Một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là chuyển tiết kiệm thành đầu tư, làm cầu nối giữa cung và cầu vốn. Với vai trò là trung gian tài chính quan trọng hệ thống ngân hàng thương mại đã có những đóng góp to lớn trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá và sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì nguồn lực về vốn đóng vai trò quan trọng. Vì vốn là một trong các yếu tố đầu vào cơ bản đối với mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế. Do vậy, tăng cường huy động vốn phục vụ phát triển kinh tế xã hội là điều cần thiết. Huy động vốn đồng thời cũng là một mảng hoạt động quan trọng có tính chất quyết định tới tất cả các hoạt động khác của một ngân hàng thương mại. Đối với ngân hàng Ngoại thương Thành Công để hoàn thành được chiến lược phát triển tới năm 2013 và góp sức cùng các chi nhánh khác tự tin xây dựng ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thành tập đoàn đầu tư tài chính Ngân hàng Ngoại thương lớn mạnh thì gia tăng nguồn vốn, đặc biệt là vốn thu hút từ trong nền kinh tế là nhiệm vụ hàng đầu. Nhận thức được điều này ban lãnh đạo ngân hàng luôn quan tâm và đặt ra tiêu chí cụ thể phát triển nguồn vốn huy động trong từng kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, kết quả hoạt động của ngân hàng vẫn chưa xứng với tiềm năng và uy tín mà ngân hàng có được. Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại ngân hàng Ngoại thương Thành Công em đã chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh thành công” để nghiên cứu, tìm hiểu và xin đưa ra một số giải pháp để gia tăng vốn huy động tại ngân hàng.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
-PHẠM THỊ THANH THỦY
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH THÀNH CÔNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Hà Nội – 2013
Trang 2BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
-PHẠM THỊ THANH THỦY
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
– CHI NHÁNH THÀNH CÔNG HÀ NỘI
Chuyên ngành: TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Mã số : 60.34.02.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Vũ Văn Hóa
Hà Nội – 2013
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi Các số liệu, kết quảnêu trong luận văn là trung thực không vi phạm quyền sở hữu trí tuệ Nếu vi phạm tôihoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật
Học viên thực hiện
Phạm Thị Thanh Thủy
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chinhánh Thành Công Hà Nội, nhận được sự giúp đỡ và chỉ bảo tận tình của các côchú, anh chị đang công tác tại chi nhánh cũng như sự hướng dẫn tận tình của
GS.,TS.Vũ Văn Hóa, em đã có thêm hiểu biết về hoạt động cơ bản của Ngân hàng
và hoạt động huy động vốn Những kiến thức thực tế này đã giúp em hoàn thành bàiluận văn của mình và có thêm kinh nghiệm thực tế Song vì kiến thức và hiểu biếtcòn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Vì vậy em mong nhậnđược ý kiến đánh giá của các thầy cô giáo và các cô chú cán bộ Ngân hàng để bàiviết được hoàn thiện hơn
Qua đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cô chú cán bộ Ngân hàng TMCPNgoại Thương chi nhánh Thành Công Hà Nội đã giúp đỡ em trong thời gian thực tậptại Ngân hàng Đồng thời em cũng xin gửi lời cảm ơn tới giáo viên hướng dẫn,
GS.,TS.Vũ Văn Hóa đã hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành bài luận văn này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội ngày tháng năm 2013
Học viên thực hiện
Phạm Thị Thanh Thủy
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1.1.Khái quát về NHTM và vốn kinh doanh của NHTM 3
1.1.2.Các nghiệp vụ huy động vốn của NHTM 16
1.1.3.Ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn của NHTM 23
1.2 HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM 24
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn 24
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn 25
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến HQHĐV 27
1.3 Ý NGHĨA CỦA NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN 30
1.3.1 Đối với nền kinh tế 30
1.3.2 Đối với ngân hàng thương mại 30
1.3.3 Đối với khách hàng 31
Chương 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TAI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THÀNH CÔNG 32
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NHNT CHI NHÁNH THÀNH CÔNG 32
2.1.1 Quá trình phát triển 32
2.1.2 Mô hình tổ chức 34
2.1.3.Chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh và của một số phòng chủ yếu 34
2.2 THỰC TRẠNG HĐV VÀ HQHĐ VỐN TẠI NHNT CHI NHÁNH THÀNH CÔNG 44
2.2.1 Tổng vốn huy động 45
Trang 62.2.2 Chi phí huy động vốn 55
2.2.3 Tỷ lệ vốn được sử dụng tại NHTM chi nhánh Thành Công 57
2.3 KINH NGHIỆM VỀ HĐV VÀ QUẢN LÝ NGUỒN VỐN CỦA MỘT SỐ NHTM TRONG KHU VỰC 64
2.3.1.Kinh nghiệm huy động vốn của ANZ Bank 64
2.3.2.Ngân hàng Standard Chartered Bank 66
2.3.3.Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) 66
2.3.4 Bài học kinh nghiệm cho NHTM CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - Chi nhánh Thành Công 67
Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HQHĐV TẠI NHNT CHI NHÁNH THÀNH CÔNG 68
3.1 ĐÁNH GIÁ CHUNG 68
3.1.1.Kết quả đạt được 68
3.1.2.Tồn tại 70
3.1.3.Nguyên nhân 72
3.2 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC TÍN DỤNG CỦA NHTM CHI NHÁNH THÀNH CÔNG ĐẾN NĂM 2015 74
3.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HQHĐV TẠI NHNT CHI NHÁNH THÀNH CÔNG 76
3.3.1 Đa dạng các hình thức huy động vốn 76
3.3.2 Khai thác các nguồn vốn rẻ trong nền kinh tế 77
3.3.3 Tăng cường hoạt động Marketing Ngân hàng 80
3.3.4 Huy động vốn trên cơ sở sử dụng vốn 80
3.3.5 Phòng ngừa Rủi ro trong huy động vốn 81
3.3.6 Nâng cao trình độ nghiệp vụ và trách nhiệm của cán bộ tín dụng 82
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 83
3.4.1 Với Chính Phủ 83
3.4.2 Với NHNN VN 85
3.4.3 Với NHTMCP Ngoại thương VN 86
KẾT LUẬN 87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 7BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
TGTK KKH Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạnTGTK CKH Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Biến động nguồn vốn huy động qua các năm 45
Bảng 2.2: Quy mô vốn huy động theo đối tượng khách hàng 47
Bảng 2.3: Quy mô và cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn 48
Bảng 2.4: Huy động tiền gửi không kỳ hạn 51
Bảng 2.5: Huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn 52
Bảng 2.6: Huy động tiền gửi có kỳ hạn dài 53
Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nội, ngoại tệ 54
Bảng 2.8: Chi phí trả lãi thực tế 55
Bảng 2.9: Lãi suất bình quân đầu vào 56
Bảng 2.10: Doanh số cho vay nền kinh tế 57
Bảng 2.11: Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn 59
Bảng 2.12: Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn ngắn hạn 60
Bảng 2.13: Tính cân đối giữa việc HĐV và sử dụng vốn trung - dài hạn 61
Bảng 2.14: Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn nội tệ 62
Bảng 2.15: Tính cân đối giữa việc HĐV và sử dụng vốn ngoại tệ 63
BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Biến động nguồn vốn huy động qua các năm 45
Biểu đồ 2.2: Quy mô vốn huy động theo đối tượng khách hàng 47
Biểu đồ 2.3: Quy mô và cơ cấu vốn huy động theo kỳ hạn 49
Biểu đồ 2.4: Huy động tiền gửi không kỳ hạn 51
Biểu đồ 2.5: Huy động tiền gửi có kỳ hạn ngắn 52
Biểu đồ 2.6: Huy động tiền gửi có kỳ hạn dài 53
Biểu đồ 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo nội, ngoại tệ 54
Biểu đồ 2.8: Chi phí trả lãi thực tế 56
Biểu đồ 2.9: Lãi suất bình quân đầu vào 57
Biểu đồ 2.10: Doanh số cho vay nền kinh tế 58
Biểu đồ 2.11: Tính cân đối giữa việc huy động vốn và sử dụng vốn 75
Biểu đồ 2.12: Tính cân đối giữa việc HĐV và sử dụng vốn ngắn hạn 60
Biểu đồ 2.13: Tính cân đối giữa việc HĐV và sử dụng vốn trung - dài hạn 61
Biểu đồ 2.14: Tính cân đối giữa việc HĐV và sử dụng vốn nội tệ 63
Biểu đồ 2.15: Tính cân đối giữa việc HĐV và sử dụng vốn ngoại tệ: 64
Trang 9LỜI MỞ ĐẦU
Một trong những hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại là chuyển tiếtkiệm thành đầu tư, làm cầu nối giữa cung và cầu vốn Với vai trò là trung gian tàichính quan trọng hệ thống ngân hàng thương mại đã có những đóng góp to lớn trong
sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá và sự phát triển kinh tế ở Việt Nam
Để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định thì nguồn lực về vốnđóng vai trò quan trọng Vì vốn là một trong các yếu tố đầu vào cơ bản đối với mọidoanh nghiệp trong nền kinh tế Do vậy, tăng cường huy động vốn phục vụ phát triểnkinh tế - xã hội là điều cần thiết Huy động vốn đồng thời cũng là một mảng hoạt độngquan trọng có tính chất quyết định tới tất cả các hoạt động khác của một ngân hàngthương mại
Đối với ngân hàng Ngoại thương Thành Công để hoàn thành được chiến lượcphát triển tới năm 2013 và góp sức cùng các chi nhánh khác tự tin xây dựng ngân hàngNgoại thương Việt Nam thành tập đoàn đầu tư tài chính Ngân hàng Ngoại thương lớnmạnh thì gia tăng nguồn vốn, đặc biệt là vốn thu hút từ trong nền kinh tế là nhiệm vụhàng đầu Nhận thức được điều này ban lãnh đạo ngân hàng luôn quan tâm và đặt ratiêu chí cụ thể phát triển nguồn vốn huy động trong từng kỳ kinh doanh Tuy nhiên,kết quả hoạt động của ngân hàng vẫn chưa xứng với tiềm năng và uy tín mà ngân hàng
có được Chính vì vậy trong thời gian thực tập tại ngân hàng Ngoại thương Thành
Công em đã chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương việt nam – chi nhánh thành công” để nghiên cứu, tìm
hiểu và xin đưa ra một số giải pháp để gia tăng vốn huy động tại ngân hàng
Ngoài lời mở đầu, lời cam đoan, danh mục viết tắt, kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo và danh mục bảng, biểu đồ, chuyên đề thực tập tốt nghiệp của em gồm ba chương:
- Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NHTM VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
- Chương 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THÀNH CÔNG.
- Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÀNH CÔNG.
Mặc dù em đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong quá trình nghiên cứu và hoàn
Trang 10thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này tuy nhiên bài viết chắc chắn còn nhiều sai sót,kính mong hội đồng và các bạn đóng góp các ý kiến quý báu.
Trong quá trình thực tập tốt nghiệp em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫnnhiệt tình của các anh chị trong ngân hàng Ngoại thương Thành Công Hà Nội cùng sựchỉ bảo tận tình của thầy giáo GS.,TS VŨ VĂN HÓA
Trang 11Chương 1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆU QUẢ
HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1.Khái quát về NHTM và vốn kinh doanh của NHTM
1.1.1.1.Sự hình thành và phát triển của NHTM
Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn
liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá Sự phát triển hệ thống ngân hàng thươngmại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nềnkinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn caonhất là nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thànhnhững định chế tài chính không thể thiếu được
Lịch sử đã ghi nhận sự phát sinh, phát triển của ngành Ngân hàng được quyếtđịnh bởi quá trình phát triển của các quan hệ hàng hoá- tiền tệ Đồng thời cũng cònnhững yếu tố khác có ảnh hưởng quyết định đến cấu trúc và sự phát triển của hệ thốngngân hàng; như chế độ pháp quyền, điều kiện chiến tranh và tình trạng khủng hoảngkinh tế, tài chính
Trên thế giới, lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng gắn liền với lịch
sử phát triển của nền sản xuất hàng hoá Trong quá trình phát triển của nền kinh tế đãđòi hỏi sự phát triển của Ngân hàng và đến lượt mình sự phát triển của Ngân hàng lạithúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế
Từ thời cổ đại, ở những nước có nền thương mại phát triển sớm đã xuất hiệnnhững nhóm thương nhân chuyên nghề kinh doanh các dịch vụ tiền tệ nhưng chưa cómột cơ cấu tổ chức nào được coi như một ngân hàng theo đúng chức danh của nó.Trong nhiều thế kỷ của thời trung cổ, nghề kinh doanh này đã phải trải qua bao nỗithăng trầm bởi chiến tranh tàn khốc, không thể phát triển được Phải chờ cho đến đầuthế kỷ thứ 12, khi chiến tranh đã dịu bớt, kinh tế hàng hoá đã có bước phát triển, nhất
là khu vực Tây âu Khi đó, một tổ chức được mệnh danh là ngân hàng được thành lập
ở Venise nước ý vào năm 1171, tuy về thực chất chỉ là một tổ chức tài chính được thiếtlập để thực hiện sự tài trợ cho chiến tranh, nhưng nội dung hoạt động của nó đã baohàm cả nghiệp vụ ngân hàng
Cho đến đầu thế kỷ 15, một số tổ chức kinh doanh tiền tệ được thành lập, được
Trang 12xem như những ngân hàng thực thụ như: Ngân hàng Barcelone, Ngân hàng Valeneecủa Tây Ban Nha, những tổ chức này đã thực hiện các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, cấptín dụng, chuyển ngân và làm các nghiệp vụ thu- chi tiền cho khách hàng với ý nghĩa
là những nghiệp vụ kinh doanh cơ bản
Sự phát triển của Ngân hàng Thương mại phải kể từ thời kỳ phục hưng, và đặcbiệt là từ khoảng thế kỷ 17 cho đến nay Thời kỳ kinh tế hàng hoá phát triển nhanhchóng, mạnh mẽ, nền thương mại không ngừng mở rộng, các quan hệ hàng hoá- tiền tệphát triển bao trùm đời sống kinh tế- xã hội đã tạo ra những tiền đề kinh tế phát sinh vàphát triển nghề Ngân hàng
Ở Việt nam, trong bước chuyển đổi sang cơ chế thị trường có sự quản lý củaNhà nước, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần theo định hướng
xã hội chủ nghĩa Mọi người được tự do kinh doanh theo pháp luật, được bảo hộ quyền
sở hữu và thu nhập hợp pháp, các hình thức sở hữu có thể hỗn hợp đan kết với nhauhình thành các tổ chức kinh doanh đa dạng Các doanh nghiệp không phân biệt quan
hệ sở hữu đều tự chủ kinh doanh, hợp tác và cạnh tranh với nhau, bình đẳng trướcpháp luật Theo hướng đó, nền kinh tế hàng hoá phát triển tất yếu sẽ tạo ra những tiền
đề cần thiết và đòi hỏi sự ra đời của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tín dụng
Từ năm 1986, hoà vào công cuộc đổi mới cơ chế quản lý kinh tế của đất nước theo sựchỉ đạo của Đảng và Nhà nước, hệ thống ngân hàng được tổ chức lại theo Nghị định53/HĐBT được tách ra làm hai cấp: Ngân hàng Nhà nuớc đảm nhận công tác pháthành tiền và điều tiết lưu thông tiền tệ, còn chức năng kinh doanh được thực hiện bởicác Ngân hàng Thương mại
Ngày 6/5/1951 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 15/SL thành lập Ngânhàng Quốc gia Việt nam, với tổng giám đốc đầu tiên là cố phó Chủ Tịch NguyễnLương Bằng, chính thức khai sinh một ngành kinh tế rất trọng yếu của Nhà nước -ngành Ngân hàng Ngân hàng quốc gia Việt nam ban đầu có những nhiệm vụ chủ yếulà: quản lý việc phát hành giấy bạc và tổ chức lưu thông tiền tệ, quản lý kho bạc nhànước, huy động vốn và cho vay phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hóa, quản lý cáchoạt động tín dụng bằng biện pháp hành chính, quản lý ngoại hối và các khoản giaodịch bằng ngoại tệ và đấu tranh tiền tệ với địch Ngày 21/1/1960 Ngân hàng quốc giaViệt nam được đổi tên thành Ngân hàng nhà nước Việt nam, đến năm 1975 các chínhsách và cơ chế quản lý kinh tế cũng như hệ thống tiền tệ -Ngân hàng theo mô hình ở
Trang 13miền Bắc đã áp dụng thống nhất trong cả nước Song do nhiều nguyên nhân mà trongnhiều năm liên tục, cán cân thanh toán quốc tế bội chi rất lớn, kinh tế vĩ mô mất cânđối nghiêm trọng, tình hình tài chính tiền tệ căng thẳng, lạm phát phi mã tới 3 con số(774%), sản xuất đình trệ Đại hội Đảng lần thứ 6 đã đề ra đường lối đổi mới cho đấtnước, 2 pháp lệnh ngân hàng đươc công bố ngày 24/5/1990 là cơ sở pháp lý quantrọng khẳng định sự thay đổi mạnh mẽ của ngân hàng: Từ Ngân hàng một cấp thànhNgân hàng hai cấp Ngân hàng nhà nước Việt nam là cơ quan quản lý Nhà nước vềtiền tệ tín dụng và là ngân hàng Trung Ương, hệ thống Ngân hàng thương mại vớichức năng kinh doanh Hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, qua thực tiễn đãyêu cầu đưa hoạt động Ngân hàng vào khuôn khổ pháp luật cao hơn, hai pháp lệnhNgân hàng đã được tổng kết, nâng lên thành hai luật được thông qua và có hiệu lực thihành từ 1/10/1998 Từ đây, ngành Ngân hàng đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệpcách mạng chung của dân tộc và phát triển ngày càng lớn với 4 ngân hàng thương mạiquốc doanh 31chi nhánh của 26 Ngân hàng nước ngoài, 4 Ngân hàng liên doanh, 35ngân hàng thương mại cổ phần, 959 quỹ tín dụng nhân dân và một số công ty tài chínhkhác Các nghiệp vụ Ngân hàng đã trở nên sâu rộng, đa dạng, phong phú và tăng lênnhanh chóng, huy động vốn tăng gấp trên 1000 lần so với năm 1986 và gấp 21lần sovới năm 1990, cho vay nền kinh tế tăng gấp 28 lần so với năm 1990.
Năm 1991, sự ra đời của các Ngân hàng Thương mại cổ phần cùng các Ngânhàng Thương mại quốc doanh đã góp phần rất lớn vào công cuộc phát triển đất nước.Luật “Tổ chức tín dụng” của Việt nam ban hành vào ngày 12/12/1997 đã định nghĩaNgân hàng Thương mại như sau:
“Ngân hàng Thương mại là một tổ chức tín dụng thực hiện toàn bộ hoạt độngngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan Hoạt động ngân hàng làmột hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu vàthường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch
vụ thanh toán”
1.1.1.2.Các nghiệp vụ chủ yếu của NHTM trong nền kinh tế thị trường.
Ngân hàng Thương mại là một tổ chức tài chính trung gian, hoạt động kinhdoanh trên lĩnh vực tiền tệ Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng giống như mộtdoanh nghiệp thương mại, đều hướng đến mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận.Ngân hàng Thương mại tìm kiếm lợi nhuận bằng cách đi vay và cho vay lại So với
Trang 14các doanh nghiệp thương mại dịch vụ khác thì hàng hoá của Ngân hàng Thương mại làmột loại hàng hoá đặc biệt, đó là tiền vốn Giá cả của loại hàng hoá này biểu hiện rabên ngoài là các mức lãi suất huy động hoặc lãi suất cho vay, nó chịu tác động bởiquan hệ cung - cầu vốn trên thị trường và trên cơ sở khoản lợi nhuận đạt được khi đưavốn vay vào sản xuất kinh doanh Vì vậy lợi nhuận chủ yếu của hoạt động ngân hàng
sẽ là khoản chênh lệch giữa chi phí trả lãi huy động với thu nhập từ lãi cho vay Để cóhàng hoá kinh doanh, ngân hàng phải đưa ra một giá mua hợp lý cũng như đa dạng cáchình thức huy động
Đồng thời ngân hàng cũng đa dạng hoá các hình thức cho vay nhằm phân tángiảm thiểu rủi ro Với vị thế kinh doanh Ngân hàng Thương mại thực hiện các dịch vụtrung gian hưởng hoa hồng Ngày nay, hệ thống Ngân hàng Thương mại phát triểnmạnh mẽ, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực kinh tế xã hội Sự đa dạng vàphong phú các nghiệp vụ kinh doanh đã làm cho Ngân hàng Thương mại trở thành một
tổ chức kinh doanh không thể thiếu trong tiến trình phát triển kinh tế
Nghiệp vụ nhận tiền gửi:
Đây là một hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại Ngân hàng nhận đượccác khoản tiền gửi của khách hàng dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi
có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức khác Ngân hàng nhận tiền gửi của cánhân, của tổ chức và các doanh nghiệp Ngân hàng phải hoàn trả gốc và lãi cho kháchhàng khi đến hạn hoặc khi khách hàng có nhu cầu sử dụng đến rút tiền ở ngân hàng
Nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng:
Nguồn vốn huy động sau khi đã thực hiện nghiệp vụ ngân quỹ (nghiệp vụ liênquan đến việc điều hành ngân quỹ của ngân hàng nhằm duy trì năng lực thanh toánbình thường), sẽ được sử dụng để cho vay Nghiệp vụ cho vay là nghiệp vụ đặc trưngnhất của Ngân hàng Thương mại Nó tạo ra hình thức tín dụng ngân hàng và ngânhàng sẽ tiến hành phân phối có trọng điểm nguồn vốn đã hình thành trong nghiệp vụhuy động, điều tiết vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, bổ sung vốn cho sản xuất kinhdoanh Đối với ngân hàng, đây là nghiệp vụ quan trọng nhất, sử dụng phần lớn nguồnvốn và tạo ra thu nhập chủ yếu
Dựa vào tính chất và hình thức cho vay nghiệp vụ tín dụng được phân thành:
+Căn cứ vào mục đích:
Trang 15- Cho vay bất động sản: là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xâydựng bất động sản nhà ở, đất đai.
- Cho vay công nghiệp và thương mại: là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốnlưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch vụ
- Cho vay nông nghiệp
- Thuê mua và các loại khác
+Căn cứ vào thời hạn cho vay.
- Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay này có thời hạn dưới 12 tháng, chủ yếu được
sử dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động và các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cácdoanh nghiệp
- Cho vay trung hạn: Theo quy định hiện nay của Ngân hàng Nhà nước Việtnăm thì loại cho vay này có thời hạn từ 1 đến 3 năm
Tín dụng trung hạn thường sử dụng để đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiếnhoặc đổi mới thiết bị công nghệ, mở rộng sản xuất, xây dụng các dự án mới có quy mônhỏ với thời hạn thu hồi vốn nhanh
- Cho vay dài hạn: Cho vay dài hạn là loại cho vay có thời hạn trên 3 năm(Việt nam)
Loại tín dụng này thường để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như: xây dựng nhà ở,các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng các xí nghiệp mới
+Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng.
- Cho vay không bảo đảm: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cốhoặc sự bảo lãnh của bên thứ ba mà việc cho vay chỉ dựa vào sự uy tín của bản thânkhách hàng
- Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay được ngân hàng cung ứng nhưng phải cótài sản thế chấp, cầm cố, hoặc phải có sự bảo lãnh của bên thứ ba
+Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng.
- Cho vay bằng tiền: là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cungcấp bằng tiền Đây là loại cho vay chủ yếu của các ngân hàng và được thực hiện bằngcác kỹ thuật như tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ,
- Cho vay bằng tài sản: là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đadạng, ví dụ như tài trợ thuê mua
+ Căn cứ vào phương pháp hoàn trả.
Trang 16- Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải hoàn trả vốn gốc và lãitheo định kỳ.
- Cho vay hoàn trả theo yêu cầu
Ngoài các loại cho vay trên, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh
cho khách hàng bằng uy tín của mình Đối với loại nghiệp vụ này, ngân hàng khôngphải cung cấp tiền, nhưng khi người được bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụtheo hợp đồng thì ngân hàng phải thay thế để thực hiện nghĩa vụ thanh toán Vì thế,nghiệp vụ này còn được gọi là tín dụng bằng chữ ký Tín dụng bằng chữ ký bao gồm:tín dụng chấp nhận, tín dụng chứng từ, bảo lãnh của ngân hàng
Nghiệp vụ đầu tư :
Ngân hàng tham gia vào đầu tư, mua bán chứng khoán trên thị trường chứngkhoán nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận từ lợi tức chứng khoán và từ chêch lệch thịgiá chứng khoán mua bán trên thị trường
Ngoài ra, ngân hàng còn thực hiện hùn vốn, liên doanh qua đó trực tiếp góp vốnvào các doanh nghiệp để thành lập công ty, xí nghiệp mới
Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại.
Các ngân hàng có thể tham gia mua bán ngoại tệ, huy động vốn ngoại tệ nhằmđáp ứng nhu cầu của đầu tư cho vay cũng như kiếm lời Việc kinh doanh ngoại tệ còngóp phần thúc đẩy trong công tác thanh toán quốc tế, tài trợ cho xuất nhập khẩu,
Các hoạt động dịch vụ khác của ngân hàng:
- Dịch vụ chuyển tiền: Ngân hàng theo sự uỷ nhiệm của khách hàng sẽ chuyển
tiền để đáp ứng nhu cầu chi dùng của họ Có hai phương thức chuyển tiền là chuyểntiền bằng điện và chuyển tiền bằng thư
- Thu chi hộ tiền hàng: Theo những lệnh uỷ nhiệm thu hoặc uỷ nhiệm chi, ngân
hàng sẽ tiến hành trích tiền trên tài khoản tiền gửi của khách hàng chuyển trả tiền hànghoá, dịch vụ đã nhận hoặc thực hiện thu hộ tiền hàng khi nhận được chứng từ kháchhàng nhờ thu hộ
- Nghiệp vụ uỷ thác: Là nghiệp vụ mà ngân hàng thực hiện theo sự uỷ thác của
khách hàng trong việc quản lý tài sản, chuyển giao tài sản thừa kế, bảo quản chứngkhoán, vàng bạc, giấy tờ có giá để hưởng hoa hồng
- Mua bán hộ: Theo sự uỷ nhiệm của khách hàng ngân hàng thực hiện nghiệp
vụ phát hành hộ trái phiếu hoặc chứng khoán cho các công ty, hoặc phát hành trái
Trang 17khoán Chính phủ Thực hiện nghiệp vụ này, ngân hàng có được một khoản thu nhậpdưới hình thức hoà hồng phát hành Ngân hàng có thể tham gia mua bán chứng khoántrên thị trường theo lệnh của khách hàng với tư cách là một trung gian môi giới trên thịtrường tiền tệ và thị trường chứng khoán.
1.1.1.3.Vốn kinh doanh của NHTM.
a Khái niệm VKD của NHTM.
Hiện nay nước ta, mô hình NHTM được phân chia theo hình thức sở hữu gồm 4NHTM quốc doanh (NHCT VN, NHNT VN, NH NN&PT NT VN) giữ vai trò chủ đạobên cạnh đó là các NHTM có cổ phần (như: NHTM cổ phần nhà nước, NHTM cổphần tư nhân, NHTM cổ phần hỗn hợp) và các ngân hàng tư nhân
Tuy nhiên không chỉ ở Việt Nam mà hầu hết trong hệ thống ngân hàng của cácquốc gia trên thế giới, thì cho dù các Trung gian tài chnhs có phân chia theo cách nào
đi chăng nữa thì các NHTM xét theo khối lượng và tầm quan trọng của nó đối với nềnkinh tế, nó vẫn có vai trò đặc biệt quan trọng Dù dưới bất kỳ hình thức nào, cácNHTM luôn đặt lợi nhuận lên hàng đầu Và để đạt được điều đó phương tiện quantrọng nhất mà NHTM phải có : đó là Vốn Vốn chính là cơ sở để NHTM tổ chức mọihoạt động của mình Nói cách khác, nếu như không có vốn NHTM sẽ không thể thựchiện các nghiệp vụ kinh doanh như bất cứ mọt doanh nghiệp nào Bởi lẽ NHTM khôngchỉ do bản thân nó là một doanh nghiệp mà còn do tính chất đặc biệt của hoạt độngngân hàng Nên vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng củahoạt động ngân hàng Có thể nói vốn là điểm đầu tiên trong chu kỳ kinh doanh củaNHTM
Vốn của NHTM là những giá trị tiền tệ do NHTM tạo lập hoặc huy động đượcdùng để cho vay, đầu tư hoặc thực hiện các dịch vụ kinh doanh khác
Thực chất là toàn bộ tài sản mà NHTM dùng để thành lập ngân hàng và tổ chứccác hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ
b Thành phần của vốn kinh doanh.
Nguồn vốn kinh doanh của NHTM bao gồm:
Nguồn vốn tự có (Vốn chủ sở hữu)
Nguồn vốn tự có của NHTM là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập đượcthuộc sở hữu của ngân hàng Vốn này chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng số vốn của ngânhàng, song là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng Do tính chất
Trang 18thường xuyên ổn định của vốn tự có, NHTM có thể chủ động sử dụng vào các mục đíchkhác nhau như dưới hình thức văn phòng, kho tàng trang thiết bị phục vụ cho bản thânngân hàng hoặc cho vay, hoặc tham gia vào đầu tư góp vốn liên doanh Mặt khác, vớichức năng bảo vệ, vốn tự có được coi như tài sản đảm bảo lòng tin đối với khách hàng,duy trì khả năng thanh toán trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ Vốn tự có còn là mộttrong những căn cứ quyết định đến khả năng huy động vốn của ngân hàng Bao gồm:
Vốn pháp định : là vốn tối thiểu phải có khi thành lập ngân hàng và do pháp
luật quy định
Vốn điều lệ: là vốn do các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ hoạt động
của ngân hàng Vốn điều lệ được quy định tối thiểu phải bằng vốn pháp định Nó cóthể do Nhà nước cấp đối với NHTM quốc doanh, có thể là vốn đóng góp của các cổđông đối với NHTM cổ phần dưới hình thức mua cổ phiếu có thể là sự góp vốn từ cácngân hàng trong nước và ngoài nước đối với ngân hàng liên doanh, còn đối với cácngân hàng tư nhân đó là vốn sở hữu riêng của doanh nghiệp và được hình thành saumột quá trình tập trung tích tụ vốn
Vốn điều lệ được sử dụng vào việc :
Mua sắm tài sản, trang thiết bị ban đầu cần thiết cho hoạt động ngân hàng Phát triển kỹ thuật ngân hàng
Hùn vốn và liên doanh
Kinh doanh tín dụng và cho các dịch vụ khác của ngân hàng
Không được sử dụng vốn điều lệ chia cho các cổ đông hay trích lập quỹ khenthưởng, quỹ phúc lợi dưới bất kỳ hình thức nào
Nguồn vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: là nguồn vốn tự có được tăng
lên theo thời gian bởi các nguồn bổ sung Trong quá trình hoạt động, ngân hàng giatăng vốn của chủ theo nhiều phương thức khác nhau tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể,bao gồm:
Nguồn từ lợi nhuận: Trong điều kiện thu nhập ròng lớn hơn không, chủ ngânhàng có xu hướng gia tăng vốn của chủ bằng cách chuyển một phần thu nhập ròngthành vốn đầu tư Tỷ lệ tích luỹ tuỳ thuộc vào cân nhắc của chủ ngân hàng về tích luỹ
và tiêu dùng Những ngân hàng lâu năm, thu nhập ròng lớn, nguồn vốn tích luỹ từ lợinhuận sẽ cao so với vốn của chủ hình thành ban đầu
Nguồn bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm…để mở rộng
Trang 19quy mô hoạt động, hoặc để đổi mới trang thiết bị, hoặc để đáp ững yêu cầu gia tăngvốn của chủ do Ngân hàng Nhà nước quy định…Đặc điểm của hình thức huy động này
là không thường xuyên, song giúp cho Ngân hàng có được lượng vốn sở hữu lớn vàolúc cần thiết
Các quỹ: Ngân hàng có nhiều quỹ Mỗi quỹ có mục đích riêng Trước tiên là
quỹ dự phòng tổn thất Quỹ này được lập hàng năm và được tích luỹ lại nhằm bù đắpnhững tổn thất xảy ra Quỹ bảo toàn vốn nhằm bù đắp hao mòn của vỗn dười tác độngcủa lạm phát Quỹ thặng dư là phần đánh giá lại tàI sản của ngân hàng và chênh lệchgiữa thị giá và mệnh giá cổ phiếu khi phát hành cổ phiếu mới Tuỳ theo quy định cụthể của tong nước, các ngân hàng còn có thể có quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹgiám đốc….Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ: có mục đích tăng cường vốn tự có banđầu Quỹ dự trữ đặc biệt: để dự phòng rủi ro trong quá trình hoạt động của ngân hàngnhằm bảo toàn vốn điều lệ
Ngoài ra còn có các quỹ đặc biệt như: quỹ dự trữ phát triển kỹ thuật nghiệp vụngân hàng, quỹ phúc lợi, quỹ khen thưởng, quỹ khấu hao tài sản cố định
Các quỹ của ngân hàng thuộc sở hữu của chủ ngân hàng Nguồn hình thành cácquỹ này là từ thu nhập của Ngân hàng Tuy nhiên khả năng sử dụng các quỹ này vàohoạt động kinh doanh còn tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng từng quỹ
Nguồn vốn huy động
Vốn huy động của NHTM là vốn mà ngân hàng huy động được từ các tổ chứckinh tế, các cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thực hiện các nghiệp vụ tín dụng,thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác Nó thường chiếm tỷ trọng lớn trong nguồnvốn của NHTM Thực chất, đây là tài sản thuộc các chủ sở hữu khác nhau mà NHTM
có quyền sử dụng và có trách nhiệm hoàn trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi NHTM không cóquyền sở hữu vốn huy động mà chỉ được quyền kinh doanh quyền sử dụng nó thôngqua chức năng trung chuyển vốn từ người cho vay đến người đi vay
Do chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn của NHTM nên vai trò của nó rất quantrọng đối với hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tuy nhiên do vốn huy động luônluôn biến động nên theo quy định NHTM không được sử dụng hết số vốn đó vào kinhdoanh mà phải dự trữ một tỷ lệ hợp lý để đảm bảo khả năng thanh toán cho ngân hàngnói riêng và cho an toàn trong toàn hệ thống ngân hàng nói chung Bao gồm:
- Tiền gửi không kỳ hạn
Trang 20Tiền gửi không kỳ hạn là các khoản tiền mà người gửi có thể rút ra sử dụng bất
cứ lúc nào tại ngân hàng, hay nói cách khác đi là những khoản tiền gửi với thời giankhông xác định
Tiền gửi không kỳ hạn hay còn gọi là tiền gửi thanh toán bằng Séc là loại hình
có tính chuyển đổi thành tiền mặt nhanh nhất Khả năng tiện lợi của tiền gửi không kỳhạn phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và tổ chức hoạt động của ngân hàng đã huy động
và sử dụng nó
Tổng tiền gửi không kỳ hạn trong toàn bộ ngân hàng trung gian cùng với tổngtiền mặt trong tay nhân dân chính là tổng cung tiền (M1) tronh nền kinh tế
- Tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội:
Tiền gửi có kỳ hạn là tiền gửi mà khách hàng gửi vào và rút ra theo định kỳ, làloại tiền gửi có sự thoả thuận trước giữa khách hàng và ngân hàng về thời gian rút tiền.Đối với loại tiền gửi này, người gửi sẽ không được rút ra trước hạn định, hoặc nếu vì
lý do đặc biệt phải rút ra trước hạn định thì ngân hàng sẽ có một trong 3 cách xử lýsau: 1 Từ chối Họ đã từng làm trước đây để tránh gây thiệt hại cho mình Tuy nhiênhiện nay NHTM thường áp dụng hai cách mềm dẻo hơn là: 2 Yêu cầu người rút tiềnphải báo trước ít nhất một khoảng thời gian nào đó về ý định rút tiền; 3 Với nhữngyêu cầu rút tiền đột xuất như vậy, khoản lãi mà ngân hàng trả cho tiền gửi của kháchhàng sẽ giảm xuống do người rút tiền phải chịu lãi suất phạt vì đã làm ảnh hưởng đến
kế hoạch của ngân hàng
- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư:
Tiền gửi tiết kiện là các khoản tiền gửi của khách hàng mà có thể gửi vào và rút
ra bất cứ lúc nào theo sự thỏa thuận trên phiếu gửi trên TK và ngân hàng phải đáp ứngnhu cầu đó
Xét về bản chất, đây là một phần thu nhập của cá nhân chưa sử dụng cho tiêudùng (tiền nhàn rỗi) Họ gửi vào Ngân hàng với mục đích tích lũy tiền một cách antoàn và hưởng một phần lãi từ số tiền đó Nó phân biệt với số tiền gửi không kỳ hạn ởchỗ mục đích của tiền gửi không kỳ hạn là làm phương tiện thanh toán bằng cách pháthành các tờ séc và khác với loại tiền gửi có kỳ hạn ở chỗ là nó có thể gửi vào và rút rabất cứ lúc nào và ngân hàng phải đáp ứng nhu cầu đó
- Các nguồn vốn huy động khác.
Bên cạnh việc nhận tiền gửi, NHTM còn huy động vốn bằng cách phát hành các
Trang 21chứng từ có giá đó là chứng chỉ tiền gửi và trái phiếu Trong đó chứng chỉ tiền gửi làphiếu nợ ngắn hạn với mệnh giá quy định; Trái phiếu là loại phiếu nợ trung và dài hạn.Hai loại phiếu nợ trên được NHTM phát hành từng đợt, tùy theo mục đích phát hành
và phải có sự chấp thuận của Ngân hàng Trung ương hoặc Hội đồng chứng khoánQuốc gia
Kết luận: Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn
của NHTM và giữ vị trí vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM.Tuy nhiên việc huy động loại vốn này đòi hỏi các ngân hàng phải tuân thủ những quyđịnh về mức huy động vốn của mỗi nước Ở nước ta theo luật định thì vốn huy độngtối đa chỉ bằng 20 lần vốn tự có và bắt buộc NHTM phải dự trữ tại Ngân hàng Trungương một tỷ lệ nhất định để đảm bảo an toàn tiền gửi cho khách hàng Sử dụng tốt vốnhuy động cũng chính là tạo ra uy tín ngày càng cao cho Ngân hàng và mở rộng quy môhoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Nguồn vốn đi vay.
Nguồn vốn đi vay bao gồm vay của Ngân hàng Nhà nước, vay ngân hàng nướcngoài vay các tổ chức tín dụng, vay trên thị trường qua phát hành chứng thư tiền gửi,hoặc vay trên thị trường liên ngân hàng, vay nước ngoài
Thường thì NHTM đi vay vốn để bổ sung vào vốn hoạt động của mình khi đã
sử dụng hết vốn khả dụng mà vẫn thiếu vốn đối với loại vốn này, NHTM phải cótrách nhiệm sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả kinh tế, đem lại lợi nhuận và hoàn trảđúng hạn cả vốn lẫn lãi
- Vay NHNN (Vay Ngân hàng Trung ương):
Đây là khoản vay nhằm giải quyết nhu cầu cấp bách trong chi trả của ngân hàngthương mại Trong trường hợp thiếu hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanhtoán), ngân hàng thương mại thường vay ngân hàng Nhà nước Hình thức cho vay chủyếu của Ngân hàng Nhà nước là tái chiết khấu (hoặc tái cấp vốn) Các thương phiếu đãđược các ngân hàng thương mại chiết khấu (hoặc tái chiết khấu) trở thành tài sản của
họ Khi cần thiết ngân hàng mang những thương phiếu này lên tái chiết khấu tại ngânhàng Nhà nước Nghiệp vụ này làm thương phiếu của ngân hàng thương mại giảm đi
và dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gưỉ tại ngân hàng Nhà nước) tăng lên Ngân hàng Nhànước điều hành vay mượn này một cách chặt chẽ; ngân hàng thương mại phải thựchiện các điều kiện đảm bảo và kiểm soát nhất định Thông thường Ngân hàng Nhà
Trang 22nước chỉ tái chiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng (thới gian đáo hạn ngắn,khả năng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của ngân hàng Nhà nước trong từng thời
kỳ Trong điều kiện chưa có thương phiếu, ngân hàng Nhà nước cho ngân hàng thươngmại vay dưới hình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng nhất định
và chi trả cấp bách, trong nhiều trường hợp nó bổ sung hoặc thay thế cho nguồn vaymượn từ ngân hàng Nhà nước Quá trình vay mượn này rất đơn giản Ngân hàng vaychỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông qua ngân hàng đại lý (hoặcngân hàng Nhà nước) Khoản vay có thể không cần đảm bảo, hoặc được đảm bảo bằngcác chững khoán của kho bạc Kết quả là dự trữ của ngân hàng cho vay giảm đi và củangân hàng đi vay tăng lên
- Vay trên thị trường vốn:
Giống như các doanh nghiệp khác, các ngân hàng cũng vay mượn bằng cáchphát hành các giấy nợ (kì phiếu, tín phiếu, trái phiếu) trên thị trường vốn Rất nhiềungân hàng thương mại thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn, dẫn đến không đáp ứngđược nhu cầu cho vay trung, dài hạn Do vậy, các khoản vay trung và dài hạn nhằm bổsung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu đầu tư và cho vay trung, dài hạn Thôngthường đây là khoản cho vay không có bảo đảm Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ thịtrường để quyết định quy mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay mượn thích hợp Cácvẫn đề chuyển nhượng, điều chỉnh lãi suất, bảo quản hộ…cũng được các ngân hàngquan tâm
Vốn tiếp nhận:
Bao gồm vốn tài trợ, vốn đầu tư phát triển vốn ủy thác đầu tư, để cho vay theocác chương trình, dự án xây dựng cơ bản tập trung của Nhà nước hoặc trợ giúp chođầu tư phát triển những chương trình dự án có mục tiêu riêng Tuy nhiên để có thểnhận được nguồn vốn này đòi hỏi NHTM phải có những điều kiện nhất định, đảm bảo
Trang 23cho hiệu quả quá trình tiếp nhận và sử dụng nó.
Các loại vốn khác.
Được hình thành trong quá trình hoạt động nghiệp vụ của NHTM NHTM thựchiện các dịch vụ uỷ thác như uỷ thác cho vay, uỷ thác đầu tư, uỷ thác cấp phát, uỷ thácgiải ngân và thu hộ…Các hoạt động này tạo nên nguồn uỷ thác tại ngân hàng Ví dụ,Ngân hàng Nộng nghiệp và phát triển nông thôn cho vay uỷ thác hộ cho Nhà nước đốivới một số dự án trồng rừng với nguồn ngân sách hoặc nguồn ODA Theo hợp đồnggiữa các bên, các nguồn vốn trên được chuyển về ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn, để từ đó chuyển tải đến địa điểm đã được xác định trước
Bên cạnh đó, trong quá trình làm trung gian thanh toán NHTM tạo ra vốn trongthanh toán gồm vốn trên tài khoản mở thư tín dụng, tài khoản séc thanh toán và cáckhoản tài sản phong tỏa khi chấp nhận các hối phiếu thương mại
Còn thông qua nghiệp vụ đại lý, NHTM cũng tạo ra một lượng vốn đáng kể, và
sử dụng tạm thời các khoản đó để hoạt động kinh doanh Cuối cùng, đó là các khoảnnhư thuế chưa nộp, lương chưa trả…
Kết luận: Như vậy vốn chính là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh
doanh, là nhân tố quyết định quy mô hoạt động tín dụng và các hoạt động khác củangân hàng Bên cạnh đó, vốn còn quyết định năng lực thanh toán, năng lực cạnh tranh
và đảm bảo uy tín của NHTM
c Vai trò của vốn kinh doanh đối với NHTM.
Thứ nhất, Vai trò huy động vốn đứng trên góc độ ngân hàng thương mại: Huyđộng vốn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại Huy động vốn tốt là tiền đềthúc đẩy ngân hàng thương mại phát triển được các sản phẩm, dịch vụ khác Hoạtđộng này còn giúp ngân hàng gia tăng thu nhập, cải tiến cơ cấu thu nhập của ngânhàng thương mại Vì hiện nay 90% thu nhập của ngân hàng thương mại là từ hoạtđộng tín dụng, là rủi ro cao đối với ngân hàng thương mại
Thứ hai, Vai trò huy động vốn đứng trên góc độ khách hàng: Nghiệp vụ HĐVcủa ngân hàng giúp khách hàng tiết kiệm Khách hàng có thể lựa chọn được hình thứctiền gửi phù hợp Khách hàng có thể tăng nhu nhập qua việc trả lãi của Ngân hàng Họcòn được tiện ích trong thanh toán, an toàn tài sản, an toàn thanhtoán, tốc độ thanhtoán nhanh hơn Ngoài ra họ còn có thể được bảo hiểm số tiền gửi của mình
Trang 24Thứ ba, Vai trò huy động vốn đối với nền kinh tế: Với nghiệp vụ huy động vốn
có thể điều tiết lượng tiền tệ lưu thông trong nền kinh tế, giúp ổn định thị trường tiền
tệ, kiểm soát được lạm phát Huy động vốn giúp tăng vốn để phát triển nền kinh tế,giúp phát triển thị trường tài chính, ví dụ như kỳ phiếu, trái phiếu trở thành hàng hóatrên thị trường chứng khoán
Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh cũng phải
có vốn - vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất Đối với ngân hàngcũng vậy, vì bản chất của hoạt động ngân hàng là huy động vốn nhàn rỗi trong nềnkinh tế để cho vay nên hoạt động huy động vốn có vai trò quan trọng trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng Không có hoạt động huy động vốn xem như không có hoạtđộng của ngân hàng thương mại
1.1.2.Các nghiệp vụ huy động vốn của NHTM
1.1.2.1 Nghiệp vụ huy động tiền gửi của NHTM
Tiền gửi khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của NHTM, chiếm tỷtrọng lớn trong tổng nguồn tiền của NHTM Để có thể gia tăng tiền gửi trong môitrường cạnh tranh, và nguồn tiền gửi ngày càng có chất lượng cao, các NHTM đã đưa
ra và thực hiện nhiều hình thức huy động vốn khác nhau
Tiền gửi thanh toán
- Đối tượng khách hàng và tình huống sử dụng
Tiền gửi thanh toán là hình thức huy động vốn của NHTM bằng cách mở chokhách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán Tài khoản này mở cho cácđối tượng khách hàng, cá nhân hoặc tổ chức, có nhu cầu thực hiện thanh toán qua NH
Để thực hiện nghiệp vụ thanh toán này, đòi hỏi khách hàng phải mở tài khoảntiền gửi thanh toán ở NH Số dư có trên tài khoản thanh toán của khách hàng có thểhình thành từ hai nguồn: (1) do khách hàng nộp tiền mặt vào (2) do khách hàng nhậntiền chuyển khoản từ các đơn vị khác Số dư này nhằm duy trì khâ năng thanh toán vàchi trả của khách hàng ở bất cứ thời điểm nào
-Thủ tục mở tài khoản
Hiện nay các NHTM đều khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho kháchhàng mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại NH Để mở tài khoản thanh toán tại NHkhách hàng cần làm thủ tục như sau :
Đối với khách hàng cá nhân chỉ cần điền vão mấu giấy đề nghị mở tài khoản tiền
Trang 25gửi cá nhân, đăng ký chữ ký mẫu , xuất trình và nộp bản sao chứng minh nhân dân.
Đối với khách hàng là tổ chức, chỉ cần điền vào mẫu giấy đề nghị mở tài khoảntiền gửi thanh toán, đăng ký chữ ký mẫu và mẫu con dấu của người đại diện Xuấttrình và nộp bản sao giấy chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức, và các giấy tờchứng minh tư cách đại diện hợp pháp của chủ tài khoản
Đối với khách hàng là đồng chủ tài khoản cần điều kiện và nộp giấy đề nghị mởtài khoản đồng sở hữu, các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của ngườiđại diện cho tổ chức tham gia tài khoản đồng sở hữu, văn bản thỏa thuận quản lý và sửdụng tài khoản chung của các đồng chủ tài khoản
- Tính lãi tiền gửi thanh toán
Tùy vào điều kiện của từng nước để tính lãi tiền gửi thanh toán
Thông thường ở các nước phát triển không có lãi tiền gửi thanh toán do mụcđích chính của việc gửi tiền là dùng để thanh toán chứ không phải dùng để sinh lời
Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi tiết kiệm
-Tiết kiệm không kỳ hạn
Sản phẩm tiền gửi tiết kiệm không ký hạn được thiết kế dành cho đối tượng
khách hàng cá nhân hoặc tổ chức có tiền tạm thời nhàn rỗi muốn gửi NH vì mục tiên
an toàn và sinh lời nhưng không thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai.Đối với khách hàng khi lực chọn hình thức gửi tiền này thì mục tiêu an toàn và tiện lợiquan trong hơn mục tiêu sinh lời Đối với NH, vì loại tiền gửi này NH muốn rút ra bất
cứ lúc nào cũng được nên NH phải đảm bảo tồn quỹ để chi trả và khó lên kế hoạch sửdụng tiền gửi để cấp tín dung Do đó lãi suất của loại tiền gửi này là rất thấp
Thủ tục mở sổ tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn rất đơn giản Chỉ cần khách hđếnbất cứ chi nhánh nào của NH điền vào mẫu giấy đề nghị gửi tiết kiệm không kỳ hạn cókèm theo chứng minh nhân dân và chữ ký mẫu Nhân viên sẽ hoàn tất thủ tục nhận tiền
và cấp sổ tiền gửi ngay cho khách hàng
- Tiết kiệm định kỳ
Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm định kỳ được thiết
kế dành cho khách hàng cá nhân và tổ chức có nhu cầu gửi tiền vì mục tiêu an toàn,sinh lợi và thiết lập được kế hoạch sử dụng tiền trong tương lai
Đối tượng khách hàng chủ yếu của loại tiền gửi này là các cá nhân muốn có thu
Trang 26nhập ổn định và thường xuyên, đáp ứng nhu cầu chi tiêu hàng tháng hoặc hàng quý.Mục tiêu quan trọng khi gửi tiền loại này là lợi tức có được theo định kỳ Do vậy lãisuất đóng vai trò quan trọng để thu hút được đối tượng khách hàng này Dĩ nhiên lãisuất trả cho tiền gửi tiết kiệm định kỳ cao hơn không kỳ hạn Ngoài ra mức lãi suất cònthay đổi tùy theo loại kỳ hạn gửi , tùy theo loại đồng tiền gửi tiết kiệm và tùy theo uytín và rủi ro của NH nhận tiền gửi
- Các loại tiết kiệm khác
Ngoài hai loại gửi tiết kiệm chính là tiết kiệm không kỳ hạn và tiết kiệm định
kỳ, hầu hết các NHTM đều thiết kế những loại tiền gửi tiết kiệm khác như tiết kiệmtiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang… với nét đặc trưng riêng nhằm làmcho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo nhu cầu khách hàng và tạo ra rào cản
dị biệt để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh
1.1.2.2 Nghiệp vụ huy động vốn qua phát hành các loại giấy tờ có giá
Trong NHTM, việc huy động vốn thường giao cho phòng nguồn vốn, trong đó
có thể chia ra thành hai bộ phận: Huy động vốn ngắn hạn và huy động vốn dài hạn
Huy động vốn ngắn hạn qua phát hành các loại giấy tờ có giá
- Xác định khách hàng tiềm năng
Huy động vốn qua các loại giấy tờ có giá có nghĩa là nhân viên NH thay mặt
NH bán các loại giấy tờ có giá cho khách hàng Điều này đòi hỏi bạn nhân viên phảibiết cách xác định các khách hàng tiềm năng là ai? Hay ai sẽ là người có thể mua sảnphẩm của mình
Xác định khách hàng tiềm năng là xác định xem ai có khả năng và nhu cầu muacác loại giấy tờ có giá do NH phát hành Khách hàng tiềm năng trong trường hợp này
là các nhà đầu tư ngắn hạn., nhứng người có tiền tệ tạm thời nhàn rỗi cần đầu tư sinhlợi,nhưng phải đảm bảo mục tiêu thanh khoản Các nhà đầu tư ngắn hạn có thể đượcnhìn dưới hai dạng:
+ Các nhà đầu tư tổ chức bao gồ các doanh nghiệp, các công ty bảo hiểm, cácloại quỹ và các tổ chức khác
+ Các nhà đầu tư cá nhân như các ca sỹ, cầu thủ bóng đá, người nghỉ hưu,nhân viên làm việc hưởng lương….vừa nhận được thu nhập nhưng tạm thời chưa sửdụng đến
Các khoản thu nhập của họ tạm thời nhàn rỗi cho đến khi được sử dụng, do vậy
Trang 27họ có nhu cầu đầu tư ngắn hạn Đây là một dạng khách hàng tiềm năng
+ Đề nghị phát hành giấy tờ có giá trong năm tài chính
+ Kế hoạch phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong đó nêu rõ mục đích pháthành, phương án sử dụng, tổng số giấy tờ có giá ngắn hạn năm tài chín, tổng mệnh giáphát hành giấy tờ có giá ngắn hạn trong năm tài chính, số đợt và thời điểm dự kiếnphát hành, tên gọi giấy tờ có giá và đồng tiền phát hành
+ Các báo cáo tài chính của hai năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm đềnghị phát hành
+ Kế hoạch kinh doanh trong năm tài chính
+ Điều lệ và giấy phép hoạt động ( đối với NH tổ chức phát hành lần đầu)
+ Các thay đổi về bộ máy tổ chức và các thay đổi khác nếu có
- Thông báo phát hành giấy tờ có giá
Sau khi được xem xét và phê duyệt đề nghị phát hành, NHTM sẽ ra thông báophát hành Nội dung thông báo phát hành gồm:
+ Tên tổ chức phát hành
+ Tên gọi giấy tờ có giá ( tín phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, )
+ Tổng mện giá của đợt phát hành
+ Ngày phát hành
+ Thời hạn của giấy tờ có giá
+ Ngày đến hạn thanh toán
+ Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm và địa điểm trả lãi
+ Phương thức hoàn trả và địa điểm trả tiền gốc của giấy tờ có giá
Thông báo phát hành được công bố rộng rãi ra công chúng thông qua cácphương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, phát thanh, báo chí Việc thôngbáo phát hành giấy tờ có giá đến công chúng một mặt là do tính chất pháp lí đối vớiđợt phát hành, mặt khác là điều cần thiết để đưa thông tin về đợt phát hành đến vớikhách hàng tiềm năng
Trang 28- Phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn và huy dộng tiền gửi ngắn hạn
Như đã biết NHTM có thể huy động vốn ngắn hạn thông qua tài khoản tiền gửithanh toán và tiền gửi tiết kiệm Tại sao phải huy động vốn ngắn hạn thông qua cácloại giấy tờ có giá? Điều này trước hết xuất phát từ nhu cầu đầu tư ngắn hạn của cácnhà đầu tư khác nhau nên cần có nhiều hình thức khác nhau để thu hút Tiếp đến là dotập quán và trình độ phát triển của thị trường vốn ngắn hạn cụ thể như:
+ Huy động tiền gửi tiết kiệm thích hợp ở những nước có thị trường tiền tệ chưaphát triển
+ Ở những nước có thị trường tiền tệ phát triển , giấy tờ có giá có tính thanhkhoản cao hơn tiền gửi tiết kiệm, trong khi ở những nước thị trường kém phát triển thìngược lại
- Huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành kỳ phiếu
Kỳ phiếu là một loại giấy tờ có giá do NH phát hành để huy động vốn ngắn hạn,trong đó NH sẽ cam kết trả lãi được hưởng và vốn gốc cho nhà đầu tư khi kỳ phiếuđến hạn Thời gian qua VietcomBank đã có và thường xuyên phát hành kỳ phiếu đểhuy động vốn ngắn hạn
- Huy động vốn ngắn hạn thông qua phát hành chứng chỉ tiền gửi.
Ngoài kỳ phiếu, các NHTM còn phát hành chứng chỉ tiền gửi để huy động vốnngắn hạn Ở Việt Nam thời gian qua, các NHTM cổ phần ít khi huy động vốn ngắnhạn này Trong khi đó các NHNN thì sử dụng thường xuyên hơn
Cách tính lãi đối với giấy tờ có giá
Giấy tờ có giá ngắn hạn có nhiều loại khác nhau, nhưng cách tính lãi tương tựnhau Do đó ở đây trình bày cách tính lãi cho kỳ phiếu như một ví dụ điển hình Khiphát hành kỳ phiếu cho khách hàng, NHTM cam kết trả gốc khi kỳ phiếu đến hạn còncam kết trả lãi tính trên mệnh giá của kỳ phiếu NHTM có thể thỏa thuận với kháchhàng sử dụng một trong các phương thức trả lãi sau đây:
+ Trả lãi sau: Theo phương thức này NHTM xác định và tả lãi kỳ phiếu một lầnvào thời điểm đáo hạn hay thời điểm thanh toán kỳ phiếu
+ Trả lãi trước : Theo phương thức này NHTM xác định và trả một lần tại thờiđiểm phát hành Trong trường hợp này kỳ phiếu được bán ở giá chiết khấu tức là bán
ở giá thấp hơn so với mệnh giá và lãi của kỳ phiếu chính là số tiền chênh lệch giữamệnh giá và giá bán kỳ phiếu
+ Trả lãi định kỳ: Theo phương thức này, NHTM xác định và trả lãi kỳ phiếutheo từng định kỳ cho người sở hữu kỳ phiếu Định kỳ trả lãi thường áp dụng theo
Trang 29tháng
Huy động vốn trung và dài hạn qua phát hành giấy tờ có giá
Muốn huy động vốn trung và dài hạn các NHTM có thể phát hành trái phiếu và
cổ phiếu Trái phiếu do NH phát hành có thể được xem là một loại trái phiếu công ty
So với chính phủ, trái phiếu NH rủi ro hơn nên chi phí huy động vốn cao hơn so vớitrái phiếu Chính Phủ hay trái phiếu khi bạc Ở Việt Nam thời gian qua, các NHTMquốc doanh đều có phát hành trái phiếu để huy động vốn dài hạn, trong khi đó cácNHTM cổ phần chủ yếu phát hành cổ phiếu để tăng vốn Tuy nhiên gần đây một số
NH đã bắt đầu chuyển sang phát hành trái phiếu, đặc biệt là trái phiếu chuyển đổi, đặcbiệt là trá phiếu chuyển đổi để huy động vốn dài hạn
Muốn phát hành giấy tờ có giá để huy động vốn dài hạn cần có những hiểu biết
về các công việc sau:
- Huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu
Với nhu cầu dài hạn lên đến 10, 15, hay 20 năm, rõ ràng các NHTM không thể
phát hành các loại giấy tờ có giá ngắn hạn được Trong trường hợp này NH có thể pháthành trái phiếu Trái phiếu NHTM có thể xem là một loại trái phiếu công ty Nó làgiấy chứng nhận nợ do các NHTM phát hành để huy động vốn dài hạn, theo đó các
NH cam kết trả lãi và gốc cho các nhà đầu tư mua trái phiếu
- Huy động vốn dài hạn bằng phát hành trái phiếu chuyển đổi
Trái phiếu chuyển đổi là loại trái phiếu mà tổ chức phát hành bán cho các nhàđầu tư, trong đó có thỏa thuận đến một thời điểm nào đó sau khi phát hành, các nhàđầu tư có quyền chuyển đổi thành cổ phiếu theo một tỷ lệ nào đó
Loại trái phiếu này được xem như là một dạng chứng khoán lai do vừa có tínhchất của chứng khoán nợ, đồng thời vừa có tính chất của một chứng khoán vốn Nóphổ biến ở các nước có thị trường tiền tệ phát triển nhưng chưa được phổ biến lắm ởViệt Nam Tuy nhiên trong những năm gần đây một số NH đã bắt đầu phát hành trái
Trang 30phiếu chuyển đổi như NH ACB, Sài Gòn bank.
- Huy động vốn dài hạn bằng việc phát hành cổ phiếu
Cổ phiếu nói chung là chứng nhận đầu tư vào công ty cổ phần Các NHTM cổphần cũng là một dạng công ty cổ phần, do dó có thể phát hành cổ phiếu để huy độngvốn Có nhiều cách phân loại cổ phiếu thành nhiều loại cổ phiếu khác nhau Nhưng cóhai cách phân loại sau thường gặp
Cổ phiếu vô danh và cổ phiếu lý danh : Cổ phiếu vô danh là loại cổ phiếukhông ghi tên người chủ sở hữu trên cổ phiếu Loại cổ phiếu này dễ giao dịch trên thịtrường hơn do không phải làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu Cổ phiếu ký danh
là cổ phiếu có ghi tên người chủ sở hữu trên cổ phiếu Loại cổ phiếu này muốn chuyểnnhượng phải được sự đồng ý của hội đồng quản trị
Phân loại thành cổ phiếu phổ thông và cổ phiếu ưu đãi Cả hai loại cổ phiếu nàyđều là giấy chứng nhận quyền sở hữu một phần của công ty Tuy nhiên nó có sự khácbiệt nhau về quyề n được chia cổ tức ưu tiên và quyền được chia tài sản ưu tiên trongtrường hợp công ty bị thanh lý
- Xác định chi phí huy động vốn dài hạn của NHTM
Đứng trên góc độ NHTM, việc xác định chi phí huy động vốn dài hạn qua pháthành giấy tờ có giá rất quan trọng vì nó tác động đến quyết định xem NHTM nên huyđộng vốn bằng hình thức nào? Cụ thể NHTM cần quyết định:
+ Nên huy động tiền gửi hay phát hành giấy tờ có giá
+ Nên phát hành trái phiếu hay cổ phiếu?
+ Nên phát hành trái phiếu hay trái phiếu chuyển đổi?
+ Nên phát hành cổ phiếu phổ thông hay cổ phiếu ưu đãi
Giải quyết vấn đề này đòi hỏi NHTM phải phân tích ưu nhược điểm của từngphương pháp huy động vốn Ngoài ra một điều hết sức quan trọng cần chú ý là xácđịnh chi phí của từng phương án huy động vốn
- Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng khác và từ NHNN
Nhìn vào bên nguồn vốn của bảng cân đối tài sản, chúng ta có thể thấy NHTM
có một bộ phận vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác và bộ phận vốn vay từNHNN Các tổ chức tín dụng khác trong khi tham gia hệ thống thanh toán có thể mởtài khoản ở NHTM Qua tài khoản này NHTM có thể huy động vốn giống như đối với
Trang 31các tổ chức kinh tế bình thường Ngoài các tổ chức tín dụng, NHNN cũng có thể là nơicung cấp vốn cho NHTM dưới hình thức cho vay.
1.1.3.Ý nghĩa của nghiệp vụ huy động vốn của NHTM.
Nghiệp vụ huy động vốn tuy không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho NH nhưng
nó là nghiệp vụ rất quan trọng Không có nghiệp vụ huy động vốn coi như không cóhoạt động của NHTM Khi thành lập, NH phải có một số vốn điều lệ Nhưng số vốnnày chỉ đủ để đầu tư cho các tài sản cố định như trụ sở, văn phòng, máy móc thiết bịchứ chưa đủ vốn để NH có thể tiến hành các hoạt động kinh doanh như cấp tín dụng vàcấp các hoạt động NH khác Để có vốn thực hiện các hoạt động này, NH phải huyđộng vốn từ khách hàng Nhiệp vụ huy động vốn do vậy cũng có ý nghĩa rất quantrọng với NH cũng như với khách hàng
1.1.3.1 Đối với NHTM
Nghiệp vụ huy động vốn góp phần mang lại nguồn vốn cho NH thực hiện cácnghiệp vụ kinh doanh khác Không có nghiệp vụ huy động vốn, NHTM sẽ không đủnguồn vốn tuy khtài trợ cho hoạt động của mình Mặt khác, thông qua nghiệp vụ huyđộng vốn NHTM có thể đo lường được uy tín cũng như sự tín nhiệm của khách hàngđối với NH Từ đó , NHTM có các biện pháp không ngừng hoàn thiện hoạt động huyđộng vốn để giữ vững và mở rộng quan hệ với khách hàng Như thế nghiệp vụ huyđộn vốn đã giải quyết đầu vào cho NH
1.1.3.2 Đối với khách hàng
Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh tiết kiệm và đầu
tư nhằm làm cho tiền của họ sinh lời, tạo điều kiện cho việc gia tăng tiêu dùng trongtương lai
Mặt khác , nghiệp vụ huy động vốn còn cung cấp cho khách hàng một nơi antoàn để cất trữ và tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi
Nghiệp vụ huy động vốn giúp khách hàng có cơ hội tiệp cận với các dich vụcủa NH, đặc biệt là dịch vụ thanh toán qua NH và dịch vụ tín dụng khi khách hàng cầnvốn cho sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng
1.2 HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
Trang 32HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
1.2.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn
Hiệu quả huy động vốn của ngân hàng thương mại là tổng hợp các tiêu chí chỉ
rõ sự tăng trưởng bền vững của vốn huy động với chi phí, rủi ro thấp nhất và hệ số vốn được sử dụng cao nhất.
Hiệu quả huy động vốn được thể hiện trên các mặt sau:
- Hiệu quả đối với xã hội: Hiệu quả huy động vốn của NHTM đối với xã hội
được nhìn nhận trên góc độ các lợi ích mà lượng vốn này được sử dụng để bổ sunglượng vốn cho nền kinh tế và nâng cao mức sống của người dân thay vì sử dụng đồngvốn đó vào các chỉ tiêu khác
Hiệu quả này có được là là nhờ việc tiết kiệm chi tiêu, tăng cường các hoạtđộng sản xuất kinh doanh, tạo nên công ăn việc làm cho người lao động, nâng cao mứcsống người dân thông qua sinh lợi của khoản tiết kiệm tại ngân hàng và các lợi íchgián tiếp của quá trình sử dụng vốn tiết kiệm để kinh doanh mang lại
Hiệu quả của việc huy động vốn từ dân cư của NHTM đối với xã hội ngày càngcao trong điều kiện đất nước đó đang cần nhiều vốn để phát triển nền kinh tế, nhất làcác nước đang phát triển
- Hiệu quả đối với khách hàng: khi khách hàng tham gia vào hoạt động huy
động vốn thì hiệu quả của hoạt động này được hiểu là các lợi ích mà người dân thuđược khi gửi tiền vào ngân hàng Hiệu quả này có được là nhờ sinh lời từ khoản tiềnngười dân cho ngân hàng sử dụng trong một thời gian nhất định và các tiện ích kháckhi tham gia vào dịch vụ ngân hàng
Hiệu quả từ việc huy động vốn của ngân hàng đối với khách hàng càng cao khimức lãi suất và các ưu đãi khác họ được hưởng trên khoản tiền họ đã gửi vào ngânhàng cao hơn so với các ngân hàng khác và so với hình thức đầu tư khác
- Hiệu quả đối với NHTM: Hiệu quả huy động vốn của NHTM dựa trên mối
tương quan so sánh giữa kết quả thu được từ vốn huy động và chi phí bỏ ra để huyđộng
1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn.
1.2.2.1 Tốc độ tăng trưởng vốn huy động.
Trang 33Vốn huy động của ngân hàng phải có sự tăng trưởng ổn định về số lượng đểthoả mãn nhu cầu tín dụng, thanh toán cũng như các hoạt động kinh doanh khác ngàycàng tăng của ngân hàng Nếu ngân hàng huy động được một lượng vốn lớn, nhưng lạikhông ổn định, thường xuyên có những dòng tiền lớn bị rút ra thì lượng vốn dành chođầu tư, cho vay sẽ không lớn, hiệu quả huy động vốn không cao, thường xuyên phảiđối đầu với vấn đề thanh khoản.
Chỉ tiêu này được đánh giá qua: mức độ tăng giảm nguồn vốn huy động và sốlượng vốn huy động có kỳ hạn Nguồn vốn tăng đều qua các năm, có độ gia tăng đềuđặn, đạt mục tiêu nguồn vốn đặt ra là nguồn vốn tăng trưởng ổn định
Vốn huy động năm “n”
Tốc độ tăng =
trưởng vốn huy động Vốn huy động năm “n-1”
Quy mô vốn huy động của Ngân hàng càng tăng chứng tỏ Ngân hàng đã làm tốtcông tác huy động vốn HĐV tăng trưởng qua các năm giúp cho Ngân hàng có khảnăng tự chủ trong hoạt động kinh doanh của mình và nâng cao sức cạnh tranh Khinghiờn cứu hiệu quả HĐV chúng ta biết được:
- Quy mô nguồn vốn huy động có đủ lớn để tài trợ cho danh mục đa dạng
và không ngừng tăng trưởng không?
- Cơ cấu nguồn vốn có phù hợp với cơ cấu sử dụng vốn không?
- Nguồn vốn tăng trưởng có ổn định không?
Những chỉ tiêu trên đánh giá năng lực và trình độ quản lý của Ngân hàng.Qua phân tích đánh giá chúng ta rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu từ
đó tìm ra được phương hướng kinh doanh của Ngân hàng
1.2.2.2 Chi phí huy động vốn
Quản lý chi phí vốn là hoạt động thường xuyên và quan trọng của mỗi ngânhàng, vì mỗi sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn hay lãi suất đều có thể làm thay đổi chiphí trả lãi, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập ròng của ngân hàng
Trang 34Lãi suất bình quân đầu vào (2)
Chỉ số (2) = Tổng chi phí trả lãi thực tế x 100(%)
Tổng số vốn huy động bình quân
Trả lãi tiền gửi là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất, nó là yếu tố quyết địnhđến việc hoạch định lãi suất cho vay, do vậy ngân hàng cần phải phân tích cụ thể chỉtiêu lãi suất bình quân đầu vào
Chi phí khác: Bên cạnh chi phí là lãi suất, trong quá trình HĐV ngân hàng cònphải chịu một số chi phí khác như: chi phí tiền lương nhân viên, chi phí in ấn giấy tờnghiệp vụ, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch…Chi phí này thường chiếm tỷtrọng nhỏ trong tổng chi phí, nhưng nếu tiết kiệm được cũng góp phần giảm bớt gánhnặng chi phí cho ngân hàng
1.2.2.4 Các rủi ro trong huy động vốn:
+ RR lãi suất: Đây là thiệt hại mà NH phải gánh chịu khi lãi suất thị trường
biến động Đây là rủi ro mang tính đặc trưng cho bất kỳ một TGTC nào khi có sựchênh lệch về kỳ hạn giữa huy động vốn Sự không cân xứng về thời hạn giữa tài sản
có và tài sản nợ xảy ra thường xuyên của lãi xuất thị trường làm cho các tổ chức nàyrơi vào tình trạng rủi ro lãi xuất
+ RR tỷ giá: Khi NHTM có các hoạt động liên quan đến ngoại tệ sẽ phải chịu
loại rủi ro này Do giá biến động thường xuyên không dự báo trước nên được rủi ro hốiđoái được xem là rủi ro thường trực gắn liền và trở thành rủi ro đặc trưng của hoạtđộng kinh doanh ngoại tệ NH
+ RR khác:
Rủi ro về cơ cấu nguồn: để đánh giá việc bố trí cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn, dàihạn có hợp lý hay không NH cần có 1 sự “phòng thủ”, không hẳn tất cả các doanhnghiệp đều có thể trạng xấu Cần cân đối trong quản lý với những khỏan vay và sự
Trang 35chênh lệch giữa nội tệ với ngoại tệ.
Rủi ro thanh khoản: khi nguồn vốn và sử dụng không có sự phù hợp về kỳ hạnhay có sự mất cân xứng trong cơ cấu vốn, thì ngân hàng có nguy cơ phải gánh chịu rủi
ro thanh khoản Rủi ro thanh khoản là tình trạng NH không có được vốn khả dụng vớichi phí thấp vào đúng thời điểm cần Rủi ro thanh khoản thường phát sinh khi kháchhàng có nhu cầu rút tiền ngay lập tức
Sự biến động mang tính chu kỳ của nền kinh tế
Khi nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao thì ngân hàng có điều kiện gia tăng sốvốn huy động từ các tổ chức kinh tế và người dân vì đây là thời kỳ các tổ chức kinh tếlàm ăn phát đạt, người dân có thu nhập cao hơn nên lượng tiền dành cho tiết kiệm cũngtăng Tốc độ tăng trưởng cao cũng làm nhu cầu vốn trong nền kinh tế tăng mạnh, lãi suấtcho vay tăng làm lãi suất huy động tăng là động lực và điều kiện thuận lợi cho ngânhàng đẩy mạnh công tác huy động vốn Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái hoặc rơi vàokhủng hoảng sẽ kéo theo sự sụt giảm thu nhập của các tổ chức kinh tế và người dân,làm sụt giảm lượng tiền gửi vào ngân hàng và giảm khả năng huy động vốn
Lạm phát
Nếu lạm phát tăng cao, lãi suất thực giảm, giá trị đồng tiền sụt giảm làm mấtlòng tin của người gửi tiền kéo theo hiện tượng rút tiền ồ ạt làm hoạt động huy độngvốn của ngân hàng gặp nhiều khó khăn
Tỷ giá
Đây là nhân tố tác động gián tiếp tới cơ cấu nguồn vốn huy động Nếu tỷ giágiảm người dân sẽ có xu hướng tiết kiệm bằng nội tệ nhiều hơn Đồng thời làm ảnhhưởng tới hoạt động xuất nhập khẩu, nhập khẩu tăng, xuất khẩu giảm, các doanhnghiệp xuất khẩu giảm thu nhập làm giảm tiền gửi vào ngân hàng, nhất là các ngânhàng chuyên phục vụ các doanh nghiệp này Khi đó ngân hàng thuận lợi trong việchuy động nội tệ nhưng việc huy động ngoại tệ lại gặp khó khăn làm cho cơ cấu nguồnvốn bất hợp lý
b Yếu tố an ninh chính trị, pháp luật và chính sách của Chính Phủ
Trang 36Chính sách của Chính Phủ
Ngân hàng là một trung gian tài chính, hoạt động của nó có ảnh hưởng lớn tới
hệ thống tài chính quốc gia Do đó nó chịu sự điều chỉnh của rất nhiều quy định, chínhsách của Nhà Nước
Công tác huy động vốn của ngân hàng sẽ phát huy hiệu quả khi Chính Phủ banhành các quyết định, chỉ thị, văn bản… tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho cácNHTM hoạt động Với các quy định, văn bản ban hành đồng bộ, kịp thời tới toàn hệthống ngân hàng sẽ góp phần nâng cao khả năng tăng nguồn vốn huy động
An ninh chính trị
Đất nước có hệ thống luật pháp nghiêm minh, giữ vững được an ninh chính trịthì người dân sẽ có lòng tin vào Chính Phủ và hệ thống ngân hàng, từ đó sẽ an tâm khigửi tiền và ngược lại Việt Nam hiện nay được đánh giá là quốc gia có nền chính trị và
an ninh ổn định nhất trong khu vực, tạo môi trường thuận lợi cho các NHTM ViệtNam hoạt động và đẩy mạnh công tác huy động vốn
c Đối thủ cạnh tranh và môi trường xã hội
Đối thủ cạnh tranh
Sức ép cạnh tranh trên thị trường huy động vốn hiện nay là rất lớn: cạnh tranhgiữa các ngân hàng trong nước với nhau; giữa ngân hàng với các chi nhánh ngân hàngnước ngoài; giữa ngân hàng với các định chế tài chính khác như bảo hiểm, công ty tàichính, tiết kiệm bưu điện Với sự phát triển cùng mạng lưới rộng khắp, các định chế tàichính này cũng đã thu hút được lượng vốn đáng kể Sự cạnh tranh gay gắt hiện naylàm cho công tác huy động vốn của ngân hàng càng khó khăn hơn, đòi hỏi các ngânhàng phải nhanh chóng thích nghi với cơ chế thị trường và đưa ra được những sảnphẩm tốt để thu hút khách hàng
Môi trường xã hội
Môi trường xã hội cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động của ngânhàng nói chung và hoạt động huy động vốn nói riêng
Phân bố dân cư, thu nhập của người dân là một nguồn lực tiềm tàng có thể khaithác nhằm mở rộng quy mô huy động vốn của ngân hàng thương mại Vì vậy nhữngkhu vực đông dân cư, với thu nhập cao thì sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn đốivới ngân hàng
Môi trường văn hoá như tập quán, tâm lý, thói quen sử dụng tiền mặt của dân
cư ảnh hưởng nhiều đến quyết định kinh tế về tiêu dùng và tiết kiệm của người có thu
Trang 37nhập, mức độ chấp nhận rủi ro khi gửi tiền vào các tổ chức tín dụng hay quyết định chitiêu số tiền nhàn rỗi của mình vào đầu tư bất động sản, động sản, chứng khoán…
1.2.3.2 Các nhân tố chủ quan
a Chính sách lãi suất và phí dịch vụ của ngân hàng
Lãi suất được coi là giá cả của các sản phẩm dịch vụ tài chính Ngân hàng sửdụng hệ thống lãi suất tiền gửi như một công cụ quan trọng trong việc huy động tiềngửi và thay đổi quy mô nguồn vốn Để duy trì và thu hút thêm nguồn vốn, ngân hàngcần ấn định mức lãi suất cạnh tranh, thực hiện những ưu đãi về giá cho những kháchhàng lớn, gửi tiền thường xuyên Hơn nữa hệ thống lãi suất cần linh hoạt, phù hợp vớiquy mô và cơ cấu nguồn vốn Song song với đó là đưa ra các dịch vụ đa dạng, phongphú đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng với mức phí hợp lý
Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải chú ý rất nhiều đến lãi suất tiền vay để có thể
có các hoạt động kinh doanh hợp lý, đem lại các khoản thu nhập cao nhất cho ngân hàng
để bù đắp được các khoản chi phí đã bỏ ra và vẫn mang lại lợi nhuận cho ngân hàng
b Hình thức huy động vốn của ngân hàng
Hình thức huy động càng phong phú, hấp dẫn thì ngân hàng càng có khả nănghuy động được nhiều vốn hơn Do vậy các ngân hàng luôn tìm cách đa dạng hóa hìnhthức huy động để cạnh tranh thu hút vốn Ngân hàng có thể đưa ra nhiều loại hình tiềngửi tiết kiệm với nhiều kỳ hạn, các hình thức tiết kiệm dự thưởng hấp dẫn, tiết kiệm trảlãi bậc thang theo bậc về thời gian gửi tiền và theo quy mô tiền gửi…
c Vị thế, uy tín của ngân hàng
Khách hàng thường tin tưởng vào một ngân hàng hoạt động lâu năm hơn mộtngân hàng mới thành lập Mặc dù không phải tất cả các ngân hàng có thâm niên hoạtđộng lâu hơn, thì đều tốt hơn, mà vì ngân hàng nào hoạt động lâu năm, thì khách hàng
có thể hiểu rõ về ngân hàng đó để gửi tiền như: uy tín, thế lực trên thị trường, cónguồn vốn, khả năng thanh toán chi trả Do đó, các NHTM cần nâng cao uy tín thôngqua các nghiệp vụ của mình, từng bước thỏa mãn tối đa nhu cầu của người gửitiền,hoạt động kinh doanh có lãi và giữ chữ tín trong lòng khách hàng là tiền đề choviệc huy động vốn
d Mạng lưới huy động vốn,công nghệ, cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ của ngân hàng
Ngân hàng có mạng lưới huy động vốn càng rộng rãi thì càng có khả năng thuhút được nhiều vốn Các ngân hàng ở gần trung tâm tài chính, thành thị, khu đông dân
Trang 38cư…thường có khả năng huy động vốn cao Đồng thời các ngân hàng cũng khôngngừng mở rộng mạng lưới ra các vùng nông thôn, miền núi,vùng sâu vùng xa, tạo ramột mạng lưới huy động rộng rãi, tạo điều kiện thuận lợi cho người gửi tiền.
Khách hàng luôn muốn giao dịch kinh doanh với các ngân hàng có trụ sở kiên
cố và bề thế, có công nghệ hiện đại, có đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình, cótrình độ chuyên môn cao Điều này đòi hỏi các ngân hàng phải đầu tư hiện đại hoácông nghệ, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chonhân viên Trong môi trường kinh doanh hiện nay, ngân hàng có thái độ phục vụ tốt sẽchiếm được tình cảm của khách hàng, khi đó ngân hàng có thể tạo được hình ảnh tốtđối với các khách hàng quen thuộc cũng như tiếp cận thêm được những khách hàngmới Có thể nói ngân hàng cần phải chú trọng tới thái độ và phong cách phục vụ đốivới khách hàng
1.3 Ý NGHĨA CỦA NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN.
1.3.1 Đối với nền kinh tế
- Thông qua hoạt động huy động vốn, hệ thống ngân hàng tập trung các nguồnvốn tạm thời nhàn rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chỗ là phương tiện tích lũy trởthành nguồn vốn lớn của nền kinh tế
- Nguồn vốn huy động giúp cho các doanh nghiệp đáp ứng kịp thời nhu cầuvốn, đẩy
nhanh hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ và thu hồi vốn giúp gia tăng tốc
độ quay vòng vốn, tăng số vòng quay, mang lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp và
từ đó thúc đẩy nền kinh tế phát triển hơn
- Huy động vốn còn là kênh thông thương giữa nền kinh tế trong nước và nềnkinh tế thế giới
- Huy động vốn còn là công cụ giúp ngân hàng thương mại kiểm soát khốilượng tiền tệ trong lưu thông qua việc sử dụng chính sách tiền tệ
1.3.2 Đối với ngân hàng thương mại
- Huy động vốn là kênh cung cấp đầu vào trong hoạt động của ngân hàngthuơng mại
- Là yếu tố chính giúp cho ngân hàng thương mại thực hiện các nghiệp vụ kinhdoanh khác như cấp tín dụng và các dịch vụ ngân hàng khác
- Thông qua hoạt động huy động vốn, ngân hàng thương mại có thể đo lườngđược uy tín, sự tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, từ đó gia tăng thị phần,
Trang 39quy mô hoạt động cũng như nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trường
Chương 2 THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG
VỐN TAI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CHI NHÁNH THÀNH CÔNG
Trang 402.1.KHÁI QUÁT VỀ NHNT CHI NHÁNH THÀNH CÔNG
Nhiệm vụ đối nội của ngân hàng ngoại thương Việt Nam là tham mưu cho banlãnh đạo ngân hàng Nhà nước trong quá trình xây dựng các chính sách tiền tệ, tín dụngthanh toán quốc tế nhằm phục vụ chủ trương đấy mạnh xuất khẩu tăng nguồn thungoại tệ Hoạch định chính sách quản lý ngoại hối trong điều kiện nhà nước thực hiệnđộc quyền ngoại thương, ngoại tệ, xây dựng cơ chế đa tỷ giá ngoại tệ, áp dụng trongcác quan hệ thanh toán mậu dịch quốc tế, phi mậu dịch nhằm thúc đẩy quan hệ kinh tế,văn hoá hợp tác khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với các nước thuộc các khu vựckhác nhau
Về hoạt động ngân hàng, ngoài nhiệm vụ cho vay nhằm khai thác các nguồnhàng xuất khẩu, cho vay mở rộng các dịch vụ đối ngoại như vận tải, dich vụ, bảo hiểm,cung ứng tàu biển, … các nghiệp vụ thanh toán quốc tế quản lý vốn ngoại tệ gửi tạicác ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong quan hệ thanh toán, vay nợviện trợ với các nước bạn bè điều này được tập trung toàn bộ vào ngân hàng Ngoạithương Chính từ vị thế đặc biệt trên, ngân hàng Ngoại thương đã sớm là một ngânhàng thương mại chuyên nghiệp về nghiệp vụ ngân hàng đối ngoại duy nhất tại ViệtNam sánh vai cùng với các ngân hàng quốc tế ở khắp các châu lục
Hoạt động kinh doanh của Vietcombank chủ yếu trên 5 nội dung chính:
- Vốn kinh doanh