1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công Hà Nội

126 473 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

1. Lý do chọn đề tài Một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, làm cầu nối giữa cung và cầu vốn. Với vai trò là trung gian tài chính quan trọng hệ thống ngân hàng thương mại đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì nguồn lực về vốn đóng vai trò quan trọng. Vì vốn là một trong các yếu tố đầu vào cơ bản đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế. Do vậy, tăng cường huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội là điều cần thiết. Huy động vốn đồng thời cũng là một mảng hoạt động quan trọng có tính chất quyết định tới tất cả các hoạt động khác của một ngân hàng thương mại. Đối với ngân hàng Ngoại thương Thành Công để hoàn thành được chiến lược phát triển tới năm 2020 và góp sức cùng các chi nhánh khác tự tin xây dựng ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn đầu tư tài chính Ngân hàng Ngoại thương lớn mạnh thì gia tăng nguồn vốn, đặc biệt là vốn thu hút từ trong nền kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu. Nhận thức được điều này ban lãnh đạo ngân hàng luôn quan tâm và đặt ra tiêu chí cụ thể phát triển nguồn vốn huy động trong từng kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả hoạt động của ngân hàng vẫn chưa xứng với tiềm năng và uy tín mà ngân hàng có được. Chính vì vậy mà tác giả đã chọn đề tài: “ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH CÔNG HÀ NỘI” để nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp để gia tăng vốn huy động và hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại này. 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: Thứ nhất, Nghiên cứu một số vấn đề lý luận trong Ngân hàng TMCP và hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP; Thứ hai, Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn và hiệu quả huy động vốntại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành công.; Thứ ba, Chỉ rõ những thành công và hạn chế trong hoạt động huy động vốn và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành công. 3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu là các hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 2012-2015. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục đích của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp thu thập dứ liệu  Số liệu thứ cấp Các số liệu và thông tin hoạt động dịch vụ ngân hàng được thu thập từ các báo cáo qua các năm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công như: Báo cáo tổng kết; báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo quyết toán và báo cáo tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành công cũng như các tư liệu hiện có về dịch vụ ngân hàng đã được đăng tải trên các báo, tạp chí và trên internet… Ngoài ra các báo cáo khoa học, luận văn của những người đi trước cũng được sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo quý giá và đã được thừa kế một cách hợp lý trong luận văn.  Số dữ liệu sơ cấp Số liệu này được thu thập thông qua việc quan sát quá trình hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công; qua việc tiếp xúc với các nhà quản trị và tiến hành phỏng vấn chuyên gia một số nhà quản trị ngân hàng và chuyên gia ngân hàng về lĩnh vực tăng trưởng tín dụng. 4.2.Cách thức phân tích, xử lý nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp: các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, kế toán được so sánh qua các năm, phân tích tại sao và tổng hợp để đưa ra nhận xét. - Phương pháp thống kê, mô tả: thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra các kết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Đề tài mang một số ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau: Huy động vốn ngày càng được xem là yếu tố sống còn, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong giai đoạn cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Vì thế việc xem xét, đánh giá chất lượng hiệu quả huy động vốn để có những giải pháp thích hợp là hết sức cần thiết, vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công 6. Bố cục của nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các bảng biểu, tài liệu tham khảo, kết cấu chính của đề tài gồm 3 chương sau: Chương I: TỔNG QUAN VỀ NHTM VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. Chương II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH CÔNG. Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH CÔNG.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Dưới sự hướng dẫn của GS.,TS.Vũ Văn Hóa, tác giả đã chọn đề tài: “Nâng

cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Thành Công Hà Nội” Để tìm hiểu góp phần phát triển, tăng khả

năng cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tận tình củathầy giáo đã giúp tác giả hoàn thiện bài luận văn này

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Thủy

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới

sự hướng dẫn của GS.,TS.Vũ Văn Hóa Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều

được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tàinày là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào

Tác giả luận văn

Phạm Thị Thanh Thủy

Trang 3

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nguyên văn

TGTK KKH Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạnTGTK CKH Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là chuyển tiếtkiệm thành đầu tư, làm cầu nối giữa cung và cầu vốn Với vai trò là trung gian tàichính quan trọng hệ thống ngân hàng thương mại đã có những đóng góp to lớntrong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và sự phát triển kinh tế ở Việt Nam

Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì nguồn lực về vốnđóng vai trò quan trọng Vì vốn là một trong các yếu tố đầu vào cơ bản đối với mọidoanh nghiệp trong nền kinh tế Do vậy, tăng cường huy động vốn phục vụ pháttriển kinh tế - xã hội là điều cần thiết Huy động vốn đồng thời cũng là một mảnghoạt động quan trọng có tính chất quyết định tới tất cả các hoạt động khác của mộtngân hàng thương mại

Đối với ngân hàng Ngoại thương Thành Công để hoàn thành được chiến lượcphát triển tới năm 2020 và góp sức cùng các chi nhánh khác tự tin xây dựng ngânhàng Ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn đầu tư tài chính Ngân hàng Ngoạithương lớn mạnh thì gia tăng nguồn vốn, đặc biệt là vốn thu hút từ trong nền kinh tế

là nhiệm vụ hàng đầu Nhận thức được điều này ban lãnh đạo ngân hàng luôn quantâm và đặt ra tiêu chí cụ thể phát triển nguồn vốn huy động trong từng kỳ kinhdoanh Tuy nhiên, kết quả hoạt động của ngân hàng vẫn chưa xứng với tiềm năng

và uy tín mà ngân hàng có được Chính vì vậy mà tác giả đã chọn đề tài: “ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH THÀNH CÔNG HÀ NỘI” để nghiên cứu, tìm hiểu và đưa ra một số giải pháp để gia tăng vốn huy động

và hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại này

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là:

Thứ nhất, Nghiên cứu một số vấn đề lý luận trong Ngân hàng TMCP và hiệu

quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP;

Trang 5

Thứ hai, Phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn và hiệu quả huy động

vốntại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành công.;

Thứ ba, Chỉ rõ những thành công và hạn chế trong hoạt động huy động vốn và

đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động hiệu quả huy động vốntại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành công

3 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng của nghiên cứu là các hoạt động huy động vốn tại Ngân hàngTMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được mục đích của đề tài, trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã sửdụng các phương pháp sau:

4.1 Phương pháp thu thập dứ liệu

 Số liệu thứ cấp

Các số liệu và thông tin hoạt động dịch vụ ngân hàng được thu thập từ các báocáo qua các năm của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh ThànhCông như: Báo cáo tổng kết; báo cáo kết quả kinh doanh; báo cáo quyết toán và báocáo tài chính của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thànhcông cũng như các tư liệu hiện có về dịch vụ ngân hàng đã được đăng tải trên cácbáo, tạp chí và trên internet…

Ngoài ra các báo cáo khoa học, luận văn của những người đi trước cũng được

sử dụng làm nguồn tài liệu tham khảo quý giá và đã được thừa kế một cách hợp lýtrong luận văn

Trang 6

 Số dữ liệu sơ cấp

Số liệu này được thu thập thông qua việc quan sát quá trình hoạt động củaNgân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công; qua việc tiếpxúc với các nhà quản trị và tiến hành phỏng vấn chuyên gia một số nhà quản trịngân hàng và chuyên gia ngân hàng về lĩnh vực tăng trưởng tín dụng

4.2.Cách thức phân tích, xử lý nghiên cứu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính,

kế toán được so sánh qua các năm, phân tích tại sao và tổng hợp để đưa ra nhận xét

- Phương pháp thống kê, mô tả: thống kê các bảng biểu, số liệu từ đó rút ra cáckết luận, các xu hướng để đánh giá tình hình

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Đề tài mang một số ý nghĩa khoa học và thực tiễn như sau:

Huy động vốn ngày càng được xem là yếu tố sống còn, quyết định đến sự tồntại và phát triển của một ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong giai đoạn cạnhtranh và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay Vì thế việc xem xét, đánh giá chấtlượng hiệu quả huy động vốn để có những giải pháp thích hợp là hết sức cần thiết,vừa có ý nghĩa khoa học, vừa có ý nghĩa thực tiễn đối với Ngân hàng TMCP Ngoại

thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công

6 Bố cục của nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các bảng biểu, tài liệu tham khảo,kết cấu chính của đề tài gồm 3 chương sau:

Chương I: TỔNG QUAN VỀ NHTM VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI.

Chương II: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH CÔNG.

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH THÀNH CÔNG.

Trang 7

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ

HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Khái quát về NHTM và vốn kinh doanh của NHTM

1.1.1 Sự hình thành và phát triển của NHTM

Ngân hàng Thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển cách đây hàng

nhiều thế kỷ gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển hệ thốngngân hàng thương mại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trìnhphát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽđến giai đoạn cao nhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng đượchoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được

Lịch sử đã ghi nhận sự phát sinh, phát triển của ngành Ngân hàng được quyếtđịnh bởi quá trình phát triển của các quan hệ hàng hoá- tiền tệ Đồng thời cũng cònnhững yếu tố khác có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc và sự phát triển của hệthống ngân hàng; như chế độ pháp quyền, điều kiện chiến tranh và tình trạng khủnghoảng kinh tế, tài chính

Trên thế giới, lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch

sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá Trong quá trình phát triển của nền kinh tế

đã đòi hỏi sự phát triển của Ngân hàng và đến lượt mình sự phát triển của Ngânhàng lại thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế

Từ thời cổ đại, ở những nước có nền thương mại phát triển sớm đã xuất hiệnnhững nhóm thương nhân chuyên nghề kinh doanh các dịch vụ tiền tệ nhưng chưa

có một cơ cấu tổ chức nào được coi như một ngân hàng theo đúng chức danh của

nó Trong nhiều thế kỷ của thời trung cổ, nghề kinh doanh này đã phải trải qua baonỗi thăng trầm bởi chiến tranh tàn khốc, không thể phát triển được Phải chờ chođến đầu thế kỷ thứ 12, khi chiến tranh đã dịu bớt, kinh tế hàng hoá đã có bước phát

Trang 8

triển, nhất là khu vực Tây âu Khi đó, một tổ chức được mệnh danh là ngân hàngđược thành lập ở Venise nước ý vào năm 1171, tuy về thực chất chỉ là một tổ chứctài chính được thiết lập để thực hiện sự tài trợ cho chiến tranh, nhưng nội dung hoạtđộng của nó đã bao hàm cả nghiệp vụ ngân hàng.

Cho đến đầu thế kỷ 15, một số tổ chức kinh doanh tiền tệ được thành lập, đượcxem như những ngân hàng thực thụ như: Ngân hàng Barcelone, Ngân hàng Valeneecủa Tây Ban Nha, những tổ chức này đã thực hiện các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, cấptín dụng, chuyển ngân và làm các nghiệp vụ thu- chi tiền cho khách hàng với ý nghĩa lànhững nghiệp vụ kinh doanh cơ bản

Sự phát triển của Ngân hàng Thương mại phải kể từ thời kỳ phục hưng, và đặcbiệt là từ khoảng thế kỷ 17 cho đến nay Thời kỳ kinh tế hàng hoá phát triển nhanhchóng, mạnh mẽ, nền thương mại không ngừng mở rộng, các quan hệ hàng hoá-tiền tệ phát triển bao trùm đời sống kinh tế- xã hội đã tạo ra những tiền đề kinh tếphát sinh và phát triển nghề Ngân hàng

Ở Việt nam, trong bước chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo

hộ quyền sở hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp đan kếtvới nhau hình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng Các doanh nghiệp không phânbiệt quan hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bìnhđẳng trước pháp luật Theo hướng đó, nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo

ra những tiền đề cần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các

tổ chức tín dụng Từ năm 1986, hoà vào công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tếcủa đất nước theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hệ thống ngân hàng được tổchức lại theo Nghị định 53/HĐBT được tách ra làm hai cấp: Ngân hàng Nhà nuớcđảm nhận công tác phát hành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ, còn chức năng kinhdoanh được thực hiện bởi các Ngân hàng Thương mại

Ngày 6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngânhàng Quốc gia Việt nam, với tổng giám đốc đầu tiên là cố phó Chủ Tịch Nguyễn

Trang 9

Lương Bằng, chính thức khai sinh một ngành kinh tế rất trọng yếu của Nhà nước ngành Ngân hàng Ngân hàng quốc gia Việt nam ban đầu có những nhiệm vụ chủyếu là: quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý kho bạcnhà nước, huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, quản

-lý các hoạt động tín dụng bằng biện pháp hành chính, quản -lý ngoại hối và cáckhoản giao dịch bằng ngoại tệ và đấu tranh tiền tệ với địch Ngày 21/1/1960 Ngânhàng quốc gia Việt nam được đổi tên thành Ngân hàng nhà nước Việt nam, đến năm

1975 các chính sách và cơ chế quản lý kinh tế cũng như hệ thống tiền tệ -Ngân hàngtheo mô hình ở miền Bắc đã áp dụng thống nhất trong cả nước Song do nhiềunguyên nhân mà trong nhiều năm liên tục, cán cân thanh toán quốc tế bội chi rấtlớn, kinh tế vĩ mô mất cân đối nghiêm trọng, tình hình tài chính tiền tệ căng thẳng,lạm phát phi mã tới 3 con số (774%), sản xuất đình trệ Đại hội Đảng lần thứ 6 đã

đề ra đường lối đổi mới cho đất nước, 2 pháp lệnh ngân hàng đươc công bố ngày24/5/1990 là cơ sở pháp lý quan trọng khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ của ngânhàng: Từ Ngân hàng một cấp thành Ngân hàng hai cấp Ngân hàng nhà nước Việtnam là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ tín dụng và là ngân hàng Trung Ương,

hệ thống Ngân hàng thương mại với chức năng kinh doanh Hoạt động kinh doanhtrên lĩnh vực tiền tệ, qua thực tiễn đã yêu cầu đưa hoạt động Ngân hàng vào khuônkhổ pháp luật cao hơn, hai pháp lệnh Ngân hàng đã được tổng kết, nâng lên thànhhai luật được thông qua và có hiệu lực thi hành từ 1/10/1998 Từ đây, ngành Ngânhàng đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc và pháttriển ngày càng lớn với 4 ngân hàng thương mại quốc doanh 31chi nhánh của 26Ngân hàng nước ngoài, 4 Ngân hàng liên doanh, 35 ngân hàng thương mại cổ phần,

959 quỹ tín dụng nhân dân và một số công ty tài chính khác Các nghiệp vụ Ngânhàng đã trở nên sâu rộng, đa dạng, phong phú và tăng lên nhanh chóng, huy độngvốn tăng gấp trên 1000 lần so với năm 1986 và gấp 21lần so với năm 1990, cho vaynền kinh tế tăng gấp 28 lần so với năm 1990

Năm 1991, sự ra đời của các Ngân hàng Thương mại cổ phần cùng các Ngânhàng Thương mại quốc doanh đã góp phần rất lớn vào công cuộc phát triển đất

Trang 10

nước Luật “Tổ chức tín dụng” của Việt nam ban hành vào ngày 12/12/1997 đã địnhnghĩa Ngân hàng Thương mại như sau: Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh

tế, hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, nó cung cấp một số dịch vụcho khách hàng và ngược lại nó nhận tiền gửi của khách hàng với các hình thứckhác nhau Nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng thương mại rất phong phú và đadạng cùng với sự phát triển của khách hàng, khoa học kỹ thuật kinh tế và xã hội,hoạt động của Ngân hàng thương mại cũng có nhiều phương pháp mới, nhưng cácnghiệp vụ kinh doanh về cơ bản không thay đổi là nhận tiền gửi và hoạt động chovay, đầu tư Qua Ngân hàng thương mại các chính sách tài chính tiền tệ của Quốcgia sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng và cũng nhờ nó mà việc kiểm soát hoạtđộng của các doanh nghiệp theo đúng luật pháp được dễ dàng hơn Sự ra đời, tồn tại

và phát triển của Ngân hàng luôn gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế và đờisống xã hội Trong cơ chế thị trường, các Ngân hàng thương mại và các tổ chức tíndụng cũng là các doanh nghiệp nhưng chúng là những doanh nghiệp đặc biệt vì tàisản trong quá trình kinh doanh của các Ngân hàng thương mại đều phụ thuộc vàocác khách hàng

Mặt khác, hàng hóa mà các Ngân hàng kinh doanh là một loại hàng hóa đặcbiệt, nó rất nhậy cảm với sự biến đổi của thị trường và tình hình kinh tế xã hội

Khái niệm Ngân hàng Thương mại:

Trong điều 1 Luật Ngân hàng của Pháp (13/06/1941) có ghi: “ Ngân hàng lànhững xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận được tiền bạc củacông chúng dưới hình thúc ký thác hay dưới hình thức khác và sử dụng tài nguyên

đó cho chính họ, trong các nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”.Hay như Ấn Độ, Luật Ngân hàng năm 1950 được bổ sung vào năm 1959 đãnêu: “ Ngân hàng là cơ sở nhận các khoản tiền ký thác để cho vay, tài trợ, đầu tư”

Và theo luật Ngân hàng Đan Mạch năm 1930 định nghĩa: “Những nhà băng thiếtyếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thươngmại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiện cácnghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm…”

Trang 11

Theo pháp lệnh “ Các tổ chức tín dụng” (1960) của Việt Nam thì Ngân hàngthương mại được định nghĩa như sau: “ Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinhdoanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của kháchhàng với trách nhiệm hoàn trả và sử dụng số tiền đó để cho vay, thực hiện nghiệp

vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán”

1.1.2 Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM trong nền kinh tế thị trường

Ngân hàng Thương mại là một định chế tài chính trung gian, hoạt động kinhdoanh trong lĩnh vực tiền tệ Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng giống nhưmột doanh nghiệp thương mại, đều hướng đến mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợinhuận Ngân hàng Thương mại tìm kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay và cho vay lại

So với các doanh nghiệp thương mại dịch vụ khác thì hàng hoá của Ngân hàngThương mại là một loại hàng hoá đặc biệt, đó là tiền vốn Giá cả của loại hàng hoánày biểu hiện ra bên ngoài là các mức lãi suất huy động hoặc lãi suất cho vay, nóchịu tác động bởi quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường và trên cơ sở khoản lợinhuận đạt được khi đưa vốn vay vào sản xuất kinh doanh Vì vậy lợi nhuận chủ yếucủa hoạt động ngân hàng sẽ là khoản chênh lệch giữa chi phí trả lãi huy động vớithu nhập từ lãi cho vay Để có hàng hoá kinh doanh, ngân hàng phải đưa ra một giámua hợp lý cũng như đa dạng các hình thức huy động

Đồng thời ngân hàng cũng đa dạng hoá các hình thức và đối tượng cho vaynhằm phân tán và giảm thiểu rủi ro Với vị thế kinh doanh Ngân hàng Thương mạithực hiện các dịch vụ trung gian hưởng hoa hồng Ngày nay, hệ thống Ngân hàngThương mại phát triển mạnh mẽ, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực kinh tế

xã hội Sự đa dạng và phong phú các nghiệp vụ kinh doanh đã làm cho Ngân hàngThương mại trở thành một tổ chức kinh doanh không thể thiếu trong tiến trình pháttriển kinh tế.

1.1.2.1 Nghiệp vụ tín dụng

+ Huy động vốn

Huy động vốn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng thươngmại Hoạt động này mang lại nguồn vốn để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt

Trang 12

động khác như cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.Đứng trên góc độ kinh doanh thì vốn huy động được càng nhiều khả năng cho vaycàng lớn, tác dụng kích thích kinh tế và kiểm soát bằng tiền đồng càng được pháthuy mạnh mẽ.

Các ngân hàng thương mại huy động vốn theo nhiều phương thức khác nhau:

có thể phát hành thêm cổ phần (gia tăng vốn chủ sở hữu) hay huy động vốn nợ Tuynhiên trong khuôn khổ luận văn thực tập tốt nghiệp này huy động vốn của ngânhàng thương mại được hiểu là hoạt động huy động vốn nợ Và các hình thức huyđộng vốn là:

Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hìnhthức tiền gửi có kì hạn, tiền gửi không kì hạn và các loại tiền gửi khác

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy độngvốn của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài khi được thống đốc ngân hàngnhà nước chấp thuận

Vay vốn từ các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổchức tín dụng nước ngoài

Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước theo quy định của luật Ngân hàngnhà nước Việt Nam

+ Sử dụng vốn

Các ngân hàng thương mại sau khi huy động được tiền gửi từ nền kinh tế sẽphải trả lãi, do đó để khỏi bị thiệt hại đồng thời có đựơc lợi nhuận, ngân hàng sẽ tìmcách sử dụng vốn để sinh lời Từ khoản lãi thu được ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãicho số vốn đã huy động, thanh toán các khoản chi phí trong hoạt động, phần còn lại

sẽ là lợi nhuận của ngân hàng

Do điều kiện nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển nên hoạt động sử dụngvốn của ngân hàng cũng phát triển theo và ngày càng đa dạng thông qua các hoạtđộng sau

Hoạt động cho vay

Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao cho kháchhàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thoả thuận

Trang 13

với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi Thời hạn nhất định ở đây chính là thời hạncho vay.

Trong nền kinh tế thị trường hoạt động tín dụng cho vay cũng rất phong phú:nếu phân theo mục đích vay, bao gồm: cho vay phục vụ sản xuất, cho vay tiêudùng…; nếu phân theo thời hạn vay: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn….Trong điều kiện hiện nay, cho vay là hoạt động chính của ngân hàng để tạo ralợi nhuận, danh mục cho vay chiếm khoảng trên dưới 1/2 tổng danh mục tài sảncủa ngân hàng thương mại và mang lại thu nhập từ 1/2 đến 2/3 tổng thu nhập củangân hàng Do vậy hoạt động này có vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát triểncủa ngân hàng thương mại Tuy nhiên hoạt động cho vay cũng luôn tiềm ẩn các rủi

ro vì vậy xu hướng trong tương lai là các ngân hàng sẽ chú trọng hơn các thu nhập

từ dịch vụ

Góp vốn liên doanh mua cổ phần

Góp vốn liên doanh liên kết, mua cổ phần là hình thức ngân hàng góp vốncùng khách hàng để kinh doanh Phổ biến nhất hiện nay là hình thức mua cổ phiếuvới mục đích thu cổ tức hàng năm và liên doanh liên kết với các doanh nghiệp, ngânhàng nước ngoài Thực hiện việc đầu tư vốn thông qua liên doanh liên kết, mua cổphần sẽ giúp các ngân hàng thương mại thực hiện nhiều mục đích: đa dạng hoá cáchình thức đầu tư để thu gia tăng lợi nhuận; hạn chế rủi ro cho ngân hàng và tậndụng lợi thế của nhau

Hoạt động cho thuê

Ngoài hoạt động cho vay, ngân hàng còn thực hiện cho thuê máy móc, thiết bị,phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sảngiữa bên cho thuê là tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại với khách hàng chothuê là tổ chức, cá nhân

Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng mua lại hoặc tiếp tục thuê tài sản đótheo các điều kiện đã thoả thuận trong hợp đồng thuê Trong thời hạn thuê, các bênkhông được đơn phương bỏ hợp đồng

Trang 14

Hoạt động dự trữ đáp ứng khả năng thanh toán:

Phần lớn nguồn tiền trong ngân hàng thương mại là các khoản tiền gửi phải trảkhi có yêu cầu Ngân hàng thương mại thường xuyên phải đối đầu với các nhu cầuchi trả Do vậy, để đảm bảo khả năng thanh khoản cho các ngân hàng thương mại,đối với mỗi khoản tiền gửi khác nhau ngân hàng sẽ phải trích lập một khoản dự trữtheo tỷ lệ nhất định do ngân hàng Nhà nước quy định Khoản dự trữ này có thể khácnhau ở các nước Ở Việt Nam ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thươngmại duy trì dự trữ bắt buộc dưới dạng tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước

1.1.2.2 Nghiệp vụ thanh toán

* Thanh toán bằng tiền mặt

Thanh toán bằng tiền mặt bao gồm các loại hình thanh toán như : thanh toánbằng tiền Việt Nam, trái phiếu ngân hàng, bằng ngoại tệ các loại và các loại giấy tờ

có giá trị như tiền Khi nhận được vật tư, hàng hoá, dịch vụ thì bên mua xuất tiềnmặt ở quỹ để trả trực tiếp cho người bán Hình thức thanh toán này trên thực tế chỉphù hợp các loại hình giao dịch với số lượng nhỏ và đơn giản, bởi vì với các khoảnmua có giá trị lớn việc thanh toán trở nên phức tạp và kém an toàn Thông thườnghình thức này được áp dụng trong thanh toán với công nhân viên, với các nhà cungcấp nhỏ, lẻ…

* Thanh toán không dùng tiền mặt

Đây là hình thức thanh toán được thực hiện bằng cách tính chuyển tài khoảnhoặc thanh toán bù trừ qua các đơn vị trung gian là ngân hàng Các hình thức cụ thể

bao gồm : Thanh toán bằng Séc, Thanh toán bằng uỷ nhiệm thu, Thanh toán bằng

uỷ nhiệm chi, Thanh toán bù trừ, Thanh toán bằng thư tín dụng - L/C, Thanh toánbằng thẻ tín dụng

1.1.2.3 Các nghiệp vụ kinh doanh khác

+ Kinh doanh ngoại hối

Ngân hàng sẽ đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác vàhưởng chênh lệch tỷ giá và phí dịch vụ Trong thị trường tài chính ngày nay, hầu hếtcác ngân hàng thương mại đều có chức năng kinh doanh ngoại hối Tuy nhiên, mức

Trang 15

độ và phạm vi là khác nhau Lý do là vì lợi nhuận mang lại từ các giao dịch này lớnnhưng mức độ rủi ro cũng rất cao, đồng thời yêu cầu đối với cán bộ làm công táclàm kinh doanh ngoại tệ là phải có trình độ chuyên môn cao.

+ Cho thuê tài chính

Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn của ngân hàng dành chokhách hàng doanh nghiệp Khi này, ngân hàng cam kết mua và cho thuê lại máy móc,thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác theo yêu cầu của doanh nghiệp.Trong suốt thời gian thuê, ngân hàng vẫn là chủ sở hữu tài sản và doanh nghiệp cónghĩa vụ thanh toán tiền thuê cho ngân hàng theo hợp đồng đã ký giữa 2 bên

Ưu điểm của cho thuê tài chính là doanh nghiệp được chủ động lựa chọn tài sản(máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển…) đáp ứng được mục đích sử dụng củamình với mức chi phí phù hợp nhất nhờ được thanh toán dần tiền thuê theo năng lựctrả nợ Ngoài ra, tỷ lệ cho thuê tài chính có thể lên đến 90% tổng giá trị tài sản

Đây là dịch vụ dành cho khách hàng là tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tếhoạt động kinh doanh tại Việt nam có nhu cầu thuê và trực tiếp sử dụng tài sản thuê.Nếu doanh nghiệp của bạn là một trong số đó, đừng bỏ qua kênh tài trợ tiện ích này.Tại sao bạn phải đầu tư một số tiền lớn ngay một lúc cho một tài sản khi mà bạnhoàn toàn có thể sử dụng tài sản đó với mức giá rẻ hơn rất nhiều?

+Kinh doanh chứng khoán

Kinh doanh chứng khoán là những dịch vụ do Ngân hàng kinh doanh chứngkhoán cung cấp cho khách hàng bao gồm: mua bán chứng khoán, bảo lãnh pháthành chứng khoán, quản lý tài sản, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán

+ Bảo lãnh

Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của tổ chức tín dụng (bên bảolãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chínhthay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện đúngnghĩa vụ đã cam kết với bên bảo lãnh Khách hàng phải nhận nợ và trả nợ cho tổchức tín dụng số tiền đã đựơc trả thay Như vậy bảo lãnh là dịch vụ có thu phí, sửdụng uy tín và khả năng tài chính của ngân hàng Trong những năm gần đây, nghiệp

vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh

Trang 16

+Tài trợ cho hoạt động của Chính Phủ

Do nhu cầu chi tiêu lớn và thường là cấp bách khi thu không đủ, Chính phủcác nước đều muốn tiếp cận các khoản vay của ngân hàng Ngày nay, Chính phủ

có quyền cấp giấy phép hoạt động và kiểm soát các ngân hàng Các ngân hàngđược thành lập với điều kiện phải cam kết thực hiện ở một mức độ nào đó cácchính sách của Chính phủ và tài trợ cho Chính phủ Các ngân hàng phải mua tráiphiếu của Chính phủ theo một tỷ lệ nhất định trên tổng lượng tiền gửi mà ngânhàng huy động được; hoặc phải cho vay với điều kiện ưu đãi đối với các doanhnghiệp của Chính phủ

+Quản lý ngân quỹ

Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền cho các doanh nghiệp để quản lý việcthu chi cho doanh nghiệp và tiến hành đầu tư phần thặng dư tiền mặt tạm thời vàocác chứng khoán sinh lợi và tín dụng ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt

để thanh toán

+Quản lý tài sản có giá

Đây là việc lưu giữ vàng và các vật có giá khác cho khách hàng trong kho bảoquản Ngân hàng giữ tài sản của khách hàng và giao cho khách hàng tờ biên nhận

Do khả năng chi trả bất cứ lúc nào cho giấy biên nhận nên đã có thời gian giấy biênnhận kiểu này được sử dụng như tiền dùng để thanh toán các khoản nợ trong phạm

vi ảnh hưởng của ngân hàng phát hành Lợi ích của việc sử dụng phương tiện thanhtoán bằng giấy thay cho bằng kim loại đã khuyến khích khách hàng gửi tiền vàongân hàng để đổi lấy giấy chứng nhận ngân hàng Ngày nay, vật có giá được táchkhỏi tiền gửi và ngân hàng thu được phí bảo quản

1.1.1.3.Vốn kinh doanh của NHTM

a Khái niệm VKD của NHTM.

Vốn của NHTM là toàn bộ giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động được dùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác

Thực chất, vốn của Ngân hàng là một bộ phận của thu nhạp quốc dân tạm thờinhàn rỗi trong quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dụng, người chủ sở hữu của

Trang 17

chúng gửi vào Ngân hàng với mục đích thanh toán, tiết kiệm hay đầu tư Nói cáchkhác, họ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn cho Ngân hàng để Ngân hàng trả lạicho họ một khoản thu nhập.

Như vậy, Ngân hàng đã thực hiện vai trò tập trung vốn và phân phối lại vốndưới hình thức tiền tệ, làm tăng nhanh quá trình luân chuyển vốn, kích thích mọihoạt động kinh tế phát triển Đồng thời, chính các hoạt động đó lại quyết định sựtồn tại và phát triển hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

b Thành phần của vốn kinh doanh.

Nguồn vốn kinh doanh của NHTM bao gồm:

Nguồn vốn tự có (Vốn chủ sở hữu)

Nguồn vốn tự có của NHTM là giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập được thuộc

sở hữu của ngân hàng Vốn này chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số vốn kinh doanhcủa ngân hàng, song là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng Dotính chất thường xuyên ổn định của vốn tự có, NHTM có thể chủ động sử dụng vàocác mục đích khác nhau như dưới hình thức chi quản lý, đầu tư trang thiết bị phục

vụ cho bản thân ngân hàng hoặc cho vay, hoặc tham gia vào đầu tư góp vốn liêndoanh Mặt khác, với chức năng bảo vệ, vốn tự có được coi như tài sản đảm bảolòng tin đối với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp cần thiết.Vốn tự có còn là một trong những điều kiện quan trọng quyết định đến khả nănghuy động vốn của ngân hàng Bao gồm:

Vốn pháp định : là vốn tối thiểu phải có khi thành lập ngân hàng và do pháp

luật quy định

Vốn điều lệ: là vốn do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt

động của ngân hàng Vốn điều lệ được quy định tối thiểu phải bằng vốn pháp định

Nó có thể do Nhà nước cấp đối với NHTM quốc doanh, có thể là vốn đóng góp củacác cổ đông đối với NHTM cổ phần dưới hình thức mua cổ phiếu có thể là sự gópvốn từ các ngân hàng trong nước và ngoài nước đối với ngân hàng liên doanh, cònđối với các ngân hàng tư nhân đó là vốn sở hữu riêng của doanh nghiệp và đượchình thành sau một quá trình tập trung tích tụ vốn

Trang 18

Vốn điều lệ được sử dụng vào việc :

Mua sắm tài sản, trang thiết bị ban đầu cần thiết cho hoạt động ngân hàng

Phát triển kỹ thuật ngân hàng

Hùn vốn và liên doanh

Kinh doanh tín dụng và cho các dịch vụ khác của ngân hàng

Không được sử dụng vốn điều lệ chia cho các cổ đông hay trích lập quỹ khenthưởng, quỹ phúc lợi dưới bất kỳ hình thức nào

Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: là nguồn vốn tự có được tăng

lên theo thời gian bởi các nguồn bổ sung Trong quá trình hoạt động, ngân hàng giatăng vốn của chủ theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể,bao gồm:

Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không, chủ ngân

hàng có xu hướng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròngthành vốn đầu tư Tỷ lệ tcíh luỹ tuỳ thuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về tích luỹ

và tiêu dùng Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích luỹ từ lợinhuận sẽ cao so với vốn của chủ hình thành ban đầu

Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm…để mở rộngquy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ững yêu cầu gia tăngvốn của chủ do Ngân hàng Nhà nước quy định…Đặc điểm của hình thức huy độngnày là không thường xuyên, song giúp cho Ngân hàng có được lượng vốn sở hữulớn vào lúc cần thiết

Các quỹ: Ngân hàng có nhiều quỹ Mỗi quỹ có mục đích riêng Trước tiên là

quỹ dự phòng tổn thất Quỹ này được lập hàng năm và được tích luỹ lại nhằm bùđắp những tổn thất xảy ra Quỹ bảo toàn vốn nhằm bù đắp hao mòn của vỗn dườitác động của lạm phát Quỹ thặng dư là phần đánh giá lại tàI sản của ngân hàng vàchênh lệch giữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới Tuỳ theoquy định cụ thể của tong nước, các ngân hàng còn có thể có quỹ phúc lợi, quỹ khenthưởng, quỹ giám đốc….Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: có mục đích tăng cường

Trang 19

vốn tự có ban đầu Quỹ dự trữ đặc biệt: để dự phòng rủi ro trong quá trình hoạtđộng của ngân hàng nhằm bảo toàn vốn điều lệ

Ngoài ra còn có các quỹ đặc biệt như: quỹ dự trữ phát triển kỹ thuật nghiệp vụngân hàng, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ khấu hao tài sản cố định

Các quỹ của ngân hàng thuộc sở hữu của chủ ngân hàng Nguồn hình thànhcác quỹ này là từ thu nhập của Ngân hàng Tuy nhiên khả năng sử dụng các quỹ nàyvào hoạt động kinh doanh còn tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng từng quỹ

Nguồn vốn huy động

Vốn huy động của NHTM là vốn mà ngân hàng huy động được từ các tổ chứckinh tế, các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tíndụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác Nó thường chiếm tỷ trọng lớntrong nguồn vốn của NHTM Thực chất, đây là tài sản thuộc các chủ sở hữu khácnhau mà NHTM có quyền sử dụng và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫnlãi NHTM không có quyền sở hữu vốn huy động mà chỉ được quyền kinh doanhquyền sử dụng nó thông qua chức năng trung chuyển vốn từ người cho vay đếnngười đi vay

Do chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của NHTM nên vai trò của nó rất quantrọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tuy nhiên do vốn huy động luônluôn biến động nên theo quy định NHTM không được sử dụng hết số vốn đó vàokinh doanh mà phải dự trữ một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán cho ngânhàng nói riêng và cho an toàn trong toàn hệ thống ngân hàng nói chung Bao gồm:

- Tiền gửi không kỳ hạn

Tiền gửi không kỳ hạn là các khoản tiền mà người gửi có thể rút ra sử dụngbất cứ lúc nào tại ngân hàng, hay nói cách khác đi là những khoản tiền gửi với thờigian không xác định

Tiền gửi không kỳ hạn hay còn gọi là tiền gửi thanh toán bằng Séc là loại hình

có tính chuyển đổi thành tiền mặt nhanh nhất Khả năng tiện lợi của tiền gửi không

kỳ hạn phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và tổ chức hoạt động của ngân hàng đã huyđộng và sử dụng nó

Trang 20

Tổng tiền gửi không kỳ hạn trong toàn bộ ngân hàng trung gian cùng với tổngtiền mặt trong tay nhân dân chính là tổng cung tiền (M1) tronh nền kinh tế

Tuy nhiên lãi suất đối với loại này rất thấp, thậm chí bị cấm trả lãi (thời kỳtrước thập niên 70 của thế kỷ 20 Nguên nhân chính là để hạn chế việc các NHTMdùng tiền gửi không kỳ hạn cho vay vào những thương vụ có thời hạn cố định Cácngân hàng trung ương cho rằng nếu trả lãi đối với loại tiền này, sự cạnh tranhđể thuhút tiền gửi giữa các ngân hàng sx dẫn đến viẹc lãi suất được trả sẽ lên cao Khi đó

để tìm cách bù đắp số tiền lãi cao phải trả đó mà vẫn có lợi nhuận ngân hàng sẽ sửdụng loaị tiền gửi này để cho vay trên thị trườngvới những thời gian nhất định(1tháng, 3 tháng, 6 tháng ) Điều này vô cùng nguy hiểm vì nếu có nhiều người gửitiền cùng lúc viết séc rút tiền trong khi tiền của hộ bị ngân hàng cho vay mất chưađến hạn thu hồi Tình trạng thiếu tiền để thanh toán và mất khả năng trả nợ sẽ rất dễxảy ra và lan truyền rất nhanh lúc này dự trữ có ý nghĩa rất quan trọng

Mặc dù vậy, trong những năm 80 và 90 các khoản tiền gửi không kỳ hạn vẫnchiếm 25% tài sản nợ của các ngân hàng Điển hình là ở các nước phát triển, nơi cócác NHTM mà các chi nhánh của nó trải rộng ở nhiều nơi, khi đó Séc do chúng taviết sẽ có hiệu lực thanh toán và được chấp hành nhanh chẳng kép gì tiền mặt, hơnthế nó còn tiện lợi hơn tiền mặt ở chỗ an toàn, gọn nhẹ khi thanh toán bằng các tờséc thay cho đống giấy bạc cồng kềnh mà chỉ riêng việc đếm thôi cũng đã mất nhiềuthời gian

- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội:

Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi mà khách hàng gửi vào và rút ra theo định kỳ, làloại tiền gửi có sự thoả thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng về thời gian rúttiền Đối với loại tiền gửi này, người gửi sẽ không được rút ra trước hạn định, hoặcnếu vì lý do đặc biệt phải rút ra trước hạn định thì ngân hàng sẽ có một trong 3 cách

xử lý sau: 1 Từ chối Họ đã từng làm trước đây để tránh gây thiệt hại cho mình Tuynhiên hiện nay NHTM thường áp dụng hai cách mềm dẻo hơn là: 2 Yêu cầu ngườirút tiền phải báo trước ít nhất một khoảng thời gian nào đó về ý định rút tiền; 3 Vớinhững yêu cầu rút tiền đột xuất như vậy, khoản lãi mà ngân hàng trả cho tiền gửi

Trang 21

của khách hàng sẽ giảm xuống do người rút tiền phải chịu lãi suất phạt vì đã làmảnh hưởng đến kế hoạch của ngân hàng.

Về cơ bản các khoản tiền gửi có kỳ hạn không được sử dụng để tiến hànhthanh toán như các khoản chi trả bằng vốn trên tài khoản vãng lai bởi lẽ đại bộ phậnnguồn tiền gửi này có nguồn gốc từ tích lũy và xét về bản chất chúng được ký thácvới mục đích hưởng lãi

Do khoản tiền gửi có kỳ hạn có thời gian xác định nên ngây hàng có thể yêntâm cho vay theo kế hoạch vạch ra mà không phải lo bị khó khăn trong thanh toánnhư tiền gửi không kỳ hạn Do đó lãi suất của loại tiền gửi này cao hơn nhiều so vớitiền gửi không kỳ hạn

- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư:

Tiền gửi tiết kiện là các khoản tiền gửi của khách hàng mà có thể gửi vào vàrút ra bất cứ lúc nào theo sự thỏa thuận trên phiếu gửi trên TK và ngân hàng phảiđáp ứng nhu cầu đó

Xét về bản chất, đây là một phần thu nhập của cá nhân chưa sử dụng cho tiêudùng (tiền nhàn rỗi) Họ gửi vào Ngân hàng với mục đích tích lũy tiền một cách antoàn và hưởng một phần lãi từ số tiền đó Nó phân biệt với số tiền gửi không kỳ hạn

ở chỗ mục đích của tiền gửi không kỳ hạn là làm phương tiện thanh toán bằng cáchphát hành các tờ séc và khác với loại tiền gửi có kỳ hạn ở chỗ là nó có thể gửi vào

và rút ra bất cứ lúc nào và ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu đó Trên thực tế trongnền kinh tế thị trường, tiền gửi tiết kiệm được phát triển dưới hai loại hình sau:+ Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn là khoản tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào songkhông được sử dụng các công cụ thanh toán để chi trả cho người khác

Loại tiền gửi này còn gọi là tiền gửi tiết kiệm được thông báo hàng tháng,nhưng người gửi tiền mặt vào tài khoản này sẽ nhận được một báo cáo chi tiết vềtình hình phát sinh của giá trị tài sản trong tài khoản của mình: những số tiền đã rút,hay gửi thêm vào (nếu có), lãi suất phát sinh trong tháng, tồn khoản nào cuối kỳngười gửi có thể rút tiền hoặc gửi thêm vào bằng bưu điện

Trang 22

+ Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là các khoản tiền gửi tài khoản có sự thỏa thuận

về thời hạn gửi và rút tiền, có mức lãi suất cao hơn so với tiền gửi tiết kiệm không

kỳ hạn

- Các nguồn vốn huy động khác.

Bên cạnh việc nhận tiền gửi, NHTM còn huy động vốn bằng cách phát hànhcác chứng từ có giá đó là chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu Trong đó chứng chỉ tiềngửi là phiếu nợ ngắn hạn với mệnh giá quy định; Trái phiếu là loại phiếu nợ trung

và dài hạn Hai loại phiếu nợ trên được NHTM phát hành từng đợt, tùy theo mụcđích phát hành và phải có sự chấp thuận của Ngân hàng Trung ương hoặc Hội đồngchứng khoán Quốc gia Thường thì đối với nghiệp vụ này, NHTM phải trả lãi suấtcao hơn so với lãi suất tiền gửi huy động do đó NHTM chỉ tiến hành nghiệp vụ nàykhi thiếu vốn mà vốn tự có và vốn tiền gửi huy động không đủ Sau một thời giannhất định, khi đã huy động đủ vốn theo dự kiến, NHTM sẽ ngừng hoạt động củanghiệp vụ này

Ngoài ra, nhằm mục đích nhờ thanh tóan hộ và một số mục đích khác, ngânhàng thương mại có thể gửi tiền tại ngân hàng khác Tuy nhiên, qui mô nguồn nàythường không lớn

Kết luận: Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn

của NHTM và giữ vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh củaNHTM Tuy nhiên việc huy động loại vốn này đòi hỏi các ngân hàng phải tuân thủnhững quy định về mức huy động vốn của mỗi nước Ở nước ta theo luật định thìvốn huy động tối đa chỉ bằng 20 lần vốn tự có và bắt buộc NHTM phải dự trữ tạiNgân hàng Trung ương một tỷ lệ nhất định để đảm bảo an toàn tiền gửi cho kháchhàng Sử dụng tốt vốn huy động cũng chính là tạo ra uy tín ngày càng cao cho Ngânhàng và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của Ngân hàng

Nguồn vốn đi vay

Nguồn vốn đi vay bao gồm vay của Ngân hàng Nhà nước, vay ngân hàngnước ngoài vay các tổ chức tín dụng, vay trên thị trường qua phát hành chứng thưtiền gửi, hoặc vay trên thị trường liên ngân hàng, vay nước ngoài

Trang 23

Thường thì NHTM đi vay vốn để bổ sung vào vốn hoạt động của mình khi đã

sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫn thiếu vốn đối với loại vốn này, NHTM phải cótrách nhiệm sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả kinh tế, đem lại lợi nhuận và hoàntrả đúng hạn cả vốn lẫn lãi

- Vay NHNN (Vay Ngân hàng Trung ương)

Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngânhàng thương mại Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắt buộc, dự trữthanh toán), ngân hàng thương mại thường vay ngân hàng Nhà nước Hình thức chovay chủ yếu của Ngân hàng Nhà nước là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn) Cácthương phiếu đã được các ngân hàng thương mại chiết khấu (hoặc tái chiết khấu)trở thành tài sản của họ Khi cần thiết ngân hàng mang những thương phiếu này lêntái chiết khấu tại ngân hàng Nhà nước Nghiệp vụ này làm thương phiếu của ngânhàng thương mại giảm đi và dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gưỉ tại ngân hàng Nhà nước)tăng lên Ngân hàng Nhà nước điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ; ngânhàng thương mại phải thực hiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định.Thông thường Ngân hàng Nhà nước chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu cóchất lượng (thới gian đáo hạn ngắn, khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêucủa ngân hàng Nhà nước trong từng thời kỳ Trong điều kiệnc chưa có thươngphiếu, ngân hàng Nhà nước cho ngân hàng thương mại vay dưới hình thức tái cấpvốn theo hạn mức tín dụng nhất định

- Vay các tổ chức tín dụng khác

Đây là nguồn các ngân hàng vay mượn lẫn nhau và vay của các tổ chức tíndụng khác trên thị trường liên ngân hàng Các ngân hàng đang có dự trữ vượt yêucầu do có kết dư gia tăng bất ngờ về các khoản tiền huy động hoặc giảm cho vay sẽ

có thể sẵn lòng cho các ngân hàng khác vay để tìm kiếm lãi suất cao hơn Ngượclại, các ngân hàng đang thiếu hụt dự trữ có nhu cầu vay mượn tức thời để đảm bảothanh khoản Như vậy, nguồn vay mượn từ các ngân hàng khác là để đáp ứng nhucầu dự trữ và chi trả cấp bách, trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế chonguồn vay mượn từ ngân hàng Nhà nước Quá trình vay mượn này rất đơn giản

Trang 24

Ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngânhàng đại lý (hoặc ngân hàng Nhà nước) Khoản vay có thể không cần đảm bảo,hoặc được đảm bảo bằng các chững khoán của kho bạc Kết quả là dự trữ của ngânhàng cho vay giảm đi và của ngân hàng đi vay tăng lên.

- Vay trên thị trường vốn

Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mượn bằng cáchphát hành các giấy nợ (kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn Rất nhiềungân hàng thương mại thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn, dẫn đến không đápứng được nhu cầu cho vay trung, dài hạn Do vậy, các khoản vay trung và dài hạnnhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu đầu tư và cho vay trung, dàihạn Thông thường đây là khoản cho vay không có bảo đảm Những ngân hàng có

uy tín hoặc trả lãi suất cao sẽ vay mượn được nhiều hơn Các ngân hàng nhỏ thườngkhó vay mượn trực tiếp bằng cách này; họ thường phải vay thông qua các ngânhàng đại lỹ hoặc được bảo lãnh của Ngân hàng đầu tư Khả năng vay mượn còn phụthuộc vào trình độ phát triển của thị trường tài chính, tạo khả năng chuyển đổi chocác công cụ nợ dài hạn của ngân hàng Nghiệp vụ vay mượn tương đối phức tạp.Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ thị trường để quyết định quy mô, mệnh giá, lãi suất

và thời hạn vay mượn thích hợp Các vẫn đề chuyển nhượng, điều chỉnh lãi suất,bảo quản hộ…cũng được các ngân hàng quan tâm

Vốn tiếp nhận

Bao gồm vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển vốn ủy thác đầu tư, để cho vay theocác chương trình, dự án xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước hoặc trợ giúp chođầu tư phát triển những chương trình dự án có mục tiêu riêng Tuy nhiên để có thểnhận được nguồn vốn này đòi hỏi NHTM phải có những điều kiện nhất định, đảmbảo cho hiệu quả quá trình tiếp nhận và sử dụng nó

Trang 25

hàng Ví dụ, Ngân hàng Nộng nghiệp và phát triển nông thôn cho vay uỷ thác hộcho Nhà nước đối với một số dự án trồng rừng với nguồn ngân sách hoặc nguồnODA Theo hợp đồng giữa các bên, các nguồn vốn trên được chuyển về ngân hàngNông nghiệp và phát triển nông thôn, để từ đó chuyển tải đến địa điểm đã được xácđịnh trước Cùng với sự phát triển của các mối quan hệ đa phương, rất nhiều các tổchức kinh tế xã hội có cùng mục tiêu phát triển như của ngân hàng, có nguồn tàichính, đã sử dụng mạng lưới ngân hàng như các kênh dẫn vốn tới các mục tiêu Kếtquả là hình thành nguồn uỷ thác, làm gia tăng nguồn vốn của Ngân hàng.

Bên cạnh đó, trong quá trình làm trung gian thanh toán NHTM tạo ra vốntrong thanh toán gồm vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản séc thanh toán

và các khoản tài sản phong tỏa khi chấp nhận các hối phiếu thương mại

Còn thông qua nghiệp vụ đại lý, NHTM cũng tạo ra một lượng vốn đáng kể,

và sử dụng tạm thời các khoản đó để hoạt động kinh doanh Cuối cùng, đó là cáckhoản như thuế chưa nộp, lương chưa trả…

Kết luận: Như vậy vốn chính là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh

doanh, là nhân tố quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác củangân hàng Bên cạnh đó, vốn còn quyết định năng lực thanh toán, năng lực cạnhtranh và đảm bảo uy tín của NHTM

c Vai trò của vốn kinh doanh đối với NHTM

Thứ nhất, Vai trò huy động vốn đứng trên góc độ ngân hàng thương mại: Huy

động vốn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại Huy động vốn tốt là tiền

đề thúc đẩy ngân hàng thương mại phát triển được các sản phẩm, dịch vụ khác.Hoạt động này còn giúp ngân hàng gia tăng thu nhập, cải tiến cơ cấu thu nhập củangânhàng thương mại Vì hiện nay 90% thu nhập của ngân hàng thương mại là từhoạt độngtín dụng, là rủi ro cao đối với ngân hàng thương mại

Thứ hai, Vai trò huy động vốn đứng trên góc độ khách hàng: Nghiệp vụ HĐV của

ngân hàng giúp khách hàng tiết kiệm Khách hàng có thể lựa chọn được hình thức tiềngửi phù hợp Khách hàng có thể tăng nhu nhập qua việc trả lãi của Ngân hàng Họ cònđược tiện ích trong thanh toán, an toàn tài sản, an toàn thanh toán, tốc độ thanh toánnhanh hơn Ngoài ra họ còn có thể được bảo hiểm sốtiền gửi của mình

Trang 26

Thứ ba, Vai trò huy động vốn đối với nền kinh tế: Với nghiệp vụ huy động

vốn có thể điều tiết lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế, giúp ổn định thịtrường tiền tệ, kiểm soát được lạm phát Huy động vốn giúp tăng vốn để phát triểnnền kinh tế, giúp phát triển thị trường tài chính, ví dụ như kỳ phiếu, trái phiếu trởthành hàng hóa trên thị trường chứng khoán

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh cũngphải có vốn - vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất Đối với ngânhàng cũng vậy, vì bản chất của hoạt động ngân hàng là huy động vốn nhàn rỗi trongnền kinh tế để cho vay nên hoạt động huy động vốn có vai trò quan trọng trong hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng Không có hoạt động huy động vốn xem như không

có hoạt động của ngân hàng thương mại

1.1.2.Các nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

1.1.2.1 Nghiệp vụ huy động tiền gửi của NHTM

-Trên tài khoản tiền gửi của các pháp nhân và thể nhân gồm:

+Tiền gửi thanh toán

Đối tượng khách hàng và tình huống sử dụng

Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở chokhách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán Tài khoản này mở cho cácđối tượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toán qua NH

Để thực hiện nghiệp vụ thanh toán này, đòi hỏi khách hàng phải mở tài khoảntiền gửi thanh toán ở NH Số dư có trên tài khoản thanh toán của khách hàng có thểhình thành từ hai nguồn: (1) do khách hàng nộp tiền mặt vào (2) do khách hàngnhận tiền chuyển khoản từ các đơn vị khác Số dư này nhằm duy trì khâ năng thanhtoán và chi trả của khách hàng ở bất cứ thời điểm nào

Tuy nhiên không phải lúc nào khách hàng cũng sử dụng số dư này, do vậy số

dư này nhàn rỗi tạm thời cho đến khi được huy động vào thanh toán Những lúc tạmthời nhàn rỗi này, số dư tài khoản thanh toán trở thành nguồn vốn của NH Do đó

NH có thể sử dụng cho hoạt động của mình Mặt khác, tài khoản tiền gửi là loại tàikhoản không kỳ hạn, khách hàng có thể rút bất cứ lúc nào mà không cần bào trước

Trang 27

cho NH nên NH rất khó có kế hoạch việc sử dụng nguồn tiền gửi này Do đó đối vớiloại tiền gửi này NH trả lãi suất rất thấp, thậm chi không trả lãi suất cho kháchhàng Do không được trả lãi cao, nên khách hàng không duy trì số dư tài khoảnnhiều, chỉ đủ chi trả cho nhu cầu hàng ngày Mặc dù số dư không lớn nhưng với sốtài khoản lớn nên tổng số vốn huy động qua tiền gửi thanh toán của tất cả các kháchhàng trở nên đáng kể

Thủ tục mở tài khoản

Hiện nay các NHTM đều khuyến khích và tào điều kiện thuận lợi cho kháchhàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NH Để mở tài khoản thanh toán tại NHkhách hàng cần làm thủ tục như sau :

Đối với khách hàng cá nhân chỉ cần điền vão mấu giấy đề nghị mở tài khoản tiềngửi cá nhân, đăng ký chữ ký mẫu , xuất trình và nộp bản sao chứng minh nhân dân Đối với khách hàng là tổ chức, chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoảntiền gửi thanh toán, đăng ký chữ ký mẫu và mẫu con dấu của người đại diện Xuất trình

và nộp bản sao giấy chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, và các giấy tờ chứngminh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản

Đối với khách hàng là đồng chủ tài khoản cần điều kiện và nộp giấy đề nghị mởtài khoản đồng sở hữu, các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của ngườiđại diện cho tổ chức tham gia tài khoản đồng sở hữu, văn bản thỏa thuận quản lý và sửdụng tài khoản chung của các đồng chủ tài khoản

Tính lãi tiền gửi thanh toán

Tùy vào điều kiện của từng nước để tính lãi tiền gửi thanh toán

Thông thường ở các nước phát triển không có lãi tiền gửi thanh toán do mụcđích chính của việc gửi tiền là dùng để thanh toán chứ không phải dùng để sinh lời

Ở Việt Nam lãi suất của tiền gửi thanh toán vẫn có nhưng rất thấp, khoảng

từ 0,2 – 0,5%/ 1 tháng

+ Tiền gửi chuyên dùng

Sản phẩm tiền gửi vốn chuyên dùng dành riêng cho từng nhóm khách hàng cánhân và tổ chức, cụ thể:

Trang 28

Sản phẩm “Đầu tư trực tiếp chuyên dùng”, đáp ứng nhu cầu cho các doanhnghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hoặc bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp táckinh doanh mở tài khoản để thực hiện các giao dịch nhận và chuyển vốn của Nhàđầu tư nước ngoài vào/ra khỏi Việt Nam theo hình thức đầu tư trực tiếp Sản phẩmnày chỉ áp dụng đối với các loại ngoại tệ thông dụng mà SCB đang niêm yết, như:USD, EUR, AUD.

Tài khoản “Góp vốn cổ phần chuyển dùng”, đáp ứng nhu cầu cho các nhà đầu

tư nước ngoài mở tài khoản để góp vốn, mua cổ phần trong các doanh nghiệp ViệtNam theo hình thức đầu tư gián tiếp Loại tiền áp dụng của tài khoản này là VND.Tài khoản “Quản lý dự án chuyên dùng”, đáp ứng nhu cầu quản lý dòng tiềnnhằm phục vụ cho một mục đích nhất định của khách hàng tổ chức (Ban Quản lý

Dự án) và các đối tác của khách hàng tổ chức (Nhà thầu) Loại tiền áp dụng: của tàikhoản này là VND

Khách hàng tham gia các sản phẩm tiền gửi vốn chuyên dùng nêu trên sẽ đượchưởng mức lãi suất cạnh tranh trên thị trường, được sử dụng nhiều dịch vụ tiện íchtại Ngân hàng, thủ tục thực hiện giao dịch đơn giản và nhanh chóng

-Tiền gửi tiết kiệm

Tiết kiệm không kỳ hạn

Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không ký hạn được thiết kế dành cho đối tượngkhách hàng cá nhân hoặc tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi NH vì mụctiên an toàn và sinh lời nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trongtương lai Đối với khách hàng khi lực chọn hình thức gửi tiền này thì mục tiêu antoàn và tiện lợi quan trong hơn mục tiêu sinh lời Đối với NH, vì loại tiền gửi này

NH muốn rút ra bất cứ lúc nào cũng được nên NH phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả

và khó lên kế hoạch sử dụng tiền gửi để cấp tín dung Do đó lãi suất của loại tiềngửi này là rất thấp

Thủ tục mở sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn rất đơn giản Chỉ cần kháchhđến bất cứ chi nhánh nào của NH điền vào mẫu giấy đề nghị gửi tiết kiệm không

kỳ hạn có kèm theo chứng minh nhân dân và chữ ký mẫu Nhân viên sẽ hoàn tất thủtục nhận tiền và cấp sổ tiền gửi ngay cho khách hàng

Trang 29

Với sổ tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể gửi tiền và rút tiền ra bất cứlúc nào trong giờ giao dịch, Tuy nhiên , khác với hình thức tài khoản tiền gửi thanhtoán mối lần giao dịch khách hàng phải xuất trình sổ tiền gửi và chỉ có thể thựchiện giao dịch ngân quỹ như là gửi tiền và rút tiền chứ không thể thực hiện đượccác giao dịch thanh toán.

Mặc dù số dư tài khoản tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng thườngkhông lớn do lãi suất thấp nhưng nếu NH thu hút được số lượng khách hàng khálớn thì tổng khối lượng vốn huy động qua hình thức tiền gửi này có thể trở nênlớn đáng kể

Tiết kiệm định kỳ

Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết

kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn,sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai

Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn cóthu nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng tháng hoặc hàngquý Mục tiêu quan trọng khi gửi tiền loại này là lợi tức có được theo định kỳ Dovậy lãi suất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng khách hàng này Dĩnhiên lãi suất trả cho tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn không kỳ hạn Ngoài ramức lãi suất còn thay đổi tùy theo loại kỳ hạn gửi , tùy theo loại đồng tiền gửi tiếtkiệm và tùy theo uy tín và rủi ro của NH nhận tiền gửi

Về thủ tục mở sổ, theo dõi hoạt động và tính lãi suất như tiền gửi tiết kiệmkhông kỳ hạn Nhưn khác nhau ở chỗ khách hàng chỉ được rút tiền gửi theo đúng kỳhạn, không được phép rút trước thời hạn Tuy nhiên để khuyến khích và thu hútkhách hàng gửi tiền đôi khi NH cho phép khách hàng được rút trước kỳ hạn nếu cónhu cầu, nhưng khi đó khách hàng bị mất tiền gửi hoặc chỉ được trả lãi suất không

kỳ hạn

Tiền gửi có kỳ hạn có thể được chia làm nhiều loại Căn cứ vào thời hạn có thểchia thành kỳ hạn 1, 2, 3, … 12, 13 hoặc lâu hơn đến 36 tháng Căn cứ vào phươngthức trả lãi có thể chia thành:

Trang 30

Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi đầu kỳ.

Tiền gửi kỳ hạn lĩnh lãi cuối lỳ

Tiền gửi lỳ hạn lĩnh lãi định kỳ

Với việc phân chia tiền gửi kỳ hạn thành nhiều loại khác nhau làm cho sảnphẩm tiền gửi của NH trở nên đa dạng và phong phú có thể đáp ứng được nhu cầugửi tiền đa dạng của khách hàng

Các loại tiết kiệm khác

Ngoài hai loại gửi tiết kiệm chính là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm định

kỳ, hầu hết các NHTM đều thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệmtiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang… với nét đặc trưng riêng nhằmlàm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu khách hàng và tạo rarào cản dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh

1.1.2.2 Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành các loại giấy tờ có giá

Trong NHTM, việc huy động vốn thường giao cho phòng nguồn vốn, trong đó

có thể chia ra thành hai bộ phận: Huy động vốn ngắn hạn và huy động vốn dài hạn

Huy động vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá

- Xác định khách hàng tiềm năng

Huy động vốn qua các loại giấy tờ có giá có nghĩa là nhân viên NH thay mặt

NH bán các loại giấy tờ có giá cho khách hàng Điều này đòi hỏi bạn nhân viên phảibiết cách xác định các khách hàng tiềm năng là ai? Hay ai sẽ là người có thể muasản phẩn của mình

Xác định khách hàng tiềm năng là xác định xem ai có khả năng và nhu cầumua các loại giấy tờ có giá do NH phát hành Khách hàng tiềm năng trong trườnghợp này là các nhà đầu tư ngắn hạn., nhứng người có tiền tệ tạm thời nhàn rỗi cầnđầu tư sinh lợi,nhưng phải đảm bảo mục tiêu thanh khoản Các nhà đầu tư ngắn hạn

có thể được nhìn dưới hai dạng:

+ Các nhà đầu tư tổ chức bao gồ các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm, cácloại quỹ và các tổ chức khác

Trang 31

+ Các nhà đầu tư cá nhân như các ca sỹ, cầu thủ bóng đá, người nghỉ hưu,nhân viên làm việc hưởng lương….vừa nhận được thu nhập nhưng tạm thời chưa sửdụng đến.

Các khoản thu nhập của họ tạm thời nhàn rỗi cho đến khi được sử dụng, dovậy họ có nhu cầu đầu tư ngắn hạn Đây là một dạng khách hàng tiềm năng

- Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn

Để huy động vốn ngắn hạn, các tổ chức tín dụng có thể phát hành giấy tờ cógiá ngắn hạn Giấy tờ có giá ngắn hạn là giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng,bao gồm kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, tín phiếu và các giấy tờ có giá ngắnhạn khác Muốn phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn, NHTM phải lập hồ sơ đề nghịphát hành Nội dung đề nghị phát hành bao gồm:

+ Đề nghị phát hành giấy tờ có giá trong năm tài chính

+ Kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong đó nêu rõ mục đích pháthành, phương án sử dụng, tổng số giấy tờ có giá ngắn hạn năm tài chín, tổng mệnhgiá phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm tài chính, số đợt và thời điểm dựkiến phát hành, tên gọi giấy tờ có giá và đồng tiền phát hành

+ Các báo cáo tài chính của hai năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm đềnghị phát hành

+ Kế hoạch kinh doanh trong năm tài chính

+ Điều lệ và giấy phép hoạt động ( đối với NH tổ chức phát hành lần đầu)+ Các thay đổi về bộ máy tổ chức và các thay đổi khác nếu có

- Thông báo phát hành giấy tờ có giá

Sau khi được xem xét và phê duyệt đề nghị phát hành, NHTM sẽ ra thông báophát hành Nội dung thông báo phát hành gồm:

Trang 32

+ Ngày đến hạn thanh toán.

+ Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm và địa điểm trả lãi

+ Phương thức hoàn trả và địa điểm trả tiền gốc của giấy tờ có giá

Thông báo phát hành được công bố rộng rãi ra côgn chúng thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, phát thanh, báo chí Việcthông báo phát hành giấy tờ có giá đến công chúng một mặt là do tính chất pháp líđối với đợt phát hành, mặt khác là điều cần thiết để đưa thông tin về đợt phát hànhđến với khách hàng tiềm năng

- Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn và huy dộng tiền gửi ngắn hạn

Như đã biết NHTM có thể huy động vốn ngắn hạn thông qua tài khoản tiềngửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm Tại sao phải huy động vốn ngắn hạn thông quacác loại giấy tờ có giá? Điều này trước hết xuất phát từ nhu cầu đầu tư ngắn hạn củacác nhà đầu tư khác nhau nên cần có nhiều hình thức khác nhau để thu hút Tiếp đến

là do tập quán và trình độ phát triển của thị trường vốn ngắn hạn cụ thể như:

+ Huy động tiền gửi tiết kiệm thích hợp ở những nước có thị trường tiền tệchưa phát triển

+ Ở nhứng nước có thị trường tiền tệ phát triển , giấy tờ có giá có tính thanhkhoản cao hơn tiền gửi tiết kiệm, trong khi ở những nước thị trường kém phát triểnthì ngược lại

Ở Việt Nam từ trước đến nay tất cả các NHTM đều huy động vốn ngắn hạnthông qua hình thức tiền gửi và tiết kiệm, chỉ có vài NH như Vietcombank có huyđộng vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá Điều này là thói quen của

cả hai phía, NH và khách hàng, thích hình thức huy động vốn truyền thống hơn làphát triển các hình thức huy động vốn mới Mặt khác do thị trường tiền tệ Việt Namkém phát triển nên việc huy động vốn thông qua giấy tờ có giá thường có chi phícao hơn là huy động tiền gửi Nhà đầu tư dễ chấp nhận gửi tiền với lãi suất thấp hơn

là mua chứng chỉ tiền gửi hay kì phiếu vì họ kỳ vọng tiền gửi có tính thanh khoảncao hơn và có mức độ an toàn hơn là các loại giấy tờ có giá

Trang 33

- Huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành kỳ phiếu

Kỳ phiếu là một loại giấy tờ có giá do NH phát hành để huy động vốn ngắnhạn, trong đó NH sẽ cam kết trả lãi được hưởng và vốn gốc cho nhà đầu tư khi kỳphiếu đến hạn Thời gian qua VietcomBank đã có và thường xuyên phát hành kỳphiếu để huy động vốn ngắn hạn

- Huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi.

Ngoài kỳ phiếu, các NHTM còn phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốnngắn hạn Ở Việt Nam thời gian qua, các NHTM cổ phần ít khi huy động vốn ngắnhạn này Trong khi đó các NHNN thì sử dụng thường xuyên hơn

Cách tính lãi đối với giấy tờ có giá

Giấy tờ có giá ngắn hạn có nhiều loại khác nhau, nhưng cách tính lãi tương tựnhau Do đó ở đây trình bày cách tính lãi cho kỳ phiếu như một ví dụ điển hình Khiphát hành kỳ phiếu cho khách hàng, NHTM cam kết trả gốc khi kỳ phiếu đến hạncòn cam kết trả lãi tính trên mệnh giá của kỳ phiếu NHTM có thể thỏa thuận vớikhách hàng sử dụng một trong các phương thức trả lãi sau đây:

+ Trả lãi sau: Theo phương thức này NHTM xác định và tả lãi kỳ phiếu mộtlần vào thời điểm đáo hạn hay thời điểm thanh toán kỳ phiếu

+ Trả lãi trước : Theo phương thức này NHTM xác định và trả một lần tại thờiđiểm phát hành Trong trường hợp này kỳ phiếu được bán ở giá chiết khấu tức làbán ở giá thấp hơn so với mệnh giá và lãi của kỳ phiếu chính là số tiền chênh lệchgiữa mệnh giá và giá bán kỳ phiếu

+ Trả lãi định kỳ: Theo phương thức này, NHTM xác định và trả lãi kỳphiếu theo từng định kỳ cho người sở hữu kỳ phiếu Định kỳ trả lãi thường ápdụng theo tháng

Huy động vốn trung và dài hạn qua phát hành giấy tờ có giá

Muốn huy động vốn trung và dài hạn các NHTM có thể phát hành trái hiếu và

cổ phiếu Trái phiếu do NH phát hành có thể được xem là một loại trái phiếu công

ty So với chính phủ, trái phiếu NH rủi ro hơn nên chi phí huy động vốn cao hơn sovới trái phiếu Chính Phủ hay trái phiếu khi bạc Ở Việt Nam thời gian qua, cac

Trang 34

NHTM quốc doanh đều có phát hành trái phiếu để huy động vốn dài hạn, trong khi

đó các NHTM cổ phần chủ yếu phát hành cổ phiếu để tăng vốn Tuy nhiên gần đâymột số NH đã bắt đầu chuyển sang phát hành trái phiếu, đặc biệt là trái phiếuchuyển đổi, đặc biệt là trá phiếu chuyển đổi để huy động vốn dài hạn

Muốn phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn dài hạn cần có những hiểubiết về các công việc sau:

- Xác định khách hàng tiềm năng

Là xác định xem ai là người có nhu cầu và khả năng mua các loại giấy tờ có

giá dài hạn do NH phát hành Khách hàng tiềm năng trong trường hợp này là cácnhà đầu tư dài hạn, những người có tiền tệ rỗi cần đầu tư sinh lợi trong thời giandài Với những nhà đầu tư này , họ tạm thời gác lại việc sử dụng tiền cho nhu cầutiêu dùng để đầu tư nhằm được tiêu dùng cao hơn trong tương lai Các nhà đầu tưnày nhìn chung có thể được chia làm hai nhóm:

+ Các nhà đầu tư tổ chức bao gồm các doanh nghiệp, các cong ty bảo hiểm,các loại quỹ đầu tư và các tổ chức kinh tế xã hội khác

+ Các nhà đầu tư cá nhân có thu nhập vượt quá nhu cầu chi tiêu, do đó có nhucầu tích lũy dài hạn

Để huy động vốn dài hạn, các NHTM cũng tiến hành lập đề nghị phát hànhtrình lên NHNN xem xét phê duyệt, sau đó thông bào phát hành rộng rãi trên cácphương tiện thông tin đại chúng Tất cả các thủ tục này được thực hiện tương tự nhưphát hành giấy tờ

- Huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu

Với nhu cầu dài hạn lên đến 10, 15, hay 20 năm, rõ ràng các NHTM không

thể phát hành các loại giấy tờ có giá ngắn hạn được Trong trường hợp này NH cóthể phát hành trái phiếu Trái phiếu NHTM có thể xem là một loại trái phiếu công

ty Nó là giấy chứng nhận nợ do các NHTM phát hành để huy động vốn dài hạn,theo đó các NH cam kết trả lãi và gốc cho các nhà đầu tư mua trái phiếu

Bằng việc phát hành trái phiếu bán cho nhà đầu tư, NHTM thu về được mộtkhối lượng nguồn vốn dài hạn dưới hình thức vay nợ Như vậy khi phát hành trái

Trang 35

phiếu , nguồn vốn hoạt động của NHTM tăng lên Tuy nhiên phát hành trái phiếukhông làm tăng vốn chủ sở hữu mà chỉ làm cho nợ dài hạn của NH tăng lên

- Huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi

Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà tổ chức phát hành bán cho các nhà đầu

tư, trong đó có thỏa thuận đến một thời điểm nào đó sau khi phát hành, các nhà đầu tư

có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu theo một tỷ lệ nào đó

Loại trái phiếu này được xem như là một dạng chứng khoán lai do vừa có tínhchất của chứng khoán nợ, đồng thời vừa có tính chất của một chứng khoán vốn Nóphổ biến ở các nước có thị trường tiền tệ phát triển nhưng chưa được phổ biến lắm

ở Việt Nam Tuy nhiên trong những năm gần đây một số NH đã bắt đầu phát hànhtrái phiếu chuyển đổi như NH ACB, Sài Gòn bank

- Huy động vốn dài hạn bằng việc phát hành cổ phiếu

Cổ phiếu nói chung là chứng nhận đầu tư vào công ty cổ phần Đây là nghiệp

vụ tăng vốn chủ sở hữu Các NHTM cổ phần cũng là một dạng công ty cổ phần, do

dó có thể phát hành cổ phiếu để huy động vốn Có nhiều cách phân loại cổ phiếuthành nhiều loại cổ phiếu khác nhau Nhưng có hai cách phân loại sau thường gặp

Cổ phiếu vô danh và cổ phiếu lý danh : Cổ phiếu vô danh là loại cổ phiếukhông ghi tên người chủ sở hữu trên cổ phiếu Loại cổ phiếu này dễ giao dịch trênthị trường hơn do không phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu Cổ phiếu

ký danh là cổ phiếu có ghi tên người chủ sở hữu trên cổ phiếu Loại cổ phiếu nàymuốn chuyển nhượng phải được sự đồng ý của hội đồng quản trị

Phân loại thành cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi Cả hai loại cổ phiếunày đều là giấy chứng nhận quyền sở hữu một phần của công ty Tuy nhiên nó có sựkhác biệt nhau về quyề n được chia cổ tức ưu tiên và quyền được chia tài sản ưutiên trong trường hợp công ty bị thanh lý

Để huy động và tăng vốn chủ sở hữu , NHTM có thể xem xét phát hành cổ phiếubán cho cổ đông cũ, cổ đông mới và kể cả bán cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài Theo quy định thì nhà đầu tư nước ngoài không được sở hữu quá 15% vốn điều lệ củaNHTM Việt Nam Nhưng trong một số trường hợp đặc biệt, nhà đầu tư nước ngoàiđược sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ nhưng không được vượt quá 20%

Trang 36

Khác với phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu làm tăng vốn chủ sở hữucho NHTM

- Xác định chi phí huy động vốn dài hạn của NHTM

Đứng trên góc độ NHTM, việc xác định chi phí huy động vốn dài hạn quaphát hành giấy tờ có giá rất quan trọng vì nó tác động đến quyết định xem NHTMnên huy động vốn bằng hình thức nào? Cụ thể NHTM cần quyết định:

+ Nên huy động tiền gửi hay phát hành giấy tờ có giá

+ Nên phát hành trái phiếu hay cổ phiếu?

+ Nên phát hành trái phiếu hay trái phiếu chuyển đổi?

+ Nên phát hành cổ phiếu phổ thông hay cổ phiếu ưu đãi

Giải quyết vấn đề này đòi hỏi NHTM phải phân tích ưu nhược điểm của từngphương pháp huy động vốn Ngoài ra một điều hết sức quan trọng cần chú ý là xácđịnh chi phí của từng phương án huy động vốn

Chi phí huy động vốn trái phiếu: Khi phát hành trái phiếu huy động vốn, nhìnchung NHTM phải chịu hai loại chi phí : (1) Chi phí phát hành và (2) chi phí trả lãicho nhà đầu tư Chi phí phát hành là tất cả chi phí liên quan cần chi ra cho đợt pháthành như: xin phép phát hành, thông báo phát hành, mồi giới và bảo lãnh phát hành.Chi phí trả lãi cho nhà đầu tư là toàn bộ tiền lãi NHTM phải chi trả cho việchuy động và sử dụng vốn của nhà đầu tư Thông thường chi phí trả lãi bằng mệnhgiá trái phiếu nhân với lãi suất trái phiếu được công bố và NHTM phải trả lãi chonhà đầu tư theo một trong ba hình thức: Trả lãi trước, trả lãi sau và trả lãi theo định

kỳ Thường thì chi phí huy động vốn bằng trái phiếu được so sánh với lãi suất huyđộng tiền gửi hoặc tiết kiệm nên khi xác định chi phí huy động vốn chúng ta cầnxác định xem NHTM tốn bao nhiêu phần trăm cho việc huy động vốn chứ khôngphải tốn bao nhiều cho việc huy động vốn

Chi phí huy động vốn bằng cổ phiếu: Trong trường hợp NHTM phát hành cổphiếu huy động vốn , chi phí huy động vốn thường bao gồm chi phí phát hành và cổtức hàng năm phải trả cho cổ đông để được sử dụng vốn của họ Tuy nhiên do cổphiếu không có đáo hạn và cổ tức không cố định nên cách xác định chi phí huyđộng vốn trong trường hợp này thường rất phức tạp

Trang 37

1.1.2.3 Vốn vay của các ngân hàng thương mại khác

Nhìn vào bên nguồn vốn của bảng cân đối tài sản, chúng ta có thể thấy NHTM

có một bộ phận vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác và bộ phận vốn vay từNHNN Các tổ chức tín dụng khác trong khi tham gia hệ thống thanh toán có thể

mở tài khoản ở NHTM Qua tài khoản này NHTM có thể huy động vốn giống nhưđối với các tổ chức kinh tế bình thường Ngoài các tổ chức tín dụng, NHNN cũng

có thể là nơi cung cấp vốn cho NHTM dưới hình thức cho vay

Ngoài ra còn nghiệp vụ huy động vốn bằng hình thức Vốn mua trên thịtrường liên ngân hàng và Vốn quản lý các dự án được chỉ định của chính phủ

1.1.3 Ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn của NHTM

1.1.3.1 Đối với NHTM

Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho NH thực hiệncác nghiệp vụ kinh doanh khác Không có nghiệp vụ huy động vốn, NHTM sẽkhông đủ nguồn vốn tuy khtài trợ cho hoạt động của mình Mặt khác, thông quanghiệp vụ huy động vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệmcủa khách hàng đối với NH Từ đó , NHTM có các biện pháp không ngừng hoànthiện hoạt động huy động vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng.Như thế nghiệp vụ huy động vốn đã giải quyết đầu vào cho NH

1.1.3.2 Đối với nền kinh tế

Nghiệp vụ huy động vốn giúp cho các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội đượctập trung về một mối, thuận tiện cho việc phân phối lại chúng Tránh được tìnhtrạng lãng phí nguồn vốn, một số người tổ chức “hụi”, “họ” gây mất ổn định trong

xã hội.Với nền kinh tế thì hoạt động huy động vốn là không thể thiếu nhất là khinền kinh tế có lạm phát, lúc đó huy động vốn là một trong những công cụ để kìmchế lạm phát

Khi nền kinh tế trong giai đoạn phát triển, huy động vốn giúp cho nó phát triểnnhịp nhàng, hiệu quả hơn Vì thế đẩy mạnh công tác huy động vốn ở mỗi Ngânhàng Thương mại có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của nền kinh tế

Trang 38

1.1.3.3 Thể hiện sự cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ

Các ngân hàng thương mại muốn tồn tại và phát triển thì phải đẩy mạnh hoạtđộng huy động và cho vay vốn, đồng thời cũng phải đảm bảo an toàn, bởi vì mặc dù

là những hoạt động tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho mỗi ngân hàng song huy động

và cho vay vốn cũng chứa đựng nhiều rủi ro

Một trong những tiêu chí quan trọng để người dân lựa chọn ngân hàng để gửitiền chính là khả năng cung ứng nhiều tiện ích thuận tiện chứ không chỉ đơn thuần

là chức năng cất trữ tiền tệ và kiếm lời qua lãi suất Do đó, khách hàng sẽ luôn tìmđến những ngân hàng có uy tín, lãi suất hấp dẫn, phong cách phục vụ tốt, sản phẩmdịch vụ phong phú, tiếp thị hiệu quả, phân phối và cung ứng dịch vụ thuận tiện.Chính vì vậy, để hoạt động huy động vốn trong dân đạt hiệu quả cao, các ngânhàng thương mại sẽ phải cạnh tranh rất gay gắt, qua đó nâng cao chất lượng phục

vụ, củng cố uy tín và khẳng định vị thế của mình

Có thể nói, hoạt động huy động vốn trong dân là hàn thử biểu quan trọng qua

đó đánh giá năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng thương mại Do vậy, một trongnhững giải pháp quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng thương mại

là việc tăng cường khả năng huy động vốn trong dân

1.2 HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM

1.2.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn

Hiệu quả huy động vốn là tập hợp các tiêu chí chỉ rõ mức độ tăng trưởng của vốn huy động, với tỷ lệ vốn được sử dụng cao, chi phí và rủi ro thấp nhất.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, ngân hàng cũng như các tổ chức tíndụng khác đang phải đối mặt với các cuộc cạnh tranh khốc liệt Bất kỳ biến độngnào dù nhỏ hay lớn đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của ngân hàng nóichung và hoạt động huy động vốn nói riêng Vì vậy, hiệu quả trong hoạt động huyđộng vốn không chỉ đánh giá chính xác đúng đắn hoạt động huy động vốn nói riêng

mà còn phản ánh khả năng thích nghi và khẳng định sự phát triển trên thị trườngcủa ngân hàng

Trang 39

Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra Khi so sánhgiữa kết quả và chi phí thì cần phải so sánh dưới dạng thương số, hoặc kết quả/chiphí hoặc chi phí/kết quả Mỗi cách so sánh đó đều cung cấp các thông tin có ý nghĩakhác nhau Đặc biệt không thể tính kết quả bằng cách lấy kết quả - chi phí vì nhưvậy chỉ cho ra một chỉ tiêu kết quả chứ không phải chỉ tiêu kết quả.

Khái niệm hiệu quả như trên cho thấy rằng chỉ khi nào đạt được kết quả caonhất trong điều kiện chi phí thấp nhất mới được coi là có hiệu quả Tuy nhiên trênthực tế, việc xác định kết quả nào là cao nhất với chi phí thấp nhất là rất khó

Như vậy, hiệu quả huy động vốn được thể hiện ở khả năng đáp ứng cao nhấtnhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng Đó chính là sự đáp ứng kịp thời, đầy đủ, nhucầu sử dụng vốn với chi phí hợp lý

Hiệu quả huy động vốn được thể hiện trên các mặt sau:

- Hiệu quả đối với xã hội: Hiệu quả huy động vốn của NHTM đối với xã hội

được nhìn nhận trên góc độ các lợi ích mà lượng vốn này được sử dụng để bổ sunglượng vốn cho nền kinh tế và nâng cao mức sống của người dân thay vì sử dụngđồng vốn đó vào các chỉ tiêu khác

Hiệu quả này có được là là nhờ việc tiết kiệm chi tiêu, tăng cường các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tạo nên công ăn việc làm cho người lao động, nâng caomức sống người dân thông qua sinh lợi của khoản tiết kiệm tại ngân hàng và các lợiích gián tiếp của quá trình sử dụng vốn tiết kiệm để kinh doanh mang lại

Hiệu quả của việc huy động vốn từ dân cư của NHTM đối với xã hội ngàycàng cao trong điều kiện đất nước đó đang cần nhiều vốn để phát triển nền kinh tế,nhất là các nước đang phát triển

- Hiệu quả đối với khách hàng: khi khách hàng tham gia vào hoạt động huy

động vốn thì hiệu quả của hoạt động này được hiểu là các lợi ích mà người dân thuđược khi gửi tiền vào ngân hàng Hiệu quả này có được là nhờ sinh lời từ khoản tiềnngười dân cho ngân hàng sử dụng trong một thời gian nhất định và các tiện ích kháckhi tham gia vào dịch vụ ngân hàng

Trang 40

Hiệu quả từ việc huy động vốn của ngân hàng đối với khách hàng càng caokhi mức lãi suất và các ưu đãi khác họ được hưởng trên khoản tiền họ đã gửi vàongân hàng cao hơn so với các ngân hàng khác và so với hình thức đầu tư khác.

- Hiệu quả đối với NHTM: Hiệu quả huy động vốn của NHTM dựa trên

mối tương quan so sánh giữa kết quả thu được từ vốn huy động và chi phí bỏ ra

để huy động

Hiệu quả này càng cao khi kết quả đạt được (chính là doanh thu của của việc

sử dụng khoản vốn huy động từ dân cư) càng cao và lượng chi phí bỏ ra càng thấp(bao gồm lãi phải trả và các chi phí khác)

Để đạt được lợi nhuận cao, các ngân hàng phải đảm bảo cho các hoạt động đạtđược hiệu quả cao Chính vì vậy một trong các mục tiêu của NHTM là đảm bảo chohoạt động huy động vốn đạt hiệu quả cao

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn

1.2.2.1 Doanh số vốn huy động.

Vốn huy động của ngân hàng phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng đểthoả mãn nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khácngày càng tăng của ngân hàng Nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn,nhưng lại không ổn định, thường xuyên có những dòng tiền lớn bị rút ra thì lượngvốn dành cho đầu tư, cho vay sẽ không lớn, hiệu quả huy động vốn không cao,thường xuyên phải đối đầu với vấn đề thanh khoản

Chỉ tiêu này được đánh giá qua: mức độ tăng giảm nguồn vốn huy động và sốlượng vốn huy động có kỳ hạn Nguồn vốn tăng đều qua các năm, có độ gia tăngđều đặn, đạt mục tiêu nguồn vốn đặt ra là nguồn vốn tăng trưởng ổn định

Vốn huy động năm sau

A =

Vốn huy động năm trước

Quy mô vốn huy động của Ngân hàng càng tăng chứng tỏ Ngân hàng đãlàm tốt công tác huy động vốn HĐV tăng trưởng qua các năm giúp cho Ngânhàng có khả năng tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình và nâng cao sứccạnh tranh Khi nghiờn cứu hiệu quả HĐV chúng ta biết được:

Ngày đăng: 30/10/2016, 16:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT (Trang 3)
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam  Chi nhánh Thành Công - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam Chi nhánh Thành Công (Trang 50)
Bảng 2.1: Kết quả vốn huy động của NH TMCP Ngoại thương chi nhánh Thành Công - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Bảng 2.1 Kết quả vốn huy động của NH TMCP Ngoại thương chi nhánh Thành Công (Trang 72)
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Thành Công - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Bảng 2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động của ngân hàng TMCP Công Thương – Chi nhánh Thành Công (Trang 73)
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn huy động theo thành phần kinh tế (Trang 73)
Bảng 2.5: Quy mô vốn huy động theo đối tượng khách hàng - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Bảng 2.5 Quy mô vốn huy động theo đối tượng khách hàng (Trang 76)
Bảng 2.6: Quy mô và cơ  cấu vốn huy động theo kỳ hạn - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Bảng 2.6 Quy mô và cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn (Trang 78)
Bảng 2.7: Huy động tiền gửi không kỳ hạn - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Bảng 2.7 Huy động tiền gửi không kỳ hạn (Trang 81)
Bảng 2.8: Huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Bảng 2.8 Huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn (Trang 82)
Bảng 2.9: Huy động tiền gửi có kỳ hạn dài - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Bảng 2.9 Huy động tiền gửi có kỳ hạn dài (Trang 83)
Bảng 2.6: Huy động tiền gửi có kỳ hạn dài - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Bảng 2.6 Huy động tiền gửi có kỳ hạn dài (Trang 84)
Bảng 2.11: Chi phí trả lãi thực tế - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Bảng 2.11 Chi phí trả lãi thực tế (Trang 86)
Bảng 2.12: Lãi suất bình quân đầu vào - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Bảng 2.12 Lãi suất bình quân đầu vào (Trang 87)
Bảng 2.13: Dư nợ Doanh số cho vay nền kinh tế - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Bảng 2.13 Dư nợ Doanh số cho vay nền kinh tế (Trang 88)
Bảng 2.14: Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Bảng 2.14 Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn (Trang 90)
Bảng 2.15: Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn ngắn hạn - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Bảng 2.15 Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn ngắn hạn (Trang 92)
Bảng 2.16: Tính cân đối giữa việc HĐV và sử dụng vốn trung - dài hạn - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Bảng 2.16 Tính cân đối giữa việc HĐV và sử dụng vốn trung - dài hạn (Trang 93)
Bảng 2.17: Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nội tệ - Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam -  Chi nhánh Thành Công Hà Nội
Bảng 2.17 Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nội tệ (Trang 94)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w