Đối với ngân hàng Công thương Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh chương dương (2) (Trang 76 - 87)

NHCT Việt Nam quản lý điều hành toàn bộ hệ thống NHCT. NHCT Việt Nam có trách nhiệm trong việc hoạch định chính sách, xây dựng quy chế và kế hoạch phát triển của toàn hệ thống, làm cơ sở cho việc xây dựng các kế hoạch kinh doanh trong đó có kế hoạch phát triển nguồn vốn của các chi nhánh trong cùng hệ thống. Để giữ vững và tiếp tục phát triển hơn nữa, Ngân hàng Công thương cần có những điều chỉnh thích hợp trong điều kiện kinh tế thị trường như hiện nay để có thể mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các nước trong khu vực và trên thế giới, tiếp tục nhận được nguồn vốn từ các dự án uỷ thác đầu tư trong và ngoài nước.

Cần tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ với các chi nhánh cũng như ngay tại HSC của Ngân hàng. Hoạt động này phải diễn ra thường xuyên, toàn diện, có thể đột xuất để phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro.

NHCT Việt Nam cần xây dựng kế hoạch chuyển đổi từ mô hình giao dịch nhiều cửa như hiện nay sang mô hình giao dịch một cửa để thuận tiện hơn cho khách hàng đến giao dịch, tiết kiệm thời gian giao dịch cùng các thủ tục rườm rà. Tiến hành hiện đại hoá hệ thống công nghệ thông tin của toàn hệ thống, thực hiện quản lý thông tin theo hướng đồng bộ. Đồng thời khẩn trương đưa công nghệ, thiết bị mới để phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ ngân hàng, tăng hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh.

Đẩy mạnh công tác thanh toán điện tử, nối mạng thanh toán để thu hút vốn từ các TCKT, TCTC. Khuyến khích khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng bằng cách phát triển, mở rộng mạng lưới ATM, các điểm

kinh doanh chấp nhận thẻ thanh toán của Vietinbank.

Đào tạo đội ngũ cán bộ không những giỏi về chuyên môn nghiệp vụ mà còn giỏi giao tiếp, ứng xử với khách hàng. Mỗi nhân viên đóng vai trò như một người tư vấn, hỗ trợ về tài chính cho khách hàng. Thường xuyên có sự luân chuyển cán bộ để có sự cọ xát, thể hiện năng lực bản thân.

Phát triển hơn nữa đội ngũ nhân viên marketing, nghiên cứu phát triển sản phẩm để có thể đưa ra các sản phẩm, dịch vụ mới lạ, tiện ích, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Chấn chỉnh kịp thời các cá nhân, chi nhánh, phòng giao dịch hoạt động kinh doanh không hiệu quả, để khách hàng phàn nàn nhiều.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích đánh giá đúng thực trạng hiệu quả huy động vốn của NHCT Chi nhánh Chương Dương; từ mục tiêu, định hướng hoạt động chi nhánh trong những năm tới, chương 3 của khoá luận đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn của chi nhánh. Các giải pháp này có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau, do đó trong quá trình tổ chức thực hiện phải tiến hành đống bộ và có sự thống nhất trong toàn chi nhánh, từ Cấp uỷ, Ban giám đốc đến từng cán bộ, nhân viên trong chi nhánh có vậy mới đem lại hiệu quả cao nhất.

KẾT LUẬN

Vốn huy động của các ngân hàng thương mại là một nhân tố quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhất là trong hoàn cảnh nước ta có nền kinh tế kém phát triển và khoa học kĩ thuật còn lạc hậu so với thế giới thì nguồn vốn này lại càng đặc biệt quan trọng. Mục tiêu tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với xây dựng một thị trường tài chính hoạt động có hiệu quả, trở thành công cụ phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi mới kinh tế, thông qua chức năng là trung gian luân chuyển và huy động vốn cho đầu tư phát triển. Là nhân tố chính trong thị trường tài chính, NHTM bằng mọi biện pháp phải đẩy mạnh huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế phục vụ cho đầu tư phát triển, đặc biệt là nguồn vốn trung và dài hạn, bởi đây là nguồn vốn sử dụng cho đầu tư lâu dài và khả năng luân chuyển vốn lớn. Với việc nghiên cứu đề tài huy động vốn của ngân hàng thương mại và cụ thể là NHCT chi nhánh Chương Dương, em đã nhận thức được vai trò to lớn của huy động nguồn vốn của ngân hàng thương mại đối với nền kinh tế. Trong thời buổi cạnh tranh huy động vốn của các ngân hàng và các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt như hiện nay thì việc đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn thực sự có hiệu quả trong các ngân hàng luôn là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược kinh doanh của các ngân hàng. Khóa luận trên đây đã đạt được những kết quả sau:

- Bằng lý luận đã làm rõ hình thức huy động vốn của NHTM, các tiêu thức đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của các NHTM.

- Phân tích thực trạng để thấy được kết quả, những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng tới hoạt động HĐV của NHCT Chi nhánh Chương Dương.

- Đã đề xuất được một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường hoạt động huy động vốn tại NHCT Chi nhánh Chương Dương trong thời gian tới.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài khoá luận, mặc dù có nhiều cố gắng song do trình độ còn hạn chế nên khoá luận không tránh khỏi khiếm khuyến về nội dung cũng như hoàn chỉnh về mặt hình thức. Tuy nhiên, em hy vọng những vấn

đề mình nghiên cứu và đề xuất trong khoá luận có thể đóng góp một phần nào đó vào việc tìm ra một hướng đi đúng đắn cho hoạt động HĐV nói chung và công tác kế toán HĐV nói riêng của NHCT Chi nhánh Chương Dương.

Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Ngân hàng, đặc biệt là cô giáo - Tiến sĩ Đỗ Thị Kim Hảo đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành bài khoá luận. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên phòng kế toán NHCT Chi nhánh Chương Dương đã tạo điều kiện, chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập tại chi nhánh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại – Học viện Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê (2008)

2. Giáo trình lý thuyết tiền tệ ngân hàng - Học viện ngân hàng

3. Quản trị ngân hàng thương mại – Peter S.Rose, Đại học kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản Tài chính (2004)

4. Giáo trình Marketing ngân hàng – Học viện ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê (2008)

5. Báo cáo hoạt động kinh doanh của NHCT Chi nhánh Chương Dương 6. Các số liệu thống kê cần cho bài viết do NHCT Chi nhánh Chương Dương cung cấp 7. Luật các tổ chức tín dụng – 2010 8. Các website: - www.vietinbank.vn - www.sbv.gov.vn - www.cafef.vn - www.economy.vn

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của riêng em. Các kết quả số liệu nêu trong khóa luận là trung thực, được khảo sát thực tế tại Ngân hàng Công thương chi nhánh Chương Dương.

TÁC GIẢ KHÓA LUẬN

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

STT Ký hiệu Giải thích

1 NHNN Ngân hàng nhà nước

2 NHTM Ngân hàng thương mại

3 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần

4 NHCT Ngân hàng công thương

5 TDQT Tín dụng quốc tế

6 TCKT Tổ chức kinh tế

7 NVHĐ Nguồn vốn huy động

8 TCTD Tổ chức tín dụng

9 TG Tiền gửi

10 TGKKH Tiền gửi không kỳ hạn

11 TGTK Tiền gửi tiết kiệm

12 TGCKH Tiền gửi có kỳ hạn 13 HĐV Huy động vốn 14 TCKT Tổ chức kinh tế 15 TCTC Tổ chức tài chính 16 GTCG Giấy tờ có giá 17 DTBB Dự trữ bắt buộc 18 VHĐ Vốn huy động

MỤC LỤC

1.1 Nguồn vốn của NHTM...4

1.1.1 Khái niệm và vai trò của nguồn vốn đối với NHTM...4

1.1.2 Phân loại nguồn vốn...6

1.1.3 Các hình thức huy động vốn...9

1.1.4 Tầm quan trọng của hoạt động huy động vốn...12

1.2 Hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại...13

1.2.1 Quan niệm về hiệu quả huy động vốn của NHTM...13

1.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM...14

1.2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM...18

1.3 Kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam...22

1.3.1 Kinh nghiệm huy động vốn của một số NHTM trên thế giới...22

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho các NHTM Việt Nam trong công tác huy động vốn...24

2.1 Tổng quan về ngân hàng Công thương – Chi nhánh Chương Dương...26

2.1.1 Giới thiệu về ngân hàng Công thương – Chi nhánh Chương Dương...26

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng Công thương – Chi nhánh Chương Dương...28

2.2 Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Công thương – Chi nhánh Chương Dương...34

2.2.1 Quy mô huy động vốn...34

2.2.2 Cơ cấu nguồn vốn huy động...37

2.2.3 Chi phí huy động vốn...45

2.2.4 Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn...49

2.2.5 Tính ổn định của nguồn vốn...52

2.3 Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Công thương – Chi nhánh Chương Dương...54

2.3.1 Những kết quả đạt được...54

3.1 Định hướng phát triển của ngân hàng Công thương – Chi

nhánh Chương Dương...62

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng Công thương – Chi nhánh Chương Dương...63

3.2.1 Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn...63

3.2.2 Xây dựng chính sách lãi suất hợp lý...64

3.2.3 Hoàn thiện và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt...65

3.2.4 Mở rộng mạng lưới, tiết kiệm thời gian giao dịch...66

3.2.5 Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, củng cố, nâng cao uy tín, tạo lòng tin với khách hàng...68

3.2.6 Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn...69

3.2.7 Đẩy mạnh chính sách Marketing ngân hàng...69

3.2.8 Hoàn thiện các tiện ích về công nghệ tại Chi nhánh...71

3.2.9 Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên tại Chi nhánh...72

3.3 Kiến nghị đề xuất...72

3.3.1 Đối với chính phủ...72

3.3.2 Đối với NHNN...74

DANH MỤC SƠ ĐỒ - BẢNG BIỂU

Hình 2.1 Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Chương Dương...27

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn qua các năm...29

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của chi nhánh...30

Bảng 2.3: Tổng nguồn vốn huy động qua các năm...34

Bảng 2.4: Tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn...35

Bảng 2.5: Cơ cấu NVHĐ theo loại tiền...37

Bảng 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn...38

Bảng 2.7: Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn...40

Bảng 2.8: Cơ cấu NVHĐ theo đối tượng khách hàng...41

Bảng 2.9: Cơ cấu tiền gửi dân cư theo thời gian...42

Bảng 2.10: Cơ cấu nguồn tiền gửi của TCKT theo thời gian...44

Bảng 2.11: Chi phí trả lãi bình quân...45

Bảng 2.12: Chênh lệch thu chi lãi qua các năm...46

Bảng 2.13: Chi phí phi lãi...47

Bảng 2.14: Quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn về quy mô...49

Bảng 2.15: Khả năng đáp ứng cho vay theo kỳ hạn...50

Bảng 2.16: Khả năng đáp ứng nhu cầu vay vốn theo loại tiền...51

Bảng 2.17: Thời gian gửi bình quân vốn huy động...52

Bảng 2.18:Tỷ lệ biến động vốn huy động...53

Bảng 2.19: Khảo sát ý kiến khách hàng về sản phẩm tiền gửi của ngân hàng ...56

Biểu đồ 2.1: Tăng giảm nguồn vốn qua các năm...29

Biểu đồ 2.2: Tăng giảm dư nợ cho vay...30

Biểu đồ 2.3 Quy mô và tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn...36

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu NVHĐ theo đối tượng khách hàng gửi tiền...41

Biểu đồ 2.5: Tăng giảm tiền gửi dân cư theo kỳ hạn...42

Biểu đồ 2.6: Cơ cấu nguồn tiền gửi của TCKT theo thời gian...44

Biểu đồ 2.7: Tỷ lệ chi phí trả lãi và chi phí phi lãi...48

Biểu đồ 2.9: Khảo sát thực tế ý kiến khách hàng về phong cách phục vụ của giao dịch viên tại quầy...58

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh chương dương (2) (Trang 76 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w