1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường châu âu của chi nhánh xuất nhập khẩu phía bắc – tổng công ty thương mại hà nội

42 372 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 459 KB

Nội dung

Thị trường Châu Âu mở ra một tiềm năng đầy hấp dẫn đối với xuất khẩu nôngsản nhưng lại là một thị trường khắt khe, khó tính đòi hòi sản phẩm nông sản phải đápứng được những tiêu chuẩn ca

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài khóa luận

Chi nhánh xuất nhập khẩu Phía Bắc – Tổng công ty thương mại Hà Nội đượcđánh giá là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại lớn của thủ đô.Chi nhánh đã có những bước tiến đáng kể trong lĩnh vực xuất khẩu nhiều mặt hàngquan trọng với nhiều đối tác lớn trên thế giới Là đơn vị trực tiếp nhận nhiệm vụ pháttriển thương mại các mặt hàng xuất khẩu của Tổng công ty thương mại Hà Nội, trong

cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Chi nhánh thì mặt hàng nông sản luôn chiếm tỷtrọng cao nhất và được đánh giá là mặt hàng chủ lực Kim ngạch xuất khẩu nông sảnluôn chiếm trên 70% tổng kim ngạch xuất khẩu qua các năm, đặc biệt là năm 2011 kimngạch nông sản đã chiếm tới hơn 80%

Một thị trường quan trọng góp phần cho kết quả đạt được trong kim ngạch xuấtkhẩu nông sản kể trên của chi nhánh là thị trường Châu Âu Với trên 500 triệu kháchhàng và sức mua theo đầu người khoảng 32.700 USD /năm, thị trường Châu Âu đượcđánh già là thị trường rộng lớn và đầy hấp dẫn đối với các doanh nghiệp nói chung vàchi nhánh xuất nhập khẩu nói riêng Hơn nữa trong điều kiện kinh tế tài chính ở Châu

Âu hiện nay, người tiêu dùng các nước có xu hướng quay lại dùng các sản phẩm có giátrị hợp lý hơn

Thị trường Châu Âu mở ra một tiềm năng đầy hấp dẫn đối với xuất khẩu nôngsản nhưng lại là một thị trường khắt khe, khó tính đòi hòi sản phẩm nông sản phải đápứng được những tiêu chuẩn cao thì mới có thể đứng vững được trên thị trường này.Nhất là khi mặt hàng nông sản của Chi nhánh xuất nhập khẩu Phía Bắc mới xuất khẩuvào thị trường Châu Âu trong khoảng 10 năm trở lại đây, hoạt động xuất khẩu nôngsản có nhiều khởi sắc ngay từ khi mới bắt đầu nhưng còn nhiều thách thức lớn từnguồn nguyên liệu nông sản, mạng lưới phân phối, vị trí năng lực cạnh tranh trên thịtrường còn yếu, kim ngạch xuất khẩu hàng năm chưa cao Năm 2011 kim ngạch xuất

khẩu trên thị trường Châu Âu chỉ đạt 4.34 triệu USD chưa tương xứng với tiềm năng

phát triển xuất khẩu nông sản của Chi nhánh trên thị trường Châu Âu

Trước tình hình này, việc phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thịtrường Châu Âu nhằm nâng cao hơn những hiệu quả đã đạt được và khai thác thếmạnh trong xuất khẩu nông sản của Chi nhánh là hết sức cần thiết Góp phần giảiquyết những hạn chế trong xuất khẩu hàng hóa, đưa sản phẩm nông sản đến gần hơn

Trang 2

nữa đến tay người tiêu dùng thị trường Châu Âu, nâng cao đẩy mạnh thương hiệu nôngsản Việt Nam trên trường quốc tế.

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Trong những năm qua, đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đếnphát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường Châu Âu, mỗi công trìnhnghiên cứu đều đưa ra những khía cạnh khác nhau về phát triển thương mại hay là vềxuất khẩu mặt hàng nông sản Trong đó, tại Chi nhánh xuất nhập khẩu phía Bắc –Tổng công ty thương mại Hà Nội chưa có công trình nghiên cứu nào, và tại trườngĐại học Thương mại cũng đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.Đáng chú ý là một số công trình nghiên cứu sau:

Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh nguồn nhân lựcvới phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Tổng công ty rau quả nông sản Việt Nam”của tác giả Ngô Thị Vân Anh/ Khoa Kinh tế ( năm 2008) Công trình nghiên cứu cho

ta thấy được các lý luận cũng như giải pháp liên quan đến nâng cao năng lực cạnhtranh nguồn nhân lực cũng như phát triển xuất khẩu mặt hàng nông sản Hướng tậptrung chủ yếu của luận văn là đi sâu vào nâng cao năng lực cạnh tranh của nguồn nhânlực Đề tài cũng đã chỉ ra được thực trạng nguồn nhân lực trong lĩnh vực phát triểnxuất khẩu nông sản ở Việt Nam cũng như ở Tổng công ty rau quả Việt Nam Có thểnhận thấy, phát triển thương mại mặt hàng nông sản sẽ là một hướng mới đảm bảoxuất khẩu nông sản phát triển bền vững

Luận văn tốt nghiệp: “Giải pháp phát triển thị trường với thúc đẩy xuất khẩusản phẩm nông sản của Chi nhánh công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hòa Bình tại HàNội” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Nhung/ Khoa Kinh tế ( năm 2008) Công trìnhnghiên cứu đã bước đầu đi sát vào mục tiêu nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lý luậnliên quan đến phát triển thị trường như bản chất của phát triển thị trường và các tiêuchí đánh giá phát triển thương mại, các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến thúc đẩyxuất khẩu, gắn với đặc điểm riêng của mặt hàng nông sản Tuy nhiên, luận văn mới chỉđưa ra và tập trung chủ yếu vào các giải pháp thúc đẩy xuất khẩu một cách chung nhất,đưa ra các giải pháp thị trường nhằm phát triển thị trường mặt hàng nông sản Nhưng

đề tài này phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường chung, không tậptrung vào thị trường trọng điểm nhằm đưa ra được các giải pháp cụ thể

Luận văn tốt nghiệp : “Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản sang thịtrường EU của công ty Intimex” của tác giả Nguyễn Thanh Hằng/ Khoa Thương mại

Trang 3

quốc tế ( năm 2011) Đề tài luận văn tốt nghiệp này đã đưa ra và hệ thống hóa đượcmột số lý luận chung liên quan đến giải pháp thúc đẩy xuất khẩu, phân tích được đặcđiểm của thị trường nông sản ở EU và đề ra được một số giải pháp phát triển thươngmại mặt hàng nông sản Tuy nhiên, cũng như đề tài kể trên thì luận văn cũng chỉ tậptrung đi sâu và nghiên cứu về thúc đẩy xuất khẩu nông sản và chưa có các lý luận,thực trạng cũng như giải pháp về phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thịtrường Châu Âu.

Tất cả các đề tài kể trên liên quan đến mặt hàng nông sản hoặc là thị trườngChâu Âu Nhưng hạn chế chung nhất giữa các đề tài này vẫn là khả năng hệ thống hóa

lý luận chung đều không đề cập được đến phát triển thương mại sản phẩm và cácnguyên lý, chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại Bên cạnh đó đề tài cũng đưa ra cácgiải pháp chủ yếu về thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm cũng như nghiên cứu phát triển thịtrường hoặc là năng lực cạnh tranh nguồn nhân lưc Đây chỉ là hai trong số rất nhiềukhía cạnh của phát triển thương mại mặt hàng trên thị trường xuất khẩu

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Từ các công trình nghiên cứu đã đưa ra ở trên ta nhận thấy hầu hết các công trìnhchỉ giải quyết được một phần trong phát triển thương mại đi liền với thúc đẩy xuấtkhẩu , chủ yếu là các giải pháp phát triển thị trường do vậy chưa thực sự đưa ra đượcgiải pháp phát triển bền vững nâng cao hiệu quả thương mại đó là phát triển theochiều sâu dựa trên các yếu tố của phát triển thương mại là tốc độ phát triển và sựchuyển dịch cơ cấu của sản phẩm Theo hướng phát triển này đối với mặt hàng nôngsản có thể tạo được tốc độ phát triển nhanh, ổn định, cơ cầu sản phẩm nông sản dịchchuyển theo hướng hợp lý, giảm xuất khẩu sản phẩm thô, tăng hàm lượng các sảnphẩm nông sản đã qua chế biến từ đó hướng tới sự phát triển bền vững

Phát triển thương mại sản phẩm trên thị trường Châu Âu em lựa chọn sản phẩmnông sản do những đặc trưng của sản phẩm về chất lượng cũng như sự phong phú vềchủng loại, khả năng tiếp cận với khách hàng Châu Âu cũng sẽ được đánh giá cao.Bên cạnh đó mặt hàng nông sản cũng là mặt hàng có tiềm năng tiếp cận thị trường hơnbất cứ một mặt hàng nào khác do đây là những mặt hàng thiết yếu hàng ngày đối vớibất kỳ người dân nào, do vậy khả năng phát triển thương mại mặt hàng nông sản trênthị trường Châu Âu sẽ có cơ hội gia tăng mạnh mẽ

Với mong muốn tìm ra những giải pháp phát triển thương mại mặt hàng nông sảntrên thị trường Châu Âu của Chi nhánh xuất nhập khẩu phía Bắc, em xin lựa chọn và

Trang 4

nghiên cứu đề tài “ Phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường Châu Âu

của Chi nhánh xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng công ty thương mại Hà Nội”

4 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu

Về tổng quát:

- Lý luận : Làm rõ, hệ thống hóa một số khái niệm, lý thuyết liên quan đến phát

triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường Châu Âu

Làm rõ bản chất của phát triển thương mại sản phẩm, khái niệm mặt hàng nôngsản, tổng quan thị trường Châu Âu

Các lý thuyết về phát triển thương mại sản phẩm, các lý thuyết liên quan đếnmặt hàng nông sản

Nội dung và nguyên lý giải quyết vấn đề nghiên cứu: các chỉ tiêu và đánh giá vềphát triển thương mại

- Thực trạng:Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển

thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường Châu Âu

Thực trạng phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường Châu Âucủa Chi nhánh xuất nhập khẩu phía Bắc

Kết luận và đánh giá về thành tựu, hạn chế, nguyên nhân trong thực trạng pháttriển thương mại mặt hàng nông sản của chi nhánh xuất nhập khẩu phía Bắc trên thịtrường Châu Âu

Cụ thể các giải pháp:

Nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng nông sản của Chi nhánh trên thị trường Châu ÂuXây dựng nguồn cung ổn định và chất lượng

Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại

Giải pháp đối với nguồn lực

Đối tượng: Phát triển thương mại mặt hàng nông sản của chi nhánh xuất nhập

khẩu phía Bắc – Tổng công ty thương mại Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung :

Số lượng: Đề tài nghiên cứu các sản phẩm nông sản đóng vai trò là sản phẩmcủa hoạt động trồng trọt

Trang 5

Chất lượng: Đề tài phân tích thực trạng phát triển thương mại mặt hàng nôngsản từ đó có cơ sở để đưa ra các giải pháp phát triển và các kiến nghị đối với nhà nước

về phát triển thương mại mặt hàng nông sản

Thị trường: Nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm nông sản trên thịtrường Châu Âu

Về không gian: Đề tài chủ yếu nghiên cứu phát triển thương mại mặt hàng nông

sản của chi nhánh xuất nhập khẩu phía Bắc

Về thời gian: Số liệu tổng hợp, phân tích thực trạng hoạt động thương mại của

Chi nhánh trong giai đoạn 2007 – 2011

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Thu thập dữ liệu thứ cấp là một công việc quan trọng trong nghiên cứu các vấn

đề Thu thập dữ liệu thứ cấp để làm cơ sở thực tế cho vấn đề nghiên cứu Luận vănthập dữ liệu bằng cách tham khảo tài liệu và thu thập dữ liệu thực nghiệm

- Thu thập dữ liệu bằng cách tham khảo tài liệu từ những nguồn thông tin thứ cấpnhư sách, báo, mạng internet, báo cáo của các doanh nghiệp Ngoài ra còn lấy dữ liệu từ cácgiáo trình kinh tế học để triển khai viết lý luận Các dữ liệu này được sử dụng cho tất cả cácchương trong luận văn để làm cơ sở cho việc nghiên cứu các vấn đề

- Lấy ý kiến đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực liên quan đến phát triểnthương mại sản phẩm Đây là những kinh nghiệm mà các chuyên gia đúc kết trongnhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực này Đó cũng là cách nhìn tổng quan về các mặthàng nông sản

- Tham khảo các đề tài nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài đang nghiên cứu

Từ những nguồn thông tin này để có những đánh giá cụ thể về tình hình pháttriển thương mại mặt hàng nông sản của doanh nghiệp trên thị trường xuất khẩu, đánhgiá được những thành công, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong phát triểnthương mại sản phẩm Từ các nguồn thông tin này ta có thể đưa ra được những hướnggiải quyết đúng đắn cho vấn đề đang nghiên cứu

Thu thập tài liệu từ các nguồn khác nhau đều có những ưu, nhược điểm riêng Tùy vào yêu cầu của thông tin cần thu thập được mà sẽ lựa chọn lấy thông tin từnhững nguồn nào Thông tin từ các nguồn này có thể sử dụng để đánh giá tổng quantình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng nông sản củaChi nhánh trong phần 2.1, nguyên nhân thành công và hạn chế trong phần 2.3

Trang 6

Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu

Thông tin sau khi đã thu thập về cần chọn lọc , xử lý các dữ liệu cho phù hợpvới mục tiêu mà mình hướng tới Sau khi các dữ liệu, thông tin đã được chọn lọc và xử

lý thì cần phân tích để phục vụ cho nghiên cứu Việc phân tích thông tin theo hướngnào, phân tích theo khía cạnh nào sẽ do mục tiêu nghiên cứu quyết định Đề tài sửdụng một số phương pháp phân tích thông tin như:

Phương pháp tổng hợp thống kê: Các dữ liệu được thu thập từ các phòng bantập hợp thành các bảng biểu, biểu đồ phục vụ cho từng mục tiêu nghiên cứu, phân tích.Phương pháp này giúp đưa ra được những kết luận chính xác hơn về thực trạng cáchoạt động phát triển thương mại mà doanh nghiệp đang nghiên cứu

Phương pháp đối chiếu, so sánh: Phương pháp này giúp cho việc so sánh dữliệu giữa các thời kỳ, giữa các doanh nghiệp khác nhau để có thể có những đánh giákhách quan về tình hình phát triển của doanh nghiệp mà mình đang nghiên cứu

Thông qua việc phân tích sẽ giúp cho việc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp, qua đó dự báo được tình hình phát triển của sản phẩm trong giaiđoạn tới Kết quả thu được ở phương pháp này sẽ trực tiếp và chủ yếu phục vụ choviệc phân tích các dữ liệu thứ cấp làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng trong chương

2 của khóa luận

Phương pháp khác

Ngoài hai phương pháp trên, khóa luận còn sử dụng các phương pháp phân tích

dữ liệu bằng bảng biểu để phục vụ cho việc phân tích, đánh giá vấn đề về thực trạng vàcông tác dự báo Phương pháp này hiệu quả khi cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu sảnphẩm, tốc độ tăng trưởng cũng như là đánh giá một cách chính xác các dữ liệu đượcđưa ra Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phần 2.2

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài các phần khác thì khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển thương mại mặt hàngnông sản trên thị trường Châu Âu

Chương 2: Thực trạng phát triển thương mại hàng nông sản trên thị trường xuấtkhẩu Châu Âu của chi nhánh xuất nhập khẩu phía Bắc – Tổng công ty thương mại Hà Nội

Chương 3: Giải pháp phát triển thương mại hàng nông sản trên thị trường Châu

Âu của Chi nhánh xuất nhập khẩu – Tổng công ty thương mại Hà Nội trong giai đoạnhiện nay

Trang 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI

MẶT HÀNG NÔNG SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

1.1 Một số khái niệm cơ bản về phát triển thương mại mặt hàng nông sản

Để đánh giá sự phát triển của một nền kinh tế người ta dùng thuật ngữ phát triểnkinh tế Theo thời gian thuật ngữ này càng được bổ sung và hoàn thiện hơn, có nhiềucách để hiểu về thuật ngữ này Theo Thạc sĩ Phạm Thị Tuệ: “ Phát triển kinh tế là mộtquá trình lớn lên (hay biến đổi) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhấtđịnh Trong đó bao gồm sự tăng lên về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự thay đổi

về cơ cấu kinh tế xã hội” [3]

Hiện nay chưa có quan niệm chính thức về phát triển thương mại, do đó dựatrên quan điểm về phát triển kinh tế có thể hiểu phát triển thương mại là quá trình lớnlên hay biến động về mọi mặt của hoạt động thương mại trong một thời kỳ nhất địnhtrong đó bao gồm sự tăng lên về quy mô, sản lượng và sự thay đổi về chất lượng, cơcấu, sử dụng nguồn lực trong hoạt động thương mại Thực chất chính là sự biến độngcủa các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn liền và phát sinh cùngvới trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích phát triển thương mại

Theo một cách hiểu khác thì có thể hiểu phát triển thương mại là sự nỗ lực cảithiện về quy mô, chất lượng các hoạt động thương mại trên thị trường nhằm tối đa hóatiêu thụ và hiệu quả của các hoạt động thương mại gắn với phát triển bền vững về môitrường, kinh tế, xã hội, tối đa lợi ích của khách hàng mong đợi trên thị trường

Phát triển thương mại sản phẩm: Thực chất là phát triển thương mại với đối

tượng là sản phẩm hữu hình Dựa trên khái niệm về phát triển thương mại ta cũng cóthế hiểu phát triển thương mại sản phẩm chính là nỗ lực cải thiện về quy mô, chấtlượng các hoạt động thương mại của sản phẩm đó trên thị trường nhằm tối đa hóa tiêuthụ và hiệu quả của các hoạt động thương mại sản phẩm gắn với phát triển bền vững

về môi trường, kinh tế, xã hội, cũng như tối đa hóa lợi ích mà khách hàng mong đợitrên thị trường mục tiêu

Khái niệm mặt hàng nông sản: Mặt hàng nông sản là sản phẩm đặc trưng của

hoạt động nông nghiệp trồng trọt, mặt hàng nông sản là mặt hàng đặc biệt chịu ảnhhưởng của các điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu, địa hình.[10]

Khái niệm mặt hàng nông sản xuất khẩu: Từ khái niệm hàng nông sản đã nêu

trên có thể hiểu mặt hàng nông sản xuất khẩu là một sản phẩm hàng hóa đặc trưng của

Trang 8

khẩu Là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh trên thị trường quốc tế, được quốc gia lựachọn là mặt hàng xuất khẩu.

1.2 Một số lý thuyết về phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường Châu Âu

1.2.1 Đặc điểm của mặt hàng nông sản

Hàng nông sản chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các điều kiện tự nhiên như thời

tiết, khí hậu, nguồn nước, địa hình trong khi đó con người mới chỉ có thể dự báo vàhạn chế chứ không thể khắc phục được hoàn toàn những biến cố tự nhiên

Các mặt hàng nông sản mang tính thời vụ vì việc gieo trồng, chăm bón đến thu

hoạch mỗi loại nông sản thường chỉ được tiến hành vào một số thời điểm thích hợptrong năm, như vậy mới đảm bảo được những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sự sinhsôi và phát triển của cây trồng

Các mặt hàng nông sản thường có giá cả không ổn định, đặc điểm này chủ yếu

do yếu tố thời vụ gây ra Thông thường vào chính vụ thì chất lượng nông sản ổn định,

số lượng lớn, chủng loại phong phú nên nhờ đó mà giá cả rẻ Còn vào các thời điểmkhác do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, lại phải chi phí nhiều cho các biện phápkích thích cây trồng tăng trưởng nên hàng nông sản có giá cao hơn bình thường trongkhi chất lượng và mẫu mã lại không đồng đều

Các mặt hàng nông sản rất phong phú về chủng loại và chất lượng, mỗi mặt

hàng nông sản như gạo, chè, cà phê, cao su, tiêu , điều , lạc đều có công dụng, tínhchất, đặc điểm, điều kiện thích nghi khác nhau Ngoài ra, mỗi mặt hàng nông sản nếuđược trồng tại các nơi khác nhau, vào các thời điểm khác nhau, cách thức gieo trồng

và thu hoạch khác nhau sẽ cho chất lượng các sản phẩm khác nhau tương đối Chính vìvậy trong công tác thu gom hàng cho xuất khẩu thì doanh nghiệp cần cẩn trọng trongcông tác phân loại để đảm bảo không có sự pha tạp giữa hàng chất lượng cao phục vụxuất khẩu và hàng loại phẩm chất kém, có vậy thì mới giữ vững được thương hiệu và

uy tín với các bạn hàng nước ngoài

Hàng nông sản mang tính phân tán, do mỗi loại cây trồng thích hợp với các

điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu, địa hình khác nhau nên được trồng ở các vùngmiền khác nhau để đảm bảo thu được năng suất cao nhất (lúa chỉ trồng được ở cácvùng đồng bằng màu mỡ, chè thường được trồng ở những tỉnh miền núi phía Bắc còn

cà phê lại thích hợp với đất đỏ bazan tại các tỉnh Tây Nguyên ) Thêm nữa là dù loạicây trồng nào cũng đòi hỏi phải có diện tích đất đai đủ rộng nên hàng nông sản chủ

Trang 9

yếu phân bố tại các vùng núi, cao nguyên, vùng nông thôn đất rộng người thưa, trongkhi đó lại được tiêu thụ phần nhiều tại thành phố

Hàng nông sản dễ bị hư hỏng phần lớn hàng nông sản nếu không qua chế biến

thì sẽ có thời gian sử dụng tương đối ngắn, nếu bảo quản không tốt dễ dẫn đến thiumốc, hư hỏng

Hàng nông sản là mặt hàng thiết yếu trong đời sống, có thể nói là nó có tác

dụng nuôi sống con người Ngoài ra chất lượng hàng nông sản còn ảnh hưởng trực tiếpđến sức khoẻ của người tiêu dùng nên những yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm làrất khắt khe

Một đặc điểm nữa của thị trường nông sản là độ nhạy cảm thấp của nhu cầu nông sản đối với giá của nó Nếu doanh nghiệp xuất khẩu chủ động giảm giá của một

mặt hàng nông sản để kích thích thì nhu cầu của người tiêu dùng đối với mặt hàngnông sản cũng không tăng lên nhiều như mức độ giảm giá Chính vì vậy việc giảm giábán để kích thích nhu cầu tiêu dùng không hoàn toàn có hiệu quả cao như đối với một

số mặt hàng khác

1.2.2 Đặc điểm của phát triển thương mại mặt hàng nông sản xuất khẩu

Hiện nay mặt hàng nông sản xuất khẩu đang có đầy đủ cơ hội cho sự phát triểnthương mại khi mà tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này vẫn tăng qua các năm và nhậnđược các chính sách ưu đãi cho sự phát triển của sản phẩm này do những lợi thế về đặcđiểm tự nhiên thuận lợi cũng như sự đa dạng về mặt hàng nông sản Gần đây, chínhphủ đã phê duyệt đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2011-2015, trong đó đưa ra cơcấu mặt hàng nông sản trong kim ngạch xuất nhập khẩu luôn chiếm môt vị trí nhấtđịnh Ngoài ra sản phẩm nông sản là một mặt hàng xuất khẩu tiềm năng, luôn đứngtrong top 5 các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam Đặc biệt các sản phẩm nhưgạo, cà phê đã có thương hiệu sản phẩm nông sản Việt Nam có chất lượng trên toànthế giới Vì vậy việc phát triển thương mại mặt hàng nông sản xuất khẩu đang nhậnđược sự đầu tư và khuyến khích lớn của Chính phủ

Một đặc điểm khác nữa của phát triển thương mại mặt hàng nông sản là sự thểhiện của phát triển thương mại sản phẩm đối với văn hóa, xã hội Phát triển thươngmại sản phẩm bất kỳ nào cũng phải tính đến yếu tố hiệu quả kinh tế - xã hội – môitrường Việc sản xuất sản phẩm nông nghiệp có nhiều thuận lợi về xã hội và môitrường, cải tạo môi trường đất cũng như giảm thiểu ôi nhiễm không khí, tăng Oxi Việt Nam đang là một nước đang phát triển đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa

Trang 10

hiện đại hóa đất nước nhưng không vì thế mà sản phẩm nông nghiệp không được coitrọng Nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực của Việt Nam trong giai đoạn này, nóchiếm tới 30% trong tổng đóng góp vào GDP Hơn thế nữa việc phát triển thương mạisản phẩm này sẽ giải quyết được phần nào một số các vấn đề xã hội như tạo công ănviệc làm, nâng cao đời sống nhân dân sống phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp.

1.2.3 Vai trò của mặt hàng nông sản xuất khẩu

Với quốc gia: Mặt hàng nông sản luôn là một mặt hàng có nhu cầu thiết yếu

nhất đối với một quốc gia Không những nó đáp ứng nhu cầu về lương thực thực phẩmcho toàn xã hội mà nó còn có vai trò quan trọng trong việc làm nền cho các mặt hàngkhác phát triển Vì vậy, các quốc gia luôn coi trọng và có những chính sách đúng đắntrong việc sản xuất, xuất nhập khẩu lương thực của nước mình

Xuất khẩu nông sản góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống nhândân Đối với nước đang phát triển như Việt Nam, ngành nông nghiệp có ảnh hưởnglớn nhất đến đời sống nhân dân Một mặt sản xuất nông nghiệp là nơi thu hút nhiều laođộng và tạo thu nhập khá ổn định, mặt khác xuất khẩu nông sản tạo ra ngoại tệ để nhậpkhẩu sản phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng phong phú của nhân dân.Sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp rất phong phú, phối hợp từ công nghệ đơn giảnnhất đến những kỹ thuật tiên tiến Ngành nông nghiệp có khả năng tạo nhiều công ănviệc làm cho người lao động, tăng thu lợi nhuận để tích lũy làm tiền đề cho sự pháttriển của các ngành công nghiệp khác, nâng cáo mức sống và ổn định tình hình kinh tế,chính trị, xã hội

Xuất khẩu nông sản kéo theo sự phát triển của các ngành liên quan Chiến lượcxuất khẩu hàng nông sản trong thời gian qua đã và đang đóng vai trò rất quan trọngtrong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Nông sản Việt Nam có mặt ởnhiều nước với sản phẩm chủ lực có khả năng chi phối thị trường thế giới như cà phê,chè, gạo,hồ tiêu… Việc phát triển thương mại mặt hàng nông sản giúp tạo động lựccho các ngành khác phát triển nhất là công nghiệp chế biến Khi xuất khẩu nông sản doyêu cầu của thị trường thế giới và sự cạnh tranh khốc liệt mà các doanh nghiệp sảnxuất, xuất khẩu trong nước luôn tìm tòi, cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm, nângcao hàm lượng công nghệ của sản phẩm thông qua lai tạo và chọn giống, công nghệthu hoạch và bảo quản, công nghệ chế biến… nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu thịtrường Đây cũng là nguyên nhân kích thích ngành nông nghiệp phát triển, hiện đạihóa mình và góp phần hiện đại hóa đất nước

Trang 11

Thông qua hoạt động phát triển thương mại, nông sản xuất khẩu của Việt Nam

đã thâm nhập thị trường thế giới, từ đó mở rộng và thúc đẩy sự phát triển của các mốiquan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam và thế giới Thế giới biết đến Việt Nam quacác sản phẩm nông sản và tạo vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Nhờ các mốiquan hệ đó, các ngành khác cũng phát triển theo như du lịch, vận tải quốc tế, tín dụngquốc tế…Sự phát triển của các ngành này cũng tác động trở lại đối với hoạt động pháttriển thương mại mặt hàng nông sản xuất khẩu

Với doanh nghiệp : Mặt hàng nông sản là sản phẩm chiến lược của các doanh

nghiệp thuộc ngành xuất khẩu Xuất khẩu nông sản mang lại nguồn thu lớn cho doanhnghiệp, giúp doanh nghiệp mở rộng quy mô xuất khẩu Tạo điều kiện công ăn việc làm

ổn định cho công nhân chế biến nông sản Nâng cao được uy tín của doanh nghiệp dựavào chất lượng của sản phẩm nông sản

1.2.4 Phân loại một số sản phẩm nông sản xuất khẩu chính

Gạo: Là một sản phẩm lương thực thu từ cây lúa, là lương thực phổ biến của

gần một nửa dân số thế giới Tùy theo kích thước, hình dạng đặc trưng vùng miền màgạo được chia thành nhiều loại với mùi vị, màu sắc đặc trưng cho từng loại khác nhau.Gạo cần phải bảo quản nơi thoáng mạt, trong bao bì sạch, có khả năng hạn chế ẩmmốc, sâu mọt Dễ dàng vận chuyển bằng các phương tiện khác nhau Phương tiện vậnchuyển cần phải sạch, không mùi vị lạ và không nhiễm bẩn

Lạc: còn được gọi là đậu phộng, một loại thực phẩm thuộc họ đậu có nguồn gốc

tại Trung và Nam Mỹ Đây loại thực phẩm giàu năng lượng vì chứa nhiều lipit Lạcđược chia thành 2 loại: lạc quả và nhân lạc Sản phẩm này đựng trong bao gói bền,sạch, khô, không có mùi lạ tránh ảnh hưởng đến chất lượng của lạc

Cà phê: là cây công nghiệp dài ngày, có thời gian từ lúc đầu tư đến lúc thu

hoạch là từ 3 -5 năm Điều này đã ảnh hưởng lớn đến những nhà sản xuất đặc biệt lànhững người nông dân ở những nước sản xuất cà phê có nguồn tài chính hạn chế vìchủ yếu vốn đầu tư là vay các ngân hàng Sản xuất cà phê thường chịu ảnh hưởngnhiều bởi điều kiện thời tiết, tự nhiên, hạn hán mất mùa làm giảm năng suất thu hoạch

Chè: là một cây công nghiệp dài ngày và mang tính thời vụ rõ ràng Chè sinh

trưởng theo mùa, thường thu hoạch vào mùa hè Do vậy cần nắm rõ quy luật sinhtrưởng của loại cây này để có quy trình sản xuất tốt Ngoài ra chè là cây trồng theovùng miền, do vậy cần chú ý đến việc bố trí địa điểm, phương thức thu mua, chế biến

và vận chuyển sao cho phù hợp Chè cũng như cá cây trồng khác là chịu ảnh hưởng

Trang 12

của điều kiện tự nhiên nên sản lượng thường không ổn định Nếu không chăm sóc cẩnthận và kỹ càng thì chất lướng sẽ kém.

Gia vị là một thứ không thể thiếu trong chế biến món ăn, nó định vị món ăn

hiệu quả và làm tăng hương vị, kích thích tiêu hóa, làm cho món ăn thêm ngon và hấpdẫn đối với người thức Gia vị được chia làm nhiều loại khác nhau: Gia vị có nguồngốc thực vật, gia vị có nguồn gốc động vật… ở đây ta chỉ xét xuất khẩu gia vị cónguồn gốc thực vật như nhóm gia vị hồ tiêu và nhóm gia vị có chứa tinh dầu ( quế ,hồi, gừng, nghệ, ớt, tỏi…)

Hồ tiêu là mặt hàng không chỉ ứng dụng trong gia vị thực phẩm mà còn được

ứng dụng trong dược phẩm Thời gian gần đây, ở nước ta cây hồ tiêu đang dần chiếm

ưu thế so với các cây trồng khác như cà phê, điều, cao su…do lợi ích kinh tế mang lại

là lớn hơn Tuy nhiên thì ngành sản xuất hồ tiêu đang gặp nhiều khó khăn do ngườisản xuất là các hộ nông dân ít vốn, vì thế việc đầu tư, chăm sóc cũng gặp nhiều khókhăn cũng như bảo quản còn hạn chế

Đối với nhóm hàng chứa tinh dầu: được trồng chủ yếu ở các vùng đồng bằng

nhưng không tập trung thành vùng canh tác lớn trừ một số nơi ở miền Bắc nước ta nhưHưng Yên, Thái Bình Nhóm gia vị này được xuất khẩu dưới dạng phơi sấy khô thànhbột, thái lát hoặc nguyên quả

1.2.5 Ý nghĩa của phát triển thương mại mặt hàng nông sản xuất khẩu

Đối với quốc gia: Phát triển thương mại mặt hàng nông sản xuất khẩu có ý

nghĩa vô cùng quan trọng đối với Việt Nam Là một nước phát triển từ nông nghiệp,mặt hàng nông sản xuất khẩu luôn có trong mục tiêu tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấukinh tế cạnh tranh và hội nhập Phát triển thương mại mặt hàng nông sản sẽ đóng gópvào GDP của cả nước, phục vụ cho các mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh

tế Mặt hàng nông sản có ý nghĩa với xã hội, tạo điểu kiện thu hút lao động nông thôn,đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống nhân dân

Đối với doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nông sản: Phát triển xuất khẩu nông

sản giúp doanh nghiệp đạt được mức tiêu thụ, thị phần lớn, tạo uy tín cho sản phẩm.Đồng thời có ý nghĩa trong tăng cường lợi ích khách hàng và đối tác doanh nghiệp,thiết lập mối quan hệ giữa khách hàng và đối tác, từ đó nâng cao hiệu quả phát triểnthương mại mặt hàng nông sản xuất khẩu Bên cạnh đó, phát triển thương mại mặthàng nông sản còn có ý nghĩa với tối đa hóa hiệu quả sử dụng nguồn lực và lợi ích củanhà cung cấp, nhà xuất khẩu

Trang 13

1.3 Nội dung và nguyên lý giải quyết phát triển thương mại mặt hàng nông sản

trên thị trường xuất khẩu Châu Âu

1.3.1 Nội dung của phát triển thương mại

Nội dung của phát triển thương mại sản phẩm nông sản là sự tập trung vào giatăng quy mô, mở rộng thêm nhiều thị trường mới cho sản phẩm này Các hoạt động đicùng để nâng cao chất lượng của mặt hàng nông sản, đa dạng hóa các loại mặt hàngnông sản Nguồn lực thương mại trong doanh nghiệp phải được sử dụng một cách kinh

tế nhất định mang lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động phát triển thương mại mặt hàngnông sản xuất khẩu

Sự gia tăng về quy mô: Sự gia tăng quy mô nếu xét theo theo góc độ vi môđược hiểu là sự gia tăng về doanh thu, sản lượng tiêu thụ, số lượng nhà cung ứng Nếuxét theo góc độ vĩ mô thì nó lại được hiểu là gia tăng về giá trị thương mại, gia tăngtổng mức lưu chuyển hàng hóa trên thị trường Qua đó để biết được với những lợi thếsẵn có của doanh nghiệp thì sự gia tăng như vậy thì đã hợp lý chưa và có những điềuchỉnh thích hơp Tuỳ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của ngành mà quy

mô thương mại cũng có thể tăng hay giảm

Sự gia tăng về tốc độ: thể hiện thông qua việc sản lượng,doanh thu của năm sau

so với năm trước như thế nào Nếu tốc độ tăng trưởng dương tức là doanh thu năm saucao hơn năm trước và ngược lại, tốc độ tăng trưởng âm nghĩa là doanh thu đang giảm

đi Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chỉ là một trong số nhiều chỉ tiêu dùng để đánh giátình hình hoạt động của một công ty Để đánh giá chính xác tình hình của công ty thìnên dùng thêm nhiều chỉ tiêu khác như tình hình hoạt động chung của nghành, biếnđổi của nền kinh tế, chính sách vĩ mô…

Phát triển thương mại về mặt chất lượng: thể hiện thông qua cơ cấu mặt hàng,

cơ cấu thị trường tiêu thụ của sản phẩm… Phải đánh giá được chất lượng sản phẩm cóảnh hưởng gì tới số lượng tiêu thụ sản phẩm cũng như doanh thu của công ty như thếnào, xác định vị trí của sản phẩm của công ty trong lòng khách hàng và so với đối thủcạnh tranh Phát triển thương mại về mặt chất lượng còn được thể hiện thông qua cáchthức sử dụng các nguồn lực thương mại để phát triển thương mại sản phẩm Số lượng

và chất lượng nguồn lực được sử dụng trong thương mại có ảnh hưởng tới khả năngcạnh tranh của sản phẩm, của ngành, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế

Sự phát triển đạt được tính tối ưu và hiệu quả: Hiệu quả phản ánh quan hệ sosánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Một phương án

Trang 14

kinh doanh sẽ được coi là tối ưu khi nó đạt được hiệu quả cao nhất, tức là chi phí bỏ ra

để đạt kết quả đó là nhỏ nhất Suy cho cùng, phát triển được coi là tối ưu và hiệu quảkhi nó kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - công bằng xã hội - bảo vệmôi trường và hướng tới phát triển bền vững, nghĩa là sự phát triển đáp ứng nhữngnhu cầu của hiện tại mà không gây trở ngại cho việc đáp ứng những nhu cầu của thế

hệ tương lai

1.3.2 Phát triển thương mại sản phẩm nông sản

Phát triển thương mại mặt hàng nông sản có thể đi theo các hướng hai hướngchủ yếu đó là phát triển thương mại chiều rộng hoặc phát triển thương mại theo chiềusâu, hoặc có thể phát triển theo 2 hướng tùy thuộc vào mục tiêu phát triển thương mạisản phẩm của doanh nghiệp

Phát triển thương mại theo chiều rộng có thể hiểu là gia tăng quy mô của cáchoạt động đó, là dung lượng thị trường, số lượng khách hàng, thị phần chiếm lĩnh trênthị trường, số lượng hàng hoá Phát triển thương mại về chiều rộng là những nỗ lựcnhằm gia tăng doanh số bán, tăng số lượng sản phẩm, mở rộng đối tượng khách hàng,chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn

Phát triển thương mại theo chiều sâu có thể hiểu là chất lượng của phát triểnthương mại Chiều sâu của phát triển thương mại thể hiện qua 2 tiêu chí đánh giá đó làtốc độ phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu của sản phẩm, từ những sản phẩm thô sangnhững sản phẩm tinh, từ những sản phẩm chứa nhiều lao động sang những sản phẩmchứa hàm lượng công nghệ cao, tốn nhiều chất xám, những sản phẩm đắt tiền, có giátrị lớn Phát triển thương mại về chiều sâu là khiến cho tốc độ phát triển nhanh, ổnđịnh hơn, cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn, hiệu quả hơn vàhướng tới phát triển bền vững

1.3.3 Nguyên tắc phát triển thương mại mặt hàng nông sản xuất khẩu

Nhằm giải quyết vấn đề phát triển thương mại mặt hàng nông sản xuất khẩuchúng ta có thể đứng trên các góc độ sau:

Phát triển thị trường: Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng chi phố

việc phát triển thương mại mặt hàng nông sản xuất khẩu Phát triển thị trường mặthàng nông sản xuất khẩu là mở rộng đối tượng tiêu thụ sản phẩm tìm kiếm thêm thịtrường mới để từ đó gia tăng lượng hàng bán ra, thỏa mãn nhu cầu của thị trường Khixem xét kỹ thị trường giúp các nhà quản trị ra quyết định gia tăng quy mô và thay đổichất lượng sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu và những biến đổi của thị trường

Trang 15

Phát triển nguồn hàng: Nguồn cung hàng nông sản là một yếu tố quan trọng để

phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường xuất khẩu Nguồn cung củacác mặt hàng nông sản chủ yếu nằm ở khu vực nông thôn, điều kiện vật chất kỹ thuật,canh tác còn hạn chế Vì vậy phát triển nguồn hàng cho mặt hàng nông sản xuất khẩukhông chỉ là đảm bảo nguồn cung ổn định mà còn cần đầu tư vốn, khoa học, côngnghệ nhằm nâng cao năng suất sản phẩm, chất lượng mặt hàng được đảm bảo

Tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại: Nhà nước ta thông qua

hệ thống luật pháp, các chắnh sách vĩ mô, xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹthuật thương mại Ầđã và đang tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp kinhdoanh xuất khẩu mặt hàng nông sản Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạcthông suốt là yếu tố quan trọng góp phần cho việc tổ chức lưu thông sản phẩm ngàycàng dễ dàng và nhanh chóng Bên cạnh đó, hệ thống các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ

tư vấn pháp lý ngày càng chuyên nghiệp hơn, thông thoáng hơn giúp cho các doanhnghiệp xuất khẩu nông sản có thể thực hiện nghiệp vụ của mình nhanh hơn, tiết kiệmđược chi phắ, thời gian, ngoài ra doanh nghiệp có thể quản lý tài chắnh của mình chặtchẽ và hiệu quả hơn

1.3.4 Chắnh sách về phát triển thương mại mặt hàng nông sản xuất khẩu

Nhóm hàng nông sản là nhóm hàng có lợi thế và năng lực cạnh tranh dài hạnnhưng giá trị gia tăng còn thấp Trong chiến lược và chắnh sách phát triển thương mạixuất khẩu thì cơ cấu nhóm hàng nông sản đang chuyển dịch theo hướng nâng caonăng suất, chất lượng và giá trị gia tăng, chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩuhướng mạnh vào chế biến sâu, phát triển sản phẩm xuất khẩu có ứng dụng khoa họccông nghệ tiên tiến, để phát triển nông sản xuất khẩu bền vững theo hýớng ổn định,bền vững và hiệu quả, cần cải tiến tổ chức, thể chế ngành hàng nông sản

Chắnh phủ đang chú trọng việc hỗ trợ và hýớng dẫn các doanh nghiệp mở rộngthị trýờng xuất khẩu, phối hợp với các địa phýõng tổ chức hoạt động xúc tiến thýõngmại, xây dựng và quản lý chất lýợng nông sản hàng hóa, hýớng dẫn các doanh nghiệpđãng ký và bảo vệ thýõng hiệu Đặc biệt, tắch cực thực hiện kế hoạch hành động về hộinhập kinh tế quốc tế, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế đã ký kết, tạo môi trýờngđầu tý, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, có tắnh cạnh tranhcao để kinh tế Việt Nam sớm đýợc công nhận là nền kinh tế thị trýờng

Bên cạnh đó các đàm phán về mở cửa thị trýờng và hàng rào kỹ thuật, đầu týdịch vụ liên quan đến nông sản trong các khuôn khổ Hiệp định thýõng mại tự do

Trang 16

(FTAs) song phýõng và ða phýõng ðể tạo cõ hội cho các mặt hàng này výõn xa hõnnữa.

Định hướng về cơ cấu thị trường mặt hàng nông sản đến năm 2020: châu Áchiếm tỷ trọng khoảng 41%, châu Âu khoảng 30%, châu Mỹ khoảng 20%, châu ĐạiDương khoảng 4% và châu Phi khoảng 5% Do vậy thị trường Châu Âu đóng vai trò

là một thị trường chiến lược trong tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng nông sản

1.3.5 Các chỉ tiêu đo lường được sử dụng

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh quy mô thương mại xuất khẩu

- Kim ngạch xuất khẩu : Là tổng giá trị xuất khẩu của tất cả hoặc một hàng hóaxuất khẩu của doanh nghiệp ( hoặc một quốc gia) trong một kỳ nhất định quy đổi đồngnhất ra một loại đơn vị tiền tệ nhất định Kim ngạch xuất khẩu càng lớn càng chứng tỏhoạt động xuất khẩu phát triển Thông qua chỉ tiêu kim ngạch có thể so sánh mức độphát triển của từng mặt hàng với nhau, cũng như thể hiện được tổng quan hoạt độngxuất khẩu của doanh nghiệp thông qua tổng kim ngạch

- Sản lượng xuất khẩu: Là chỉ tiêu đánh giá về mặt số lượng các sản phẩm vàothị trường Sản lượng xuất khẩu càng lớn càng cho thấy hoạt động xuất khẩu đã thuđược kết quả tốt Sản lượng xuất khẩu tăng theo thời gian chứng tỏ các biện pháp xuấtkhẩu đã đi đúng hướng Tuy nhiên, chỉ tiêu sản lượng xuất khẩu cho thấy sự thay đổicủa từng mặt hàng mà không thấy được tổng quan hoạt động xuất khẩu của doanhnghiệp Doanh nghiệp cần so sánh tỷ lệ tăng sản lượng trong năm thực hiện so với năm

kế hoạch, xem xét so sánh sản lượng xuất khẩu của mình với đối thủ cạnh tranh để cóthể tiến hành xâm nhập vào thị trường tương lai nơi các đối thủ

Tốc độ gia tăng sản lượng tiêu thụ = (Qn – Qn-1).100/ Qn

Trong đó: Qn là sản lượng tiêu thụ của năm n

Qn-1 là sản lượng của năm trước đó

Hệ thống chỉ tiêu phản ánh chất lượng thương mại xuất khẩu

Phản ánh tăng trưởng của mặt hàng so với toàn ngành, với cả nước; cơ cấudoanh nghiệp xuất khẩu, cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường

- Tốc độ tăng trưởng hàng năm của mặt hàng xuất khẩu: Được tính bằng cáchlấy chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu năm hiện tại so với kim ngạch xuất khẩu nămtrước chia cho kim ngạch xuất khẩu năm trước Tốc độ tăng trưởng được thể hiện bằngđơn vị %

Trang 17

G = ( -1)*100%

Trong đó G: tốc độ tăng trưởng

doanh thu năm t

Hệ thống chỉ tiêu về hiệu quả

- Hiệu quả thương mại phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chiphí bỏ ra của quá trình trao đổi hàng hoá, dịch vụ trên thị trường

Công thức chung biểu hiện hiệu quả thương mại: H= K/C

Trong đó: H là hiệu quả

K là kết quả đạt được

C là chi phí sử dụng nguồn lực

Thực chất, hiệu quả thương mại là trình độ sử dụng các nguồn lực thương mạinhằm đạt tới những mục tiêu đã xác định Có thể hiểu nguồn lực là các phương tiệncòn kết quả chính là các mục tiêu, cái đích cần đạt tới của hoạt động thương mại” [2].Hiệu quả thương mại bao gồm hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môitrường

- Hiệu quả kinh tế là một bộ phận quan trọng, cơ bản nhất của hiệu quả thươngmại Trên tầm vĩ mô, nó phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế đạt được vớicác chi phí nguồn lực tài chính, lao động và các yếu tố vật chất kỹ thuật khác trongquá trình tổ chức trao đổi hàng hóa cung cấp dịch vụ trên thị trường Các chỉ tiêu biểuhiện hiệu quả kinh tế của thương mại có thể bao gồm lưu chuyển hàng hóa bán lẻ/ vốnlưu thông, kim ngạch xuất khẩu/ chi phí xuất khẩu, kim ngạch xuất nhập khẩu/thunhập quốc dân( độ mở của nền kinh tế), thu nhập quốc dân sản xuất/ thu nhập quốc

Trang 18

dân sử dụng…Trên tầm doanh nghiệp,các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả kinh doanh baogồm:

Đóng góp của ngành vào GDP: phản ánh tỷ trọng đóng góp của ngành vào tổngthu nhập quốc dân Đó là giá trị doanh thu của ngành so với tổng thu nhập quốc dân

Từ đó có thể đánh giá được tầm quan trọng của ngành trong nền kinh tế quốc dân.Sựđóng góp này càng lớn càng chứng tỏ ngành có vai trò càng quan trọng đối với nềnkinh tế và ngược lại

- Hiệu quả xã hội phản ánh kết quả đạt được theo mục tiêu hay chính sách xã

hội so với các chi phí nguồn lực bỏ ra để đạt được mục tiêu đó Hiệu quả xã hội củathương mại thể hiện ở tương quan giữa chi phí, nguồn lực bỏ ra nhằm thoả mãn nhucầu của xã hội về hàng hoá dịch vụ, đảm bảo chất lượng dịch vụ, đảm bảo chất lượngphục vụ và các giá trị văn hoá, nhân văn, góp phần nâng cao chất lượng lao động, chấtlượng cuộc sống con người, giúp xoá đói giảm nghèo Hiệu quả xã hội còn thể hịênthông qua việc gia tăng việc làm thu hút lao động và hạn chế gia tăng thất nghiệp, qua

đó giúp hạn chế gia tăng các tệ nạn xã hội, ổn định cuộc sống cho người dân

- Hiệu quả môi trường phản ánh các kết quả đạt được so với các nguồn tàinguyên đã sử dụng Nói cách khác hiệu quả môi trường chính là trình độ sử dụng cácnguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có Sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hợp lý

là việc sử dụng nguồn tài nguyên sao cho có hiệu quả cao nhất mà không để ảnhhưởng đến việc sử dụng tài nguyên của thế hệ sau này Hiệu quả môi trường còn thếhiện thông qua việc bảo vệ môi trường sinh thái, chống ô nhiễm môi trường

Trang 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI HÀNG NÔNG SẢN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU CỦA CHI NHÁNH XUẤT NHẬP KHẨU

PHÍA BẮC – TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI

2.1 Tổng quan tình hình và ảnh hưởng nhân tố môi trường đến phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường Châu Âu

2.1.1 Tổng quan tình hình phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường Châu Âu của Việt Nam hiện nay

Trong những năm qua Châu Âu là một thị trường tiêu thụ lớn về các mặt hàngnông sản của nước ta Bằng những cố gắng phát triển thương mại mặt hàng nông sản

để nâng cao kim ngạch xuất khẩu nông sản vào một thị trường khó tính và có tính cạnhtranh cao như ở Châu Âu, mặt hàng nông sản của Việt Nam đang ngày càng thể hiệnđược vị thế của mình trên thị trường này Hiện nay kim ngạch xuất khẩu nông sản sangthị trường Châu Âu của Việt Nam trung bình mỗi năm đạt trên 1.1 tỷ USD đangchiếm trên 25% trên tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản

Hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Âu là cà phê, cao su, gạochè, gia vị và một số rau quả Do đã và đang được tập trung thành các khu vực sảnxuất và chế biến lớn, mang tính công nghiệp nên các mặt hàng cao su, cà phê và chèxuất khẩu sang Châu Âu khá ổn định với tốc độ tăng trưởng cao Giá trị cà phê, chè vàcác loại gia vị Việt Nam xuất sang Châu Âu qua các năm đều tăng

Nhìn chung tuy giá cả có biến động theo từng năm nhưng tổng giá trị của cácmặt hàng này tăng và năm sau cao hơn năm trước Riêng mặt hàng cà phê, do giá cảtrên thị trường thế giới từ năm 2008 giảm liên tục nên kim ngạch xuất khẩu sang Châu

Âu của Việt Nam tăng chậm Trong khi đó gạo cũng là mặt hàng xuất khẩu sang Châu

Âu nhưng chưa được nhiều lắm vì mức thuế nhập khẩu vào thị trường này rất cao( khoảng 12%) và nhập khẩu chủ yếu để tái suất sang nước thứ 3 Rau quả là mặt hàngmới thâm nhập vào thị trường Châu Âu vài năm gần đây nhưng kim ngạch sản phẩmtăng trưởng tương đối nhanh Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu rau quả sang thị trườngnày chiếm khoảng 18% tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam

Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang Châu Âu tronggiai đoạn từ 2007 – 2011 đang có sự tăng trưởng nhanh và hứa hẹn còn phát triển hơnnữa Tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của nước ta vào thị trường Châu Âu tronggiai đoạn này đã đạt tới con số đáng khích lệ là 5.6 tỷ USD Do đo góp phần tăng tổng

Trang 20

kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản của cả nước, tạo đà cho sự phát triển thươngmại mặt hàng nông sản trên thị trường thế giới.

Quy mô xuất khẩu của Việt Nam sang Châu Âu còn quá nhỏ bé so với tiềmnăng kinh tế của Việt Nam và nhu cầu nhập khẩu của Châu Âu Tỷ trọng kim ngạchxuất khẩu nông sản của Việt Nam sang Châu Âu trong tổng kim ngạch nhập khẩunông sản của thị trường này là không đáng kể chừng 1.67 % Kết quả này được coi làkhiêm tốn, không xứng với tiềm năng phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thịtrường này mặc dù hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam sang thị trường Châu

Âu còn phụ thuộc nhiều vào thị trường này

Như vậy về kim ngạch xuất khẩu trong vài năm gần đây, ta có thể nhận thấytình hình xuất khẩu mặt hàng nông sản của Việt Nam sang thị trường Châu Âu đangdần có những kết quả khả quan, các sản phẩm nông sản của Việt Nam đang có vị thếtrên thị trường Châu Âu, nó thể hiện ở kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng trong cácnăm qua Tuy có sự tăng trưởng về kim ngạch xuất khẩu nhưng chất lượng tăng trưởngmặt hàng nông sản Việt Nam còn thấp và không bền vững do vậy vẫn cần các giảipháp thúc đẩy phát triển thương mại mặt hàng này

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường châu Âu

Chính sách của nhà nước

Các chính sách vĩ mô của nhà nước được xem như định hướng phát triển mặthàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam Đồng thời nông sản cũng được xem như làmặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam nên được nhà nước chú trọng Do đó cácchính sách của nhà nước có ảnh hưởng nhất định đến phát triển thương mại mặt hàngnông sản nhằm phục vụ xuất khẩu Thực hiện nghị quyết 01NT/TW của bộ Chính trịtrong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tếtheo hướng xuất khẩu nhằm phát triển mạnh mẽ kinh tế, tạo môi trường thông thoángcho các hoạt động phát triển thương mại mặt hàng nông sản xuất khẩu, chủ động hộinhập là động lực mạnh mẽ cho sự phát triển của mặt hàng nông sản phục vụ xuất khẩu

Chính sách về xuất nhập khẩu: Chính sách về xuất khẩu có tác động trực tiếpđến các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng nông sản Bởi vì sản phẩm nông sản là sảnphẩm xuất khẩu ra nước ngoài, có liên quan nhiều đến thuế xuất nhập khẩu và chínhsách tỷ giá Trong đó chính sách tỷ giá là lĩnh vực tác động trực tiếp và nhạy cảm đếnhoạt động phát triển thương mại mặt hàng nông sản xuất khẩu của các doanh nghiệp

Trang 21

kinh doanh xuất khẩu nông sản nói chung và Chi nhánh nói riêng Từ năm 2008, trướctình hình suy thoái kinh tế quốc tế ảnh hưởng mạnh đến Việt Nam, các dòng vốn vàoViệt Nam bị hạn chế, ngân hàng Nhà nước đã chủ động tỷ giá liên ngân hàng để tăngtính thanh khoản trên thị trường ngoại tệ Tuy nhiên, hiện nay thì việc thanh toán bằngngoại tệ sẽ gặp khó khăn hơn, vì trước đó khi lãi vay ngân hàng bằng VND tăng cao,nên Chi nhánh đã chuyển sang vay bằng USD Điều này dẫn tới việc các Chi nhánh sẽphải tìm mua USD ngoài thị trường tự do để trả nợ cho ngân hàng khi đáo hạn Do đó

vô hình chung là cho chi phí tăng lên, dẫn đến lợi nhuận giảm, giảm hiệu quả về xuấtkhẩu của Chi nhánh nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu trên cả nước

Chính trị pháp luật có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanhnghiệp Môi trường chính trị trong nước và nước ngoài ổn định là điều kiện thuận lợi

để cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh Các yếu tố chính trị cóảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu: sự bất ổn về chính trị sẽ làm chậm lại sựtăng trưởng, kìm hãm sự phát triển của khoa học công nghệ gây khó khăn trong hoạtđộng kinh doanh Ngược lại nếu chính trị ổn định thì hoạt động kinh doanh sẽ pháttriển mạnh Hoạt động trong môi trường chính trị ổn định của Việt Nam, các doanhnghiệp có điều kiện rất thuận lợi để phát triển thương mại các mặt hàng của mình

Các yếu tố thuộc về thị trường nhập khẩu nông sản Châu Âu

Đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thì văn hóa – xã hội tại thịtrường nhập khẩu là rất quan trọng Các yếu tố này có ảnh hưởng trực tiếp đến pháttriển thương mại sản phẩm trên thị trường đó Các doanh nghiệp khi muốn mở rộngquy mô và chất lượng sản phẩm xuất khẩu thì cần phải tìm hiểu rõ về nhu cầu, thị yếucủa khách hàng trên thị trường đó Từ đó, doanh nghiệp mới có thể đưa ra được cácsản phẩm phù hợp với thị trường Thị trường Châu Âu có yêu cầu lớn, đa dạng vàphong phú về mặt hàng nông sản Vì thế các doanh nghiệp khi xuất khẩu vào thịtrường này luôn không ngừng đổi mới các mặt hàng nông sản, quan tâm hơn nữa đếnchất lượng, mẫu mã của mặt hàng này để đáp ứng yêu cầu của thị trường

Chúng ta có thể thấy rằng thị trường nông sản Châu Âu ngày càng sôi động vànhu cầu về mặt hàng nông sản ngày một cao Việc đánh giá thị trường xuất khẩu nôngsản có tác động trực tiếp đến phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trườngnày Hiện nay, nguồn cung nông sản là rất lớn từ Việt Nam sang thị trường này làmcho thị trường trở lên sôi động hơn mặc dù có sự ảnh hưởng về giá cả các mặt hàngnông sản trên thị trường này Xét về quy mô thị trường thì đây là một thị trường lớn,

Ngày đăng: 04/11/2014, 10:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của chi nhánh xuất nhập khẩu phía Bắc trên thị trường Châu Âu giai đoạn 2007- 2011 - phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường châu âu của chi nhánh xuất nhập khẩu phía bắc – tổng công ty thương mại hà nội
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng nông sản của chi nhánh xuất nhập khẩu phía Bắc trên thị trường Châu Âu giai đoạn 2007- 2011 (Trang 26)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w