Vai trò của Chính phủ

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra việt nam trên thị trường châu âu (Trang 33 - 35)

Coi Chính phủ là thành phần thứ năm của mô hình kim cương là một ý

tưởng hấp dẫn. Tuy nhiên, cách nhìn nhận này không chính xác và cũng

không phải là thích hợp để hiểu vai trò của Chính phủ trong cạnh tranh quốc tế. Vai trò thật sự của Chính phủ đối với lợi thế cạnh tranh quốc gia là ảnh

hưởng của Chính phủ đến bốn thành tố của mô hình kim cương.

Chính phủ có thể ảnh hưởng (và bịảnh hưởng) bởi từng yếu tố trong số

hưởng bởi trợ cấp, chính sách đối với thị trường vốn, chính sách giáo dục… Vai trò của Chính phủ trong việc định hình các điều kiện của cầu thường khó nhận ra hơn. Các cơ quan chính thức xây dựng các tiêu chuẩn sản phẩm hay những quy định điều chỉnh hoặc tác động đến nhu cầu khách hàng. Chính phủ

cũng là một khách hàng lớn của nhiều sản phẩm trong một nước, trong đó

bao gồm hàng quốc phòng, thiết bị viễn thông, máy bay cho các hãng hàng không quốc gia… Theo cách này, Chính phủ có thể giúp đỡ hoặc làm tổn hại

đến ngành công nghiệp quốc gia.

Chính phủ cũng có thể tác động đến tình trạng của những ngành hỗ trợ

có liên quan theo nhiều cách, như kiểm soát các phương tiện quảng cáo hay

qui định về những dịch vụ hỗ trợ. Chính phủ cũng ảnh hưởng đến chiến lược,

cơ cấu của doanh nghiệp và cạnh tranh thông qua những công cụ như qui định về thị trường vốn, chính sách thuế hay luật chống độc quyền.

Vai trò tích cực hay tiêu cực của Chính phủ trong quá trình hình thành lợi thế cạnh tranh được nhấn mạnh và làm rõ bằng việc xem xét Chính phủ như người tác động đến mô hình kim cương quốc gia. Những lựa chọn và kết quả của chính sách công có thể rộng hơn là thường được xem xét. Các thành phần này trong một số trường hợp làm cho các chính sách của Chính Phủ

khác biệt so với những quan điểm kết hợp về lợi thế quốc gia. Chẳng hạn như

nỗ lực giữ giá đồng nội tệ dường như là rất hấp dẫn nếu nhân tố chi phí được coi là thành phần quyết định lợi thế cạnh tranh trong một thế giới tĩnh, trong đó công nghệ và kỹ năng được giữ không đổi. Tuy nhiên, ở đây nhấn mạnh rằng áp lực thị trường và những đổi mới sau đó có thể vượt qua nhân tố chi phí. Bởi vậy, định giá thấp đồng tiền có thể làm chậm quá trình nâng cấp lợi thế cạnh tranh và hướng đến các công ty đến những phân đoạn thị trường nhạy cảm với giá và kém bền vững hơn. Kết quả là mất lợi thế cạnh tranh

trong dài hạn. Sự “hỗ trợ” của chính phủ trong việc loại bỏ các áp lực đối với

công ty để cải tiến và nâng cấp đã đem lại hiệu quả trái ngược.

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra việt nam trên thị trường châu âu (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)