Cảm xúc được định nghĩa như là sức mạnh, sự không kiểm soát được của cảm giác ảnh hưởng đến hành vi con người.
Cảm xúc nhìn chung được gây ra bởi sự kiện của môi trường. Tuy nhiên các tiến trình bên trong như sự tưởng tượng cũng có thể là sự khởi đầu của cảm xúc.
Ví dụ: Khi xem phim Titanic, rất nhiều người có cảm xúc dạt dào xúc động, tiếc nuối đối với cảnh hai người yêu nhau – nàng Rose và chàng họa sĩ trước lúc chia lìa, đây là cảm xúc gây ra bởi sự tác động từ bên ngoài.
Ví dụ: Sự tưởng tượng gặp người yêu đi với người khác cũng có thể gây cảm xúc đau nhói, hay tưởng tượng hình ảnh mình trong màu áo cô dâu có thể tạo nên cảm xúc phấn chấn, ngây ngất cho những cô gái đang yêu.
Cảm xúc có sự liên kết với những thay đổi sinh lý, một số các đặc tính thay đổi như sau:
- Sự co giãn của đồng tử con ngươi. - Sự gia tăng toát mồ hôi.
- Hơi thở nhanh hơn.
- Gia tăng nhịp đập trái tim và lượng áp suất máu. - Gia tăng cấp độ máu đường.
Thông thường thì các phản ứng về mặt sinh lý có trước cảm xúc. Một đặc tính khác của cảm xúc là suy nghĩ có ý thức. Những phản ứng cảm xúc thái quá được sử dụng để giải thích cho sự suy nghĩ hoặc hành động thiếu chuẩn xác.
Cảm xúc có sự liên kết với hành vi. Có rất nhiều hành vi của các cá nhân xảy ra trong các khoảng thời gian và tình huống khác biệt, các đặc điểm hành vi đó có mối liên kết với những cảm xúc cũng rất khác nhau như: sự sợ hãi đưa đến phản ứng chạy trốn, đau buồn thì khóc lóc…
Cuối cùng, quan trọng nhất là cảm xúc liên quan đến cảm giác chủ quan tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Sự tức giận, sự ghen tuông và sự sợ hãi là rất khác nhau ở mỗi con người.
Sơđồ 7.1: Bản chất của cảm xúc
Theo Plutchik liệt kê có tám loại cảm xúc căn bản: Sợ hãi, tức giận, thưởng thức, buồn phiền, chấp nhận, ghê tởm, trông đợi và ngạc nhiên. Các cảm xúc khác là cảm xúc thứ cấp và được kiến tạo từ các cảm xúc chính như trên. Chẳng hạn như sự vui thích được tạo ra từ sự ngạc nhiên và thưởng thức, sự xúc phạm là kết quả của ghê tởm và tức giận.