Môi trường văn hóa-xã hội

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra việt nam trên thị trường châu âu (Trang 49 - 53)

Tập quán tiêu dùng

Cùng với sự khác nhau về dân số và văn hóa, cách thức tiêu dùng và mua sắm cũng có sự khác nhau giữa các nước EU dẫn tới không có tồn tại khái niệm “người tiêu dùng Châu Âu”. Ở các vùng giàu có hơn Tây Bắc EU, người dân sẵn sàng chi một phần lớn thu nhập, nhà cửa, hàng xa xỉ, du lịch, giải trí, y tế…Chất lượng hàng hóa vốn được coi trọng trong quyết định mua hàng của

người tiêu dùng trên toàn EU, thì yếu tố này lại càng được coi trọng hơn đối với người tiêu dùng ở Tây Bắc EU.

Vấn đề lương thực, thực phẩm sạch, thân thiện với môi trường

Người tiêu dùng ở các nước Tây Bắc EU coi trọng các loại lương thực – thực phẩm “sạch” hơn so với ở các nước thuộc vùng Địa Trung Hải. Người tiêu dùng ở các nước Tây Âu và các nước Scandinavia ngày càng tăng cường

áp dụng lối sống thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe môi trường. Tiêu chuẩn thân thiện với môi trường của sản phẩm phải được thể hiện ở các khâu sản xuất, giảm sử dụng hóa chất, tránh gây ô nhiễm, đóng gói, cho đến khâu lưu

thông phân phối. Đặc biệt là các loại thức ăn “nhẹ” (ít calo, đường, ít chất béo), các sản phẩm tươi sống, rau quả, gia vị,…Trước đây, những sản phẩm tại các cửa hàng nhỏ chuyên bán các mặt hàng này. Ngày nay, các sản phẩm

này được bày bán tại các siêu thị với những nhãn mác hấp dẫn. Việc thay thế

bao bì sử dụng một lần bằng loại có thể tái sử dụng đang ngày càng trở nên phổ biến.

Thị phần của các loại lương thực –thực phẩm “sạch” ở EU dự báo sẽ tăng trưởng mạnh, đặc biệt là sau khi Châu Âu bị những cú sốc bởi một số vụ

do ngành công nghiệp thực phẩm gây nên. Ngày càng nhiều người tiêu dùng và chính phủ ở Châu Âu thừa nhận rằng: sản xuất nông sản đang dẫn đến sự

rủi ro quá mức đối với sức khỏe người tiêu dùng. Vào năm 1996, Châu Âu bị

sốc bởi bệnh bò điên. Năm 1999, Châu Âu bị choáng váng vì tình trạng nhiễm

độc dioxine trong thức ăn và hàng loạt loại thực phẩm khác. Những năm gần

đây lại nổi lên vấn đề các mặt hàng thủy sản bị nhiễm một số loại hóa chất, kháng sinh độc hại. Do vậy, người tiêu dùng ngày càng quan tâm tới các loại thực phẩm thân thiện với môi trường và sức khỏe con người.

Trách nhiệm xã hội

Người tiêu dùng ở EU cũng đã trở nên hay chỉ trích các vấn đề liên quan

đến khía cạnh xã hội trong quá trình sản xuất hàng hóa. Những thương hiệu khẳng định hàng hóa được sản xuất với đầu vào sạch, điều kiện lao động thích hợp, và không sử dụng lao động trẻ em ngày càng trở nên quan trọng đối với

Sự tiện lợi

Người tiêu dùng có khuynh hướng đi mua thức ăn và nấu nướng theo cách nhanh nhất, nghĩa là làm sao để tiết kiệm thời gian nhất. Ở các nước Tây Bắc EU, các loại thực phẩm nấu sẵn, đã sơ chế, sử dụng cho lò vi sóng tiêu thụ mạnh hơn ở các nước miền Nam. Xu hướng này bắt nguồn từ một thực tế

là trong hai thập kỉ qua, ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào thị trường lao

động. Vì thế nên các hộ gia đình thường có cả bố và mẹ đi làm, ít có thời gian cho công việc nhà, mua sắm và nấu nướng.

Một hướng phát triển khác nữa là sự gia tăng của những hộ gia đình chỉ

có một thành viên (điều này cũng dẫn đến gia tăng thị hiếu về các gói hàng loại nhỏ). Kết quả của hai xu hướng này là việc mua mọi thứ ở một nơi trở

nên phổ biến, phần lớn người ta đều mua sắm tại siêu thị, do đó những người bán cá kiểu truyền thống chiếm được thị phần nhỏ hơn trước đây. Xu hướng

khác là người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến thời gian chuẩn bị và nấu ăn.

Thủy sản hoàn toàn phù hợp với xu hướng này vì phần lớn các sản phẩm này

đều nấu nhanh và dễ. Do vậy, thủy sản được làm sẵn, dù đông lạnh hay còn

tươi, cũng đều được ưa thích hơn.

Đời sống người tiêu dùng sung túc làm cho ngày càng có nhiều người có

máy ướp lạnh và lò viba, đã là nhân tố kích thích mức tăng doanh số bán ra của hàng đông lạnh và những món ăn có thể nấu bằng lò viba. Có thể nhận thấy rằng, tất cả mọi nơi trên toàn Châu Âu người ta đều thích ít tốn thời gian và công sức cho việc chuẩn bị bữa ăn. Đặc biệt là ở Tây Bắc Âu và Scandinavi, các sản phẩm ăn liền rất phổ biến. Càng lúc càng có nhiều sản phẩm ăn liền được tung ra thị trường từ bơ-gơ cá hồi và tôm hùm nấu chín bọc da đến các món ăn liền.

Sự tự phục vụ

Quan điểm tự phục vụ ngày càng phát triển tại các nước EU. Đó là việc sử dụng thời gian ngoài giờ làm việc để thư giãn và thỏa mãn sở thích. Chẳng hạn như việc sử dụng thời gian rỗi rãi để làm vườn và các công việc nhỏ khác xung quanh ngôi nhà. Những việc này có thể được làm như một sở thích,

nhưng cũng có khi nó bắt nguồn từ chi phí lao động cao phải trả cho việc thuê

các lao động chuyên ngành. Ở Tây Bắc Âu, xu hướng tự phục vụ phát sinh từ

ý muốn thư giãn thông qua làm công việc chân tay trong một nền kinh tế mà khu vực dịch vụ đã phát triển mạnh. Việc suốt ngày chỉ nhìn vào màn hình máy vi tính, sử dụng bàn phím, nhấp chuột, và tổ chức các cuộc gặp gỡ, khiến

cho con người “ ngứa ngáy” tay chân và muốn làm một việc gì đó.

Ý niệm về sức khỏe

Ý niệm về thủy sản hoàn toàn phù hợp với xu hướng thực phẩm lành mạnh hiện nay. Người tiêu dùng đã thích nghi với mô hình thực phẩm lành mạnh và thận trọng hơn, do đó họ thích các sản phẩm lành mạnh với giá trị dinh dưỡng cao, không có các thành phần có hại và không có tác động tiêu cực đối với môi trường. Nhìn chung thủy sản có hàm lượng calori thấp, hàm

lượng protein, vitamin và khoáng chất cao, ngoài ra, các loài cá mang hàm

lượng dầu cao còn chứa dầu, một chất có tác động tốt cho tim. Kể từ năm

1996, khi bệnh bò điên lần đầu tiên được phát hiện, người ta càng chú trọng

hơn vấn đề sức khỏe trong thực phẩm. Khi người tiêu dùng chọn thủy sản để

thay thế cho thịt thì thủy sản đã nắm bắt được lợi thế này. Việc gia tăng lượng tiêu thụ cá trong năm 2000 chủ yếu là do cuộc khủng hoảng bò điên.

Cũng chính từ thời điểm đó, người tiêu dùng nhận thức được rằng sản phẩm tươi sống thì có lợi cho sức khỏe hơn là sản phẩm đông lạnh. Điều này làm ảnh hưởng đến tiêu thụ cá đông lạnh. Nhiều người tiêu dùng thấy cá tươi hơn cá đông lạnh về mặt hương vị, độ tươi sống và giá trị dinh dưỡng. Tuy

vậy, cá tươi có thể giữ đến 10 ngày và một số cá tươi bán trên thị trường đã

được làm đông lạnh. Thêm vào đó, ngành đông lạnh cá với quá trình làm

đông lạnh ngày trên biển với chất lượng cao thường cũng đồng nghĩa với việc

cá đông lạnh ít ra cũng ngang ngửa về độ tươi sống nếu không muốn nói là còn tươi hơn (mặc dù một số cá được đưa vào đất liền mới đông lạnh). Tương

tự, nhờ vào kỹ thuật chuẩn bị và chế biến, chất dinh dưỡng được giữ lại trong

cá đông lạnh thường tốt hơn trong cá tươi.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra việt nam trên thị trường châu âu (Trang 49 - 53)