Trong cuộc cạnh tranh ngày càng khó khăn và nhiều rủi ro trong kinh doanh có thể gặp phải, điều này đòi hỏi cần có một tổ chức chung đứng ra quản lý và bảo vệ các doanh nghiệp thủy sản, nên các doanh nghiệp Việt Nam
đã cùng nhau lập nên Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản (VASEP), tạo nên sự đoàn kết giữa các doanh nghiệp thủy sản.
Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam tập trung chủ yếu vào việc mở
rộng và tìm kiếm thị trường mới, thông qua việc giao dịch với các nhà nhập khẩu và phân phối trung gian.
Trong giai đoạn đầu Việt Nam thực hiện việc xâm nhập vào thị trường
nước ngoài thì thông qua một nhà nhập khẩu và phân phối tại nước sở tại, chiến lược xuất khẩu như vậy rất thuận lợi cho doanh nghiệp về công tác quản lý cũng như giao dịch vì phía nhà xuất khẩu chỉ cần bán được cho các nhà nhập khẩu mà không cần quan tâm đến sản phẩm có bán được hay không,
nhưng chiến lược này có một hạn chế rất rõ là các doanh nghiệp không hiểu
được thị trường mình đang cung cấp và phụ thuộc quá nhiều vào kênh nhập khẩu và phân phối.
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam tích cực mở rộng và tìm kiếm thị trường, tuy nhiên trong quá trình mở rộng các doanh nghiệp không có sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong việc phân chia thị trường sao cho hợp lý, dẫn
đến việc nhiều doanh nghiệp cùng cạnh tranh trong một thị trường nhỏ, một miếng bánh bị chia thành nhiều phần.
Các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm, xuất xứ và trách nhiệm xã hội tại thị trường EU ngày càng gắt gao và khó khăn hơn, một trong những hạn chế của sản phẩm Việt Nam là không đảm bảo tuyệt đối được các chuẩn mực về vi lượng kháng sinh trong sản phẩm, và xuất xứ, nguồn lao động. Nguyên nhân bắt nguồn
từ sự liên kết giữa doanh nghiệp xuất khẩu và các cơ sở nuôi không được chặt chẽ, các doanh nghiệp vẫn chưa quản lý được các điều kiện đầu vào.
Lợi thế của các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam là giá sản phẩm thấp
hơn các nhà xuất khẩu khác do có năng suất tăng lên hằng năm, chi phí sản xuất thấp, lợi nhuận thu về cho người nông dân lớn là động lực thúc đẩy nông dân nuôi cá, và so sánh với các loại cá khác thì có chi phí nguyên liệu thấp
hơn rất nhiều. Các năng suất và lợi thế về chi phí này sẽ được thể hiện thông qua các bảng như sau:
Bảng 2.9: Năng suất nuôi cá tra trung bình qua các năm 2001-2008
Năm Nuôi ao, đăng quầng (tấn/ha) Nuôi bè (kg/m3) 2001 19,9 130 2002 37,8 109 2003 47,7 107 2004 63,3 87 2005 75,6 140 2006 111,0 40 2007 125,5 32 2008 157,0 71
(Nguồn: Tổng hợp các báo cáo của các Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn giai đoạn 2001-2008)
Bảng 2.10: Hạch toán kinh tế nghề nuôi cá tra giai đoạn 2006 - 2008
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Tổng sản lượng (Tấn) 825.000 1.150.000 1.893.256 Chi phí nuôi (1000 đồng/kg) 12,5 13,7 15 Giá bán (1000 đồng/kg) 15,5 14,9 14 Lợi nhuận (1000/kg) 3 1,2 -1 Tổng doanh thu (tỷ đồng) 12,79 17,14 26,51 Tổng chi phí 10,31 15,76 28,40 Tổng lợi nhuận 2,48 1,38 -1,89
Bảng 2.11: Giá bình quân nguyên liệu của cá thịt trắng thế giới và cá tra Việt Nam giai đoạn 2004-2008
(ĐVT: USD/Kg)
Giá /năm 2004 2005 2006 2007 2008 Giá cá tra Việt Nam 0,84 0,75 0,83 0,86 0,9 Giá cá thịt trắng thế giới 1,15 1,18 1,38 1,50 1,66
(Nguồn: VASEP)
Bảng 2.9, năng suất nuôi trồng của nông dân ngày càng gia tăng, đặc biệt là năng suất trong nuôi ao, đăng quầng tăng lên một cách nhanh chóng từ
19,9 tấn/ha năm 2001 lên đến 157 tấn năm 2008, tốc độ tăng trung bình qua
các năm là 36%, so với năm 2005 đã có năng suất khá cao thì năng suất năm 2008 tăng lến đến 107%.
Theo như bảng 2.11, thì ta có thể thấy rằng giá bình quân nguyên liệu cá tra của Việt Nam thấp hơn so với cá thịt trắng trên thế giới, chứng tỏ giá thực tế sản phẩm cá tra Việt Nam là giá có lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên giá thành thấp là một lợi thế nhưng đồng thời cũng là một đe dọa cho Việt Nam,
khi mà thông thường người ta thường đánh giá chất lượng thông qua giá cả, và theo chuyên gia của Hiệp Hội Thủy sản Na Uy (FHL) giám đốc tiếp cận thị trường Trond Davidsen cho ý kiến thì chính “chất lượng tại các nước Châu Á sẽ hủy hoại thanh danh ngành xuất khẩu thủy sản”. Điều này các doanh nghiệp Việt Nam thật sự vẫn chưa có một chiến lược cụ thể để nâng cao chất
lượng sản phẩm, mà chủ yếu vẫn đi theo con đường xuất khẩu trước giờ là xuất cá phi lê đông lạnh, mà không tập trung nhiều vào phát triển xuất cá đã chế biến rồi, hướng đến một nhu cầu cao cấp hơn.
2.2.2 Điều kiện các yếu tố đầu vào 2.2.2.1 Về mặt điều kiện tự nhiên 2.2.2.1 Về mặt điều kiện tự nhiên
Hình 2.1: Bản đồ đồng bằng sông Cửu Long
Phần lớn cá tra Việt Nam được nuôi ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) do ở nơi đây có những điều kiện rất thuận để nuôi cá tra.
ĐBSCL nằm ở hạ nguồn sông Mê Kông là một vùng đất trẻ có nhiều tiềm
năng phát triển kinh tế. Nằm ở vị trí rất thuận lợi, 3 mặt giáp biển, phía Tây- Bắc giáp Campuchia với nhiều cửa khẩu lớn để trao đổi và thông thương hàng hóa; phía Đông-Bắc giáp thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế năng động nhất của cả nước, dân số khoảng 8 triệu người, đây còn là thị trường tiềm
năng để thúc đẩy các ngành sản xuất trong khu vực phát triển. Ngành nuôi trồng thủy sản vùng ĐBSCL đã tận dụng được lợi thế rất lớn về vị trí địa lý này
để phát triển trong những năm vừa qua, đặc biệt là tôm sú và các loại cá có thị trường tiêu thụ lớn như cá tra. Hơn 30% diện tích của ĐBSCL là đất phù sa,
được xem là vùng đất thích nghi cao đối với việc nuôi cá tra. Loại đất này phân bố tập trung ở các vùng dọc sông Hậu, sông Tiền Giang, thuộc địa phận các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long… Tuy
nhiên, gần phân nửa diện tích vùng ĐBSCL là vùng đất nhiễm phèn với nhiều mức độ khác nhau, trong đó đất phèn hoạt động là 1.178.396 ha (chiếm 30% diện tích ĐBSCL), được xem là vùng không thích hợp cho việc nuôi cá tra,
điều này đã giới hạn việc mở rộng diện tích tiềm năng cho đối tượng này. Gần
đây, nhiều công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp với mục đích rửa phèn, kết hợp với các biện pháp kỹ thuật (bón vôi,..) nên một số vùng nhiễm phèn nhẹ
vẫn có thể phát triển nuôi cá tra, được xem là vùng đất tương đối phù hợp, tiêu biểu như vùng Đồng Tháp Mười.
Các điều kiện về khí hậu cũng như nhiệt độ, ánh sáng, độ bốc hơi của
vùng ĐBSCL mặc dù được phân thành hai mùa mưa và khô, nhưng biên độ dao động không lớn và đều nằm trong khoảng thuận lợi cho các đối tượng thủy
Hệ thống sông rạch của vùng ĐBSCL phong phú và đa dạng nhất so với các vùng trong cả nước. Chế độ thủy văn của các sông rạch trong vùng hầu hết đều chịu sự chi phối của hai con sông lớn là sông Tiền và sông Hậu, chế độ thủy triều và lượng mưa hàng năm. Lượng nước và diện tích vùng ngập
nước trong vùng cũng rất lớn, sự đa dạng về vùng sinh thái nước ngọt, lợ, mặn là những điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động nuôi trồng thủy sản nói chung phát triển, trong đó có nuôi cá tra.
Địa hình, thổ nhưỡng : ĐBSCL có địa hình tương đối bằng phẳng, hơi
thấp và dốc dần từ Bắc xuống Nam, thuận lợi cho việc đào ao, và bố trí mặt bằng sản xuất. Khu vực ven các sông rạch được bồi tụ hàng năm, nền đất xốp, cơ đất yếu, tuy nhiên sự cải thiện chất lượng đất hàng năm rất thuận lợi cho các hoạt động sản xuất của các ngành nông nghiệp và thủy sản.
Lũ, lụt: Lũ hàng năm kéo dài trong vòng 3-5 tháng và mức độ ngập sâu
thay đổi tùy từng khu vực trong vùng. Mặt tác động tích cực của lũ hàng năm là đem nguồn lợi thủy sản từ thượng nguồn về hệ thống sông rạch hạ lưu, cải tạo đất, bồi đắp phù sa, thay chua, rửa mặn, và tạo điều kiện thuận lợi để người dân trong vùng tổ chức sản xuất thủy sản trong vùng ngập lũ.
Tài nguyên sinh vật: có sự đa dạng, phong phú về các thành phần giống loài thủy sinh vật sẽ rất thuận lợi cho việc lựa chọn các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao. Đối với những loài nuôi chưa chủ động được 100% giống thì nguồn giống tự nhiên sẽ bổ sung cho nhu cầu nuôi thương phẩm của người dân. Ngoài ra, nguồn lợi này còn là thức ăn tự nhiên rất có giá trị đối với các hoạt động nuôi trồng thủy sản theo mô hình sinh thái.
Ngoài các yếu tố điều kiện tự nhiên tác động chính lên việc phát triển nuôi cá tra như trên, ĐBSCL còn đối mặt với một số khó khăn như: tình trạng xói lở đất dọc 2 con sông Hậu, sông Tiền do sự thay đổi dòng chảy, gây thiệt hại cho các công trình thủy sản, nhà ở; chất lượng môi trường nước có chiều
hướng giảm do sự phát triển của các ngành công nghiệp, cũng như sự phát triển quá mức của ngành thủy sản trong thời gian qua… Các hoạt động của các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản; tình trạng đô thị
hóa, di dân … đang là những nguyên nhân chính yếu làm cho mức ô nhiễm
tăng cao. Tuy nhiên, do qui mô của các hoạt động sản xuất nhỏ, phân tán nên nhìn chung môi trường nước vùng ĐBSCL vẫn còn đảm bảo cho các hoạt
động sản xuất. Một số khu vực bị ô nhiễm cục bộ vào mùa khô do không đủ
hệ thống rạch tiêu thoát và không có hệ thống xử lý nước thải, hoặc có thì không tuân thủ đúng qui trình… Trong tương lai, để đảm bảo phát triển ổn
định, bền vững thì công tác qui hoạch, dự báo, giám sát tình hình sản xuất của các ngành cần phải làm chặt chẽ hơn và có những giải pháp xử lý hợp lý, kịp thời để hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường.
Tóm lại, ngoài trừ những hạn chế trên thì vùng ĐBSCL vẫn có đủ những thuận lợi về mặt điều kiện tự nhiên để tạo điều kiện cho vùng trở thành trung tâm nuôi - chế biến - xuất khẩu cá tra hàng đầu. Sự thuận lợi đó đã làm giảm
đáng kể chi phí nuôi, tạo sự thuận lợi tốt nhất cho việc nuôi cá tra mà không
địa phương hay vùng miền nào hay nơi nào trên thế giới có được khi nuôi cá tra, góp phần giúp Việt Nam trở thành nhà xuất khẩu cá tra hàng đầu trên thế
2.2.2.2 Về con giống
a-Về số lượng cơ sở và sản lượng giống của các tỉnh ĐBSCL
Bảng 2.12: Số lượng cơ ương giống cá tra vùng ĐBSCL năm 2001-2008
(ĐVT: cơ sở) Năm / Địa Phương 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 An Giang 3 19 24 25 545 616 1.031 1.041 Đồng Tháp 52 52 52 850 1.052 1.250 3.842 4.300 Cần Thơ 19 10 4 4 4 10 140 100 Vĩnh Long 8 8 10 10 8 40 71 94 Tiền Giang 0 0 2 2 2 43 43 43 Bến Tre 0 0 0 0 0 3 3 3 Hậu Giang 0 0 0 0 6 10 161 21 Trà Vinh 0 0 0 0 0 4 25 31 Tổng 82 89 92 891 1.617 1.976 5.171 5.633
(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy Sản, Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn giai đoạn 2001-2008)
Theo bảng 2.12, số lượng các cơ sở ương dưỡng và sản suất cá tra giống
đã liên tục tăng nhanh trong giai đoạn 2001-2007, từ 82 cơ sở (2001) lên
5.171 cơ sở (2007), tăng gấp 63 lần; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn là
80,76%/năm. Trong đó tăng đáng kể nhất là tỉnh Đồng Tháp năm 2001 có 52 cơ sở đến năm 2007 là 3.843 cơ sở.
Theo bảng 2.13, các cơ sở sản xuất giống thường có sản lượng giống trung bình hàng năm là 1 triệu con/năm, 10-15 triệu cá bột/năm; diện tích trung bình các cơ sở ương dưỡng dao động ừ 3.000-5.000m2, trung bình 6
đợt/năm. Tỷ lệ sống từ ương dưỡng từ bột lên giống giai đoạn đầu còn thấp,
sống được nâng cao. Tỷ lệ sống bình quân từ 6,91% (năm 2000) lên 35,29% (năm 2005) và đây cũng là tỷ lệ sống cao nhất từ trước đến nay.
Bảng 2.13: Số lượng giống sản xuất hằng năm ở vùng ĐBSCL (ĐVT: Triệu con) Năm / Địa Phương 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 An Giang 2 17 24 28 103 79 270 330 Đồng Tháp 36 47 52 935 1744 957 1149 720 Cần Thơ 19 9 4 3 50 100 350 79 Vĩnh Long 6 7 10 8 6 29 54 Tiền Giang 2 2 1 24 25 20 Bến Tre 5 20 40 Hậu Giang 40 50 64 Trà Vinh 5 8 10 Tổng 63 80 92 975 1904 1239 1926 1263
(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy Sản, Sở Nông Nghiệp và Phát triển Nông Thôn giai đoạn 2001-2008) b-Chất lượng con giống
Nguồn gốc giống nuôi được cung cấp từ các vùng Hồng Ngự- Đồng Tháp hoặc An Giang là những vùng cho chất lượng giống nuôi tốt nhất. Tốc
độ tăng trưởng trung bình ổn định (6 tháng đạt 1kg), tỷ lệ sống cao (80-95%), kích cỡ đồng đều, ít bị dịch bệnh trong quá trình sản xuất. Đây là cơ sở sẽ bố
trí quy hoạch hệ thống trại sản xuất bột và ương dưỡng trên 2 tỉnh này có điều kiện môi trường sinh thái phù hợp với đặc điểm sinh học của cá tra.
Có thể nói, lượng cá giống hiện nay đã đáp ứng được nhu cầu nuôi cá tra
nghề nuôi và tăng năng suất, không chỉ thế, số lượng và chất lượng con giống
đã đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu cá tra đã và đang ngày một gia tăng.
2.2.2.3 Về lực lượng lao động
a-Số lượng lao động nuôi thương phẩm
Đối với nuôi cá sử dụng thức ăn công nghiệp thì số lao động trên 1 ha thấp hơn nuôi sử dụng thức ăn tự chế biến (giai đoạn đầu). Trung bình 1 ha có khoảng 3-5 lao động thường xuyên trên bè. Đối với bè có kích cỡ dưới 150m3, trung bình có khoảng 2-3 lao động thươg xuyên trên bè; đối với bè có kích
thướng lớn trên 150m3, số lao động khoảng 3-5 người, tùy thuộc vào trình độ
kỹ thuật nuôi và suất đầu tư.
Lao động sản xuất giống chiếm từ 8-16% so với toàn bộ lao động nghề
nuôi cá tra trong vùng, lượng lao động nuôi tăng từ 6.470 lao động năm 1997 lên 101.314 lao động năm 2007 ( tăng gấp 15,66 lần). Đến năm 2008 thu hút được 105.535 người tập trung chủ yếu ở Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Cần Thơ...
Bảng 2.14: Số lượng lao động nuôi cá tra của các tỉnh vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-2007 (ĐVT: người) TT Địa phương/Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 1 Long An - - - 400 600 0 0 2 Tiền Giang 2.550 3.600 3.260 2.952 3.446 3.454 3.529 3.664 3.700 28.000 33.000 3 Bến Tre - - - 217 232 234 1.025 4 Trà Vinh - - - 604 306 190 254 5 Sóc Trăng - - - 64 156 336 135 450 6 Bạc Liêu - - - 22 24 0 0 7 Cà Mau - - - 12 0 0 8 Kiên Giang - - - 80 0 0 9 An Giang 3.920 3.600 4.700 6.300 7.204 10.440 11.182 9.604 6.130 396 17.508 10 Đồng Tháp - 3.000 2.946 3.380 3.656 3.335 2.918 3.351 7.865 34.000 37.000 11 Vĩnh Long - - - - 60 485 656 748 604 678 877 12 Hậu Giang - - - 80 108 160 325 500 13 Cần Thơ - - 1.382 1.646 2.062 1.852 2.688 3.004 3.292 7.200 10.700