Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh chương dương (2) (Trang 56 - 63)

2.3.2.1 Những hạn chế còn tồn tại

Cơ cấu nguồn vốn còn nhiều bất cập

NVHĐ trung và dài hạn của chi nhánh vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn trong khi nguồn vốn ngắn hạn lại tăng cao và dư thừa nhiều gây lãng phí vốn. Thêm vào đó chi nhánh chủ yếu cho vay trung và dài hạn nên dễ gấy ra mất cân đối về kỳ hạn giữa HĐV và sử dụng vốn.

NVHĐ bằng ngoại tệ tuy có tăng lên qua các năm song vẫn còn chiếm tỷ trọng nhỏ so với nội tệ. Chi nhánh có nhiều lợi thế trong thanh toán quốc tế cũng như có dịch vụ chuyển tiền kiều hối phát triển nhưng lại chưa tận dụng được lợi thế này để khuyến khích khách hàng gửi tiền bằng ngoại tệ.

Hình thức huy động vốn chưa có nhiều sự khác biệt so với các ngân hàng khác

Ta dễ dàng nhận thấy sản phẩm của chi nhánh chưa có sự nổi trội, có thể bắt gặp ở bất cứ ngân hàng. Các dịch vụ thanh toán qua thẻ, thanh toán online, ngân hàng tại nhà… tuy đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao. Số lượng khách hàng biết đến và sử dụng các dịch vụ này còn thấp. Các sản phẩm trọn gói với ưu đãi về phí chưa được áp dụng mà vẫn chỉ là các dịch vụ đơn lẻ.

Bảng 2.19: Khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm tiền gửi của ngân hàng Mức độ đánh giá Số lượng khách hàng Tỷ lệ %

Rất tốt 6 6

Tốt 32 32

Bình thường 56 56

Còn nhiều hạn chế 6 6

Theo đánh giá của phần đa khách hàng (56%) thì sản phẩm của ngân hàng mới chỉ ở mức bình thường, chưa có sự khác biệt rõ rệt. Mức đánh giá sản phẩm ở mức tốt mới chỉ chiếm khoảng 1/3 trong tổng số khách hàng tham gia khảo sát. Ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư, nghiên cứu phát triển sản phẩm mới đồng thời cần nâng cao chất lượng sản phẩm của mình, gia tăng sự hài lòng với khách hàng.

Dư nợ tín dụng còn thấp

Với NVHĐ được dồi dào song tỷ lệ cho vay ra của chi nhánh còn thấp, vốn dư thừa còn nhiều. Tuy rằng nguồn vốn này sẽ được bán lại cho HSC nhưng nếu được cho vay ra nền kinh tế thì hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn, chi nhánh có thể gia tăng lợi nhuận cho mình.

Mô hình giao dịch nhiều cửa gây nhiều bất tiện cho khách hàng

Hiện nay NHCT Việt Nam vẫn đang áp dụng mô hình giao dịch nhiều cửa. Khách hàng khi đến giao dịch sẽ phải giao dịch với một giao dịch viên và một thủ quỹ. Điều này sẽ làm tăng thời gian giao dịch của khách hàng cũng như gây ra những bất tiện không đáng có, giảm năng suất công việc.

Quan sát biểu đồ 2.8 phía dưới ta có thể thấy 68/100 người tham gia khảo sát cho rằng khi đến giao dịch còn phải chờ đợi, chưa được thực hiện nhanh chóng. Nguyên nhân có lẽ một phần là do mô hình nhiều cửa hiện nay tại ngân hàng khi mà giao dịch viên và thủ quỹ phải chờ đợi nhau. Nhất là vào đầu giờ làm việc khi mà thủ quỹ phải làm việc với bên bộ phận kho quỹ khiến những giao dịch đầu giờ làm việc bị chậm chễ.

Biểu đồ 2.8: Khảo sát ý kiến khách hàng về thời gian giao dịch tại ngân hàng

Chính vì vậy, trong số 100 khách hàng được hỏi có 74 người (chiếm 74%) mong muốn ngân hàng chuyển đổi sang mô hình giao dịch một cửa. Đây cũng là yêu cầu tất yếu đặt ra trong thời gian tới cho NHCT Việt Nam.

Đội ngũ nhân viên giao dịch chưa thực sự năng động, chủ động trong việc tiếp cận nhu cầu của khách hàng

Biểu đồ 2.9: Khảo sát thực tế ý kiến khách hàng về phong cách phục vụ của giao dịch viên tại quầy

Nhìn từ biểu đồ phía trên ta có thể thấy rằng 61% khách hàng tham gia cuộc khảo sát cho rằng giao dịch viên của chi nhánh mới chỉ dừng lại ở việc phục vụ nhu cầu của khách hàng mà chưa có sự chủ động tìm kiếm nhu cầu khách hàng để đưa ra các tư vấn cần thiết. Có một số lượng nhỏ khách hàng (15%) còn cho rằng giao dịch viên của ngân hàng đôi khi còn bối rối về nghiệp vụ cũng như có thái độ chưa đúng mực, những thắc mắc của khách hàng đôi khi còn chưa được giải thích thoả đáng.

Đây có lẽ là điểm yếu của các NHTM nhà nước so với các NHTM cổ phần. Mặc dù trong thời gian qua khách hàng có thể thấy rõ sự thay đổi trong thái độ phục vụ của các nhân viên trong ngân hàng nhưng đôi khi họ lại có cảm giác chưa thực sự được thoả mãn nhu cầu khi đến giao dịch với ngân hàng. Dẫu biết rằng môi trường làm việc trong ngành ngân hàng hiện nay rất áp lực khi mà các chỉ tiêu được giao khoán tới từng nhân viên nhưng muốn kinh doanh tốt thì điều quan trọng hàng đầu là ngân hàng phải thoả mãn được “các thượng đế” của mình.

2.3.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại và không hiệu quả trong hoạt động HĐV

Nguyên nhân khách quan

Năm 2012 được coi là một trong những năm kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu tiếp tục sa lầy mà lối thoát thì chưa thực sự rõ ràng; kinh tế Mỹ, Nhật Bản đều không mấy khả quan. Các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil ... đều không còn giữ được phong độ

tăng trưởng lạc quan như khoảng 3 – 5 năm trước. Nền kinh tế trong nước vì thế mà cũng không mấy khả quan. Nhiều doanh nghiệp giải thế, phá sản hoặc phải thu hẹp quy mô sản xuất. Ngành ngân hàng cũng bộc lộ nhiều yếu điểm khi mà tỷ lệ nợ xấu tăng cao, số lượng ngân hàng quá nhiều nhưng trong đó có nhiều ngân hàng quy mô nhỏ hoạt động kinh doanh yếu kém, không đủ sức đứng vững trên thị trường.

Những biến động về lạm phát, lãi suất, tỷ giá, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản… cũng ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người gửi tiền, làm công tác HĐV của chi nhánh cũng khó khăn hơn.

Bên cạnh đó, môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng chưa đầy đủ và đồng bộ gây khó khăn cho quá trình kinh doanh của ngân hàng.

Nguyên nhân chủ quan

Công tác nghiên cứu, phát triển sản phẩm chưa hoạt động hiệu quả như mong đợi. Các sản phẩm huy động của ngân hàng chủ yếu vẫn là các sản phẩm truyền thống, chưa có sự đa dạng và tập trung vào một đối tượng khách hàng cụ thể. Các sản phẩm tiện ích chưa được sử dụng phổ biến, nhiều sản phẩm khách hàng còn không biết đến.

Hoạt động marketing trong việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng đã được triển khai nhưng hiệu quả chưa cao. Số lượng khách hàng mới còn tăng ít, vẫn chủ yếu là các khách hàng truyền thống.

Công nghệ ngân hàng của NHCT Chi nhánh Chương Dương tuy được đổi mới, cập nhật thường xuyên nhưng đôi khi còn chưa đáp ứng được nhu cầu ngày một cao của khách hàng. Các thủ tục giao dịch còn lâu, tốn thời gian và gây nhiều bất tiện cho khách hàng.

Trụ sở làm việc của chi nhánh bị che khuất, ở bên trong ngõ và đã được xây dựng từ lâu nên không bắt mắt và khó nhận thấy. Các ngân hàng hiện nay thường đặt trụ sở tại các toà nhà cao tầng, rộng rãi, gần các trục đường chính để khách hàng dễ nhận biết đồng thời khẳng định vị thế của mình nên đây là một trong những điểm hạn chế của chi nhánh trong việc thu hút khách hàng.

Đội ngũ cán bộ của chi nhánh có năng lực, trình độ chuyên môn nhưng vẫn còn chưa quen với phong cách giao dịch hiện đại, đa năng của một ngân hàng bán lẻ mà NHCT đang hướng tới.

Tuy còn những hạn chế trong công tác HĐV nhưng nhìn một cách tổng quát thì NHCT Chi nhánh Chương Dương đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Hoạt động HĐV của chi nhánh luôn đạt thành tích vượt trội, hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động kinh doanh khác, đem về lợi nhuận tăng qua các năm cho chi nhánh. Trong thời gian tới, chi nhánh cần tiếp tục phát huy những điểm mạnh đồng thời đưa ra các giải pháp cụ thể khắc phục những hạn chế còn tồn tại để đưa hoạt động kinh doanh của chi nhánh phát triển ổn định, bền vững trong giai đoạn khủng hoảng như hiện nay.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu những vấn đề cơ bản về vốn và hiệu quả HĐV của NHTM, chương 2 của khoá luận tập trung đi vào phân tích thực trạng hiệu quả huy động vốn của NHCT Chi nhánh Chương Dương. Cụ thể: Giới thiệu khái quát về NHCT Chi nhánh Chương Dương; tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh; phân tích, đánh giá các số liệu về vốn và hiệu quả HĐV của chi nhánh từ năm 2010 đến năm 2012 để đánh giá thực trạng hiệu quả HĐV của chi nhánh từ đó rút ra những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại.

Chương 2 đã nêu rõ những nguyên nhân chính dẫn đến việc làm giảm hiệu quả HĐV tại chi nhánh. Trên cơ sở những nguyên nhân này, chương 3 của khoá luận sẽ đề cập đến hệ thống các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐV của NHCT Chi nhánh Chương Dương.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG

CHI NHÁNH CHƯƠNG DƯƠNG

3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng Công thương – Chi nhánh Chương Dương

Năm 2013 mở ra với nhiều thách thức nhưng cũng là cơ hội đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành tài chính ngân hàng nói riêng. Mặc dù hiện tại Chi nhánh còn có những tồn tại, thiếu sót nhất định nhưng là một trong những chi nhánh hoạt động tốt nhất trong hệ thống NHCT Việt Nam nên kế hoạch kinh doanh năm 2013 Chi nhánh được NHCT Việt Nam giao cho rất cao. Vì vậy để đạt được kế hoạch đề ra, toàn thể cán bộ, nhân viên của chi nhánh đã rất nỗ lực ngay từ những tháng đầu năm. Trên cơ sở kế hoạch NHCT Việt Nam giao cho, căn cứ vào thực tế hiện tại và đặc thù điều kiện kinh tế xã hội trong năm tới chi nhánh đã đề ra một số chỉ tiêu thực hiện năm 2013 trong đó chỉ tiêu HĐV là một trong những chỉ tiêu đặc biệt được coi trọng. Cụ thể một số chỉ tiêu:

• Tổng nguồn vốn huy động tăng 25% so với thực hiện năm 2012.

• Dư nợ cho vay nền kinh tế: hoàn thành kế hoạch được NHCT Việt Nam giao • Hạn chế nợ xấu < 1%

• Lợi nhuận kinh doanh: hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch NHCT Việt Nam giao Trước những khó khăn trong năm tới cùng với chỉ tiêu đã đề ra, NHCT Chi nhánh Chương Dương đã có những định hướng để phát triển công tác huy động vốn cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn:

- Duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn ổn định.

- Thực hiện tốt chính sách khách hàng, duy trì ổn định và khai thác tối đa nguồn tiền nhàn rỗi từ những khách hàng đang giao dịch tại Chi nhánh. Duy trì quan hệ thân thiết với các khách hàng lâu năm, có nguồn tiền gửi lớn, ổn định.

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, tìm kiếm, khai thác những khách hàng mới có nguồn vốn ổn định, đặc biệt là những đơn vị có nguồn tiền gửi giá rẻ, nhằm giảm bớt áp lực lãi suất đầu vào. Tiếp cận, khai thác các khách

hàng mới, các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, các nguồn vốn từ dự án sử dụng nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế. Kết hợp việc khai thác vốn với cung cấp các sản phẩm dịch vụ tín dụng để thu hút, chia sẻ nguồn tiền gửi của các tổ chức doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng khác.

- Tiếp tục đẩy mạnh kênh HĐV từ dân cư, đặc biệt là khuyến khích người dân gửi tiền với các kỳ hạn dài với lãi suất ưu đãi. Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị các sản phẩm huy động vốn mới. Thường xuyên bám sát thị trường, áp dụng lãi suất linh hoạt cũng như chính sách khuyến mại hấp dẫn, nâng cao thái độ và tác phong phục vụ, chăm sóc khách hàng để cạnh tranh với các ngân hàng khác.

- Nâng cao chất lượng HĐV tại các phòng giao dịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.

- Phát triển các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ, thanh toán online.

- Triển khai nhiều gói tín dụng ngắn hạn ưu đãi lãi suất đối với các đối tượng khách hàng thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau nhằm hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh chương dương (2) (Trang 56 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w