Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 84 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
84
Dung lượng
634 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH PHẠM THỊ LOAN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HÀ NỘI – 2013 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH PHẠM THỊ LOAN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. Phạm Thị Thắng HÀ NỘI – 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn là công trình nghiên cứu khoa học, độc lập của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ LUẬN VĂN PHẠM THỊ LOAN MỤC LỤC TRANG BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. NHTM: Ngân hàng thương mại. 2. TMCP: Thương mại cổ phần. 3. BIDV: Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam. 4. NHTW: Ngân hàng Trung ương. 5. NHTMCP: Ngân hàng thương mại cổ phần. 6. TGTT: Tiền gửi thanh toán. 7. TCTD: Tổ chức tín dụng. 8. ATM: Máy rút tiền tự động. 9. TGTK: Tiền gửi tiết kiệm. 10. GTCG: Giấy tờ có giá. 11. IPO: Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng. 12. QHKH: Quan hệ khách hàng. 13. PGD: Phòng giao dịch. 14. NHNN: Ngân hàng Nhà nước. 15. NHNO: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 16. USD: Đôla Mỹ. 17. KCN: Khu công nghiệp. 18. KKT: Khu kinh tế. 19. TCKT-XH: Tổ chức kinh tế xã hội. 20. ĐCTC: Định chế tài chính. 21. CTY: Công ty. 22. TCTY: Tổng công ty. 23. MTV: Một thành viên. 24. TNHH: Trách nhiệm hữu hạn. 25.XD: Xây dựng. 26. BHXH: Bảo hiểm xã hội. 27. KT-XH: Kinh tế xã hội. 28. TCKT: Tổ chức kinh tế. 29. TCTD: Tổ chức tín dụng. 30. TK: Tài khoản. 31. TKTT: Tài khoản thanh toán. 32. HĐV: Huy động vốn. 33. L/C: Thư tín dụng. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Số hiệu Tên bảng biểu Trang 1. Sơ đồ 2.1 Mô hình tổ chức bộ máy BIDV Thanh Hóa 25 2. Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của BIDV Thanh Hóa giai đoạn 2007-2012 26 3. Bảng 2.2 Kết quả huy động vốn của các ngân hàng tại tỉnh Thanh hóa giai đoạn 2007- 2012 28 4. Bảng 2.3 Thị phần huy động vốn của BIDV Thanh hóa giai đoạn 2007- 2012 29 5. Bảng 2.4 Thị phần tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh hóa 30 6. Bảng 2.5 Kết quả huy động vốn của BIDV tại Thanh hóa giai đoạn 2007- 2012 33 7. Bảng 2.6 Nguồn vốn động tại BIDV Thanh hóa giai đoạn 2007- 2012 36 8. Bảng 2.7 Cơ cấu huy động vốn của BIDV Thanh hóa theo loại tiền 37 9. Bảng 2.8 Cơ cấu huy động vốn tại BIDV Thanh hóa theo kỳ hạn 39 10. Bảng 2.9 Có cấu huy động vốn tại BIDV Thanh hóa theo đối tựợng khách hàng 40 11. Bảng 2.10 Tình hình huy động, cho vay vốn 42 12. Bảng 2.11 Cân đối nguồn vốn ngắn hạn và cho vay ngắn hạn 43 13. Bảng 2.12 Cân đối nguồn vốn trung dài hạn và cho vay trung dài hạn 44 14.Bảng 2.13 Tiền gửi thanh toán đến cuối kỳ 45 15.Bảng 2.14 Số lượng và số dư trung bình tài khoản thanh toán cuối kỳ của cá nhân tại BIDV Thanh hóa 46 16. Bảng 2.15 Tiền gửi tiết kiệm 48 17. Bảng 2.16 Tiền gửi tổ chức kinh tế 49 18. Bảng 2.17 Phát hành giấy tờ có giá 50 19. Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn năm 2013 (Hội sở chính giao) 59 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Nhu cầu về nguồn vốn luôn luôn là một yếu tố hết sức cần thiết và quyết định cho sự phát triển hay thụt lùi của các doanh nghiệp nói chung hay các Ngân hàng thương mại (NHTM) nói riêng. Vốn chính là tiềm lực tài chính, là yếu tố căn bản đảm bảo khả năng hoạt động và khả năng thanh khoản của các ngân hàng. Trong những năm qua, với việc nhận thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa đã áp dụng nhiều chính sách, biện pháp và hình thức để phát triển nguồn vốn và nguồn vốn của ngân hàng qua các năm đã tăng trưởng không ngừng với tốc độ tăng trưởng rất cao. Tuy nhiên, so với tỷ trọng của tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn thì nguồn vốn huy động của chi nhánh còn chiếm tỷ trọng khá khiêm tốn, chưa xứng tầm với tiềm năng của mình. Vậy, vấn đề đươc đặt ra là làm sao tìm ra được những giải pháp để tăng cường huy động vốn với chi phí hợp lý và ổn định, khai thác tối đa những nguồn vốn đang còn tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế và dân cư để có một nguồn vốn phong phú với cơ cấu vốn tối ưu đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, đó là một trong những vấn đề rất thiết thực và cấp bách hiện nay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Thanh Hóa, và đây chính là lý do em chọn đề tài: “Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa”. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về huy động vốn và các hình thức huy động vốn của NHTM. - Phân tích đánh giá thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa. 1 - Kiến nghị một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn của NHTM. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa. - Thời gian nghiên cứu: Từ năm 2007 đến năm 2012. 4. Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong quá trình nghiên cứu viết luận văn là phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo sát và các phương pháp khác nhằm giải quyết mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn, luận giải các vấn đề có liên quan đến nội dung đề tài. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được trình bày gồm ba chương cơ bản như sau: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về huy động vốn của các NHTM. Chương 2: Thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa. 2 CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1. CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG. 1.1.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại. Ngân hàng là tổ chức tài chính trung gian quan trọng, không thể thiếu với nền kinh tế của bất kì một quốc gia nào. Nghề ngân hàng bắt đầu từ các thợ vàng hoặc những kẻ cho vay nặng lãi và phát triển cùng với sự phát triển của sản xuất hàng hóa. Cho đến nay, sự phát triển của hệ thống ngân hàng trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả, thành động lực cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được tổ chức theo mô hình ngân hàng hai cấp: Ngân hàng trung ương và ngân hàng trung gian. Sự phân chia này dựa vào đối tượng giao dịch với ngân hàng. Ngân hàng trung gian giao dịch với công chúng, Ngân hàng trung ương chỉ giao dịch với Ngân hàng trung gian mà không giao dịch với công chúng. Ta có thể hiểu Ngân hàng Trung ương là một cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ tại Việt Nam. Đây là cơ quan đảm trách việc phát hành tiền tệ, quản lý tiền tệ và tham mưu các chính sách liên quan đến tiền tệ cho Chính phủ Việt Nam như: phát hành tiền tệ, chính sách tỷ giá, chính sách về lãi suất, quản lý dự trữ ngoại tệ, soạn thảo các dự thảo luật về kinh doanh ngân hàng và các tổ chức tín dụng, xem xét việc thành lập các ngân hàng và tổ chức tín dụng, quản lý các ngân hàng thương mại nhà nước (Nguồn: http://vi.wikipedia.org). Còn Ngân hàng trung gian là một đơn vị kinh doanh có giấy phép của chính quyền, hoạt động chính là kinh doanh tiền tệ bằng việc nhận các khoản tiền gửi có trả lãi để thu hút vốn nhàn rỗi, rồi dùng chính những khoản tiền đó để cho vay lại đối với nền kinh tế. (Nguồn:http://tailieu.vn). Ngân hàng trung gian được phân thành 4 loại hình ngân hàng, đó là ngân hàng thương mại (NHTM), ngân hàng phát triển, ngân hàng đặc biệt (ngân hàng 3 [...]... VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HOÁ 2.1.1 Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa trong hệ thống NHTM tại tỉnh Thanh Hóa Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tư ng Chính phủ, từ 1981 đến 1989 mang tên Ngân hàng Đầu tư. .. hiệu quả và uy tín hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á Chi nhánh NHTMCP Đầu tư và Phát triển Thanh Hoá là một trong 12 chi nhánh đầu tiên được thành lập năm 1957 có trụ sở chính tại số 26 Đại lộ Lê Lợi, Phường Điện Biên, Thành phố Thanh Hoá NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hoá thực hiện tất cả các hoạt động kinh doanh dịch vụ ngân hàng, chế độ hạch toán kế toán đầy đủ chi phí và thu... thương mại khác trên địa bàn Đứng thứ hai là NHTMCP Công thương và ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa đứng thứ ba trên địa bàn Ngoài bảng số liệu về huy động vốn 2.2 ta cũng có thể xem xét tình hình huy động vốn của BIDV Thanh Hóa qua bảng thị phần huy động vốn sau: Bảng 2.3: Thị phần huy động vốn của BIDV Thanh Hoá giai đoạn 2007- 2012 Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012... định, ngân hàng thấy cần phải huy động thêm vốn trước những cơ hội kinh doanh đầy hấp dẫn Điều đó có nghĩa là ngân hàng huy động vốn ở thế chủ động, có nghĩa là có đầu ra mới tính đầu vào Ngân hàng xác định rõ quy mô vốn huy động, loại tiền huy động và đưa ra các mức chi phí hợp lý làm cho việc tạo vốn của ngân hàng thành công nhanh chóng Để vay trên thị trường, ngân hàng có thể phát hành kỳ phiếu và. .. mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam, từ năm 1990 đến 27/4/2012 mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Và từ 27/4/2012 đến nay chính thức trở thành NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) Đến nay BIDV là một trong 4 NHTM lớn nhất Việt Nam, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành Ngân hàng Việt Nam, với hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc gồm 118 chi nhánh (bao gồm 01 Sở giao... đơn vị sự nghiệp và góp vốn liên doanh thành lập 6 ngân hàng và công ty Mục tiêu phát triển của NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam là trở thành Tập đoàn tài chính ngân hàng đa sở hữu, kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, hoạt động theo thông lệ quốc tế, chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các định chế tài chính tại Việt Nam, đến năm 2020 trở thành 1 trong 20 ngân hàng hiện đại,... theo đối tư ng huy động a, Huy động vốn từ dân cư Đây là một khu vực huy động đầy tiềm năng cho các ngân hàng Ngân hàng huy động từ các khoản tiền nhàn rỗi của dân chúng và sau đó chuyển đến cho những người cần vốn để mở rộng đầu tư, kinh doanh Nguồn huy động từ 11 dân cư thường khá ổn định b, Huy động vốn từ các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội Đây là nguồn huy động được đánh giá là rất lớn, chi m... của nhân viên ngân hàng sẽ là một yếu tố rất quan trọng đánh vào tâm lý khách hàng Trong tình hình, các NHTM đang phải cạnh tranh nhau khốc liệt, lãi suất huy động chênh lệch nhau không nhiều thì đây chính là một nhân tố quan trọng để thu hút được khách hàng mới và giữ chân được khách hàng cũ 23 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HOÁ 2.1... thúc đẩy nền kinh tế phát triển Như vậy, ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung và phân phối lại vốn dưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích mọi hoạt động kinh tế phát triển Đồng thời chính các hoạt động đó lại quyết định đến sự tồn tại và phát triển kinh doanh của ngân hàng 1.2.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại Một hoạt động không thể thiếu... hợp – NHNN tỉnh Thanh Hóa) Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNO) luôn là ngân hàng đi đầu trong hoạt động huy động vốn qua các năm do NHNO có một hệ thống mạng lưới các chi nhánh và phòng giao dịch trải rộng về khắp các huy n thị trong tỉnh nên lượng huy động vốn có được là rất đáng kể so với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn Đứng thứ hai là NHTMCP . TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa. Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa. 2 CHƯƠNG. tài: Thực trạng và giải pháp huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Thanh Hóa . 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về huy động vốn và. NỘI – 2013 HỌC VIỆN TÀI CHÍNH PHẠM THỊ LOAN THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH THANH HÓA Chuyên ngành: Kinh tế Tài chính – Ngân hàng Mã