1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra việt nam trên thị trường châu âu

97 1K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 2,12 MB

Nội dung

LỜI CẢM ƠN Qua thời gian thực tập tại Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam(VASEP), được sự giúp đỡ chân thành và chỉ bảo tận tình của các cô chú, anh chị trong trong hiệp hội đã giúp em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình. Trước tiên em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến toàn thể thầy cô trong khoa kinh tế trường Đại Học Nha Trang đã truyền đạt trang bị cho em kiến thức và những kinh nghiệp quí báu trong thời gian em học tập ở trường. Lời cảm ơn sâu sắc tiếp theo em xin gửi đến Cô PGS-TS Nguyễn Thị Kim Anh đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo em trong suốt thời gian thực tập vừa qua để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng, em xin gửi lời cám ơn chân thành đến chú Trương Đình Hòe, Tổng Thư Kí Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản VIỆT NAM(VASEP), chị Nam Phương cùng các cô chú, anh chị đang công tác tại Hiệp hội đã giúp đỡ em, tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình thực tập tại Hiệp hội. Nha Trang, tháng 06 năm 2009 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Liên Vy MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH 4 1.1 KHÁI NIỆM CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH, LỢI THẾ CẠNH TRANH 5 1.1.1 Cạnh tranh: 5 1.1.2 Năng lực cạnh tranh 6 1.1.3 Lợi thế cạnh tranh 9 1.2. MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 10 1.2.2 Nhóm chỉ tiêu định lượng 10 1.3 MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH 12 1.3.1 Các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế 12 1.3.1.1 Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith 13 1.3.1.2 Lý thuyết lợi thế tương đối của David Ricardo 13 1.3.1.3 Lý thuyết tỷ lệ các yếu tố của Hecksher-Ohlin 14 1.3.2 Mô hình kim cương của Michael Porter 14 1.3.2.1 Điều kiện các yếu tố đầu vào 15 1.3.2.2 Các điều kiện về cầu 19 1.3.2.3 Các ngành hỗ trợ và có liên quan 22 1.3.2.4 Chiến lược doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức và môi trường cạnh tranh 24 1.3.2.5 Vai trò của Chính phủ 26 1.3.2.6 Vai trò của cơ hội 28 1.4 VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH 29 1.4.1 Tác động tích cực 29 1.4.2. Tác động tiêu cực 30 CHƯƠNG II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁ TRA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU 32 2.1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG EU 33 2.1.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam vào EU 33 2.1.2 So sánh khả năng cung cấp cá tra của Việt Nam với các đối thủ vào thị trường EU 40 2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam qua mô hình kim cương của Michael Porter 41 2.2.1 Môi trường cạnh tranh và chiến lược doanh nghiệp 41 2.2.1.1 Môi trường cạnh tranh 41 2.2.1.2 Môi trường văn hóa-xã hội 42 2.2.1.3 Môi trường kinh tế 46 2.2.1.4 Chiến lược doanh nghiệp 54 2.2.2 Điều kiện các yếu tố đầu vào 57 2.2.2.1 Về mặt điều kiện tự nhiên 57 2.2.2.2 Về con giống 61 2.2.2.3 Về lực lượng lao động 63 2.2.2.4 Một số yếu tố cơ bản về kinh tế xã hội tác động đến việc nuôi cá tra ở ĐBSCL 66 2.2.3 Công nghiệp chế biến 69 2.2.4 Điều kiện về cầu trong nước đối với mặt hàng cá tra 71 2.2.5 Chính sách của Chính phủ 72 2.3 Tổng hợp nhận định lợi thế cạnh tranh cạnh tranh của Việt Nam 74 2.3.1 Môi trường cạnh tranh, chiến lược doanh nghiệp 74 2.3.1.1 Điểm mạnh 74 2.3.1.2 Điểm yếu 74 2.3.2 Các yếu tố điều kiện đầu vào 75 2.3.2.1 Điểm mạnh 75 2.3.2.2 Điểm yếu 75 2.3.3 Ngành hỗ trợ liên quan 76 2.3.3.1 Điểm mạnh 76 2.3.3.2 Điểm yếu 76 2.3.4 Các điều kiện về cầu 76 2.3.5 Chính phủ 77 2.3.5.1 Điểm mạnh 77 2.3.5.2 Điểm yếu 77 2.3.6 Cơ hội 78 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁ TRA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU 80 3.1 Giải pháp về chiến lược doanh nghiệp 81 3.2 Giải pháp về các yếu tố đầu vào 82 3.3 Ngành chế biến hỗ trợ 84 3.4 Giải pháp về điều kiện cầu trong nước 84 3.5 Giải pháp về chính sách của chính phủ 85 KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tỷ trọng khối lượng và giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam trên thị trường EU 34 Bảng 2.2 Bảng giá cá tra xuất khẩu sang EU giai đoạn 2003-2008 36 Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường chính nhập khẩu cá tra ở khu vực EU trong giai đoạn 2004-2008 37 Bảng 2.4: Sản lượng cá tra của một số nước sản xuất chính giai đoạn 2004-2008 40 Bảng 2.5: Khối lượng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU trong hai năm 2007-2008 42 Bảng 2.6 : Tỉ giá EUR/USD giai đoạn 2003-2008 48 Bảng 2.7: Giá trị nhập khẩu thủy sản EU từ các nước giai đoạn từ 2002-2007 51 Bảng 2.8 : Nhập khẩu thủy sản của EU theo loài giai đoạn 2002-2007 53 Bảng 2.9 : Năng suất nuôi cá tra trung bình qua các năm 2001-2008 55 Bảng 2.10: Hoạch toán kinh tế nghề nuôi cá tra giai đoạn 2006 - 2008 56 Bảng 2.11: Giá bình quân nguyên liệu của cá thịt trắng thế giới và cá tra Việt Nam giai đoạn 2004-2008 56 Bảng 2.12: Số lượng cơ ương giống cá tra vùng ĐBSCL năm 2001-2008 61 Bảng 2.13: Số lượng giống sản xuất hằng năm ở vùng ĐBSCL 62 Bảng 2.14: Số lượng lao động nuôi cá tra của các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-2007 64 Bảng 2.15 : Tỷ lệ thất nghiệp tại ĐBSCL giai đoạn 2001-2007 67 Bảng 2.16: Danh sách 20 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra đứng đầu Việt Nam năm 2007 70 Bảng 2.17: Nhu cầu nguyên liệu chế biến xuất khẩu giai đoạn 2003 – 2007 71 DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình 1.1: Hệ thống các yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh 15 Hình 2.1: Bản đồ đồng bằng sông Cửu Long 57 Đồ thị 2.1: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường EU 35 Đồ thị 2.2: Cơ cấu thị trường chính nhập khẩu cá tra ở khu vực EU trong giai đoạn 2004-2008 38 Đồ thị 2.3: Nhập khẩu thủy sản EU theo loài 2002-2007 53 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. ĐBSCL : Đồng Bằng Sông Cửu Long 2. GT: Giá trị 3. KL: Khối lượng 4. OECD: Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế 5. Thuế CBPG: Thuế chống bán phá giá 1 LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Việt Nam là một đất nước có tiềm năng rất lớn về mặt hàng thủy sản với hệ thống sông ngòi ao hồ chằng chịt, điều kiện khí hậu thuận lợi. Đây là một ngành hàng xuất khẩu mũi nhọn trong các ngành kinh tế chiến lược của đất nước. Theo thống kê, thủy sản là ngành có kim ngạch xuất khẩu đạt 3,76 tỷ USD đứng thứ 3 sau dầu thô và dệt may. Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 2007 đạt 4.149 nghìn tấn, tăng 11,52% so với năm 2006. Nuôi trồng ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng sản lượng thủy sản (50,25%), mặt hàng cá tra chiếm hơn 71,68% sản lượng nuôi trồng. Và trong năm 2007, Việt Nam đã xuất khẩu được 386.870 tấn cá tra với giá trị 979 triệu USD. Chính vì thế có thể nói việc xuất khẩu cá tra trong thời gian qua đã mang lại cho đất nước một lượng ngoại tệ đáng kể, tạo điều kiện công ăn việc làm cho người dân. Tuy nhiên, gần đây việc xuất khẩu cá tra của Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, giá cả không được ổn định, gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống người nông dân. Vì thế cần phải đánh giá được tầm quan trọng cũng như khả năng cạnh tranh của mặt hàng cá tra để cải thiện tình trạng khó khăn hiện nay. Xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh cho cá tra của Việt Nam sẽ là vũ khí cơ bản nhất quyết định khả năng tồn tại, đứng vững của ngành cá này trên thương trường quốc tế nói chung và ở thị trường EU nói riêng, nơi mà thị phần cá tra của Việt Nam chiếm gần 90%. Vì lẽ đó, em mong muốn thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên thị trường Châu Âu” nhằm xem xét cá nhân tố ảnh huởng đến lợi thế cạnh tranh của mặt hàng này, và đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài khóa luận “Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên thị trường Châu Âu” có mục tiêu nghiên cứu như sau:  Tổng hợp, phân tích các số liệu thống kê về tình hình xuất khẩu cá tra qua thị trường EU và tình hình hiện trạng nuôi, chế biến xuất khẩu cá tra để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của mặt hàng này.  Đề ra được một số giải pháp nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam. 3. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong đề tài này là phương pháp thống kê mô tả, đánh giá tổng hợp, phương pháp so sánh. Thông qua những phương pháp này việc đánh giá lợi thế cạnh tranh của mặt hàng cá tra của Việt Nam sẽ được thể hiện thông qua các con số, bảng số liệu, từ đó đem lại kết quả đánh giá chính xác.  Nguồn số liệu: Dựa vào số liệu đã được tổng hợp thống kê từ VASEP và thông qua một số cơ quan tổ chức khác về mặt hàng cá tra của Việt Nam và số liệu ở thị trường EU. 4. Phạm vi của đề tài Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu cá tra Việt Nam trên thị trường EU và tình hình nuôi, chế biến xuất khẩu cá tra Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2004-2008, trong đó đi sâu phân tích đánh giá những lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam. 5. Ý nghĩa thực tế của đề tài Việc phân tích hoạt động xuất khẩu cá tra Việt Nam trên thị trường EU sẽ giúp đánh giá được khả năng và vị thế của cá tra Việt Nam trên thị trường EU. 3 6. Kết cấu của đề tài Nội dung và kết cấu của đề tài này ngoài lời mở đầu, kết luận bao gồm 3 chương như sau:  CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH.  CHƯƠNG II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁ TRA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU.  CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁ TRA TRÊN THỊ TRƯỜNG EU. Do thời gian và kiến thức có hạn, việc đi sâu phân tích, đánh giá vấn đề sẽ không sao tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn. [...]... LUẬN VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH 5 1.1 KHÁI NIỆM CẠNH TRANH, NĂNG LỰC CẠNH TRANH, LỢI THẾ CẠNH TRANH 1.1.1 Cạnh tranh: Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của các quốc gia Việc nghiên cứu hiện tượng cạnh tranh đã có từ lâu và lý thuyết cạnh tranh cũng xuất hiện từ rất sớm với các trường phái nổi tiếng như: lý thuyết cạnh tranh. .. động tích cực đến môi trường và do đó nó góp phần vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 1.1.3 Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh cũng là một thuật ngữ được nhắc đến khi bàn về cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp khác biệt với đối thủ cạnh tranh Đó là những thế mạnh mà doanh nghiệp có hoặc doanh nghiệp khai thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh thể hiện... như thế nào Các nước sẽ có được lợi thế cạnh tranh trong những ngành mà cầu trong nước đem lại cho các công ty một bức tranh rõ ràng và sớm hơn về nhu cầu khách hàng so với các đối thủ cạnh 20 tranh nước ngoài Các nước cũng có được lợi thế cạnh tranh nếu khách hàng trong nước gây áp lực đối với các công ty để mong đổi mới nhanh hơn và đạt được những lợi thế cạnh tranh cao cấp hơn so với các đối thủ cạnh. .. quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau Một quốc gia hay nền kinh tế có khả năng cạnh tranh tốt sẽ giúp cho các doanh nghiệp tạo dựng được năng lực cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới Nói cách khác, năng lực cạnh tranh quốc gia là một nguồn hình thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 9 Khi các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp,... lực cạnh tranh của doanh nghiệp Như vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì trước hết doanh nghiệp phải xác định lợi thế cạnh tranh của mình Theo M.Porter, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình dựa trên các lĩnh vực sau: - Lợi thế về chi phí: Tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh Các yếu tố như đất đai, vốn, lao động thường được xem là nguồn lực để tạo lợi thế cạnh. .. phẩm của một số nước lại có khả năng cạnh tranh thành công hơn sản phẩm đó ở nước khác Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh được gọi là mô hình “Kim Cương” (Diamond) được trình bày theo hình sau: 15 Chiến lược doanh nghiệp, cơ cấu và môi trường cạnh tranh Các điều kiện về cầu Cơ hội Điều kiện các yếu tố Chính phủ đầu vào Các ngành hỗ trợ có liên quan Hình 1.1: Hệ thống các yếu tố quyết... THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH 1.3.1 Các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế Từ trước đến nay, đã có nhiều nỗ lực để giải thích cho sự thành công trong cạnh tranh quốc tế của các ngành dưới cái nhìn của thương mại quốc tế Tuy các lý thuyết cổ điển về thương mại quốc tế không đề cập đến khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh nhưng khi sản phẩm đó được xuất khẩu ra thị trường thế giới, thị phần của. .. nơi cách xa nước sở tại Lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất và bền vững nhất có được khi một nước sở hữu được các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình cạnh tranh trong một ngành vừa phát triển vừa chuyên môn hóa Khả năng sẵn có cũng như chất lượng của các yếu tố đầu vào cao cấp và chuyên môn hóa sẽ quyết định mức độ tinh vi của lợi thế cạnh tranh có thể có được cũng như tốc độ nâng cấp lợi thế cạnh tranh. .. của ngành Khái niệm này chỉ rõ bản chất của lợi thế cạnh tranh là hướng tới mục tiêu lợi nhuận nhưng lại không giúp nhiều cho việc phân tích các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp (HLFIC) của OECD định nghĩa năng lực cạnh tranh là “Khả năng của doanh nghiệp, các ngành, các quốc gia hoặc khu vực tạo ra thu nhập... cạnh tranh mới thâm nhập thị trường 1.3.2.4 Chiến lược doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức và môi trường cạnh tranh Yếu tố lớn thứ tư của lợi thế cạnh tranh quốc gia trong một ngành là bối cảnh mà các công ty được thành lập, tổ chức và quản trị cũng như là bản chất của cạnh tranh trong nước Mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức công ty trong các ngành khác nhau rất lớn từ nước này sang nước khác Lợi thế . LỢI THẾ CẠNH TRANH.  CHƯƠNG II: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁ TRA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU.  CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁ. nâng cao lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên thị trường Châu Âu có. thực hiện đề tài Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên thị trường Châu Âu nhằm xem xét cá nhân tố ảnh huởng đến lợi thế cạnh tranh của mặt hàng này, và đề ra

Ngày đăng: 31/08/2014, 16:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w