CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH CỦA CÁ TRA VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU 80 3.1 Giải pháp về chiến lược doanh nghiệp
3.5 Giải pháp về chính sách của chính phủ
Nhà nước cần khuyến khích các thành phần kinh tế trong khu vực ĐBSCL, trong nước, và cả nước ngoài đầu tư tham gia vào viêc nuôi thương phẩm, sản xuất giống, thức ăn, chế biến tiêu thụ cá tra; chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực,…
Nhà nước cần chỉ đạo nguồn vốn ngân sách địa phương, tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL hỗ trợ tốt hơn nữa trong việc xây dựng các cơ sở hạng tầng phục vụ nuôi như hệ thống thủy lợi, đường sá,…để cho việc nuôi và sản xuất cá tra được nhiều thuận lợi hơn nữa.
Đối với các hộ nuôi cá tra với qui mô lớn sẽ được hỗ trợ các nguồn vốn vay tín chấp thông qua việc nâng ao mức vốn vay tín chấp lên tới 60% nhu cầu vốn sản xuất (thông qua việc thẩm định thực tế sản xuất).
Thực hiện triệt để các Chương trình, Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ, các chủ trương của ngành trên địa bàn vùng để tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia nuôi cá tra tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư sản xuất
vì mục tiêu đưa cá tra trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có khả năng cạnh tranh tốt về mặt chất lượng cũng như giá thành sản phẩm.
Nhà nước cần có khung pháp lý, chế tài để tăng cường và ổn định việc liên kết kinh tế, ký kết hợp đồng kinh tế giữa người nuôi với doanh nghiệp chế biến trước khi thả nuôi. Khuyến khích mọi người nuôi tham gia đóng góp cổ phiếu cho công ty, lúc này người sản xuất sẽ gắn quyền lợi của mình trong công ty và sẽ tự phải có trách nhiệm trước những sản phẩm không đạt chất lượng, để những sản phẩm cá xuất đi đều là những mặt hàng sản phẩm đạt chất lượng cao.
Tổ chức các hoạt động ở chợ bán đấu giá cá tại một số địa điểm tại ĐBSCL, đưa dần thị trường nguyên liệu cá tra vào tổ chức quản lý chuyên nghiệp, giúp nông dân tránh bị ép giá.
Thực hiện chiến lược đa dạng hóa thị trường và đang dạng hóa sản phẩm, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại. Việc củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu phải tiến hành đồng thời với phát triển thị trường tiêu thụ nội địa, nhằm khai thác mọi tiềm năng, tiêu thụ hết nguyên liệu đầu vào, giảm bớt rủi ro khi thị trường có biến động xấu.
Cần có những nghiên cứu, điều tra đánh giá về thị trường trong và ngoài nước, giỳp chủ doanh nghiệp và người dõn cú định hướng rừ ràng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng.
Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia hệ thống quản lý chất lượng, đăng kí nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa để có cơ hội xâm nhập vào các thị trường.
Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia các hội trợ triển lãm, hội thảo thương mại thủy sản trong và ngoài nước…đẩy mạnh công tác tiếp thị để tiếp cận thị trường, tìm hiểu đối tác để có chiến lược sâu hơn.
Chú trọng thị trường trong nước, thiết lập các trạm trung chuyển sản phẩm đến các thành phố lớn như thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía bắc.
Việc xây dựng thương hiệu cần đảm bảo các nguyên tắc như: dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ chuyển đổi, dễ thích nghi, và dễ bảo hộ.
Thực hiện các giải pháp củng cố và chiếm lĩnh thị trường như:
+Phân khúc thị trường: dựa vào thị hiếu trị trường hiện tại và xu hướng thị trường để chủ động trong việc liên kết sản xuất nguyên liệu phù hơp như hiện nay đối tượng tiêu dùng của cá tra ở thị trường EU là người có thu nhập trung bình thấp, vì thế nên có hướng nghiên cứu sản phẩm mới để phục vụ người có thu nhập cao.
+Phát huy lợi thế so sánh để chiến lĩnh các thị trường như do điều kiện tự nhiên thuận lợi dẫn đến giá thành sản phẩm thấp, kết hợp tăng cường công tác tiếp thị chủ động để mở rộng thị trường.
+ Củng cố và giữ vững thị trường ngoài các yếu tố về giá, cần tiếp tục nâng cao chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, nghiên cứu cải tiến sản phẩm phù hợp với sự thay đổi thị hiếu theo thị trường.
Những giải pháp này sẽ góp phần xây dựng, củng cố, nâng cao lợi thế cạnh tranh của mặt hàng cá tra Việt Nam.