Môi trường kinh tế

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra việt nam trên thị trường châu âu (Trang 53 - 61)

Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính kéo dài trên thực tế đã làm cho tầm quan trọng của Mỹ trong nền kinh tế toàn cầu giảm sút, kéo theo là sự mất giá của đồng USD và sự lên giá không ngừng của đồng EUR so với

đồng USD, cũng như việc chọn đồng EUR trong khâu tích lũy ngoại tệ của một số nước và việc chọn đồng tiền thanh toán trong các hợp đồng thương

mại quốc tế, tình hình này còn ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ra thị trường thế giới mà đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường EU.

Khủng hoảng tài chính còn ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng của người dân EU, thể hiện trong hành vi tiêu dùng đó là sự chuyển sang mua những sản phẩm có giá thành thấp mà đạt chất lượng, điều đã tạo cơ hội cho ngành xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang EU phát triển.

Các nước EU cũng có sản lượng sản xuất thủy sản nhưng sản lượng này vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn. Thực tế, nhập khẩu thủy sản vào EU cao hơn gấp 4 lần so với xuất khẩu thủy sản của EU.

Nếu tính cả thương mại nội khối, năm 2007 EU chiếm 45% nhập khẩu thủy sản toàn thế giới. Khi đã vươn lên vị trí dẫn đầu, EU định hình lại ngành thủy sản toàn cầu. Cùng với sức mua lớn, EU phải đảm trách nhiều trách nhiệm cả về chính trị, môi trường và tài chính.

Trong tương lai EU vẫn sẽ đóng vai trò thống lĩnh trong ngành thủy sản nhờ những yếu tố sau:

Lý do đầu tiên là sự tiếp tục lớn mạnh mà rõ ràng nhất chính là sự mở

rộng liên tục của khu vực này. Năm 2007, EU kết nạp thêm Rumani và Bungari, nâng tổng số nước thành viên lên 27 nước với dân số lên tới gần 500 triệu người. Khu vực này ngày càng trở nên giàu có, cho phép họ cải thiện đời sống và tiêu dùng.

Dĩ nhiên vẫn có những khoảng cách khác biệt giữa thu nhập và sản

lượng giữa các nước trong khối EU. Năm 2007, GDP/người ở Ailen là 46.786

USD nhưng ở Bungari chỉ 10.667 USD/người.

Tuy nhiên, ngay cả những nước thành viên EU có mức thu nhập thấp nhất như ở Ba Lan, Cộng hoà Séc hay Hungari thì triển vọng về sự gia tăng

của tầng lớp tiêu dùng mới rất khả quan và chính tầng lớp này sẽ góp phần vào sự tăng trưởng nền kinh tế Châu Âu nói chung.

Trong khi nhiều nhà sản xuất thực phẩm đang lao đao do sức ép từ việc giá dầu và thực phẩm tăng, thì nhà sản xuất thực phẩm đông lạnh và chế biến sẵn có doanh thu tăng mạnh nhờ thị trường Đông Âu đang tăng trưởng nhanh chóng. Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu rơi vào khủng hoảng thì người tiêu

dùng Đông Âu vẫn không ngừng sử dụng các sản phẩm có thương hiệu và đắt tiền. 80% doanh số bán của Frosta - một trong những công ty kinh doanh thủy sản hoạt động tốt nhất ở Châu Âu là các sản phẩm có thương hiệu. Trong khi

đó, ở Tây Âu, các sản phẩm như vậy chỉ chiếm 20% doanh số bán.

Mặc dù thu nhập bình quân ở các nước Đông Âu thấp hơn so với các

nước Tây Âu nhưng nhu cầu sử dụng các sản phẩm chất lượng cao rất lớn.

Lý do thứ hai là khẳng định tầm quan trọng ngày càng tăng của thị trường thuỷ sản Châu Âu chính là đồng EUR. Khi so sánh với những đồng

tiền mạnh khác như USD hay đồng Yên Nhật rõ ràng đồng EUR ổn định hơn

và giá trị ngày càng tăng.

Đồng EUR liên tục tăng so với USD kể từ khi được thống nhất là đồng tiền chung Châu Âu vào năm 1999 khiến thị trường thuỷ sản Châu Âu trở nên hấp dẫn đối với các nhà cung cấp thuỷ sản.

Bảng 2.6: Tỉ giá EUR/USD giai đoạn 2003-2008

Năm 2003 2005 2007 2008

Tỷ giá EUR/USD 0,87 1,23 1,33 1,41 (Nguồn: Diễn đàn hợp tác Việt Nam – EU)

Đồng EUR có thể trở thành đồng tiền thống lĩnh thế giới hay không vẫn

chưa rõ nhưng hiện nay, nhiều công ty thủy sản trên thế giới bắt đầu thích giao dịch, thanh toán bằng đồng EUR.

Lý do thứ ba khẳng định vị thế dẫn đầu của EU là không có cơ chế bảo hộ. Rất nhiều mặt hàng thủy sản đã từng được xuất khẩu sang Mỹ nhưng

hiện nay lại được đẩy mạnh xuất khẩu sang Châu Âu. Lý do chính là do những sản phẩm này nằm ngoài tầm kiểm soát của Mỹ. Vì vậy, Mỹ đã sử

dụng dụng thuế chống bán phá giá như một biện pháp hạn chế nhập khẩu mà

nước này đã áp dụng đối với thủy sản nhập khẩu từ Ấn Độ, Braxin, Việt Nam, Thái Lan và nhiều nước khác trong hơn 1 thập kỷ qua. Trước đây, loại thuế

này gây thiệt hại nghiêm trọng cho bất cứ nước nào không may mắn bị áp thuế. Hiện nay, nhiều nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới sẵn sàng quay

lưng lại với thị trường Mỹ và chuyển sang thị trường EU.

Ví dụ như Ấn Độ. Năm 2004, Mỹ đã áp thuế chống bán phá giá tôm xuất khẩu Ấn Độ để bảo vệ ngành tôm nội địa.

Ban đầu, các nhà xuất khẩu Ấn Độ rất lo lắng nhưng những lo ngại của họ hoàn toàn không có căn cứ, Giám đốc một công ty xuất khẩu của Ấn Độ

nhưng hầu hết các nhà xuất khẩu đã tìm được những kênh phân phối khác tốt

hơn như là Châu Âu.

Lý do thứ tư là nhân công giá rẻ gia tăng.

Khu vực Đông Âu ngày càng chứng tỏ là một thị trường thủy sản đầy tiềm năng. Đây cũng là trung tâm chế biến có chi phí nhân công giá rẻ ở Châu Âu. Nhờ đó, nguồn cung thủy sản cho thị trường Châu Âu nói chung ngày

càng tăng.

Trong nhiều năm qua, ngành chế biến Châu Âu tái phân bổ sang một số nước Châu Á như Trung Quốc, hay Việt Nam nơi có nguồn nhân công giá rẻ nhưng tay nghề cao.

Tuy nhiên, gần đây, vấn đề "carbon footprint" trở thành vấn đề rất đáng

quan tâm. Hàng loạt các nhà chế biến Châu Âu đang chuyển hướng sang các

nước chế biến ngay gần kề. Và khi Châu Âu mở rộng sang phía Đông đã tạo ra khu vực chế biến giá rẻ ngay chính tại Châu Âu.

Bức tranh kinh tế toàn cầu có thể sẽ thay đổi trong 2 năm tới. Có thể

kinh tế Châu Âu sẽ suy giảm, nền kinh tế Mỹ lại phục hồi vị trí dẫn đầu và

đồng USD có thể sẽ lại mạnh hơn so với đồng EUR nhưng một điều chắc chắn là thị trường thủy sản Châu Âu đã trải qua đợt thay đổi và hiện nay đang

là thị trường thủy sản hàng đầu trên thế giới.

Với những yếu tố nêu trên, có thể thấy rõ EU đang là thị trường có sức hấp dẫn nhất đối với các nước xuất khẩu thủy sản lớn trên thế giới trong đó có

Việt Nam.

Hiện nay, EU là nhà nhập khẩu thủy sản thuần tuý. Từ 2002-2007, thâm hụt thương mại của EU đã tăng khoảng 30% về khối lượng, từ 2,5 triệu tấn lên 3,5 triệu tấn. Hơn lúc nào hết, EU đang phụ thuộc nhiều hơn vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thủy sản của cả khối.

Trong 5 năm vừa qua, khối lượng thủy sản nhập khẩu từ các nước thuộc thế giới thứ 3 của EU đã tăng 25%. Năm 2007, 27 nước thành viên của EU đã nhập 8,9 triệu tấn. Tây Ban Nha, Italia, Đức và Hà Lan là những nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất. Trong đó trên 5 triệu tấn được nhập từ các nước thuộc thế giới thứ 3, phần còn lại là thương mại nội khối.

Na Uy là nhà cung cấp thủy sản lớn nhất cho EU, chiếm 9,4%, Trung Quốc là nhà cung cấp lớn thứ 2, trong 5 năm qua họ đã tăng gấp 3 lần khối

lượng xuất sang EU. Các nhà cung cấp khác như Mỹ, Aixơlen, Áchentina và

Thái Lan có thị phần xuất ổn định, chiếm khoảng 3%.

Việt Nam tăng mạnh xuất khẩu thủy sản sang EU từ lúc chỉ là 32 nghìn tấn thủy sản năm 2002 lên ước khoảng 256 nghìn tấn năm 2007. Êcuađo và Pêru đã tăng gấp đôi thị phần của họ trong giai đoạn trên. Các nhà cung cấp

hàng đầu trước đây là Nga và Quần đảo Faroe đã không tận dụng được thời

điểm EU gia tăng nhập khẩu thuỷ sản.

Về mặt giá trị, nhập khẩu thủy sản của EU đã tăng với tốc độ rất mạnh do giá thủy sản tăng. Giá nhập khẩu thủy sản trung bình tăng 50% so với 5

Bảng 2.7: Giá trị nhập khẩu thủy sản EU từ các nước giai đoạn từ 2002-2007 (ĐVT: tấn) 2002 2003 2004 2005 2006 2007 EU 27 3.443.323 3.578.532 3.662.392 4.564.619 3.793.442 3.870.099 Na Uy 701.796 756.598 735.552 735.788 794.312 833.058 Trung Quốc 141.763 229.004 272.364 348.961 448.667 481.382 Aixơlen 236.557 248.172 279.170 264.202 275.605 257.541 Mỹ 231.859 215.657 267.378 254.938 256.677 275.328 Achentina 202.950 231.335 191.039 173.009 251.242 231.923 Thái Lan 147.933 168.189 159.139 177.916 214.733 227.193 Việt Nam 32.037 45.936 66.882 105.831 194.862 256.204 Marốc 175.923 169.189 152.939 180.162 191.748 180.276 Êcuađo 76.759 98.813 106.173 136.731 157.210 175.154 Ấn Độ 95.407 109.418 109.343 123.286 142.759 146.609 Nga 209.995 172.211 146.540 126.212 133.732 102.664 Chilê 93.434 94.906 103.073 122.392 128.973 135.024 Greenland 94.191 100.494 106.112 113.517 117.606 112.716 Đảo Faroe 139.677 143.637 126.037 119.571 102.362 94.347 Pêru 60.695 61.323 77.718 89.019 101.816 121.077 Các nước khác 1.391.370 1.482.106 1.426.712 1.458.528 1.400.350 1.396.737 Tổng 4.032.346 4.326.988 4.326.171 4.530.063 4.912.654 5.027.232 (Nguồn: VASEP)

Các thị trường có sức tăng trưởng mạnh trong khối EU tiếp tục là cá

philê đông lạnh (cá minh thái, cá tra, cá măng và các loại cá tuyết). Nhập khẩu cá bơn, nhuyễn thể có vỏ, điệp, tôm hùm, cá hồi, cá cơm và thủy sản khô tiếp tục tăng đáng kể, mặc dù chỉ chiếm một phần nhỏ thị phần. Nhập khẩu các loại tôm và cá hồi nuôi tăng trung bình 10%/năm.

Nhu cầu đối với sản phẩm thủy sản chế biến sẵn và có bảo quản như surimi, tôm nước ấm, tôm nước lạnh, trứng cá đang tăng đều.

Nhóm sản phẩm thủy sản nhập khẩu quan trọng nhất tính theo khối

lượng mà EU nhập từ các nước thuộc thế giới thứ 3 là: cá philê đông lạnh, chủ yếu từ cá minh thái, cá tra và cá tuyết. EU tăng nhanh nhập khẩu cá tra từ

Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong những nhà cung cấp cá philê

đông lạnh hàng đầu của EU.

Nhóm thủy sản quan trọng thứ 2 là tôm đông lạnh và các sản phẩm tôm, các nhà cung cấp chính là Greenland, Êcuađo, Ấn Độ, Trung Quốc, Brazin và Achentina.

Nhóm thủy sản đứng thứ 3 là cá ngừ và cá ngừ vằn, với các nhà cung cấp

chính là Êcuađo, Thái Lan và Xâyxen.

Nhóm thủy sản thứ 4 là cá hồi nuôi chủ yếu do Na Uy cung cấp.

Nhóm thủy sản thứ 5 là mực nang và mực ống do Ấn Độ, Đảo Falkland, Thái Lan, Trung Quốc và Marốc.

Bảng 2.8: Nhập khẩu thủy sản của EU theo loài giai đoạn 2002-2007 (ĐVT: Tấn) Chỉ tiêu Phi lê đông lạnh Tôm Cá ngừ cá loại Cá hồi Mực nang và mực ống Nhuyễn thể thân mềm 2002 710.000 370.987 397.659 247.689 220.000 100.000 2003 770.000 400.000 435.654 300.000 287.609 110.000 2004 798.000 400.000 456.789 310.000 298.760 120.000 2005 814.000 410.000 478.654 320.000 300.000 170.000 2006 986.456 487.965 486.789 330.000 297.680 200.000 2007 1.235.680 523.456 510.000 400.000 270.000 197.000 (Nguồn: VASEP) - 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Năm T n

Phi lê đông lạnh Tôm Cá ngừ cá loại Cá hồi Mực nang và mực ống Nhuyễn thể thân mềm Đồ thị 2.3: Nhập khẩu thủy sản EU theo loài 2002-2007 (Nguồn: VASEP)

Một phần của tài liệu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của cá tra việt nam trên thị trường châu âu (Trang 53 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)