Các đề xuất với phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường Châu Âu của Chi nhánh xuất nhập khẩu Phắa Bắc.

Một phần của tài liệu phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường châu âu của chi nhánh xuất nhập khẩu phía bắc – tổng công ty thương mại hà nội (Trang 33 - 36)

Âu của Chi nhánh xuất nhập khẩu phắa Bắc

Trong chiến lược ổn định và phát triển thị trường từ năm 2011 đến năm 2015, Chi nhánh xuất nhập khẩu Phắa Bắc là phấn đấu vượt qua những khó khăn đang vướng mắc trong việc phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường Châu Âu, từ đó tạo dựng thương hiệu và chỗ đứng trên thị trường xuất khẩu. Mục tiêu cụ thể của chi nhánh là kim ngạch xuất khẩu mặt hàng nông sản sang thị trường Châu Âu đến năm 2015 đạt khoảng 6 triệu USD , tốc độ tăng trưởng bình quân các năm khoảng 12 - 15 %. Để thực hiện mục tiêu cụ thể của mình, chi nhánh đã xây dựng một số định hướng trong việc phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường Châu Âu.

Nâng cao vị thế của Chi nhánh trên thị trường thông qua việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu sản phẩm, phấn đấu hoàn thiện cơ cấu sản phẩm với chất lượng đảm bảo và đa dạng nhất, phù hợp với thị yếu của khách hàng. Chi nhánh cố gắng tìm kiếm các đơn đặt hàng lớn, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài với các bạn hàng tại thị trường Châu Âu. Cố gắng giữ tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu ổn định và bền vứng qua các năm. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu sản phẩm, xúc tiến thương mại sang thị trường Châu Âu. Có các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng quy mô xuất khẩu sang thị trường Châu Âu và thị trường tiềm năng khác, chắnh sách giá cả cạnh tranh. Thường xuyên kiểm soát, nắm bắt nhu cầu khách hàng, kịp thời phát hiện nhu cầu mới phát sinh.

Tiếp tục đổi mới theo hướng hoàn thiện công tác quản lý và cơ chế điều hành theo hướng tiên tiến, hiện đại. Tận dụng khai thác nâng cao hiệu quả sử dụng và huy động vốn. Tắch cực và đầu tư hơn nữa trong việc tìm kiếm đối tác cung cấp các sản phẩm nông sản, đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

3.2 Các đề xuất với phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trườngChâu Âu của Chi nhánh xuất nhập khẩu Phắa Bắc. Châu Âu của Chi nhánh xuất nhập khẩu Phắa Bắc.

Nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng nông sản của Chi nhánh trên thị trường Châu Âu

Nâng cao chất lượng của sản phẩm: Chất lượng sản phẩm là yếu tố quan trọng, có tác động khá lớn đến quyết định mua hay không mua của khách hàng. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thì yếu tố chất lượng của sản phẩm luôn luôn

sản sang thị trường Châu Âu thì nâng cao chất lượng sản phẩm phải là công tác được ưu tiên hàng đầu. Chất lượng mặt hàng nông sản phụ thuộc vào các yếu tố như: điều kiện tự nhiên, công nghệ chế biến sau thu hoạch, trình độ kỹ thuật của người lao động, chất lượng giống cây trồng. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản, Chi nhánh cần thực hiện một số công tác sau:

Kiểm tra nghiêm ngặt các quy trình sản xuất, đảm bảo đúng quy trình. Cần có sự kiểm tra chặt chẽ những người trực tiếp sản xuất xem có đảm bảo chất lượng, kỹ thuật hay không. Nếu một công đoạn nào đó mà không thực hiện thì sản phẩm sản xuất có thể bị hư hỏng, ẩm mốc, kém phẩm chất ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Kiểm tra thường xuyên và chặt chẽ trong việc thu mua nguồn hàng, sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, nâng cấp kho bãi, nhà xưởng và phương tiện vận tải. Kiểm tra hàng hóa một cách cẩn thận trước khi xuất khẩu nhằm đảm bảo không có sơ xuất về chất lượng hàng hóa.

Khi chất lượng hàng hóa được đảm bảo đồng nghĩa với việc nâng cao uy tắn của chi nhánh trên thị trường, tạo sự yên tâm cho khách hàng khi sử dụng sản phẩm. Thu hút nhiều đơn đặt hàng cho mặt hàng nông sản xuất khẩu sang thị trường Châu Âu của Chi nhánh.

Hỗ trợ thông tin và xúc tiến thương mại: Cần phải tiến hành thường xuyên công tác nghiên cứu, dự báo thị trường, nhu cầu của khách hàng và động thái của các đối thủ cạnh tranh trong nước và ngoài nước. Các báo cáo nghiên cứu và dự báo thị trường hàng tháng chuyên sâu về từng sản phẩm thuộc hàng nông sản được cung cấp tới các bộ phận của Chi nhánh để tham khảo, phụ vụ quyết định. Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại cả trong và ngoài nước. Phối hợp chặt chẽ với cục xúc tiến thương mại và các cơ quan, đơn vị về xúc tiến thương mại khác để tranh thủ cho sự hỗ trợ khi cần thiết. Sử dụng thương vụ Việt Nam để quảng bá mặt hàng nông sản của Chi nhánh. Đối với thị trường EU cần sử dụng các nhà tư vấn chuyên nghiệp của EU để tư vấn phát triển thương mại mặt hàng nông sản vào thị trường này.

Xây dựng nguồn cung ổn định và chất lượng

Đẩy mạnh nghiên cứu công nghệ, triển khai công nghệ sau thu hoạch và chế biến sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm đầu vào, đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của thị trường Châu Âu. Tổng công ty thương mại Hà Nội cũng khẳng định mặt hàng nông sản là mặt hàng chủ đạo trong xuất khẩu của Tổng công ty cũng như của Chi nhánh, vì vậy cần tắch cực đầu tư sản xuất trong mặt hàng này. Thay vì chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô như hiện nay thì Chi nhánh nên đầy mạnh nghiên cứu, triển khai

tăng giá trị xuất khẩu. Mặt khác sự thay đổi thị hiếu tiêu dùng của thị trường khó tắnh như Châu Âu là liên tục, vì vậy Chi nhánh cũng cần tạo ra những sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu đó.

Nguồn cung về mặt hàng nông sản xuất khẩu cần luôn được ổn định để đảm bảo cho các hợp đồng xuất khẩu được hoàn thiện. Do vậy, muốn có nguồn cung ổn đinh, doanh nghiệp cần có mối quan hệ tốt với các địa phương sản xuất nông sản xuất khẩu. Doanh nghiệp phải liên hệ với các địa phương ngay từ đầu để trao đổi, bàn bạc, ký hợp đồng mua hàng. Ngoài ra doanh nghiệp muốn có hàng theo yêu cầu thì cần hỗ trợ vốn, kỹ thuật trồng trọt, các giống mớiẦtừ đó mới có thể cung cấp các sản phẩm phù hợp. Bên cạnh đó để đảm bảo chất lượng nông sản xuất khẩu, các doanh nghiệp còn liên doanh liên kết với các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản tại địa phương. Thông qua hình thức này, không những đảm bảo được hàng xuất khẩu cả về khối lượng và chất lượng mà còn có thể tận dụng được vốn của các đơn vị liên doanh thông qua hình thức trả chậm, ứng trước hàng. Hình thức này giúp doanh nghiệp giữ được liên tục, uy tắn với khách hàng. Để có thể thực hiện hiệu quả phương hướng thâm nhập thị trường tiềm năng thì trung tâm cần phải đẩy mạnh đầu tư, cải tiến kỹ thuật và công nghệ chế biến sản phẩm, nâng cao chất lượng thành phẩm. Hiện nay, nhìn chung các sản phẩm của trung tâm chỉ dừng lại ở những sản phẩm thô, đơn giản, giá trị không cao.Vì thế để tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao doanh thu thì bắt buộc trung tâm phải đầu tư trang thiết bị, máy móc và công nghệ hiện đại hơn nữa. Bên cạnh đó cần phải tổ chức lại cách thức quản lý, bố trắ nhân sự phù hợp với chiến lược kinh doanh của trung tâm. Thiết lập hệ thống thu mua bao gồm các đại lý, hệ thống kho hàng, nhà xưởng chế biến tại chỗ ở nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là các vùng có ưu thế về sản xuất nông sản, khuyến khắch các đại lý thông qua tỷ lệ hoa hồng theo khối lượng và chất lượng. Cải tiến công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm khi thu mua. Cần áp dụng những phương pháp, kỹ thuật kiểm tra khác nhau đối với từng loại nông sản khác nhau.

Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại

Với xu thế hội nhập hiện nay, thị trường Châu Âu đã trở thành một thị trường quen thuộc với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Chi nhánh xuất nhập khẩu Phắa Bắc nói riêng. Để phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường này, Chi nhánh cần tập trung vào các hoạt động quảng cáo trên các tạp chắ thương mại, tắch cực gửi chào hàng, giới thiệu hàng hóa tại các hội chợ triển lãm, nhất là những hội chợ chuyên về mặt hàng nông sản, tăng cường trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các

Hàng năm, ở Châu Âu thường diễn ra các hội chợ, triển lãm về các mặt hàng nông sản của các khu vực trên thế giới. Chi nhánh cần tắch cực gửi hàng hóa tham gia các hội chợ này nhằm quảng bá sản phẩm nông sản cho người tiêu dùng Châu Âu, để họ có thể biết đến mặt hàng nông sản của Việt Nam nhiều hơn.

Tiếp tục mở rộng các mối quan hệ với tham tán thương mại, các đại sứ quán các nước thuộc Châu Âu và các tổ chức xúc tiến thương mại của Châu Âu tại Việt Nam. Thiết lập quan hệ tốt không chỉ giúp Chi nhánh thu thập các thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh mà còn giúp Chi nhánh giới thiệu được các sản phẩm nông sản của mình qua đó phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường này.

Giải pháp đối với nguồn lực

Nâng cao cơ sở vật chất, kỹ thuật của Chi nhánh: Việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là vấn đề rất quan trọng và cần được quan tâm đối với doanh nghiệp. Do mặt hàng nông sản có những đặc điểm riêng về bảo quản và lưu trữ, nên hoạt động thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường Châu Âu yêu cầu cần phải có sự dự trữ hàng hóa, nhà kho để lưu sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi xuất khẩu. Do đó Chi nhánh cần có cơ sở vật chất kỹ thuật để đảm bảo thực hiện được các yêu cầu về chất lượng sản phẩm của mặt hàng nông sản.

Nâng cao chất lượng, đội ngũ lao động: Thị trường hàng nông sản thế giới rất phức tạp và đa dạng, cung cầu về hàng nông sản lại biến đổi thất thường. Hơn nữa, nền văn hoá, tập quán thương mại và ngôn ngữ giao dịch ở thị trường Châu Âu lại có những đặc trưng khác biệt. Do vậy, đòi hỏi người làm công tác xuất nhập khẩu phải hết sức linh hoạt, tinh thông nghiệp vụ ngoại thương, giỏi ngoại ngữ và phải có những hiểu biết chuyên môn cần thiết.

Chi nhánh cần có chiến lược đào tạo lại cả cán bộ quản lý và nhân viên một cách thường xuyên, có hệ thống về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ... Qui mô đào tạo và loại hình đào tạo cần được mở rộng để đáp ứng các nhu cầu đa dạng của hoạt đông xuất nhập khẩu. Mặt khác, hàng năm Chi nhánh nên tổ chức các đợt học nâng cao bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho nhân viên, các lớp đào tạo về nghiên cứu thị trường, nghiên cứu mặt hàng cũng như thường xuyên có những cuộc trao đổi, hội thảo với các chuyên gia trong nước cũng như quốc tế để tiếp thu những kinh nghiệm trong các lĩnh vực còn yếu kém. Cần tổ chức theo các hình thức: theo chuyên đề, chương trình nâng cao, tu nghiệp ở nước ngoài... theo một chương trình kế hoạch thường niên.

Một phần của tài liệu phát triển thương mại mặt hàng nông sản trên thị trường châu âu của chi nhánh xuất nhập khẩu phía bắc – tổng công ty thương mại hà nội (Trang 33 - 36)