VAI TRÒ CỦA CẠNH TRANH

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra việt nam trên thị trường châu âu (Trang 36 - 97)

- Đối với nền kinh tế quốc dân:

+ Cạnh tranh đóng một vai trò hết sức quan trọng, nó tạo đà cho sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy cho sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng năng

suất lao động.

+ Nhờ có cạnh tranh các doanh nghiệp không ngừng đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật để vận dụng vào sản xuất kinh doanh. Thông qua các hình thức cạnh tranh các doanh nghiệp cần tìm cách khai thác tối đa

những nguồn lực, ưu thế sẵn có của mình để kinh doanh có hiệu quả hơn. Bên

cạnh đó, cạnh tranh góp phần gợi mở nhu cầu mới của xã hội thông qua sự

xuất hiện của các sản phẩm mới nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày một tốt hơn.

- Đối với doanh nghiệp

+ Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải năng động trong sản xuất kinh doanh, không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phải biết nắm bắt thông tin và xử lý chúng một cách kịp thời.

+ Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy mỗi doanh nghiệp phải tìm ra những biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh quyết định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường thông qua thị phần của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.

- Đối với người tiêu dùng:

+ Nhờ có cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau mà người tiêu

dùng có cơ hội nhận được những sản phẩm ngày càng phong phú và đa dạng với chất lượng cao và giá cả phù hợp.

+ Người tiêu dùng ngày càng được sử dụng những sản phẩm, dịch vụ có giá trị gia tăng cao hơn.

1.4.2. Tác động tiêu cực:

Qua những ảnh hưởng tác động tích cực của cạnh tranh ta thấy cạnh

tranh đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh

đó cạnh tranh cũng có những ảnh hưởng tiêu cực như:

- Đối với nền kinh tế:

 Cạnh tranh có thể làm cho nền kinh tế mất cân đối. Khi các doanh nghiệp thấy hoạt động ở ngành hay lĩnh vực nào có lợi hơn thì sẽ đổ xô vào phát triển ở ngành, lĩnh vực đó làm cho cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn

và dẫn đến khủng hoảng do sản xuất thừa.

Mặt khác cạnh tranh cũng có thể dẫn đến làm cạn kiệt nguồn tài nguyên. Thực tế hiện nay cho thấy, nhiều doanh nghiệp nước ta đã bất chấp mọi thủ đoạn để khai thác bừa bãi tài nguyên để nâng cao sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Vì vậy làm cho tài nguyên dần cạn kiệt.

- Đối với xã hội:

Cạnh tranh dẫn đến sự phân biệt giàu nghèo ngày càng tăng.

Cạnh tranh quyết liệt gây nguy cơ phá sản cho những doanh nghiệp nhỏ, còn các doanh nghiệp chiến thắng trong cạnh tranh sẽ ngày càng mạnh có thể dẫn

đến tình trạnh độc quyền.

Cạnh tranh có nguy cơ làm suy thoái đạo đức, lối sống. Do cạnh tranh có những kẻ vì mục đích lợi nhuận dám bất chấp pháp luật sử dụng các thủ đoạn, gian lận thương mại để đánh bại đối thủ cạnh tranh của mình, làm cho thị trường trở nên thiếu lành mạnh, gây nên những biến động lớn cho xã hội.

- Đối với môi trường:

Cạnh tranh dẫn đến làm ô nhiễm môi trường, môi trường bị tàn phá nặng nề. Do cạnh tranh nên ít doanh nghiệp quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi

trường như: không đầu tư lắp đặt các hệ thống thiết bị xử lý chất thải, khí thải…vì nếu đầu tư thì doanh nghiệp sẽ phải tăng chi phí làm tính cạnh tranh của sản phẩm giảm đi do giá thành cao.

Tóm lại, cạnh tranh vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực

đến nền kinh tế cũng như xã hội. Do vậy đòi hỏi sự quản lý điều tiết của nhà

CHƯƠNG II

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁ TRA VIỆT NAM TRÊN

THỊ TRƯỜNG EU

2.1 THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÁ TRA VIỆT NAM TRÊN THỊ

TRƯỜNG EU

2.1.1 Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam vào EU

Hiện nay, Việt Nam đang là nhà nuôi trồng - chế biến - xuất khẩu cá tra lớn nhất thế giới, chinh phục được các thị trường khó tính đặc biệt là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng như EU.

Theo bảng 2.1 và đồ thị 2.1 dưới đây cho thấy, Việt Nam xuất khẩu cá tra sang thị trường EU chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu, thể hiện đó

là tỷ trọng xuất khẩu cá tra Việt Nam sang thị trường EU năm 2008 chiếm 35% trong tổng sản lượng xuất khẩu cá tra.

Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam sang EU ngày càng

tăng mạnh trong giai đoạn năm năm kể từ năm 2004-2008. Năm 2004 lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang EU mới đạt 22,41 nghìn tấn với kim ngạch chỉ mới đạt 67,11 triệu USD thì đến cuối năm 2008 Việt Nam đã xuất khẩu

được 224,31 nghìn tấn đạt kim ngạch 581,50 triệu, tăng hơn 10 lần về mặt

khối lượng và tăng hơn 8,5 lần về mặt giá trị. Sở dĩ có sự gia tăng như vậy là do cá tra Việt Nam đã ngày càng thâm nhập được nhiều quốc gia ở EU hơn,

và EU liên lục nhiều năm liên là khu vực xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt

Nam. Năm 2004, lượng cá tra xuất khẩu sang EU chỉ đạt 27% về lượng và 29,3 % về mặt kim ngạch thì năm 2008 đã đạt 35% về khối lượng và 40% về

Bảng 2.1: Khối lượng và giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam trên thị trường EU (ĐVT: KL: nghìn tấn, GT: triệu USD) 2004 2005 2006 2007 2008 Chỉ tiêu KL GT %KL %GT KL GT %KL %GT KL GT %KL %GT KL GT %KL %GT KL GT %KL %GT EU 22,49 67,11 27,11 29,30 55,17 139,39 39,21 42,48 123,21 343,48 42,99 46,61 172,87 469,54 44,68 47,96 224,31 581,50 35,00 40,02 Nga 0,66 0,80 0,80 0,35 3,07 5,64 2,18 1,72 42,78 83,20 14,93 11,29 48,73 90,19 12,60 9,21 35,52 59,20 5,54 4,07 Mỹ 14,22 43,16 17,14 18,85 14,76 35,26 10,49 10,75 24,28 72,85 8,47 9,89 21,20 67,61 5,48 6,91 8,98 28,48 1,40 1,96 Các nước khác 45,59 117,95 54,95 51,50 67,70 147,86 48,12 45,06 96,35 237,37 33,62 32,21 144,07 351,70 37,24 35,92 372,02 783,91 58,05 53,95 Tổng 82,96 229,02 100 100 140,70 328,15 100 100 286,62 736,90 100 100 386,87 979,04 100 100 640,83 1453,09 100 100 (Nguồn: VASEP)

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 2004 2005 2006 2007 2008 Triệu T n 0,00 100,00 200,00 300,00 400,00 500,00 600,00 700,00 T ri ệu U S D

Khối lượng Giá trị

Đồ thị 2.1: Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra Việt Nam trên thị trường EU

Bảng 2.2 Bảng giá cá tra xuất khẩu sang EU giai đoạn 2003-2008

(ĐVT: KL-nghìn tấn, GT-triệu USD, Giá-USD/kg)

Năm/ Chỉ tiêu Khối lượng (KL) Giá trị (GT) Giá

2003 6.191 16.309 2,63 2004 22.419 67.113 2,99 2005 55.172 139.393 2,53 2006 123.215 343.483 2,79 2007 172.871 469.541 2,72 2008 224.311 581.500 2,59 (Nguồn: VASEP)

Qua bảng 2.2, giai đoạn từ 2003-2008 giá cả của mặt hàng cá tra xuất khẩu vào trong thị trường Châu Âu có sự biến động khá rõ ràng qua các năm, năm 2004 là năm có giá cá tra được xuất với giá cao nhất là 2,99 USD, năm nay là năm Việt Nam tiếp cận thị trường thành công và được người tiêu dùng

ưa chuộng, năm 2005 chiến lược xâm nhập thị trường Việt Nam tiếp tục sử

dụng chiến lược giá thấp, để có thể chiếm giữ thị trường. Ba năm từ 2005- 2007 có sự biến động giá khá phức tạp, khi năm 2006 nhờ vào thị phần chiếm giữ đã có được năm 2005, và cạnh tranh được với giá với các quốc gia khác

đã đẩy được giá lên 2,79 USD. Tuy nhiên vào năm 2007 vì sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp trong nước lẫn nước ngoài nên giá nhập vào trong thị trường thấp hơn, đặc biệt năm 2008 có sự biến động lớn trong nhu cầu bị giảm sút vì khủng hoảng kinh tế thế giới, khiến giá cá tra giảm xuống 2,59 USD tương ứng giảm 7% về giá.

Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường chính nhập khẩu cá tra ở khu vực EU trong giai đoạn 2004-2008 ( ĐVT: KL: tấn, GT: USD) 2004 2005 2006 2007 2008 Chỉ tiêu KL GT KL GT KL GT KL GT KL GT EU 22,49 67,11 55,17 139,39 123,21 343,48 172,87 469,54 224,31 581,5 Trong đó: TâyBanNha 6,9 21,90 12,39 33,38 25,09 72,73 36,13 101,02 46,28 121,86 Đức 7,39 22,47 10,99 29,23 16,42 49,25 25,53 73,01 41,96 110,84 Ba Lan 0,547 1,61 5,69 13,14 27,32 66,12 38,58 88,4 37,06 81,03 Hà Lan - - 4,47 11,48 22,11 65,25 29,96 87,44 33,27 91,99 (Nguồn: VASEP)

0,00 20,00 40,00 60,00 80,00 100,00 120,00 140,00 2004 2005 2006 2007 2008 Năm T ri ệu U S D

Tây Ban Nha Đức Ba Lan Hà Lan

Đồ thị 2.2: Cơ cấu thị trường chính nhập khẩu cá tra ở khu vực EU trong

giai đoạn 2004-2008

(Nguồn: VASEP)

 Thị trường Tây Ban Nha:

Năm 2004, Tây Ban Nha là nước đứng thứ hai trong bảng xếp hạng các thị trường chủ lực nhập khẩu cá tra Việt Nam ở EU, tuy nhiên trong 4 năm

gần đây Tây Ban Nha đã vượt lên dẫn đầu, trở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất. Khối lượng nhập khẩu từ 6,9 nghìn tấn đạt kim ngạch 21,9 triệu USD

năm 2004, đến năm 2008 con số này đã tăng lên đáng kể là 46,28 nghìn tấn

đạt kim ngạch 121,86 triệu USD. Đạt được sự tăng trưởng này một phần do kinh tế Tây Ban Nha đang trong giai đoạn phát triển, và mặt hàng cá tra Việt Nam ngày càng có uy tín về mặt chất lượng, tạo được lòng tin cho người tiêu

dùng Tây Ban Nha.  Đức

Ở giai đoạn những năm trước năm 2004, Đức luôn là thị trường đứng đầu trong việc nhập khẩu cá tra Việt Nam ở EU. Tuy nhiên những năm gần đây, do

kinh tế Đức ngày càng khó khăn, ảnh tưởng tới nhu cần tiêu dùng của người

dân Đức, nên tốc độ tăng của lượng cá tra Việt Nam vào Đức tuy có tăng nhưng đã làm cho Đức mất vị trí đứng đầu. Trong giai đoạn 2004-2005, lượng cá tra Việt Nam nhập vào Đức tăng từ 7,39 nghìn tấn lên 41,96 nghìn tấn về

mặt khối lượng, và từ 41,96 triệu USD lên 110,84 triệu USD về mặt kim ngạch xuất khẩu.

 Ba Lan

Đây là thị trường có sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định trong bốn nước

đứng đầu ở thị trường EU do nền kinh tế Ba Lan đang trên đà phục hồi. Năm

2008, kim ngạch nhập khẩu cá tra Việt Nam của Ba Lan là 81,03 triệu USD,

tăng hơn 50 lần so với con số 1,61 triệu USD vào năm 2004.

 Hà Lan:

Đây được xem là một thị trường khá mới nhập khẩu cá tra Việt Nam tại EU vì trong giai đoạn trước năm 2004, cá tra Việt Nam vẫn chưa xâm nhập

được vào thị trường này. Đến năm 2005, cá tra Việt Nam đã có mặt tại Hà Lan, và những năm sau đó Hà Lan đã nhanh chóng chứng minh mình là thị trường đầy tiềm năng cho việc xuất khẩu cá tra Việt Nam. Từ 1 một thị trường mới, đến năm 2008, Hà Lan đã vượt lên xếp ở vị trí thứ 4 trong bốn

nước đứng đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam kim ngạch đạt 91,99 triệu USD

2.1.2 So sánh khả năng cung cấp cá tra của Việt Nam với các đối thủ vào thị trường EU: thị trường EU:

Hiện nay, theo ông Tổng thư kí Hiệp Hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe thì số lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU gần như chiếm vị trí độc tôn (chiếm gần 90% thị

phần). Hầu hết các siêu thị, chợ ở EU, những mặt hàng mang tên cá tra (Pangasius) hầu hết đều có xuất xứ từ Việt Nam. Nguyên nhân chính dẫn đến việc này là do cá tra phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Indonexia, Việt Nam. Đây là loài cá nuôi phổ biến và quan trọng của khu vực này đặc biệt là Việt Nam, thể hiện qua bảng 2.3, sản lượng cá tra

năm 2008 của Việt Nam là 1.893.256 tấn, Thái Lan là 164.731 tấn, Campuchia là 15.240 tấn, Indonexia là 40.648 tấn. Nhìn chung sản lượng cá tra của các nước khác là không đáng kể so với lượng cá tra của Việt Nam, cá tra của ta hiện nay đã chiếm lĩnh thị trường EU, do đó vấn đề của Việt Nam hiện nay là duy trì lợi thế và thị phần sau đó tiếp tục mở rộng sang thị trường mới.

Bảng 2.4: Sản lượng cá tra của một số nước sản xuất chính giai đoạn 2004-2008 (ĐVT: Tấn) Năm Quốc gia 2004 2005 2006 2007 2008 Việt Nam 272.412 416.908 825.000 1.150.000 1.893.256 Thái Lan 119.940 130.784 139.934 152.528 164.731 Campuchia 3.000 5.000 7.250 10.368 15.240 Indonexia 23.962 32.575 34.530 37.638 40.648 (Nguồn: VASEP)

2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra Việt Nam trên thị trường EU qua mô hình kim cương của Michael Porter trên thị trường EU qua mô hình kim cương của Michael Porter

Lợi thế cạnh tranh của mặt hàng cá tra Việt Nam trên thị trường EU sẽ được đánh giá theo mô hình kim cương của Michael Potter

2.2.1 Môi trường cạnh tranh và chiến lược doanh nghiệp

2.2.1.1 Môi trường cạnh tranh

Đôi nét giữa Việt Nam và thị trường EU:

Là khu vực phát triển kinh tế cao, liên minh châu Âu (EU) với 27 nước

thành viên có tổng diện tích khoảng 4 triệu km2, dân số gần 500 triệu người,

GDP khoảng 13.000 tỷ USD, bình quân đầu người 29.000 USD/năm (số liệu năm 2006). Hiện nay, EU đang trở thành một tổ chức khu vực có tiềm năng

kinh tế lớn nhất thế giới. Sự thành công của đồng tiền chung Euro cũng là một biểu tượng của sự thống nhất và lớn mạnh của các nước thành viên EU.

Từ năm 1995 đến nay, trao đổi thương mại của Việt Nam với các nước

thành viên EU tăng hàng năm khoảng 15 - 20% và EU đã trở thành một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Theo số liệu từ Bộ Công

Thương năm 2007, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này đạt 8,5 tỉ USD, tăng 19% so với năm 2006, chiếm gần 18% tổng kim ngạch

thương mại của cả nước.

Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU đạt 10 tỷ USD,

tăng 17,6% so với năm 2007. Hiện nay Việt Nam đang phấn đấu đến năm

2010 kim ngạch xuất khẩu đạt 12,1 tỷ USD, tăng 14,2%.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang EU gồm: giày dép, dệt may, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ, thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ....

Kim ngạch xuất khẩu giày dép năm 2008 đạt 2,6 tỷ USD, tăng 21,3% so

với năm trước. Ngành dệt may đạt 1,75 tỷ USD tăng 20,7 % so với năm 2007. Năm 2008, Thị trường EU vẫn chứng tỏ là thị trường chính nhập khẩu

hàng thủy sản của Việt Nam, khi vượt qua mặt hàng cà phê giành vị trí thứ 3 trong danh mục các mặt hàng xuất khẩu chủ lực khi xuất qua EU với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,1 tỷ USD, tăng 20,6% so với năm trước.

Bảng 2.5: Khối lượng một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào EU trong hai năm 2007-2008

(ĐVT: triệu USD) Mặt hàng 2007 2008 So sánh % Giày dép 2.143,44 2.600 +21,3 Dệt may 1449,87 1.750 +20,7 Cà phê các loại 840,16 820 -2,4 Gỗ và sản phẩm nội thất từ gỗ 600,00 720 +20,0 Thuỷ sản 912,11 1.100 +20,6

(Nguồn:Theo Báo Cáo của Bộ Công Thương)

2.2.1.2 Môi trường văn hóa-xã hội

Tập quán tiêu dùng

Cùng với sự khác nhau về dân số và văn hóa, cách thức tiêu dùng và mua sắm cũng có sự khác nhau giữa các nước EU dẫn tới không có tồn tại khái niệm “người tiêu dùng Châu Âu”. Ở các vùng giàu có hơn Tây Bắc EU, người dân sẵn sàng chi một phần lớn thu nhập, nhà cửa, hàng xa xỉ, du lịch, giải trí, y tế…Chất lượng hàng hóa vốn được coi trọng trong quyết định mua hàng của

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra việt nam trên thị trường châu âu (Trang 36 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)