiệp Các hoạt động thương mại dịch vụ cũng khá

Trang 27

phát triển, mức sống dân cư cao so với mặt bằng chung của cả nước.

Khi mới thành lập, chi nhánh có quy mô hoạt động nhỏ, NVHĐ là 13 tỷđồng, dư nợ cho vay là 5,7 tỷ đồng Hoạt động kinh doanh chủ yếu là HĐV vàcho vay ngắn hạn bằng đồng Việt Nam đối với các doanh nghiệp nhà nước với

cơ sở vật chất kỹ thuật kém Trong suốt quá trình hoạt động, chi nhánh đã xây

dựng chiến lược, định hướng, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tăng cườngkhai thác nhiều kênh HĐV, mở rộng thị trường, xây dựng mới điểm giao dịch,

mở thêm phòng giao dịch Hiện nay, chi nhánh có mạng lưới hoạt động rộng với

16 phòng giao dịch, duy trì sự phát triển ổn định

Trong nhiều năm qua, Chi nhánh Chương Dương luôn được VietinBank xếpvào nhóm các chi nhánh xuất sắc trong hệ thống Trong đó xếp hạng tín dụngđược đánh giá loại A và vinh dự nhận những phần thưởng cao quý do cấp trên

trao tặng: Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2006,2009; Bằng khen của UBNH TP Hà Nội năm 2007; Huân chương lao động hạng

Ba của Chủ tịch nước năm 2008; danh hiệu chi nhánh đạt loại xuất sắc 5 năm từ

2005 đến 2009…

Những thành tựu trên đã đưa chi nhánh ngày càng phát triển Đây cũng là

động lực nhằm thúc đẩy chi nhánh thực hiện tốt hơn nữa các chỉ tiêu, kế hoạch

kinh doanh những năm tiếp theo

2.1.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Công thương – Chi nhánh Chương Dương

Chi nhánh có 8 phòng được phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ vớiđội ngũ cán bộ, nhân viên nhiệt huyết, năng động, có trình độ cao nhằm đảm bảo

công việc được thực hiện có hiệu quả

Hệ thống phòng ban của Chi nhánh được tổ chức khoa học, đầy đủ các bộ

phận cần thiết và mang nét đặc trưng của một ngân hàng hiện đại, giúp cho quá

trình vận hàng trôi chảy liền mạch, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, uy tín

nhân

Phòng khách hàng cá

Phòng

tổ chức hành chính

Phòng tiền tệ kho quỹ

Phòng tiền tệ kho quỹ

Phòng tổng hợp tiếp thị

Phòng tổng hợp tiếp thị

Phòng kiểm tra kiểm soát

Phòng kiểm tra kiểm soát

Phòng giao dịch

Phòng giao dịch

Trang 28

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ: cho vaytheo món, cho vay tiêu dùng, cho vay theo hạn mức, cho vay theo dự án, cho vayđồng tài trợ, chiết khấu giấy tờ có giá…

- Bảo lãnh bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ dưới mọi hình thức khác nhautrong và ngoài nước

- Thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ như: thanh toán chuyển tiềnđiện tử trong cả nước, thanh toán quốc tế qua mạng Telex, Swift…

- Đầu tư dưới các hình thức góp vốn liên doanh, liên kết, mua cổ phần, mua tàisản và các hình thức đầu tư khác với doanh nghiệp và tổ chức tài chính tín dụng

- Thực hiện mua bán giao ngay, có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệmạnh với thủ tục nhanh gọn, tỷ giá phù hợp

Trang 29

- Thực hiện làm đại lý và dịch vụ ủy thác cho các tổ chức tài chính tín dụng

và cá nhân trong và ngoài nước như: tiếp nhận và triển khai các dự án ủy thácvốn, dịch vụ giải ngân cho dự án đầu tư, dự án ủy nhiệm, thanh toán thẻ tíndụng, séc du lịch…

- Cung ứng các dịch vụ như: cho thuê két sắt, cất giữ, chi trả lương tạidoanh nghiệp, chi trả kiều hối, chuyển tiền nhanh, thu tiền…

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công thương – Chi nhánh Chương Dương

2.1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy động, NHCT chi nhánhChương Dương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong hoạt động HĐV nhằm đáp ứngnhu cầu sử dụng vốn Ngân hàng đã và đang áp dụng nhiều hình thức HĐV cùngnhiều sản phẩm tiện ích đối với khách hàng như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệmtích lũy… Kỳ hạn trả lãi của ngân hàng cũng rất đa dạng cùng với nhiều hìnhthức trả lãi: trả lãi định kỳ, trả lãi trước, trả lãi sau linh hoạt, đáp ứng nhu cầukhác nhau của người gửi tiền Đặc biệt là việc điều chỉnh lãi suất HĐV nội tệ vàngoại tệ linh hoạt, kịp thời góp phần nâng cao chất lượng, số lượng vốn từ cácthành phần kinh tế và dân cư

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm)

Biểu đồ 2.1: Tăng giảm nguồn vốn qua các năm

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 30

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy rằng tổng NVHĐ qua 3 năm của chi nhánh đềutăng và ở mức khá cao Năm 2011, tổng NVHĐ là 11.627 tỷ đồng, tăng 21% so vớinăm 2010 Sang đến năm 2012 tổng NVHĐ tuy có mức tăng thấp hơn so với năm

2011 (15,02%) nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức tăng của cả hệ thống (9,49%)

Có thể thấy NVHĐ của Chi nhánh chủ yếu là nội tệ, thường chiếm trên 80% tổngNVHĐ Nguồn vốn ngoại tệ tuy chiếm tỷ trọng ít hơn nhưng đều tăng qua các năm.Đặc biệt năm 2011, nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh tăng mạnh (số tuyệt đối tăng

390 tỷ đồng, số tương đối tăng 20,39%) Một cách tổng quát, hoạt động huy độngvốn của chi nhánh Chương Dương khá là hiệu quả Phần sau của khoá luận sẽ đisâu phân tích hơn nữa về hoạt động HĐV của chi nhánh

2.1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh

Huy động được vốn đã khó nhưng làm sao để nguồn vốn đó được sử dụng hiệuquả lại càng khó hơn Với số vốn huy động được cùng nguồn vốn tự có của mình,Chi nhánh Chương Dương đã đưa ra nhiều biện pháp cụ thể để nguồn vốn được sửdụng an toàn và hiệu quả, đem lại lợi nhuận cho chi nhánh đồng thời đáp ứng nhucầu sử dụng vốn của các thành phần kinh tế Cấp tín dụng là hoạt động sử dụng vốnchủ yếu của ngân hàng Chất lượng của hoạt động này phản ánh chất lượng sử dụngvốn của ngân hàng Tình hình hoạt động tín dụng của NHCT Chi nhánh ChươngDương trong 3 năm 2010 – 2012 được thể hiện ở bảng sau:

Trang 31

Thay đổi

Tổng vốn

Thay đối Tuyệt

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Biểu đồ 2.2: Tăng giảm dư nợ cho vay

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm)Hoạt động tín dụng của NHCT chi nhánh Chương Dương có sự tăng trưởngqua các năm Dư nợ cho vay năm 2011 đạt 5.820 tỷ đồng, tăng 735 tỷ đồng,tương đương với mức tăng 14,45% so với năm 2010 Năm 2012, tổng dư nợ là

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 32

8.719 tỷ đồng, tăng 2.899 tỷ đồng, tương đương với tăng 49,81% so với năm

2011 Trong đó chủ yếu là hoạt động cho vay bằng nội tệ thường chiếm tỷ trọngrất lớn, trên 85% Cơ cấu tín dụng có những thay đổi nhỏ nhưng dư nợ trung vàdài hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn so với dư nợ ngắn hạn Năm 2011 dư nợtrung và dài hạn chiếm 60,36% dư nợ cho vay Tuy nhiên sang đến năm 2012,chi nhánh đẩy mạnh cho vay ngắn hạn nên dư nợ trung và dài hạn trong năm nàygiảm xuống còn 51,38%

Chi nhánh Chương Dương luôn được ban lãnh đạo NHCT đánh giá là mộttrong những chi nhánh có chất lượng hoạt động tín dụng tốt nhất trong hệ thống vớicác khoản cho vay an toàn và có mức sinh lời ổn định, hầu như không có nợ xấu

Để đạt được những kết quả nổi bật như trên là do sự quan tâm, hỗ trợ từ phíaNHCT Việt Nam nhưng quan trọng hơn cả là từ phía Chi nhánh Chương Dương.Chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, duy trì quan hệ với cáckhách hàng lâu năm đồng thời tích cực tìm kiếm các khách hàng tiềm năng Do

đó cùng với việc mở rộng quy mô tín dụng nhưng chi nhánh luôn đảm bảo antoàn, phòng tránh rủi ro cho mỗi đồng vốn cho vay ra ngoài, đảm bảo sử dụnghiệu quả nguồn vốn huy động

2.1.2.3 Các hoạt động khác

Dịch vụ thanh toán quốc tế

Chi nhánh cung cấp các sản phẩm TTQT cho khách hàng như: nhận chuyểntiền đến, chuyển tiền đi, thư tín dụng chứng từ nhập khẩu, thư tín dụng chứng từxuất khẩu… VietinBank Chương Dương với hơn 10 năm kinh nghiệm trong hoạtđộng TTQT và đội ngũ nhân viên thanh toán chuyên nghiệp đã khẳng định đượcchất lượng dịch vụ, mang đến cho khách hàng sự thuận tiện, an toàn cao

Cụ thể, năm 2010, chi nhánh phát hành 294 L/C trị giá 49 triệu USD: thanhtoán 159 bộ chứng từ nhờ thu nhập khẩu trị giá 4,38 triệu USD; thanh toán 47 bộchứng từ nhờ thu xuất khẩu trị giá 849 nghìn USD Năm 2011, những biến độngcủa nền kinh tế thế giới đã tác động không nhỏ đến hoạt động TTQT nhưng với

Trang 33

những cố gắng cùng chính sách khách hàng linh hoạt nên hoạt động TTQT đãđạt được những kết quả đáng khích lệ Chi nhánh đã phát hành 60 L/C trị giá49,9 triệu USD: thanh toán 468 bộ chứng từ nhập khẩu trị giá 55,7 triệu USD,thanh toán 230 bộ chứng từ xuất khẩu trị giá 10,6 triệu USD Sang năm 2012,hoạt động TTQT có nhiều kết quả nổi bật Chi nhánh phát hành 175 L/C trị giá83,4 triệu USD: thanh toán 378 bộ chứng từ nhập khẩu trị giá 68,5 triệu USD;thanh toán 206 bộ chứng từ xuất khẩu trị giá 21,6 triệu USD

Nhìn chung, mặc dù có sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong nướccũng như các ngân hàng trong khu vực với công nghệ hiện đại nhưng chi nhánhvẫn đang cố gắng mở rộng hoạt động bảo lãnh và TTQT cho đối tượng kháchhàng doanh nghiệp vừa và nhỏ

2012, doanh số bảo lãnh của chi nhánh lại tăng lên 1.278 tỷ đồng, tăng 37,86%

so với năm 2011

Dịch vụ thẻ

Hiện nay Vietinbank Chương Dương đang cung cấp hai thương hiệu thẻmang tên Vietinbank là dòng thẻ E – partner và dòng thẻ TDQT Cremium Visa,Cremium Mastercard, Cremium – JCB

Bên cạnh việc phát hành các sản phẩm thẻ đa dạng, chi nhánh còn cung cấpnhiều loại hình dịch vụ gia tăng tiện ích cho chủ thẻ như: Dịch vụ vấn tin qua tàikhoản ATM trực tuyến, dịch vụ VNTopup, Vietinbank iPay, nhận tiền kiều hốiqua thẻ E-partner, dịch vụ gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn tại ATM, dịch vụ mua thẻtrả trước tại ATM, dịch vụ VnMart Ngoài ra chủ thẻ còn được hưởng ưu đãi tại

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 34

những điểm thiết lập thẻ có quan hệ hợp tác với Vietinbank thường là ở các siêuthị, trung tâm mua sắm, làm đẹp, nhà hàng, khách sạn…

Số lượng thẻ phát hành của chi nhánh tăng nhanh qua các năm Cụ thể năm

2011, số lượng thẻ ATM phát hành tăng từ 73.092 thẻ năm 2010 lên 101.319 thẻ(tăng 38,62%), thẻ TDQT tăng từ 2.071 thẻ lên 3.762 thẻ (tăng 81,65%) Năm

2012 số lượng thẻ do chi nhánh phát hành cũng tăng mạnh: thẻ ATM tăng43,67% so với năm 2011 tương đương 145.565 thẻ, thẻ TDQT tăng 85,06%tương đương 6.962 thẻ Số lượng thẻ tăng mạnh như vậy là do chi nhánh đã đẩymạnh công tác tiếp thị, bên cạnh đó còn quyết liệt khoán chỉ tiêu cho từng cán bộcông nhân viên trong phòng nếu không hoàn thành sẽ đánh vào bảng lương vàthi đua khen thưởng Nhờ đó mà thu phí dịch vụ thẻ của chi nhánh tăng lên hàngnăm, góp phần gia tăng lợi nhuận

Dịch vụ chuyển kiều hối

Hiện nay chi nhánh Chương Dương đang triển khai hai sản phẩm dịch vụchuyển tiền cho khách hàng là: Chuyển tiền kiều hối online và chuyển tiềnWestern Union cung cấp dịch vụ chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam Dịch

vụ chuyển kiều hối mà chi nhánh đang cung cấp đáp ứng các yêu cầu của kháchhàng như nhanh chóng, thuận tiện, an toàn, phí dịch vụ thấp

Công tác kế toán, tiền tệ kho quỹ

Công tác kế toán đã đảm bảo kịp thời, chính xác, phục vụ kịp thời các giaodịch của khách hàng Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, thời gian giao dịch đãđược rút ngắn hơn so với trước nhờ đó mà doanh số thanh toán cũng tăng lênđáng kể Công tác lập, luân chuyển, kiểm tra chứng từ, hậu kiểm đúng quy trình

và thu, chi tài chính đúng theo quy định của NHCT Việt Nam

Công tác đảm bảo an toàn kho quỹ và giấy tờ có giá luôn được đặt lên hàngđầu Trong năm qua hoạt động kho quỹ được đảm bảo an toàn, không để xảy ramất mát, sai xót Thu chi tiền mặt bằng VNĐ và ngoại tệ luôn đảm bảo an toàn,chính xác, tiếp quỹ, điều chuyển vốn kịp thời, hiệu quả

Trang 35

Hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Kiểm tra, kiểm soát nội bộ của chi nhánh được thực hiện đúng theo quy địnhcủa NHNN và NHCT Việt Nam Chi nhánh thường xuyên kiểm tra, đối chiếunhững chứng từ hạch toán hàng ngày định kỳ và có khi là kiểm tra đột xuất đểkịp thời phát hiện các sai xót, có những biện pháp điều chỉnh kịp thời Từ đónâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh của chi nhánh

2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Công thương – Chi nhánh Chương Dương

2.2.1 Quy mô huy động vốn

Hoạt động HĐV đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Nguồn vốn càng dồi dào càng giúp ngân hàngchủ động hơn trong mọi hoạt động của mình Có thể nói HĐV là một trongnhững lợi thế của NHCT Chi nhánh Chương Dương Xét về quy mô HĐV, chinhánh được đánh giá là xếp thứ 3 trong toàn hệ thống NHCT Việt Nam Cùngvới các chính sách HĐV linh hoạt, chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao,nguồn vốn của chi nhánh luôn có sự tăng trưởng ổn định qua các năm và luônvượt kế hoạch đặt ra

Bảng 2.3: Tổng nguồn vốn huy động qua các năm

đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tổng

NVHĐ 9.609 11.627 2.018 21,00 13.373 1.746 15,02

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm)

Có thể nói trong giai đoạn 2010 – 2012 bức tranh nền kinh tế không mấysáng lạn Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các nền kinh tếlớn trên thế giới đều tăng trưởng chậm lại, khó khăn còn nặng nề, thất nghiệptăng cao, sức mua hạn chế, nợ công trở thành nối ám ảnh với nhiều quốc gia phát

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 36

triển Trong nước sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp gặp nhiều khókhăn, thị trường bất động sản đóng băng, hàng chục nghìn doanh nghiệp bị giảithể phá sản Hệ thống ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu cũng gặp rấtnhiều khó khăn Tuy vậy với sự lãnh đạo sáng suốt từ phía ban lãnh đạo NHCTViệt Nam cũng như ban giám đốc NHCT Chi nhánh Chương Dương, hoạt độnghuy động vốn của chi nhánh vẫn duy trì mức tăng trưởng cao Năm 2011, NVHĐtăng 21% tương đương với 2.018 tỷ đồng Sang năm 2012, NVHĐ của ngânhàng tiếp tục tăng 1.746 tỷ đồng tương đương với mức tăng 15,02%, cao hơnhẳn so với mức tăng trưởng NVHĐ 9,49% của cả hệ thống Quy mô NVHĐ cao

và tăng đều qua các năm là do chi nhánh đưa ra chính sách huy động tốt cùngvới các chương trình khuyến mại hấp dẫn, lãi suất cạnh tranh cùng với việc cảithiện phong cách phục vụ, dịch vụ chăm sóc khách hàng Mặt khác, chi nhánhcũng đã hoạt động lâu trên địa bàn nên tạo được uy tín, thương hiệu với kháchhàng, thêm vào đó lượng khách hàng chủ yếu của chi nhánh là các tổng công ty,tập đoàn nhà nước có quy mô vốn lớn nên lượng vốn huy động từ các đối tượngnày là rất cao

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm)

Biểu đồ 2.3 Quy mô và tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn

(Đơn vị: Tỷ đồng)

Trang 37

Qua bảng số liệu và biểu đồ chúng ta thấy rằng NHCT Chi nhánh ChươngDương luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch HĐV đặt ra, năm nào cũng đều vượttrên 10% kế hoạch Năm 2011, theo kế hoạch ngân hàng phải huy động 9.700 tỷđồng nhưng thực tế NVHĐ của ngân hàng là 11.627 tỷ đồng, vượt chỉ tiêu đề ra19,87% Năm 2011, lãi suất, tỷ giá diễn biến phức tạp, NHNN đã ban hành nhiềuchính sách nhằm hạ lãi suất và ổn định kinh tế vĩ mô như: Thông tư số 14//2011/

TT – NHNN khống chế trần lãi suất huy động USD; Thông tư số 30/2011/TT –NHNN quy định lãi suất tối đa với tiền gửi bằng VND loại không kỳ hạn, có kỳhạn dưới 1 tháng tối đa chỉ 6%/ năm; lãi suất HĐV bị khống chế ở mức tối đakhông quá 14%/ năm… Trước sự thay đổi chính sách từ phía NHNN cũng nhưnhững khó khăn từ nền kinh tế, chi nhánh đã đưa ra những giải pháp cụ thể chocông tác HĐV nhằm đối phó với những diễn biến phức tạp của thị trường, ổnđịnh tâm lý người gửi tiền Sang năm 2012, NHNN càng thực hiện mạnh mẽ hơnchính sách tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Trong nămNHNN đã 6 lần giảm lãi suất huy động và cho vay, lãi suất huy động giảm từ14% về mức 13%, 12%, 11% và 9% Việc giảm lãi suất này của NHNN là nhằmgiảm lãi suất cho vay, hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển sản xuất, vượt qua khókhăn tuy nhiên nó lại tác động rất lớn đến tâm lý người gửi tiền Để ngăn tìnhtrạng khách hàng rút tiền chuyển sang các kênh đầu tư khác, đồng thời đảm bảo

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 38

kế hoạch huy động đặt ra là 11.700 tỷ đồng, Chi nhánh đã đưa ra nhiều chươngtrình khuyến mại hấp dẫn với các hình thức gửi tiền linh hoạt, thuyết phục kháchhàng tiếp tục tin tưởng và gửi tiền vào ngân hàng đồng thời giao chỉ tiêu huyđộng cho từng nhân viên Đến hết năm 2012 chi nhánh không những hoàn thành

kế hoạch đặt ra mà còn vượt chỉ tiêu 14,3%, đây là kết quá xứng đáng cho những

nỗ lực không ngừng của chi nhánh trong công tác mở rộng quy mô HĐV

2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động

2.2.2.1 Cơ cấu NVHĐ phân theo loại tiền

Bảng 2.5: Cơ cấu NVHĐ theo loại tiền

( Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm)

NVHĐ chủ yếu của Chi nhánh Chương Dương vẫn là từ nội tệ, chiếm trên80% và duy trì tỷ lệ ổn định qua các năm, ít có biến động lớn Năm 2011 là80,19% tương đương 9.324 tỷ đồng, năm 2012 có tăng thêm 0,67% ở mức80,86% tương đương 10.813 tỷ đồng Sở dĩ nội tệ chiếm ưu thế qua các năm là

do chi nhánh có lượng khách hàng truyền thống lớn, thêm vào đó là các doanhnghiệp, trường đại học, cao đẳng trên địa bàn cũng làm cho lượng tiền gửi nội tệcủa chi nhánh lớn Các khoản cho vay, đầu tư của chi nhánh chủ yếu vẫn là nội

tệ nên việc duy trì tỷ lệ lớn nguồn vốn huy động bằng nội tệ là cần thiết

Quan sát lại bảng 2.1 (trang 29) ta thấy rằng nội tệ luôn có tốc độ tăngtrưởng cao hơn so với ngoại tệ Năm 2011, nội tệ có tốc độ tăng trưởng là21,15% còn ngoại tệ là 20,39% Nguyên nhân là do trong năm 2011 lãi suất huyđộng bằng VND ở mức cao, lãi suất cao nhất lên tới 14% nên hấp dẫn kháchhàng gửi tiền bằng nội tệ Trong khi đó NHNN ban hành thông tư số 13/2011/TT

Trang 39

– NHNN yêu cầu kết hối nguồn tiền gửi ngoại tệ của các tập đoàn/ tổng công tynhà nước và Quyết định số 1209/QĐ – NHNN điều chỉnh tăng tỷ lệ DTBB bằngngoại tệ đối với các NHNN đã gây áp lực cho các ngân hàng khi HĐV bằngngoại tệ Tuy rằng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có tài khoản tại chi nhánhthường xuyên phải giao dịch bằng ngoại tệ nhưng giá trị cũng như số lượng giaodịch đa phần còn nhỏ, chiếm tỷ trọng ít hơn so với nội tệ Do vậy mà sang năm

2012 có thể thấy tốc độ tăng trưởng NVHĐ bằng ngoại tệ thấp hơn hẳn so vớinội tệ (Ngoại tệ tăng 11,16% trong khi nội tệ tăng 15,97%) dù rằng tỷ giá luônđược NHNN duy trì ổn định Một lý do khách quan phải kể thêm là sự phát triểncủa thị trường ngoại tệ phi chính thức (thị trường chợ đen) Tỷ giá ở thị trườngnày luôn cao hơn so với ngân hàng nên thường hấp dẫn khách hàng có nguồnngoại tệ lớn làm cho ngân hàng mất đi một lượng vốn ngoại tệ đáng kể Trongthời gian tới, NHCT Chi nhánh Chương Dương nên đưa ra nhiều biện pháp tíchcực hơn để thu hút lượng tiền gửi bằng ngoại tệ, đặc biệt là khi chi nhánh có lợithế về dịch vụ chuyển tiền kiều hối và thanh toán quốc tế

2.2.2.2 Cơ cấu NVHĐ theo kỳ hạn

Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm)

Qua bảng trên ta thấy rằng, theo thời gian NVHĐ không có nhiều biến độngmạnh Nguồn TGKKH luôn chiếm tỷ trọng cao hơn và tăng qua các năm Năm

2011, nguồn TGKKH là 7.716 tỷ đồng chiếm 66,36%, tăng 2,01% so với tỷ lệnày năm 2010 Năm 2012, tổng nguồn TGKKH tăng 1.301 tỷ đồng so với năm

Thân Thị Hồng Nhung

Lớp NHB – K12

Trang 40

2011, chiếm 67,43% tổng NVHĐ, tăng 1,07% so với năm 2011 TGCKH vẫntăng đều qua các năm cụ thể, năm 2011 tăng 485 tỷ đồng so với năm 2010 tươngđương 14,16 %, năm 2012 TGCKH tăng 445 tỷ đồng tương đương 11,38% Tuynhiên tỷ trọng nguồn TGCKH qua các năm lại giảm đi Nguyên nhân là dokhách hàng chủ yếu của NHCT Chi nhánh Chương Dương là các tổ chức kinh tế,đặc biệt là các tập đoàn kinh tế lớn như Tập đoàn điện lực Việt Nam, chi nhánhtổng công ty đường sắt Việt Nam – Liên hiệp sức kéo đường sắt… Chi nhánhcòn có quan hệ giao dịch với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn nhưtrường Đại học nông nghiệp, trường cao đẳng nghề đường sắt… Các đơn vị nàythường xuyên duy trì một lượng TGKKH lớn phục vụ cho nhu cầu thanh toán,đầu tư bất cứ lúc nào Thêm vào đó ngân hàng cũng có thêm một lượng lớn tàikhoản tiền gửi thanh toán từ các khách hàng mở thẻ thanh toán nội địa và quốc tếnên số dư tài khoản TGKKH tăng qua các năm mở ra cơ hội cho các dịch vụthanh toán không dùng tiền mặt, thanh toán điện tử online, tiết kiệm chi phí trảlãi cũng như tăng thu từ dịch vụ cho ngân hàng Với TGKKH, khách hàng có thểrút ra bất cứ lúc nào nên nguồn vốn này thường không ổn định tuy nhiên trongtổng lượng TGKKH vẫn có một lượng vốn là ổn định tương đối mà ngân hàng

có thể sử dụng Nếu biết cách tận dụng và quản trị tốt thì đây sẽ là nguồn vốn cóchi phí thấp cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh khác của mình

Bảng 2.7: Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn

(Nguồn: Báo cáo hoạt động kinh doanh qua các năm)

Năm 2010 trong cơ cấu TGCKH thì TGCKH < 12 tháng có xu hướng tăng

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại – Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê (2008) Khác
2. Giáo trình lý thuyết tiền tệ ngân hàng - Học viện ngân hàng Khác
3. Quản trị ngân hàng thương mại – Peter S.Rose, Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Tài chính (2004) Khác
4. Giáo trình Marketing ngân hàng – Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê (2008) Khác
5. Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHCT Chi nhánh Chương Dương 6. Các số liệu thống kê cần cho bài viết do NHCT Chi nhánh Chương Dương cung cấp Khác
7. Luật các tổ chức tín dụng – 2010 8. Các website:- www.vietinbank.vn - www.sbv.gov.vn - www.cafef.vn - www.economy.vn Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Chương Dương - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh chương dương (2)
Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Chương Dương (Trang 27)
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh chương dương (2)
Bảng 2.1 Tình hình huy động vốn qua các năm (Trang 29)
Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh chương dương (2)
Bảng 2.4 Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn (Trang 35)
Bảng 2.5: Cơ cấu NVHĐ theo loại tiền - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh chương dương (2)
Bảng 2.5 Cơ cấu NVHĐ theo loại tiền (Trang 37)
Bảng 2.9: Cơ cấu tiền gửi dân cư theo thời gian - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh chương dương (2)
Bảng 2.9 Cơ cấu tiền gửi dân cư theo thời gian (Trang 42)
Bảng 2.12: Chênh lệch thu chi lãi qua các năm - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh chương dương (2)
Bảng 2.12 Chênh lệch thu chi lãi qua các năm (Trang 46)
Bảng 2.13: Chi phí phi lãi - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh chương dương (2)
Bảng 2.13 Chi phí phi lãi (Trang 47)
Bảng 2.14: Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn về quy mô - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh chương dương (2)
Bảng 2.14 Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn về quy mô (Trang 49)
Bảng 2.15: Khả năng đáp ứng cho vay theo kỳ hạn - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh chương dương (2)
Bảng 2.15 Khả năng đáp ứng cho vay theo kỳ hạn (Trang 50)
Bảng 2.17: Thời gian gửi bình quân vốn huy động - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh chương dương (2)
Bảng 2.17 Thời gian gửi bình quân vốn huy động (Trang 52)
Bảng 2.18:Tỷ lệ biến động vốn huy động - giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh chương dương (2)
Bảng 2.18 Tỷ lệ biến động vốn huy động (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w