1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái

120 600 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 1,04 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Các ngân hàng thương mại với chức năng là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, đóng vai trò trung gian kết nối giữa người cần vốn và người có vốn trong xã hội thông qua các nghiệp vụ huy động vốn của mình, góp phần quan trọng trong việc khơi thông nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu tín dụng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh ngân hàng, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và ổn định của nền kinh tế. Tuy nhiên, hoạt động huy động vốn trong giai đoạn hiện nay ngày càng trở nên khó khăn do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự suy giảm trong thu nhập thực tế của người dân, sự thua lỗ trong hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, và sự cạnh tranh gay gắt trong huy động vốn giữa các ngân hàng đòi hỏi các Ngân hàng cần có sự đầu tư, nỗ lực hơn nữa để tìm kiếm, thu hút các nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn để phát triển kinh tế. Là một trong những ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực huy động vốn, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Yên Bái nói riêng luôn nỗ lực tìm kiếm các giải pháp hữu hiệu nhằm gia tăng quy mô và nâng cao chất lượng huy động vốn. Trong thời gian qua, công tác huy động vốn tại Chi nhánh Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Yên Bái đã đạt được những thành tựu lớn lao. Tuy nhiên, đây là hoạt động ngân hàng phức tạp, linh hoạt, đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện để nâng cao khả năng huy động vốn, tránh gặp phải một số hạn chế như năm 2012 vừa qua. Đó là vấn đề cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự hợp lý, nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp, chi nhánh vẫn chưa huy động được nhiều nguồn vốn trung và dài hạn. Vốn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao trong nhiều năm liền, sản phẩm huy động của chi nhánh chưa thực sự hấp dẫn đối với người gửi tiền. Vì vậy, chi nhánh cần có sự quan tâm hơn nữa để thu hút vốn huy động được mở rộng hơn. Nhận thức rõ tính cấp thiết của nguồn vốn huy động đối với hoạt động của Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái, tôi chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái".

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành chương trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhậnđược sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Viện Đại học

Mở Hà Nội

Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô Viện Đại học

Mở Hà Nội, đặc biệt là những thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi suốt thời gianhọc tập tại trường

Tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến PGS - TS Đào Văn Hùng đã dành rấtnhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn nghiên cứu, giúp đỡ tôi hoàn thành

đề tài luận văn "Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái"

Đồng thời, tôi cũng xin cảm ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổphần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái đã tạo điều kiện chotôi điều tra khảo sát để có dữ liệu viết luận văn

Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả nănglực, tâm huyết của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rấtmong nhận được sự đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn

Hà nội, ngày tháng 10 năm 2013

Tác giả

Đoàn Khánh Ly

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

ATM Máy giao dịch Ngân hàng tự động

BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt NamBIDV Yên Bái Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam

- chi nhánh Yên BáiĐCTC Định chế tài chính

ĐT & PT Đầu tư và phát triển

FTP Điều chuyển vốn nội bộ

TGTT Tiền gửi thanh toán

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Các ngân hàng thương mại với chức năng là một tổ chức kinh doanhtiền tệ, đóng vai trò trung gian kết nối giữa người cần vốn và người có vốntrong xã hội thông qua các nghiệp vụ huy động vốn của mình, góp phần quantrọng trong việc khơi thông nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế,đáp ứng nhu cầu tín dụng, đảm bảo hiệu quả kinh doanh ngân hàng, thúc đẩy

sự tăng trưởng nhanh và ổn định của nền kinh tế Tuy nhiên, hoạt động huyđộng vốn trong giai đoạn hiện nay ngày càng trở nên khó khăn do khủnghoảng kinh tế toàn cầu, sự suy giảm trong thu nhập thực tế của người dân, sựthua lỗ trong hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp, và sự cạnh tranhgay gắt trong huy động vốn giữa các ngân hàng đòi hỏi các Ngân hàng cần có

sự đầu tư, nỗ lực hơn nữa để tìm kiếm, thu hút các nguồn vốn ổn định với chiphí hợp lý, phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn để phát triển kinh tế

Là một trong những ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực huy động vốn,Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và Chi nhánhNgân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Yên Bái nói riêng luôn nỗ lực tìmkiếm các giải pháp hữu hiệu nhằm gia tăng quy mô và nâng cao chất lượnghuy động vốn Trong thời gian qua, công tác huy động vốn tại Chi nhánhNgân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Yên Bái đã đạt được những thành tựulớn lao Tuy nhiên, đây là hoạt động ngân hàng phức tạp, linh hoạt, đòi hỏingân hàng phải không ngừng hoàn thiện để nâng cao khả năng huy động vốn,tránh gặp phải một số hạn chế như năm 2012 vừa qua Đó là vấn đề cơ cấunguồn vốn chưa thực sự hợp lý, nguồn tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọngthấp, chi nhánh vẫn chưa huy động được nhiều nguồn vốn trung và dài hạn.Vốn ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao trong nhiều năm liền, sản phẩm huy động

Trang 7

của chi nhánh chưa thực sự hấp dẫn đối với người gửi tiền Vì vậy, chi nhánhcần có sự quan tâm hơn nữa để thu hút vốn huy động được mở rộng hơn.

Nhận thức rõ tính cấp thiết của nguồn vốn huy động đối với hoạt độngcủa Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái, tôi

chọn đề tài: "Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái".

2 Đối tượng nghiên cứu

- Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển

Việt Nam - chi nhánh Yên Bái

3 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, đánh giá hiệu quả hoạt

động huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Yên Bái

Về địa điểm nghiên cứu: Tình hình huy động vốn tại Ngân hàng

TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái, thông qua đánhgiá các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh về huy động vốn của ngân hàng

- Thời gian nghiên cứu: Các vấn đề liên quan đến hoạt động huy độngvốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Báigiai đoạn 2010-2012

4 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hoá những vấn đề có tính chất lý luận cơ bản về hiệu quả

Trang 8

- Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốntại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái.

5 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợpvới phương pháp lôgic, phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, đánh giá,

so sánh, kết hợp lý luận và thực tiễn… luận văn làm sáng tỏ hơn lý luận cơbản về hiệu quả huy động vốn của NHTM, thực trạng hiệu quả huy động vốntại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Báitrong những năm gần đây, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệuquả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - chinhánh Yên Bái

6 Kết cấu của luận văn

Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục và danh mục tài liệu tham khảo,

luận văn gồm có 3 chương:.

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng thương mại.

Chương 2: Thực trạng hiệu quả huy động vốn tại vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái.

Chương 3: Các giải pháp đẩy mạnh huy động vốn tại Ngân hàng thương mại

cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam - chi nhánh Yên Bái.

Trang 9

CHƯƠNG I HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Vốn của Ngân hàng thương mại

Vốn đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động của các NHTM Nhìnchung, có thể hiểu vốn là khoản hình thành nên tài sản của ngân hàng, giúpngân hàng hoạt động hiệu quả, nó có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau

có thể tăng giảm tuy theo tình hình hoạt động của ngân hàng tùy từng thời kỳ.Tùy thuộc vào cách tiếp cận có thể có nhiều cách phân loại vốn của NHTM,nếu tiếp cận theo cách phân chia trên bảng tổng kết tài sản, vốn của NHTMđược chia thành:

1.1.1 Vốn thuộc sở hữu của Ngân hàng thương mại

Về khía cạnh kinh tế, vốn chủ sở hữu là vốn riêng của NHTM do các chủ

sở hữu đóng góp và các quỹ của ngân hàng được hình thành trong quá trìnhkinh doanh thể hiện dưới dạng lợi nhuận để lại Nguồn vốn này có tính chất

ổn định cao, NHTM không phải hoàn lại, nó có vai trò quan trọng trong việctài trợ cho các hoạt động mở rộng quy mô của mình như liên doanh, lien kết,

mở rộng mạng lưới…

Vốn chủ sở hữu của ngân hàng chia ra thành nhiều loại khác nhau:

Vốn tự có ban đầu: Vốn này được hình thành từ khi mới thành lập ngânhàng Tuy theo từng loại hình sở hữu( quốc doanh hay cổ phần) mà vốn này

có thể do ngân sách nhà nước cấp hay do các cổ đông đóng góp Vốn tự có

Trang 10

ban đầu là điều kiện pháp lý bắt buộc để thành lập ngân hàng.

Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động: Trong quá trình hoạt động ngânhàng có thể gia tăng vốn của chủ sở hữu theo nhiều phương thức khác nhau.Vốn của chủ sở hữu có thể được gia tăng nhờ lợi nhuận để lại, phát hành them

cổ phần với các NHTMCP hay được cấp phát thêm từ NSNN nếu là ngânhàng quốc doanh Đây không phải là nguồn vốn thường xuyên song nó giúpngân hàng có được lượng vốn chủ sở hữu khi cần thiết

Các quỹ: Các quỹ của ngân hàng gồm có quỹ dự phòng rủi ro, quỹ bảotoàn vốn, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi… nguồn hình thành các quỹ này từlợi nhuận của ngân hàng Khả năng sử dụng các quỹ này vào hoạt động kinhdoanh tuy thuộc vào mục đích sử dụng của các quỹ

1.1.2 Tiền gửi

Tiền gửi là nguồn vốn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của Ngânhàng và cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động Nhằm đadạng sản phẩm và tăng cường khả năng cạnh tranh để thu hút thêm nhiều vốnthì các Ngân hàng thương mại luôn đưa ra các hình thức tiền gửi khác nhau

Tiền gửi thanh toán.

Đây là khoản tiền mà các cá nhân hay doanh nghiệp gửi vào Ngân hàng

để nhờ Ngân hàng giữ hộ và thực hiện các lệnh thanh toán trong phạm vi số

dư trên tài khoản khách hàng hoặc vượt quá số dư trong trường hợp chủ tàikhoản được ngân hàng cấp cho hạn mức thấu chi Chủ tài khoản được cungcấp các dịch vụ thanh toán và tiện ích kèm theo tùy thuộc từng Ngân hàngnhư phát hành thẻ, vấn tin tài khoản qua internet, điện thoại, giao dịch quaPOS, mạng Đây là khoản tiền gửi không ổn định, tùy thuộc vào nhu cầuthanh toán của chủ tài khoản, biến động của số dư tiền gửi này tùy thuộc vàochu kỳ kinh doanh, thời vụ hay địa bàn hoạt động của Ngân hàng này Do

Trang 11

biến động của loại tiền gửi này nên khi sử dụng ngân hàng phải tính toán chu

kỳ các luồng tiền thanh toán dựa trên thống kê hàng năm để có kế hoặch dựtrữ nếu không sẽ xảy ra rủi ro trong thanh toán, giảm uy tín của Ngân hàng.Tùy theo quy định của từng Ngân hàng tại từng nước khác nhau mà khoảntiền gửi này có thể được trả lãi hoặc không Tuy nhiên lãi trả cho khoản tiềngửi này thường thấp và ngân hàng trung ương quy định các NHTM phải dựtrữ bắt buộc đối với tiền gửi thanh toán, thường ở tỷ lệ lớn nhất

Thông thường ở Mỹ, tiền gửi giao dịch không kỳ hạn hưởng lãi chiếmkhoảng 30% tiền gửi Ngân hàng Theo luật liên bang Mỹ từ năm 1933 Ngânhàng không được thanh toán lãi cho các tài khoản tiền gửi không kỳ hạnnhưng nhiều Ngân hàng trong quá trình hoạt động, để cạnh tranh và thu hútkhách hàng vẫn chấp nhận trả lãi và ưu đãi về mức phí dịch vụ cũng như nângcấp các tiện ích dịch vụ đi kèm

Tiền gửi có kỳ hạn.

Khi doanh nghiệp, tổ chức có một khoản tiền chưa cần sử dụng phát sinhtrong quá trình hoạt động như chưa đến hạn thanh toán hoặc từ các quỹ nhưquỹ khấu hao, quỹ đầu tư, từ các nguồn thu nhập của doanh nghiệp…tạm thờinhàn rỗi họ có thể chuyển số tiền đó sang tài khoản tiền gửi có kỳ hạn đểhưởng một mức lãi suất cao hơn là để trong tài khoản tiền gửi thanh toán Tuynhiên, khoản tiền gửi này không kèm theo các dịch vụ thanh toán tiện ích màchỉ có lợi hơn về lãi suất, nếu kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao Do có độ

ổn định cao hơn tiền gửi thanh toán nên chi phí huy động loại tiền gửi nàycũng cao hơn

Tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

Đây là khoản tiền khách hàng cá nhân gửi vào Ngân hàng với mục đíchtiết kiệm, tích lũy Thông thường, các khoản tiền gửi này không có giới hạn

Trang 12

về số lượng tiền gửi, có hoặc không có thời hạn cụ thể, lãi suất tính trên sốtiền gửi của khách hàng và kỳ hạn của khoản tiền Đối tượng gửi tiền là các cánhân, hộ gia đình gửi tiền nhằm mục đích tiết kiệm, tích lũy để sử dụng trongtương lai Do vậy, cái họ quan tâm là lợi ích họ được hưởng khi gửi tiền nhưlãi suất, độ an toàn tin cậy và khả năng chi trả kịp thời khi có nhu cầu phátsinh.

Tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn khá ổn định, cho phép Ngân hàng chủđộng trong việc sử dụng Tuy nhiên, để cạnh tranh nhau trong việc huy độngkhoản tiền gửi này, các Ngân hàng cũng bỏ nhiều chi phí hơn so với tiền gửithanh toán như trả lãi cao hơn, tăng chi phí khuyến mại quảng cáo nhằm thuhút khách hàng Khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào khi có nhu cầu mặc

dù chưa đến hạn, tuy nhiên sẽ phải chịu lãi suất phạt (thường là chỉ đượchưởng lãi không kỳ hạn)

Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn huy động củaNgân hàng và là mục tiêu tăng trưởng hàng năm Đây là đối tượng phải dự trữbắt buộc và được bảo hiểm do vậy chi phí huy động thường cao Để huy độngđược nguồn tiền gửi này, Ngân hàng phải chú ý đến nhu cầu tiết kiệm của dân

cư, tâm lý khách hàng và tình hình kinh tế xã hội

Trong các loại tiền gửi tiết kiệm, các khoản tiền gửi ngắn hạn thườngnhạy cảm với các biến động lãi suất, tỷ giá, thu nhập của khách hàng, chu kỳchi tiêu và nhiều yếu tố khác Trong các yếu tố ảnh hưởng thì lãi suất huyđộng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút vốn Trong điều kiện lạmphát, người gửi tiền tiết kiệm thường quan tâm đến lãi suất thực mà họ đượchưởng, lãi suất thực dương (lãi suất được hưởng trên sổ có khả năng bù đắplạm phát) sẽ hấp dẫn khách hàng hơn

Các yếu tố như địa bàn, mạng lưới giao dịch, sự đa dạng của dịch vụ

Trang 13

ảnh hưởng tới quy mô và cơ cấu còn thời vụ ảnh hưởng đến tính ổn định củanguồn tiền Thường vào các dịp lễ tết khi nhu cầu thanh toán phát sinh nhiềuthì nguồn tiền gửi này có xu hướng giảm sút mạnh Bên cạnh đó, tại các thànhphố lớn, người dân có thu nhập cao, tâm lý ưa thích sử dụng các dịch vụNgân hàng nên khả năng huy động vốn tại địa bàn này cũng dễ dàng hơn.

Phát hành giấy tờ có giá.

Ngân hàng thương mại có thể phát hành kỳ phiếu, trái phiếu và chứngchỉ tiền gửi để thu hút thêm tiền gửi của cá nhân và tổ chức trong và ngoàinước Đây là hình thức huy động sử dụng với mục đích vốn cụ thể với sốlượng và thời gian phát hành dự kiến trước Trong lịch sử hoạt động Ngânhàng, hoạt động phát hành giấy tờ có giá là hoạt động ra đời muộn hơn so vớihoạt động nhận tiền gửi

Về phương diện kinh tế, giao dịch phát hành giấy tờ có giá được hiểu làmột nghiệp vụ huy động vốn của tổ chức tín dụng Nghiệp vụ này được thựchiện thông qua việc tổ chức tín dụng phát hành ra công chúng các giấy tờ cógiá dưới dạng chứng khoán nợ để vay tiền của công chúng, với cam kết hoàntrả số tiền đó kèm theo một khoản lãi vào ngày đáo hạn

Thực chất của hoạt động phát hành giấy tờ có giá của các tổ chức tíndụng là hành vi vay tiền của khách hàng Khi khách hàng đồng ý “mua” giấy

tờ có giá có nghĩa là họ đồng ý chuyển quyền sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của

họ cho các tổ chức tín dụng sử dụng với cam kết sẽ nhận được một khoản lãisau một thời hạn xác định Mặc dù với tư cách là người cho vay nhưng kháchhàng không thể rút trước kỳ hạn và chịu lãi suất phạt như tiền gửi tiết kiệm có

kỳ hạn Cách duy nhất là người sở hữu giấy tờ có giá (bên cho vay) ký hợpđồng chuyển nhượng chúng đó cho người khác (chẳng hạn, có thể “bán” choNgân hàng thương mại theo phương thức chiết khấu hoặc bán cho các tổ

Trang 14

chức, cá nhân khác theo phương thức thông thường trên thị trường tiền tệhoặc thị trường chứng khoán).

Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu huy động vốn ngày càng đa dạng, các tổchức tín dụng đã phát hành nhiều loại giấy tờ có giá trên thị trường với thờihạn, mệnh giá, lãi suất và khả năng chuyển nhượng khác nhau Chẳng hạn, ởHoa Kỳ các tổ chức tín dụng có thể phát hành chứng thư tiền gửi ngắn hạn(CDs) với giá trị bề mặt tối thiểu là 100.000 USD, trong khi ở Anh, các tổchức tín dụng lại có thể phát hành các trái phiếu Ngân hàng có thời hạn hoặckhông thời hạn có lãi suất thả nổi Còn ở Việt Nam, trong thời gian gần đây,các tổ chức tín dụng đã bắt đầu phát hành một số loại chứng khoán nợ ra côngchúng như kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích, trái phiếu tổ chức tín dụng, haycác chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn và dài hạn Mặc dù có tên gọi khác nhau,nhưng hầu như tất cả các chứng khoán kể trên được phát hành bởi các tổ chứctín dụng trên thế giới đều có chung bản chất, đó là các chứng khoán nợ trong

đó phản ánh việc tổ chức tín dụng mắc nợ người sở hữu chứng khoán một sốtiền nhất định với nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi, vào một ngày nhất địnhtrong tương lai

1.1.3 Tiền vay

Khi Ngân hàng thương mại huy động không đủ vốn để đáp ứng nhu cầuchi trả hay để đầu tư thì Ngân hàng thương mại có thể đi vay Đối tượng cóthể vay được là Ngân hàng trung ương hay các tổ chức tín dụng khác VayNgân hàng trung ương là khoản vay trong trường hợp khẩn cấp để đáp ứngnhu cầu chi trả cấp bách trong trường hợp thiếu hụt mà các nguồn dư trữ dựphòng như dự trữ thanh khoản… không đáp ứng được Hình thức mà Ngânhàng trung ương cho các Ngân hàng thương mại vay là hình thức tái chiếtkhấu hay cầm cố bảo đảm bằng giấy tờ có giá như thương phiếu, tráiphiếu….Tuy nhiên, khoản vay này ảnh hưởng đến lượng tiền cung ứng, ảnh

Trang 15

hưởng đến chính sách tiền tệ do vậy thường bị kiểm soát chặt chẽ và khi vayvốn, các Ngân hàng thương mại phải chịu các điều kiện đảm bảo và nằmtrong sự kiểm soát nhất định Mặc dù được hưởng mức lãi suất ưu đãi nhưngkhông phải lúc nào các Ngân hàng thương mại cũng có thể tiếp cận nguồnvốn này.

Trong quá trình hoạt động, một số Ngân hàng thương mại có dự trữ lớn,vượt yêu cầu do có sự gia tăng bất ngờ của các khoản tiền gửi huy động hoặcgiảm hoạt động cho vay có thể sẵn sàng cho các Ngân hàng khác vay vốn đểhưởng mức lãi suất cao hơn Ngược lại một số Ngân hàng đang thiếu hụt dựtrữ có nhu cầu vay vốn tức thời để đảm bảo khả năng thanh khoản Các Ngânhàng này có thể liên hệ trực tiếp với nhau hoặc qua trung gian để vay vốn, cóthể đảm bảo bằng giấy tờ có giá ngắn hạn và có tính thanh khoản cao

Nhu cầu sử dụng vốn của Ngân hàng thương mại là rất đa dạng và phongphú trong khi số lượng vốn huy động được lại phụ thuộc vào từng thời kỳ vàtâm lý khách hàng do vậy nhu cầu đi vay khi thiếu hụt dự trữ là không thểtránh khỏi Tuy nhiên các Ngân hàng thương mại luôn cố gắng cơ cấu nguồnvốn hợp lý vì nếu để rơi vào tình trạng thanh khoản thiếu hụt sẽ phải nằmtrong diện kiểm soát đặc biệt của Ngân hàng nhà nước, ảnh hưởng đến hoạtđộng và uy tín của Ngân hàng

Ngân hàng có thể đi vay bằng cách phát hành giấy tờ có giá như pháthành các trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ Hình thức phát hành giấy

tờ có giá là một phần của chiến lược huy động vốn của Ngân hàng, lãi suấtcủa giấy tờ có giá thường thấp hơn lãi suất đi vay tuy nhiên Ngân hàng sẽ mấtthêm chi phí in ấn, phát hành, quảng cáo…

Vay từ nước ngoài:

Các ngân hàng thương mại có thê vay từ các tổ chức nước ngoài, lãi suất

Trang 16

đi vay áp dụng theo thị trường tiền tệ quốc tế Các NHTM có uy tín trongnước mới vay vốn được trên thị trường quốc tế Các khoản vay nước ngoàicủa các NHTM Việt Nam đều do Ngân hàng nhà Nhà nước Việt Nam kiểmsoát và quản lý Vì vậy, các hồ sơ vay vốn đều phải do Ngân hàng Nhà nướcxét duyệt.

Tỷ trọng của nguồn tiền vay trong tổng nguồn thường thấp hơn nguồntiền gửi, đồng thời các khoản đi vay thường có thời hạn và quy mô xác địnhtrước nên tạo nguồn ổn định cho Ngân hàng Khác với nhận tiền gửi Ngânhàng không nhất thiết phải đi vay thường xuyên: Ngân hàng chỉ vay lúc cầnthiết, Ngân hàng hoàn toàn chủ động quyết định khối lượng vay phù hợp vớinhu cầu sử dụng, nguồn vay có thể không phải dự trữ bắt buộc và bảo hiểmtiền gửi Tuy nhiên do rủi ro lớn hơn nên lãi suất trả cho tiền vay thường lớnhơn lãi suất trả cho tiền gửi cùng kỳ hạn Các khoản vay Ngân hàng Nhà nước

và vay các Ngân hàng khác tuy lãi suất thấp song thường có thời hạn ngắn,chỉ vay để đảm bảo khả năng thanh toán tức thời, hơn nữa nguồn vốn nàykhông phải lúc nào cung vay được, việc cho vay của NHNN phụ thuộc vàochính sách tiền tệ của NHNN trong từng thời kỳ Việc vay mượn của cácNgân hàng khác trên cùng địa bàn cũng gặp khó khăn khi nhiều Ngân hàngđang thiếu thanh khoản Vay thông qua phát hành giấy tờ có giá trung và dàihạn ổn định cao cho Ngân hàng Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này đểcho vay các dự án, tài trợ cho trang thiết bị và bất động sản của doanh nghiệp

và người tiêu dung Các nhân tố ảnh hưởng quan trọng nhất là thu nhập củadân cư và ổn định vĩ mô, sau đó là các kỹ thuật nghiệp vụ của Ngân hàngnhằm tạo tính thanh khoản của các giấy nợ và thuận tiện đối với người chovay Mặc dù lãi suất thường cao hơn các nguồn khác, song Ngân hàng vẫnphải sử dụng phát hành giấy nợ trung và dài hạn khi tiền gửi không đáp ứngđược yêu cầu như ổn định quy mô đủ lớn trong khoảng thời gian xác định

Trang 17

1.1.4 Nguồn vốn ủy thác và tín thác

Dịch vụ ủy thác tại Ngân hàng rất đa dạng như ủy thác cho vay, ủy thácđầu tư, ủy thác giải Ngân, thu hộ… (Ngân hàng đứng ra cho vay, đầu tư haygiải ngân cho bên thứ ba) đã tạo nên nguồn huy động cho Ngân hàng Do cáchoạt động này đều có hợp đồng xác định tiến độ thực hiện cho nên Ngân hàng

có thể chủ động trong việc sử dụng nguồn vốn đó Đây là các nguồn vốn có

độ ổn định cao, Ngân hàng thực hiện theo ủy thác của khách hàng, thu phí hoahồng Tuy không phải trả lãi nhưng chi phí để tìm kiếm, thuyết phục kháchhàng sử dụng dịch vụ ủy thác tại Ngân hàng để duy trì nguồn vốn này thìkhông nhỏ

Bên cạnh dịch vụ ủy thác, một số Ngân hàng lớn có uy tín khi được luậtpháp thông qua có thể mở bộ phận tín thác Khi khách hàng mở tài khoản tínthác, Ngân hàng sẽ thay mặt khách hàng quản lý tài sản cho khách hàng cánhân hoặc tổ chức Có thể thực hiện theo yêu cầu của khách hàng hoặc tựquyết định lựa chọn cách thức đầu tư và sử dụng tài sản có lợi nhất cho kháchhàng Tiền gửi tại phòng tín thác phải tuyệt đối an toàn và được bảo hiểm tiềngửi như các khoản tiền gửi thông thường Giống như các khoản ủy thác, tiềngửi tín thác giúp Ngân hàng duy trì một nguồn vốn khá ổn định và là nguồnthu phí dịch vụ tiềm năng

Trong quá trình làm trung gian thanh toán, các Ngân hàng cũng có thêmđược một khoản vốn xuất phát từ tiền gửi của khách hàng để đảm bảo thanhtoán séc, tiền ký quỹ để mở L/C, các khoản phong tỏa do Ngân hàng chấpnhận hối phiếu thương mại, séc bảo chi…

Ngân hàng làm đầu mối cho vay đồng tài trợ có thể huy động được mộtnguồn vốn lớn do các Ngân hàng thành viên chuyển tiền đến để giải Ngân Doquá trình giải Ngân diễn ra theo tiến độ nên Ngân hàng đầu mối cũng có khả

Trang 18

năng cân đối và sử dụng vốn hiệu quả.

1.1.5 Các nguồn vốn khác

Các nguồn này được hình thành từ nghiệp vụ mua, bán, quản lý tài sản

hộ Khi ngân hàng thương mại càng phát triển nghiệp vụ trung gian càngnhiều thì nguồn này chiếm tỷ trọng càng lớn Các nguồn này thường khônglớn, việc gia tăng các nguồn này nằm trong chính sách tăng nguồn thu chongân hàng và bị ảnh hưởng rất lớn bởi khả năng thực hiện và mở rộng các loạihình dịch vụ

Ngoài ra, trong quá trình làm trung gian thanh toán, các Ngân hàng cũng

có thêm được một khoản vốn xuất phát từ tiền gửi của khách hàng để đảm bảothanh toán séc, tiền ký quỹ để mở L/C, các khoản phong tỏa do Ngân hàngchấp nhận hối phiếu thương mại, séc bảo chi…

Ngân hàng làm đầu mối cho vay đồng tài trợ có thể huy động được mộtnguồn vốn lớn do các Ngân hàng thành viên chuyển tiền đến để giải Ngân Doquá trình giải Ngân diễn ra theo tiến độ nên Ngân hàng đầu mối cũng có khảnăng cân đối và sử dụng vốn hiệu quả

1.2 Hoạt động huy động vốn

1.2.1 Hoạt động huy động vốn

Hoạt động huy động vốn là một hoạt động cơ bản, là tiền đề cho mọihoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng thương mại Nếu không có vốn,không duy trì được một quy mô vốn đủ để dự phòng rủi ro và để kinh doanh,tái đầu tư để kiếm lời thì Ngân hàng thương mại không thể hoạt động được.Tuy nhiên, cũng giống như các hoạt động sản xuất kinh doanh khác, nó chịu

sự chi phối của luật pháp và cơ quan quản lý Quy mô vốn huy động củaNgân hàng thương mại tùy thuộc vào quy mô vốn tự có của chính nó để đảmbảo khả năng chi trả, theo pháp lệnh Ngân hàng năm 1990, tổng nguồn vốn

Trang 19

huy động của Ngân hàng thương mại phải nhỏ hơn hoặc bằng 20 lần vốn tựcó.

1.2.2 Nguyên tắc huy động vốn

Cũng như bất kỳ một hoạt động nào cũng cần tuân thủ theo các nguyêntắc và quy định, hoạt động huy động vốn cũng có ba nguyên tắc cơ bản màbất kỳ ngân hàng thương mại cũng phải tuân thủ đó là:

Tuân thủ pháp luật trong huy động vốn .

Bất kỳ hoạt động nào cũng cần phải tuân thủ đầy đủ các quy định củapháp luật, huy động vốn của ngân hàng thương mại không phải là ngoại lệ.Hoạt động huy động vốn của các Ngân hàng thương mại không những phảituân thủ các quy định của Ngân hàng nhà nước mà còn tuân thủ các quy địnhcủa pháp luật để đảm bảo an toàn và hiệu quả, tránh tổn thất cho ngân hàng vàcho khách hàng

Một trong những mục tiêu quan trọng trong hoạt động của Ngân hàngthương mại là đảm bảo khả năng thanh toán Do vậy Ngân hàng Thương mạikhông được huy động vốn quá nhiều so với vốn tự có nhằm đảm bảo khảnăng chi trả về sau Bên cạnh đó các tổ chức tín dụng phải áp dụng lãi suấthuy động phù hợp với cơ chế quản lý về lãi suất của Ngân hàng Nhà nước,bởi vì lãi suất là một trong những công cụ để Ngân hàng Nhà nước kiểm soátđược lượng tiền trong lưu thông, bình ổn giá cả và chống lạm phát

Các NHTM phải có trách nhiệm hoàn trả gốc lãi cho khách hàng vô điềukiện (bất kể người đi vay có sử dụng vốn có hiệu quả hay không) do ngânhàng không phải là tổ chức trung gian tài chính thuần túy mà là trung gian tíndụng (tài chính là sự tài trợ, sự cung cấp vốn, sự cấp phát theo tính chất không

có sự hoàn trả Đối tượng nhận được sự trợ giúp về tài chính không có nghĩa

vụ hoàn trả mà chỉ có nghĩa vụ sử dụng tài chính đúng mục đích, đúng yêu

Trang 20

cầu Tín dụng là sự tín nhiệm, lòng tin, là quan hệ vay mượn theo nguyên tắchoàn trả)

Ngân hàng Thương mại phải tham gia bảo hiểm tiền gửi theo quy địnhhiện hành Với việc quy định các Ngân hàng Thương mại tham gia bảo hiểmtiền gửi nhằm mục đính bảo vệ quyền lợi cho người gửi tiền Cụ thể là nếungân hàng nơi người gửi tiền bị phá sản, thì người gửi tiền được công ty bảohiểm đền bù một khoản tiền nhất định (hiện nay là 50.000.000 đ/ tổng tiền gửicủa một khách hàng)

Hơn nữa, ngân hàng phải giữ bí mật số dư và hoạt động của tài khoảnkhách hàng Nhưng không được che dấu các khoản tiền lớn và bất thường(thực hiện các quy định của pháp lệnh chống rửa tiền) Đồng thời các ngânhàng không được cạnh tranh bất hợp lý (thông tin giả, khuyến mãi bất hợppháp…) gây ra tâm lý lo sợ, mất lòng tin của người dân đối với ngân hàng.Khi niềm tin của người dân không còn thì họ sẽ rút tiền ồ ạt dẫn đến ngânhàng sẽ gặp rủi ro thanh khoản đi đến phá sản

Thỏa mãn yêu cầu kinh doanh với chi phí thấp nhất .

Mục đích hoạt động của NHTM là vì lợi nhuận, do đó các NHTM phảiđảm bảo được hai yêu cầu chi phí thấp và quy mô cao của nguồn vốn huyđộng Với chi phí thấp và quy mô cao sẽ giúp ngân hàng có nguồn vốn rẻ và

đủ lớn để tài trợ cho các dự án qua việc cấp phát tín dụng đồng thời làm chobiên độ chênh lệch lãi suất đầu vào, đầu ra lớn từ đó tạo lợi nhuận cao

Để có thể cạnh tranh với các tổ chức trung gian tài chính khác đòi hỏi NHTM phải áp dụng đa dạng hoá phương thức trả lãi đi đôi với dự thưởng đểthu hút khách hàng và đưa ra nhiều phương thức huy động để hạn chế rủi ro(rủi ro thanh khoản khi sử dụng nguồn vốn huy động ngắn hạn để cho vay dàihạn do không huy động được nguồn vốn dài hạn) và phù hợp với đặc điểm

Trang 21

hoạt động của ngân hàng.

Do nhu cầu của khách hàng khi gửi tiền vào ngân hàng không chỉ làđược an toàn và hưởng lãi, mà còn mong muốn sử dụng các dịch vụ của ngânhàng (chuyển tiền, thu tiền hộ, chi hộ ) nên NHTM cần kết hợp chặt chẻ giữahuy động vốn với hiện đại hoá dịch vụ ngân hàng Với sự phát triển của dịch

vụ ngân hàng sẽ làm thỏa mản nhu cầu của khách hàng từ đó thu hút đượclượng tiền gửi càng nhiều

Ngăn ngừa sự giảm sút bất thường của nguồn vốn huy động .

Hoạt động của ngân hàng dựa vào chữ tín Có tin tưởng vào sự quản lý

và khả năng trả nợ của ngân hàng, thì người dân mới gửi tiền Vì vậy để tạo

và giữ chữ tín của mình đối với khách hàng, ngân hàng phải đảm bảo khảnăng thanh toán, đáp ứng kịp thời đầy đủ nhu cầu rút tiền trong mọi tìnhhuống của người dân

Bên cạnh việc đảm bảo tốt khả năng thanh khoản, ngân hàng cần nắmbắt kịp thời những thông tin đồn “ nhảm ” về hoạt động kinh doanh của ngânhàng và tìm cách ngăn chặn chúng Bởi vì nếu không kịp thời ngăn chặnnhững thông tin đồn nhảm về hoạt động kinh doanh của ngân hàng sẽ gây tâm

lý sợ mất tiền trong người dân Từ tâm lý lo sợ đó, người dân sẽ đến rút tiềnhàng loạt, khi đó ngân hàng không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu rút tiền củangười dân (do nguồn vốn huy động đã sử dụng cho vay chưa thu hồi kịp) Trong trường hợp đặc biệt khi có sự cố xảy ra, ngân hàng phải cóphương án đáp ứng nhu cầu thanh khoản kịp thời (vay trên thị trường tiền tệ,vay Ngân hàng Nhà nước) để tránh tâm lý lây lan cho rằng ngân hàng mất khảnăng thanh toán càng rộng trong người dân

1.2.3 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại

Trang 22

Nghị định 49/1000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của chính phủ về tổ chức vàhoạt động của NHTM nhằm cụ thể hoá việc thi hành Luật các tổ chức tíndụng, Ngân hàng Thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau đây:

• Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khácdưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loạitiền gửi khác

• Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huyđộng vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi đượcThống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận

• Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt nam và củacác tổ chức tín dụng nước ngoài

Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng Nhà nước theo quy định của Luậtngân hàng Nhà nước Việt Nam

1.2.4 Vai trò của hoạt động huy động vốn

Huy động vốn của Ngân hàng thương mại là hoạt động không nhữngđóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng mà còn cóảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Trong nền kinh tế, Ngân hàng thương mạiđóng vai trò cầu nối, trung gian tài chính, là các kênh dẫn vốn hiệu quả từnhững nơi thừa vốn đến những nơi thực sự cần đến nguồn vốn đó với chi phírẻ nhất

 Huy động vốn với hoạt động Ngân hàng.

Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế đều phải cần cóvốn Có vốn mới có thể bắt đầu tiến hành hoạt động sản xuất, có vốn mới cóthể đầu tư, có vốn mới có thể mở rộng sản xuất kinh doanh Đặc thù Ngânhàng là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ do vậy mọi hoạt động đều cần cóvốn Vốn của Ngân hàng quy định quy mô hoạt động của Ngân hàng đó, ảnh

Trang 23

hưởng đến khả năng mở rộng địa bàn hoạt động, ảnh hưởng đến khả năng chovay, đầu tư, ảnh hưởng đến khả năng ứng dụng các công nghệ mới, ảnhhưởng đến khả năng tham gia các kênh đầu tư hấp dẫn thu lợi cao Thiếu vốnhay vốn tăng trưởng chậm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Ngân hàngdẫn đến mất uy tín và giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Xu hướng ngày ngay các Ngân hàng không chỉ đơn thuần kinh doanh vớicác dịch vụ truyền thống như trước mà còn hoạt động trên nhiều lĩnh vựckhác như bảo hiểm, bảo lãnh, cho thuê, kinh doanh chứng khoán… với việckinh doanh đa lĩnh vực như vậy sẽ tăng thu cho Ngân hàng và phân tán rủi ro.Muốn vậy Ngân hàng phải có một nguồn vốn mạnh có tính thanh khoản cao

để đáp ứng các yêu cầu kinh doanh đa lĩnh vực như vậy

Tuy nhiên, việc tăng trưởng vốn của Ngân hàng cần phải ổn định với cơcấu và chi phí hợp lý, quy mô vốn đủ để bên cạnh phần dự trữ bắt buộc có thểđáp ứng các yêu cầu cho vay và đầu tư của Ngân hàng, đảm bảo khả năngthanh toán của Ngân hàng Với các lĩnh vực kinh doanh mới, Ngân hàngthương mại cũng cần cẩn trọng, cân đối cơ cấu đầu tư và cho vay hợp lý đểtránh rủi ro thất thoát nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

 Huy động vốn với nền kinh tế.

Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại cho vai trò quantrọng trong nền kinh tế Thông qua huy động vốn, Ngân hàng thương mại huyđộng được khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư để tái đầu tư, điều chuyển vốn từnhững nơi thừa vốn đến những nơi thiếu vốn với chi phí thấp Điều này làmgiảm bớt lượng tiền trong lưu thông, giảm áp lực tăng giá, ổn định mặt bằnglãi suất Bên cạnh đó, với nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư được Ngân hàng đầu

tư, cho vay để phục vụ mục tiêu đầu tư phát triển, tăng năng lực sản xuất chonền kinh tế, góp phần tích cực trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 24

đất nước Điều này cũng làm giảm gánh nặng cho Ngân sách nhà nước trongviệc huy động mọi nguồn lực để phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế, hiện đạihóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật….

Huy động vốn tạo tiền đề cho hoạt động của Ngân hàng thương mại,giúp Ngân hàng thương mại có vốn để hoạt động, để đầu tư nhằm hiện đạihóa công nghệ Hoạt động Ngân hàng thương mại với chức năng trung giantài chính cũng góp phần phát triển thị trường tài chính, thị trường vốn mà cốtlõi là thị trường chứng khoán Các sản phẩm huy động của Ngân hàng nhưtrái phiếu, giấy tờ có giá tạo lên sự đa dạng hàng hóa cho thị trường trongkhi hoạt động cho vay, cầm cố chứng khoán tạo thêm vốn cho thị trường pháttriển và hoạt động sôi động hơn

 Huy động với khách hàng.

Nghiệp vụ huy động vốn cung cấp cho khách hàng một kênh đầu tư, làmcho tiền của họ sinh lợi bằng cách gửi tiền vào ngân hàng, được hưởng lãi từ

đó tạo điều kiện cho họ tăng khả năng tiêu dùng trong tương lai Qua nghiệp

vụ huy động vốn, Ngân hàng cung cấp cho khách hàng một nơi an toàn để cấttrữ, tích lũy vốn tạm thời nhàn rỗi đồng thời giúp cho khách hàng có cơ hộitiếp cận các dịch vụ, đặc biệt dịch vụ thanh toán qua ngân hàng, dịch vụ tíndụng khi họ cần vốn cho sản xuất hoặc cho tiêu dùng và dịch vụ ủy thác thu

hộ, chi hộ giúp họ tiết kiệm thời gian, chi phí vận chuyển, nhân lực và vật lực

1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn của NHTM

1.3.1 Khái niệm về hiệu quả huy động vốn

Cho tới nay có rất nhiều cách hiểu khác nhau về hiệu quả huy độngvốn Đó là sự gia tăng quy mô vốn huy động so với VCSH hay đó là chi phíthấp khi huy động vốn, hay đó là lợi nhuận mang lại khi sử dụng vốn… Cónhiều cách hiểu như vậy là do đứng trên các giác độ khác nhau để nhìn nhận

Trang 25

Nhưng có thể hiểu một cách đơn giản thì hiệu quả huy động vốn chính là sự

an toàn trong hoạt động huy động vốn và tăng sức sinh lời trong hoạt độngkinh doanh của ngân hàng

Trong luận văn này hiệu quả huy động vốn được hiểu chính là chất

lượng hoạt động huy động vốn Đó là kết quả huy động vốn mà ngân hàng đạt được phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, đảm bảo mục tiêu an toàn và sinh lời cao của ngân hàng trong từng thời kỳ.

Một ngân hàng muốn đạt hiệu quả huy động vốn cao thì khi thực hiệnhuy động vốn cần bám sát nhu cầu cho vay, đầu tư và các hoạt động quantrọng khác…để số vốn huy động có thể phù hợp, tương ứng về cơ cấu kỳ hạn,loại tiền, với chi phí huy động thấp nhất song vẫn đảm bảo có nguồn vốn ổnđịnh đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh, hạn chế rủi ro thanh khoản, rủi

ro lãi suất, từ đó tăng lợi nhuận và độ an toàn cho hoạt động của các ngânhàng

1.3.2 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả huy động vốn

Hoạt động của mỗi ngân hàng hay bất cứ một chủ thể kinh doanh nàotrong nền kinh tế đều bao gồm hai mặt chất lượng và số lượng Mặt số lượngđược biểu hiện thông qua doanh số thu được của những mặt hoạt động đótrong một thời kỳ nhất định Mặt chất lượng biểu hiện trong tính hiệu quả củahoạt động trong thực tiễn và mức độ ảnh hưởng của quá trình thực hiện hoạtđộng đó với việc thực hiện kế hoạch kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể,cũng như chiến lược phát triển lâu dài của ngân hàng

Muốn phát triển hoạt động ngân hàng một cách toàn diện thì hiệu quảhoạt động của từng mảng nghiệp vụ phải được quan tâm nâng cao và hoạtđộng huy động vốn là một trong những vấn đề cần quan tâm nhất

Việc nâng cao hiệu quả huy động vốn là tất yếu xuất phát từ:

Trang 26

 Nhu cầu phát triển của các NHTM

- Để tồn tại và không ngừng phát triển, các NHTM không ngừng mởrộng hoạt động kinh doanh của mình Để làm được điều này, điều đầu tiên làphải có vốn Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ mật thiết Hiệuquả sử dụng vốn gắn liền với hiệu quả kinh doanh của ngân hàng Vì thế,nâng cao hiệu quả huy động vốn là ngân hàng đã nâng cao hiệu quả kinhdoanh của mình

- Khi hiệu quả huy động vốn được nâng cao, hiệu quả kinh doanh củangân hàng cũng được nâng cao, tạo cho ngân hàng có vị thế vững chắc trênthị trường

 Do nhu cầu của thị trường

Đời sống của người dân và trình độ dân trí trong dân cư ngày càngđược nâng cao Sự phát triển của các doanh nghiệp, các chủ thể kinh tế ngàycàng mạnh mẽ và mở rộng với nhiều mối quan hệ làm ăn không chỉ bó hẹptrong phạm vi quốc gia mà đã mở rộng ra phạm vi toàn cầu Vì thế nhu cầu vềvốn của các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng lớn và đa dạng Để có thểđáp ứng nhu cầu vốn cho thị trường, các NHTM phải không ngừng huy độngvốn, trong đó việc quan trọng và trước nhất là nâng cao hiệu quả huy độngvốn Bởi chỉ có như vậy ngân hàng mới thu hút được nguồn vốn từ thị trườngphục vụ cho hoạt động của mình

 Do yêu cầu của hội nhập khu vực và quốc tế

Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới hội nhập khu vực và quốc tế ngàycàng sâu rộng Việt Nam đã ký kết hiệp định Thương mại Việt- Mỹ, là thànhviên của Tổ chức thương mại thế giới- WTO và đang trong quá trình thựchiện các cam kết về tự do hoá thị trường tài chính ngân hàng khi gia nhậpWTO Các ngân hàng Việt Nam sẽ phải đứng trước nhiều nguy cơ và thách

Trang 27

thức to lớn với sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng nước ngoài đangtrong quá trình xâm nhập thị trường Việt Nam- một thị trường mới mẻ và giàutiềm năng Các NHTM Việt Nam đang đứng trước yêu cầu phải phát triển,

mở rộng và nâng cao hơn nữa chất lượng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng để

có thể tồn tại và đứng vững trong cạnh tranh Để làm được điều này, cácNHTM phải tăng cường huy động vốn và phải không ngừng nâng cao hiệuquả huy động vốn

1.3.3 Các chỉ tiêu định tính

1.3.3.1 Kỳ hạn và tính ổn định của nguồn vốn

Nguồn vốn của NHTM tại một thời điểm nào đó được phân chia thànhcác nhóm khác nhau tuỳ thuộc vào ngày đến hạn dự kiến của chúng Từ đó cóthể dự báo một cách tương đối về quy mô nguồn vốn đến hạn (có thể rút ra)trong khoảng thời gian tương ứng như: Trả theo yêu cầu, 1-30 ngày, 1-3tháng, 3-6 tháng, 6-12 tháng, hơn 12 tháng Trên cơ sở đó, phân tích biếnđộng cơ cấu kỳ hạn tại các thời điểm khác nhau, phân tích sự tương thích giữacác nguồn vốn và sử dụng nguồn, quản lý rủi ro lãi suất Khi nguồn và sửdụng nguồn tương thích nhau về kỳ hạn, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoảnqược kiểm soát, hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao thì hiệu quả huy độngvốn cũng được nâng cao

Tính ổn định của nguồn vốn được phản ánh qua kỳ hạn danh nghĩa củanguồn Các kỳ hạn danh nghĩa càng dài thì tính ổn định càng cao Tuy nhiên,

kỳ hạn càng dài thì lãi suất càng cao, chi phí huy động càng cao Nhìn chungkhi đã lựa chọn gửi tiền theo mục đích tiết kiệm thì những người gửi tiền đều

cố gắng duy trì kỳ hạn danh nghĩa đó để hưởng lãi suất ở mức cao nhất Dovậy, kỳ hạn danh nghĩa là một chỉ tiêu phản ánh tính ổn định của nguồn vốn.Việc xác định kỳ hạn danh nghĩa có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động củangân hàng, vì nó liên quan tới kỳ hạn của sử dụng Để cho vay và đầu tư dài

Trang 28

hạn, ngân hàng cần có khả năng duy trì tính ổn định của nguồn tiền

Thực tế có những khoản tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng đến hạnnhưng vẫn tiếp tục duy trì với kỳ hạn đó Đây được coi là những khoản tiềngửi trung và dài hạn Kỳ hạn thực tế của nguồn tiền là thời gian mà khoản tiền

đó liên tục tồn tại trong ngân hàng

Khi có nguồn vốn ổn định, ngân hàng chủ động hơn trong sử dụngnguồn, chủ động lựa chọn các dự án có mức sinh lời cao và an toàn, hiệu quảkinh doanh được nâng cao, hiệu quả huy động vốn được nâng cao

1.3.3.2 Sự đa dạng của nguồn vốn

Số lượng các sản phẩm huy động vốn là một tiêu chí để đánh giá sự đadạng của nguồn vốn Có thể nói sản phẩm huy động vốn càng đa dạng, ngânhàng càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng đầy đủ hơn Điều đólàm tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng trên thị trường Mặt khác sốlượng sản phẩm huy động vốn lớn tạo cho ngân hàng có thể đa dạng hoáđược rủi ro, tăng khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh Tuy nhiênviệc xác định chính xác số lượng các sản phẩm huy động vốn của một ngânhàng là một việc không phải dễ dàng Bởi có nhiều quan điểm khác nhau vềsản phẩm dịch vụ ngân hàng Hơn nữa, số lượng bao nhiêu sản phẩm huyđộng vốn là đảm bảo hiệu quả huy động vốn là rất khó xác định Ở các ngânhàng phát triển số lượng sản phẩm huy động vốn khoảng 32 (SHB), hay 40(Citibank)…

Mặt khác, sự đa dạng của nguồn vốn còn thể hiện là khi ngân hàng cầnvốn có thể huy động được từ bất kể nguồn nào, tuỳ theo đặc điểm của từngnguồn Theo xu hướng hiện nay người ta đi sâu khai thác các nguồn vốn cókhối lượng lớn mà chi phí không cao như vốn trong thanh toán, vốn uỷ thácđầu tư

Trang 29

1.3.3.3 Phong cách phục vụ của nhân viên

Đây cũng là yếu tố quan trọng để đánh giá hiệu quả huy động vốn củamột ngân hàng Sản phẩm huy động vốn đa dạng, lãi suất hợp lý nhưng nhânviên không có trình độ để vận hành khiến khách hàng gửi tiền phải chờ đợi vàthấy bất tiện, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng thiếu thân thiện và hoànhã gây tâm lý khó chịu cho khách hàng Điều này cho thấy không phải chỉmột sản phẩm huy động vốn đó chất lượng không tốt mà tất cả các sản phẩmdịch vụ của ngân hàng đó chất lượng đều không tốt Vì vậy, ngày nay cácngân hàng đang có nhiều cải tiến nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ nhânviên như trẻ hoá, đào tạo và đào tạo lại, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, đổimới tác phong, phong cách giao dịch…qua đó góp phần nâng cao chất lượngsản phẩm dịch vụ, thu hút ngườigửi tiền vì nhân viên ngân hàng chính là mộtcấu phần vô cùng quan trọng của tất cả các sản phẩm dịch vụ ngân hàng vì họ

là người trực tiếp mang những sản phẩm đó đến với khách hàng

1.3.4 Các chỉ tiêu định lượng

1.3.4.1 Quy mô, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Quy mô vốn huy động của NHTM được đánh giá qua việc so sánh giữatổng khối lượng vốn NHTM huy động được qua các năm tại các thời điểmnhất định, thông thường các NHTM có thể so sánh để đánh giá hoạt động huyđộng vốn hàng tháng vào ngày cuối tháng trong một năm, hay hàng quý trongnăm hoặc giữa các năm, hoặc vào cuối các năm Việc gia tăng về quy môphản ánh con số tuyệt đối về việc gia tăng thị phần của NHTM này so với cácNHTM khác

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn được xác định như sau:

 Nhóm chỉ tiêu cụ thể về tốc độ tăng trưởng vốn

Chỉ tiêu 1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn.

Trang 30

Tốc độ tăng

100Chỉ tiêu này phán ánh tốc độ tăng lên tổng vốn của NHTM, bao gồm cảvốn huy đông, vốn vay và các vốn khác Thể hiện khả năng của NHTM trongviệc phối hợp hài hòa các hình thức huy động vốn Tốc độ tăng trưởng vốnđược duy trì qua các năm thể hiện khả năng duy trì ổn định về vốn tại NHTM

Chỉ tiêu 2: Tốc độ tăng trưởng vốn huy động.

và cho vay nhằm đạt mục tiêu sinh lời

Các NHTM có khả năng tăng trưởng vốn huy động theo thời giankhẳng định được chính sách hợp lý của các họ với việc tăng cường huy độngvốn đồng thời cũng phản ánh được NHTM đó ngày càng lớn mạnh trên thịtrường

Tốc độ tăng trưởng vốn khi đem so sánh với tốc độ tăng trưởng vốnhuy động thể hiện được tầm quan trọng của vốn huy động trong tổng vốn.Thông thường tại các NHTM vốn huy động chiếm tỷ trọng chủ yếu trongtổng vốn, vì vậy tốc độ tăng trưởng vốn cũng phản ánh được cho tốc độ tăngtrưởng của vốn huy động và ngược lại

1.3.4.2 Chi phí huy động vốn

Việc xác định chi phí huy động vốn là yếu tố cơ bản nhằm xác định lợinhuận mà Ngân hàng cần thu được từ các tài sản có sinh lời Ngân hàng huy

Trang 31

động vốn để cho vay trên thị trường (cho vay với tổ chức, cá nhân) hay đầu tư

để thu lợi nhuận Cũng như các doanh nghiệp khác, lợi nhuận Ngân hàngđược tính bằng chệnh lệch giữa doanh thu và chi phí, do vậy việc xác địnhmột mức chi phí hợp lý là rất cần thiết Nếu chi phí huy động quá cao thì dẫnđến lợi nhuận Ngân hàng sẽ bị giảm sút

Có 3 phương pháp được các Ngân hàng áp dụng phổ biến để tính toánchi phí vốn là:

Chi phí bình quân gia quyền:

Chi phí trả lãi bình quân

Chi phí trả lãiTổng vốn vay và huy động

Từ đó xác định được tỷ suất sinh lời phải lớn hơn chí phí trên

Ưu điểm của phương pháp này là dễ tính nhưng nó cũng có các nhượcđiểm:

Có những nguồn huy động về nhưng không được dùng làm tài sản sinhlời như dưới dạng tiền mặt, dữ trữ bắt buộc, tài sản cố định, do đó phần tài sảnsinh lời sẽ không tương đương với tổng vốn tính theo công thức trên

Phần chi phí tính theo phương pháp này không tính đến các chi phí liênquan như chi phí quảng cáo, khuyến mại…

Thiếu sự tin cậy trong giai đoạn lãi suất biến động mạnh

Để khác phục 2 nhược điểm trên có thể dùng công thức sau:

Chi phí trả lãi bình quân

Chi phí trả lãiTổng tài sản sinh lờiHoặc:

Chi phí trả lãi bình quân = (Chi phí trả lãi + liên quan)

Trang 32

gia quyền Tổng tài sản sinh lờiChi phí biên của từng nguồn vốn huy động:

Chi phí biên vốn huy

Chi phí trả lãi tăng thêmTổng vốn tăng thêmHoặc để xác định tỷ suất lợi nhuận biên:

Chi phí biên vốn huy

Chi phí trả lãi tăng thêmTổng tài sản sinh lời

Tỷ suất lợi nhuận biên cần lớn hơn chi phí này

Phương pháp này tính toán cho từng cho từng loại vốn, tuy nhiên đểxác định tỷ suất lợi nhuận cần có chi phí biên hỗn hợp

Chi phí bình quân gia quyền dự kiến cho tất cả nguồn vốn

Đây là chi phí bình quân gia quyền dự kiến cho tất cả các nguồn vốn

Để tính được chi phí này các nhà quản trị phải theo dõi diến biến chi phí vốncủa từng loại vốn trong thời gian dài để thấy được xu hướng tăng, giảm của

nó trong thời gian tới từ đó đưa ra mức dự kiến để tính chi phí biên và xácđịnh tỷ suất lợi nhuận

Mỗi phương pháp có một ý nghĩa tuỳ theo mục đích sử dụng của con

số chi phí huy động vốn tính toán được.Việc lựa chọn nguồn tiền gửi hoặc phitiền gửi của Ngân hàng tuỳ thuộc không chỉ vào chi phí (giá) tương đối củamỗi nguồn mà còn phụ thuộc rủi ro của chúng đối với Ngân hàng Nhữngnguồn vốn có chi phí thấp có thể có rủi ro cao cho Ngân hàng và do vậy, sẽtạo khả năng thiệt hại nghiêm trọng hơn Nhà quản trị phải đương đầu vớiviệc lựa chọn giữa chi phí và rủi ro, tức là việc đánh đổi giữa rủi ro và chi phíhuy động vốn Nguồn vốn chi phí thấp có thể phải chịu rủi ro cao về lãi suất,thanh khoản hay là vốn sở hữu Như thế, mỗi khi phải huy động vốn mới, nhà

Trang 33

quản trị phải lựa chọn một vị trí về tương quan ưu tiên giữa rủi ro và lợinhuận trên bảng đối chiếu giữa rủi ro và chi phí theo từng cách phối hợp giữacác nguồn vốn.

Các NHTM lựa chọn chính sách nâng cao hiệu quả huy động vốn baogồm huy động vốn với chi phí thấp nhất, thông thường chi phí huy động vốnbao gồm lãi huy động phải trả khách hàng là chi phí cơ bản nhất, tiếp đó làcác chi phí liên quan đến việc huy động như chi phí in ấn, phát hành, thu chikiểm đếm, chi phí phát triển sản phẩm mới: chi phí quảng cáo, tiêp thị…., chiphí chăm sóc khách hàng Thông thường các khoản tiền có kỳ hạn có định cóchi phí trả lãi và quản lý cao hơn vốn huy động từ tài khoản thanh toán, tuynhiên vốn không kỳ hạn lại đem lại rủi ro cao hơn do việc có thể NHTMkhông tính toán được hoặc gặp sự cố bất ngờ việc các nguồn tiền này đượckhách hàng rút ra với khối lượng lớn chính vì vậy các NHTM phải thực hiện

dự trữ bắt buộc cũng như dự trữ thanh toán tại tài khoản của mình ở NHTW,

và tại chính nó, các NHTM thuộc các chi nhánh phải để tiền ở các tài khoảncủa mình ở HSC, HSC có tài khoản chung ở các NHNN và các tổ chức tíndụng khác, khi các Chi nhánh thực hiện thanh toán, hội sở chính tự động ghi

nợ từ các tài khoản này và tài khoản của hội sở chính tại các tổ chức cũng bịghi nợ Trong trường hợp rơi vào rủi ro thanh khoản, HSC sẽ đi vay trên thịtrường liên ngân hàng cho chi nhánh và tính vào chi phí chi nhánh phải chịu

Vì vậy tuy nguồn tiền gửi không kỳ hạn cho chi phí huy động thấp nhấtnhưng các NHTM phải cân nhắc tỷ trọng nguồn vốn này vì nó có thể đem lạichi phí cao hơn trong trường hợp rủi ro xảy ra

Hiện nay, lãi suất của các NHTM là tương đối giống nhau vì vậy phầnchi phí ngoài lãi suất sẽ quyết định chủ yếu xem ngân hàng đó có huy độngđược với chi phí rẻ hay không Vì vậy cần thông kê và tính toán chính xácphần chi phí này

Trang 34

1.3.4.3 Huy động vốn với cơ cấu phù hợp

Cơ cấu huy động vốn phù hợp chủ yếu dựa theo cơ cấu sử dụng vốn:

 Nhóm chỉ tiêu về tỷ trọng, cơ cấu vốn

Chỉ tiêu 1: Tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn.

cơ cấu vốn huy động, từng loại vốn chiếm tỷ lệ bao nhiêu với cơ cấu có hợp

lý hay không Một cơ cấu vốn huy động hợp lý là phải có sự cân đối với nhucầu sử dụng vốn về cả kỳ hạn, loại tiền Nếu nhu cầu sử dụng vốn chủ yếu chỉ

là cho vay và đầu tư trung và dài hạn thì một tỷ lệ lớn vốn huy động kỳ hạnngắn là không hợp lý Tuy nhiên cơ cấu vốn có thể thay đổi tùy từng thời kỳ

và phù hợp với những nhu cầu sử dụng vốn khác nhau

1.3.5 Sự phù hợp giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Các nguồn vốn huy động được phân chia vào tài sản của ngân hàng nhưtiền mặt, tiền gửi ngân hàng cho vay, đầu tư, mua chứng khoán, Danh mụctài sản của ngân hàng cũng được xem dưới góc độ cơ cấu thời hạn để xác định

sự phù hợp với nguồn vốn Huy động vốn và sử dụng vốn có mối quan hệ hữu

cơ với nhau, cái nọ quyết định cái kia và ngược lại Việc huy động vốn phảidựa trên sở kế hoạch đầu tư, cho vay Ngược lại, sử dụng vốn phải căn cứ vàokhả năng huy động vốn của ngân hàng Nếu ngân hàng huy động vốn trên thị

Trang 35

trường trong khi không thể đầu tư và cho vay sẽ dẫn đến tình trạng thừa vốn.Ngược lại nếu hoạt động tín dụng và đầu tư của ngân hàng vượt quá khả nănghuy động thì ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro thiếu vốn Một ngân hàng muốn tồntại và phát triển phải đảm bảo điều hoà mối quan hệ giữa nguồn vốn và sửdụng vốn hay mối liên hệ giữa nguồn vốn và tài sản sao cho phù hợp và cóhiệu quả Bởi nguồn vốn và sử dụng vốn có mối liên hệ sinh lời và an toàn.

Về nguyên tắc, nguồn vốn huy động loại thời hạn nào phải cho vaytheo thời hạn đó Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động cũng như trong điềukiện nền kinh tế ổn định, ngân hàng có thể sử dụng một phần nguồn vốn cóthời hạn ngắn để đầu tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn nhưng ở một tỷ lệnhất định vì nếu lớn hơn nữa thì đến một thời điểm nào đó phải chịu sức ép vềkhả năng thanh toán vì dư nợ cho vay là một tài sản kém lỏng mà cho vay dàihạn là một loại tài sản kém lỏng nhất

Ngược lại, nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn dài hạn để cho vay ngắnhạn thì sẽ khó đảm bảo chênh lệch lãi suất và không hiệu quả vì nguồn vốndài hạn có chi phí cao hơn trong khi lãi suất cho vay ngắn hạn thường thấphơn lãi suất cho vay trung và dài hạn Để đánh giá mối quan hệ giữa nguồnvốn và sử dụng vốn, các NHTM thường sử dụng một số chỉ tiêu đánh giá như:

Hệ số sử dụng vốn

Tổng dư nợ cho vay trong kỳTổng nguồn vốn huy động trong kỳChỉ tiêu này đo lường khả năng sử dụng nguồn vốn huy động của ngânhàng Trong thực tế ngân hàng không thể sử dụng toàn bộ lượng vốn huyđộng được để cho vay hết mà phải dữ lại một tỷ lệ nhất định trên số vốn huyđộng được Ngân hàng phải duy trì tỷ lệ này nhằm đảm bảo an toàn trong hoạtđộng kinh doanh, sử dụng để chi trả khi khách hàng có nhu cầu rút tiền Vì

Trang 36

vậy hệ số này luôn nhỏ hơn 1và càng tiến tới 1 càng tốt.

Hệ số sử dụng vốn

ngắn hạn trong kỳ =

Tổng dư nợ cho vay ngắn hạn trong kỳTổng NV huy động ngắn hạn trong kỳChỉ tiêu này đo lường mức độ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn của ngânhàng Trong thực tế, các ngân hàng huy động nguồn vốn ngắn hạn nhiều hơnnguồn vốn trung, dài hạn Mặt khác, nhu cầu vay vốn trung, dài hạn nhiềuhơn vay vốn ngắn hạn Do đó ngân hàng thường không sử dụng hết mức tối

đa có thể đối với nguồn vốn ngắn hạn Do đó, nếu nhu cầu vay vốn ngắn hạn

ít thì ngân hàng vẫn có thể điều tiết lượng vốn huy động ngắn hạn để cho vaytrung, dài hạn, tạo khả năng sinh lời cho đồng vốn huy động được

Hệ số sử dụng vốn

trung, dài hạn trong kỳ =

Tổng dư nợ cho vay trung, dài hạn trong kỳTổng NV huy động trung, dài hạn trong kỳChỉ tiêu này đo lường mức độ sử dụng nguồn vốn huy động trung, dàihạn của ngân hàng Nếu hệ số này nhỏ hơn 1, nghĩa là lượng vốn huy độngtrung, dài hạn của ngân hàng lớn hơn nhu cầu vay vốn trung, dài hạn Nếu hệ

số này lớn hơn 1, nghĩa là nguồn vốn trung, dài hạn mà ngân hàng huy độngđược không đủ đáp ứng yêu cầu vay vốn của khách hàng và ngân hàng phải

sử dụng một phần nguồn vốn ngắn hạn huy động được để cho vay trung, dàihạn Nhìn chung, hệ số sử dụng vốn càng tiên đến 1 càng tốt (trong điều kiệnvẫn đảm bảo các giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh)

Mô hình cấu trúc kỳ hạn giúp chúng ta phân tích sự phù hợp giữa huyđộng vốn và sử dụng vốn Dựa vào đó ngân hàng tiến hành điều chỉnh cơ cấunguồn vốn và danh mục tài sản để vừa nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, tăngdoanh lợi đồng thời duy trì khả năng thanh toán, đầu tư thêm tài sản sinh lờihoặc chuẩn bị tái đầu tư cho một số tài sản sắp đến hạn

Trang 37

Sự phù hợp giữa nguồn vốn và sử dụng vốn còn thể hiện giữa lãi suấtcủa từng nhóm tài sản với lãi suất phải trả cho nguồn vốn Về nguyên tắc, lãisuất trên tài sản phải cao hơn lãi suất trên nguồn vốn có cùng kỳ hạn và cáctài sản có thời hạn dài hơn phải có lãi suất cao hơn để bù đắp chi phí Sự thayđổi trong mức chênh lệch giữa thu nhập và chi phí của ngân hàng thường liênquan đến những quyết định quản lý danh mục (thay đổi về cấu trúc tài sản vànguồn vốn của ngân hàng) hoặc liên quan đến rủi ro lãi suất

1.3.6 Một số chỉ tiêu khác

Ngoài các chỉ tiêu chính trên, hiệu quả công tác huy động vốn cònđược đánh giá qua một số chỉ tiêu như: Thời gian để huy động một số lượngvốn nhất định; số lượng vốn bị rút ra trước hạn, kỳ hạn thực tế của nguồn vốn;khe hở nhạy cảm lãi suất,

Trên đây là một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả công tác huyđộng vốn Tuy nhiên, sử dụng một chỉ tiêu thì không thể phản ánh đầy đủđược, mà cần phải kết hợp nhiều chỉ tiêu thì mới đánh giá đúng và thực chấthiệu quả công tác huy động vốn của NHTM

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn của NHTM

1.4.1 Các yếu tố chủ quan

- Chính sách của NHTM

+ Chính sách tăng cường huy động vốn:

Tùy thuộc vào các NHTM có chiến dịch kinh doanh của chủ NHTMkhác nhau họ có quan điểm khác nhau về hoạt động huy động vốn, nếu chủngân hàng không có chính sách quan tâm đến tăng cường huy động vốn màđặt hoạt động kinh doanh vào các mục tiêu khác thì việc tăng cường huy độngvốn kém được thực hiện mà thay vào đó là các hoạt động khác

+ Chính sách lãi suất của mỗi NHTM:

Trang 38

Trong các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của Ngânhàng thương mại, chính sách lãi suất đóng vai trò cực kỳ quan trọng Lãi suất

là phản ánh chi phí phải trả cho một đồng vốn huy động, là giá cả của nguồnvốn Lãi suất huy động ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh với các Ngânhàng khác Một chính sách lãi suất linh hoạt, điều chỉnh hợp lý và kịp thời sẽtăng tính hấp dẫn của sản phẩm huy động

Lãi suất cũng phản ánh độ rủi ro mà Ngân hàng phải gánh chịu trongquá trình huy động Theo nguyên tắc thời gian càng dài thì phần bù rủi rocàng lớn dẫn đến có xu hướng lãi suất của các kỳ hạn dài thường cao hơn sovới các kỳ hạn ngắn hơn Ngày nay, với xu hướng gửi ngắn hạn của kháchhàng, lãi suất của các kỳ hạn này cũng tăng lên rất nhiều so với trước đây

Việc cạnh tranh giữa các Ngân hàng không đồng nghĩa với việc chạyđua và cạnh tranh về lãi suất Trên thực tế lãi suất huy động tại Việt Namthường bị giới hạn bởi trần lãi suất của chính phủ và quy định về mức lãi suất

cơ bản Ngân hàng huy động vốn với mục đích để cho vay và đầu tư để sinhlời Vậy nên chắc chắn một điều rằng, lãi suất huy động càng lớn thì lãi suấtcho vay càng tăng Lợi nhuận của các Ngân hàng được tính dựa trên chênhlệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động (có tính thêm các chi phí quản

lý và chi phí hoạt động….), chênh lệch này càng cao thì lợi nhuận càng nhiều.Nhưng lãi suất cho vay thường bị giới hạn bởi mức lãi suất cơ bản, theo luậtthì mức lãi suất cho vay không được vượt quá 150% mức lãi suất này Ngânhàng nhà nước bên cạnh việc quy định về mức lãi suất cơ bản thì tùy vào điềukiện thực tế mà cũng có quy định về trần lãi suất cho vay hoặc trần lãi suấthuy động Tuy nhiên các Ngân hàng thương mại trong quá trình hoạt độngtính toán về chi phí để tối đa hóa lợi nhuận thì có nhiều cách nhằm tăng mứclãi suất này lên rất nhiều Một mức lãi suất cạnh tranh và linh hoạt mà vẫnđảm bảo mức chênh lệch so với lãi suất cho vay để đảm bảo mức lợi nhuận ổn

Trang 39

định là mục tiêu mà các Ngân hàng luôn hướng tới.

+ Chính sách về sản phẩm:

Khách hàng của Ngân hàng rất đa dạng về thành phần, về mục đich sửdụng sản phẩm dịch vụ Mỗi khách hàng đến với Ngân hàng với nhu cầu gửitiền khác nhau tùy thuộc vào kế hoạch và mục đích riêng Vì vậy nếu Ngânhàng đa dạng hóa sản phẩm với nhiều hình thức huy động vốn khác nhau, linhhoạt thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của khách hàng thì sẽ thu hút đượcnhiều khách hàng hơn đồng nghĩa với việc vốn huy động được sẽ nhiều hơn

Hình thức huy động vốn đa dạng và linh hoạt sẽ tạo ra cơ cấu vốn vớinhiều kỳ hạn và loại tiền khác nhau đáp ứng nhu cầu cho vay và đầu tư đadạng của khách hàng làm tăng hiệu quả huy động vốn Hình thức huy độngvốn tại Ngân hàng càng đa dạng thì càng có thêm nhiều sự lựa chọn chokhách hàng, mở rộng dạnh mục khách hàng mục tiêu và càng có thể phân tánrủi ro Với nhiều hình thức huy động, Ngân hàng sẽ hướng tới các khách hàngvới mục đích khác nhau Bên cạnh các hình thức huy động vốn, các sản phẩmdịch vụ của Ngân hàng cung cấp cùng cần đa dạng hóa để tăng cường khảnăng thu hút vốn

+ Chính sách chăm sóc khách hàng:

Hiện nay các NHTM thường có sự phân chia khách hàng theo cáctiêu chi khác nhau để có thể chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất Thôngthường các ngân hàng phân loại và thiết lập chính sách chăm sóc khách hàngVIP được hiểu là các khách hàng đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho ngân hànghiện tại và tiềm năng Các NHTM có các phòng riêng, nhân viên chăm sócriêng, và các hội nghị khách hàng, cùng việc tặng quà các ngày quan trọng vớikhách hàng Chính sách chăm sóc khách hàng ảnh hưởng nhiều đến uy tín và

sự chuyên nghiệp của các NHTM hiện nay, một sự không hài lòng của kháchhàng VIP sẽ kéo theo tổn thất đáng kể, từ lợi nhuận đến nền khách hàng vì

Trang 40

thường đây là các đối tượng quan trọng thường là các thương gia, các chủdoanh nghiệp việc họ không muốn sử dụng dịch vụ của ngân hàng là việc rấtnhiều cá nhân, doanh nghiệp khác rời bỏ ngân hàng.

- Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả huy động vốn củaNHTM nếu ngân hàng thương mại tính toán các chi phí huy động là quá cao

so với kỳ vọng thì chính sách tăng cường huy động vốn sẽ được xem xét lại

và hạn chế bớt đi Đặc biệt các NHTM với quy mô nhỏ thì chi phí huy độngbình quan thường cao Chi phí huy động vốn bao gồm lãi phải trả, chi phíquản lý, in ấn, phát hành, chi phí marketing, chi phí phát triển sản phẩm, chiphí nguồn nhân lực…

- Mối quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn

Thông thường căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn trong thời gian tớicác NHTM sẽ tính toán sao cho để tăng hiệu quả huy động vốn theohướng phù hợp với sử dụng vốn

Uy tín và quy mô của Ngân hàng

Một Ngân hàng phải luôn cố gắng xây dựng thương hiệu của riêngmình và củng cố uy tín với khách hàng vì nó này ảnh hưởng rất lớn tới hoạtđộng huy động vốn của Ngân hàng đó Một Ngân hàng lớn, có uy tín lâu năm

sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn các Ngân hàng khác rất nhiều Những người gửitiền ngoài việc kỳ vọng vào một khoản lãi khi đáo hạn cũng có tâm lý sợ rủi

ro mất vốn, lo lắng khi có việc cần không thể rút tiền ra được Do vậy đôi khi

có những Ngân hàng lãi suất cao hơn nhưng những người gửi tiền lại lựa chọnNgân hàng uy tín hơn vì họ tin rằng khoản tiền của họ sẽ được an toàn hơnmặc dù lợi nhuận có thể giảm đi đôi chút Về phía Ngân hàng, tạo dựng đượcniềm tin từ phía khách hàng, tạo ra một nhóm khách hàng thân thiết và trungthành sẽ giảm khả năng thất thoát vốn và chi phí huy động, tăng tính ổn định

Ngày đăng: 15/05/2015, 10:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w