Cảm xúc và chiến lược Marketing:

Một phần của tài liệu HÀNH VI KHÁCH HÀNG - THS. TẠ THỊ HỒNG HẠNH - 4 pot (Trang 28 - 30)

a. Khơi dậy cảm xúc như là lợi ích sản phẩm:

Khách hàng thường hành động để tìm kiếm các sản phẩm đem lại những lợi ích và cảm xúc tích cực.

Ví dụ: Nước uống Pepsi đã sử dụng các chương trình quảng cáo trên tivi để kêu gọi sử dụng sản phẩm với sự khơi dậy những cảm xúc về sự vui vẻ, trẻ trung; Xe hơi Toyota đã khơi dậy cảm xúc bằng câu khẩu hiệu “ Ô! Đó mới là cảm giác”; Sản phẩm nước hoa là ví dụ Sự kiện môi trường Sự tưởng tượng có ý thức Thay đổi sinh lý Cảm xúc dựa trên tình huống Cảm xúc đặc biệt Ảnh hưởng Hành vi Suy nghĩ

điển hình cho việc khơi dậy các cảm xúc như là lợi ích khi sử dụng sản phẩm…

b. Sự giảm đi của các cảm xúc như là lợi ích của sản phẩm:

Nhiều người không thích các cảm xúc như sự ghê tởm, buồn phiền… cho nên các nhà tiếp thị thiết kế hoặc định vị một số sản phẩm của mình có tác dụng ngăn chặn hoặc làm giảm sự khơi dậy của các cảm xúc không mấy thú vị này.

Nhà tiếp thị cần nhận thức được tầm quan trọng của việc thiết kế cho môi trường bán lẻ để tạo nên những cảm xúc tích cực. Bằng những cách thiết kế này, khách hàng sẽ giảm đi những cảm xúc lo âu buồn phiền và sẽ có nhưng kinh nghiệm cảm xúc mua sắm thú vị hơn khi những nỗ lực của nhà tiếp thị được thực hiện. Đây cũng chính là lợi ích của sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp.

c. Cảm xúc trong quảng cáo:

Những thông điệp quảng cáo gây ra những cảm xúc như sự thưởng thức, sự ấm áp hoặc thậm chí ớn lạnh sẽ được yêu thích hơn, chú ý nhiều hơn so với quảng cáo trung tính.

Ví dụ: Sự ấm áp là cảm xúc có được bởi hình ảnh gia đình, tình yêu, tình bạn và những chương trình quảng cáo gợi nên sự ấm áp bằng những hình ảnh gắn bó sẽ được yêu thích hơn, đồng thời sẽ tạo sự nối kết đến cảm xúc về sản phẩm được quảng cáo.

Một phần của tài liệu HÀNH VI KHÁCH HÀNG - THS. TẠ THỊ HỒNG HẠNH - 4 pot (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)