Chính sách của Chính phủ

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra việt nam trên thị trường châu âu (Trang 79 - 81)

Hiện nay, thị trường thế giới đang đặt ra các tiêu chuẩn rất cao cho cá tra

và cả hàng hóa nông sản xuất khẩu. Muốn vượt qua các rào cản do các nhà nhập khẩu đặt ra, phải đáp ứng và tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm từ việc nuôi trồng, chế biến. Ví dụ như cần phải có chứng nhận

FAD khi xuất sang Hoa Kỳ, IFS cho thị trường Đức và châu Âu, HALAL cho thị trường các nước Hồi giáo... Vì thế, việc xây dựng một quy định, một tiêu chuẩn chung cho nghề nuôi cá tra ở ĐBSCL và cả nước phát triển theo hướng

bền vững là một yêu cầu cấp thiết.

Việt Nam đang hướng đến xây dựng các tiêu chuẩn chứng nhận nuôi cá

tra bền vững. Vì thế, điều cấp thiết là phải giảm thiểu tác động việc nuôi với môi trường và xã hội, trong lúc vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường.

Những tiêu chuẩn được xây dựng cần phải được: các bên liên quan xây dựng

thông qua quá trình dựa trên cơ sở đồng thuận; tập trung vào những vấn đề cơ

bản nhất; không xây dựng một hệ thống chỉ áp dụng được trên số lượng hạn

hẹp người.Vấn đề này, người nuôi và doanh nghiệp phải gắn kết chặt chẽ hơn

nữa; phải chia sẻ lợi nhuận, chia sẻ rủi ro trong quá trình phát triển.

Nhà nước hiện nay đang tiến hành xây dựng khung pháp lý, lập kế

nuôi áp dụng các tiêu chuẩn BMP/GAP... triển khai hệ thống truy xuất nguồn

gốc sản phẩm để hướng tới mục tiêu nuôi cá tra bền vững .

Vào ngày 18/5/2008, tại An Giang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cho rằng cá tra là sản phẩm đặc thù của ĐBSCL đang được tiêu thụ

khắp thế giới. Tuy vậy, việc phát triển nghề nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ cá

tra còn nhiều hạn chế như chưa có quy hoạch, chưa gắn kết, thiếu sự chỉ đạo

thống nhất. Trong quy trình nuôi cá tra từ ao nuôi đến bàn ăn chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các khâu. Do vậy, Thủ tướng giao Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn phối hợp với các bộ ngành liên quan xây dựng đề án đồng

bộ từ sản xuất đến tiêu thụ cá tra trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Đề án phải nêu rõ cần phát huy lợi thế của nghề nuôi cá tra, theo hướng

sản xuất quy mô lớn, quy trình quản lý tiên tiến, đảm bảo chất lượng vệ sinh

an toàn, thực phẩm, môi trường. Đây phải là ngành xuất khẩu chủ lực của đất nước mang lại thu nhập, nâng cao đời sống người dân.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh, phải xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam. Đồng thời cần xây dựng hệ thống cơ chế chính sách hợp lý để phối hợp

quản lý, phát triển hiệu quả bền vững hơn đối với nghề nuôi, chế biến xuất

khẩu cá tra.

Thủ tướng Chính phủ thống nhất với đề xuất của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn là thành lập Ban chỉ đạo về sản xuất và tiêu thụ cá tra để thúc đẩy ngành sản xuất này thành ngành sản xuất hàng xuất khẩu chủ lực

của đất nước; thí điểm và mở rộng quản lý xuất khẩu cá tra theo cơ chế thị trường tập trung…

Thông qua những chỉ đạo của thủ tướng có thể nói rằng hiện nay, nhà

nước đã rất quan tâm và chú trọng đến việc nuôi – chế biến – xuất khẩu cá tra,

tạo điều kiện thuận lợi cho bà con nông dân nuôi cá tra yên tâm tiếp tục phát

khẩu. Vì thế, mặt hàng cá tra Việt Nam ngày càng được vươn xa trên nhiều

thị trường trên thế giới và luôn khẳng định được vị thế của mình.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra việt nam trên thị trường châu âu (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)