Quan điểm của chắnh phủ về phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường Châu Âu

Một phần của tài liệu phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường châu âu của chi nhánh xuất nhập khẩu phía bắc – tổng công ty thương mại hà nội (Trang 32 - 33)

trường Châu Âu của chi nhánh xuất nhập khẩu Phắa Bắc

3.1.1 Quan điểm của chắnh phủ về phát triển thương mại mặt hàng nông sản trênthị trường Châu Âu thị trường Châu Âu

Bộ công thương Việt Nam nhận định các mặt hàng thiết yếu như : nông sản, thực phẩm việc xuất khẩu vào Châu Âu đang được duy trì ở mức cao, thậm chắ tăng về lượng. Theo Tiến sĩ Võ Trắ Thành, Phó viện trýởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ýõng (CIEM), thị trýờng Châu Âu là thị trýờng có tiềm nãng lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy xuất khẩu nông sản vào Thị trýờng Châu Âu đang là một hýớng đi lớn cho các nhà xuất khẩu nông sản ở Việt Nam. Hiện nay, chỉ có khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của nýớc ta vào thị trýờng EU, mục tiêu đặt ra phải đạt đến 30% vào nãm 2015.

Chúng ta nhận thấy rằng mặt hàng nông sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nýớc ta, vì vậy Chắnh phủ cũng đã đýa ra một số quan điểm về phát triển thýõng mại mặt hàng nông sản nhý sau:

Về sản phẩm: Tiêu chuẩn hóa các sản phẩm, không những đảm bảo chất lýợng tốt mà phải đa dạng phong phú về chủng loại sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và khắt khe của thị trýờng khó tắnh Châu Âu.Sản phẩm phải phù hợp với những yêu cầu chất lượng, với các tiêu chuẩn kỹ thuật mà Châu Âu đưa ra. Dù nước ta đang đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu hồ tiêu, gạo, điều, cao su, cà phê... nhưng lại đứng hạng cuối nếu xét về năng lực cạnh tranh. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất kháng sinh, kim loại nặng trong sản phẩm nông nghiệp vẫn còn cao. Trong khi quy định mới của EU rất ngặt nghèo, chẳng hạn không cho phép có dư lượng thuốc trong chè.

Về nguồn lực: Phát triển xuất khẩu mặt hàng nông sản phải gắn liền với việc khai thác tối đa,hiệu quả về tiềm năng và lợi thế so sánh. Khuyến khắch các thành phẩn kinh tế huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực thương mại để đầu tư, phát triển ngành nông nghiệp, tập trung và xuất khẩu các mặt hàng nông sản đã qua chế biến để có hiệu quả cao.

Đi đôi với việc huy động và sử dụng các nguồn lực thì cần phải biết đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu. Đầy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông sản.

Về thương mại: phát triển thương mại mặt hàng nông sản xuất khẩu theo hướng bền vững. Đảm bảo sự tăng trưởng ổn định trong xuất khẩu nông sản, bên cạnh đó công tác bảo vệ môi trường cũng cần được quan tâm và chú ý.

Một phần của tài liệu phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường châu âu của chi nhánh xuất nhập khẩu phía bắc – tổng công ty thương mại hà nội (Trang 32 - 33)